Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Lời nói ngàn vàng của Ngài Xá-lợi-phất



tải về 1.4 Mb.
trang6/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   59

7.- Lời nói ngàn vàng của Ngài Xá-lợi-phất.


Cuối quyển Thượng, bộ Luận ''Na-Tiên Tì-Kheo Kinh'' có một đoạn văn ghi lại một câu đáng sơn son thếp vàng:

Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Như người đắc đạo, chẳng phải sanh lại ở đời sau, có còn phải chịu cảnh khổ nữa không? 
- Hoặc còn phải chịu khổ nữa, hoặc chẳng còn phải khổ nữa. 
- Thế nào là còn phải chịu khổ, là chẳng phải chịu khổ nữa? 
- Thân còn chịu khổ, tâm-ý hết chịu khổ. Sở dĩ thân còn phải chịu khổ là vì trong hiện-tại thân đó còn là nguồn-gốc của sự khổ; tâm-ý sở dĩ hết khổ là vì đã dứt bỏ tất cả các điều ác, chẳng còn ham-muốn chi, cho nên chẳng phải chịu khổ nữa. 
- Nếu như người đắc Đạo chẳng thể lìa thân khổ nầy, thì đó là chưa đắc được Niết-bàn chăng? Người đắc Đạo chẳng còn ân-ái, mà thân còn khổ, dầu tâm-ý đã an-ổn, thì sự đắc Đạo để làm gì? Nếu như người đắc Đạo đã thành-công, thì vì cớ gì mà còn lưu lại ở đây? 
- Thí-dụ như trên cây, trái còn chưa chín thì chẳng vội hái, nên đợi cho chín muồi. Đại-Vương có biết lời nói của Đại- Đức Xá-lợi-phất chăng? Ngài Xá-lợi-phất lúc còn sống có nói: ''Tôi chẳng cầu chết, tôi cũng chẳng cầu sống, tôi chỉ chờ đúng thời ra đi thì ra đi.'' 

Vua khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

Tóm-tắt:

Vua Di-Lan có hai thắc-mắc: (1) người đang sống, đắc Đạo có còn phải chịu khổ nữa không? (2) đã đắc Đạo rồi mà thân vẫn còn khổ, sao chẳng lìa thân đi; nếu giữ thân sống thêm, hoá ra đắc Đạo chẳng vô-ích lắm hay sao?

Về thắc-mắc thứ nhứt, Na-Tiên giải-đáp: người đã đắc Đạo còn sống thì thân còn khổ mà tâm đã dứt các phiền-não nên hết khổ. 

Giải-toả mối thắc-mắc thứ hai về việc ''tìm cái chết cho hết khổ'', Na-Tiên đưa ra một thí-dụ rất hay: ''trái cây chưa chín, chưa vội hái, nên đợi lúc trái đã chín muồi''. Và Na-Tiên nhắc lại lời nói vô cùng quí-báu của Ngài Xá-lợi-phất: 

''Tôi chẳng cầu chết, tôi cũng chẳng cầu sống, tôi chỉ chờ đúng thời ra đi thì ra đi.''

Nhận-xét:

1.- Người đắc Đạo đang