Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang10/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   59

014.- Thái-độ đứng-đắn khi thảo-luận.


Vương lại hỏi Na-Tiên: ''Sư có thể cùng Ta bàn-luận về các Kinh khó chăng?''

Na-Tiên đáp: ''Nếu Vua dùng trí-huệ để hỏi tôi, thì có thể cùng nhau bàn-luận. Nếu Vua dùng ý lời vương-giả kiêu-quí, thì chẳng thể cùng Vua bàn-luận được.''

Vương hỏi tiếp:

- Trí-huệ, có bao nhiêu loại?

- Bực trí-giả, khi đàm-luận, hết sức vặn hỏi cùng nhau, giải rõ cùng nhau, lời nói cao, lời nói thấp, lời nói chánh-trực, lời nói bất-chánh; có thắng có thua tự mình biết lấy phải trái, đó là trí-huệ tối-thượng, chẳng cần chút giận-hờn; bực trí-giả là như thế đó.

- Lời nói vương-giả, có bao nhiêu loại?

- Lời nói vương-giả tự phóng theo cảm-nghĩ của mình; hễ có chỗ trái lệ chẳng như ý Vua, tức thời Vua bắt tội nặng, phạt giết đi; như thế đó là lời nói bực vương-giả.

Vương liền nói rằng:

- Nguyện dụng lời nói của bực trí-giả, chẳng dùng lời nói của Vương-giả; chẳng giữ ý-nghĩ Vương-giả trong lời mình nói, chỉ nên nói theo như lời đệ-tử của chư sa-môn, như lời các vị ưu-bà-tắc, nên theo lời của chư sa-môn mà khiến cho lòng mình chẳng mang sợ-hãi, chánh-tâm cùng được khai-ngộ.

Na-Tiên liền thốt lên rằng: ''Thật lành thay!''

*

015.- Câu hỏi rất khó: chẳng nghe hỏi, mà đã có đáp rồi chăng?


Vương nói: ''Ta có điều muốn hỏi.''

Na-Tiên đáp: ''Đại-Vương cứ hỏi!''

Vương nói: ''Ta đã hỏi rồi.''

Na-Tiên liền nói: ''Tôi cũng đáp xong.''

Vương vặn hỏi: ''Đáp những gì đâu?''

Na-Tiên hỏi lại: ''Vương đã hỏi tôi những gì đâu?''

Vương nói: ''Ta chẳng có chỗ hỏi, Na-Tiên cũng chẳng có chỗ đáp.''

Vương tự nghĩ, vị sa-môn nầy trí-huệ thật cao-minh, Ta vừa mới muốn hỏi cho thật nhiều, nhưng (...) ngày cũng gần tối rồi, hay là nên để sáng mai lại thỉnh người đến cung-điện mới tiện cùng nhau tham-vấn thêm. Vương liền bảo Triêm-Di-Lợi-Vọng-Quần nói với Na-Tiên: ''Ngày gần tối rồi, Vương cần phải hồi-cung. Ngày mai, Vương muốn thỉnh Ngài đến hoàng-cung.'' Na-Tiên đáp: ''Lành lắm thay!''

Vương lên ngựa trở về hoàng-cung. Ngồi trên lưng ngựa, Vương vẫn tiếp-tục nghĩ đến ''Na-Tiên! Na-Tiên!'', nghĩ mãi cho đến sáng hôm sau.

*

016.- Thỉnh Na-Tiên, mời thêm bao-nhiêu sa-môn


Sáng hôm sau, Triêm-Di-Lợi và các quan hầu-cận tâu Vua: ''Đại-Vương thẩm-định nên mời Na-Tiên đến chăng?'' Vương đáp: ''Nên mời đến chớ!'' Triêm liền thưa: ''Khi mời Na-Tiên, nên mời bao nhiêu vị sa-môn cùng đến?'' Vương bảo: ''Hãy cứ để tùy ỳ Na-Tiên muốn cho bao nhiêu vị sa-môn cùng đến cũng được.'' Vị chủ kho vua, tên là Khan, bước ra tâu rằng: ''Nên bảo Na-Tiên cùng đến với mười vị sa-môn nữa, cũng được.'' Vương lại phán: ''Nên nghe theo lời Na-Tiên, muốn đến cùng với bao nhiêu vị sa-môn cũng được.'' Khan lại cố tâu nữa: ''Nên bảo Na-Tiên cùng đến với mười vị sa-môn, cũng được.'' Vương nghe Khan ấn-định nhơn-số như thế, liền nổi giận quở: ''Nhà-ngươi quá keo-kiệt; tên nhà-ngươi là Khan, tức nghĩa là keo-kiệt, đồ-vật của vua mà người còn bỏn-sẻn như thế, huống gì là của riêng ngươi thì ngươi còn rít-róng đến bực nào? Ngươi chẳng biết nghịch ý Ta là đáng bị phạt tội nặng sao?'' Vương lại ôn-tồn bảo: ''Thôi ta thương mà tha tội cho, hãy cút đi. Ta làm Vua mà chẳng đủ sức để cung-cấp thực-phẩm cho chúng sa-môn hay sao?'' Khan bẻn lẻn hổ thẹn, chẳng dám nói nữa.

Triêm-Di-Lợi liền đi đến ngay trú-sở của Na-Tiên, trước làm lễ rồi bạch rằng: ''Đại-Vương thỉnh Ngài đến hoàng-cung.'' Na-Tiên nói: ''Nhà-vua định tôi đến với bao nhiêu vị sa-môn đồng-hành?'' Triêm thưa: ''Vua bảo, tự-ý Ngài muốn đến với bao nhiêu vị sa-môn cũng được.''

Na-Tiên liền bảo tám mươi vị sa-môn ở Dã-Hoà-La-Tự cùng mình ra đi với Triêm-Di-Lợi.

*

017.- Dọc đường, Na-Tiên khai-ngộ cho Triêm.


Trên đường đi, khi sắp vào cửa thành, Triêm-Di-Lợi nhớ lại ngày hôm qua, Na-Tiên có nói với Vua, ''chẳng có chi là Na-Tiên'', liền thưa-thỉnh vị sa-môn về ý-nghĩa câu đó. Na-Tiên hỏi Triêm: ''Theo ý của Khanh, thì cái gì là Na-Tiên?''

Triêm-Di-Lợi đáp:

-Theo tôi, thì mạng sống trong hơi thở ra vào chính là Na-Tiên.

Na-Tiên hỏi lại Triêm:

- Hơi thở của người khi ra mà chẳng hoàn vào lại, thì người ấy còn sống chăng?

- Khi hơi thở ra mà chẳng trở vào lại, tức là chết mất.

- Như người thổi kèn lá lau, như người thổi ống bể lò rèn, có hơi ra mà có hơi trở vào chăng?

- Chẳng có hơi trở vào.

- Như người dùng tù-và thổi quét dưới đất, hơi thổi ra mà có vào lại chăng?

- Chẳng có hơi trở vào.

- Cùng với hơi thổi có ra mà chẳng có trở vào, sao con người chẳng chết theo?

Triêm-Di-Lợi bạch với Sư:

- Tôi chẳng thể hiểu nổi khoảng giữa hơi thở ra và vào, nguyện Sư vì chúng tôi mà giải rõ ra.

Na-Tiên giải-thích:

- Hơi thở ra vào là một phần-việc ở trong thân-thể; như trong tâm có ý-niệm, thì lưỡi nói ra lời, đó là phần-việc của lưỡi; như trong lòng có điều nghi, tâm liền nghĩ đến, đó là phần-việc của tâm; mỗi mỗi có cơ-phận và phần-việc cả, nhìn lại thì là không, (là rỗng-rang). Vậy thì, chẳng có gì là Na-Tiên cả.

Triêm-Di-Lợi-Vọng-Quần, lòng được rộng mở, hiểu ra rõ-ràng, liền xin thọ giới ưu-bà-tắc.

*

018.- Bàn về điều tinh-yếu: tại sao làm sa-môn?


Na-Tiên đi vào hoàng-cung, đến nơi Vua đang ngồi trên điện cao. Vương liền đứng lên làm lễ Na-Tiên và mời ngồi. Tám mươi vị sa-môn tùy tùng cũng an-toạ. Vương liền dâng-hiến thực-phẩm thật tốt, thật ngon. Chính tay Vua sớt thức ăn cho Na-Tiên trước nhứt. Khi chư vị sa-môn dùng cơm xong và rửa tay rồi, Vương liền cho đem ban-tặng mỗi vị sa-môn một bộ áo cà-sa và một đôi giầy da, và dâng-hiến cho chư Tăng ở Dã-Hoà-La-Tự của Na-Tiên mỗi vị ba bộ áo và một đôi giầy da. Vương liền nói với Na-Tiên, xin lưu lại mười vị sa-môn, các vị còn lại có thể ra về. Na-Tiên liền giữ lại mười người, còn các người khác cho trở về chùa.

Vương ra lịnh cho các quí-nhơn và kỹ-nữ ở hậu-cung phải ra thượng-điện, ngồi sau màn mà nghe Vương và Na-Tiên bàn-luận về Kinh khó. Khi các quí-nhơn và kỹ-nữ đã ngồi sau màn nơi thượng- điện xong, Vương liền đến gần bên cạnh Na-Tiên, ngồi xuống trước mặt, và nói:

- Nên thuyết-giảng điều chi đây?

- Vương muốn nghe điều tinh-yếu, thì nên nói điều tinh-yếu.

- Đạo của chư Khanh có điều tinh-yếu nào tối quan-trọng? Chư Khanh vì lý-do nào mà làm sa-môn?

- Chúng tôi vì muốn dứt bỏ sự khổ-nhọc ở thế-gian trong đời nầy và cả ở đời sau, nên mới làm sa-môn. Chúng tôi lấy điều đó làm điều thiện tối-yếu.

- Có phải tất cả chư sa-môn đều vì muốn dứt bỏ sự khổ-nhọc ở thế-gian trong đời nầy, đời sau mà làm sa-môn chăng?

- Chẳng phải tất cả đều vì muốn dứt bỏ sự khổ-nhọc ở thế-gian trong đời nầy và đời sau mới làm sa-môn. Sa-môn có bốn hạng.

- Thế nào là bốn hạng sa-môn?

- (1) Có hạng vì nợ-nần mà làm sa-môn; (2) Có hạng vì sợ huyện-quan mà làm sa-môn;(3) Có hạng vì nghèo-khó mà làm sa-môn; (4) Có hạng thật-tình muốn dứt bỏ sự khổ-nhọc đời nầy, đời sau nên mới làm sa-môn. Còn tôi, vốn vì cầu Đạo, mới làm sa-môn.

- Nay phải chăng vì cầu Đạo mà Khanh làm sa-môn?

- Tôi lúc tuổi còn trẻ cầu làm sa-môn, được gặp các vị thông Kinh hiểu Đạo và các đệ-tử chư sa-môn đều là bực cao-minh, nên theo học Kinh-kệ và Giới-luật đã nhập-tâm, vì thế nay muốn dứt bỏ sự khổ-nhọc đời nầy và đời sau, nên mới làm sa-môn.

Vương nói: ''Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương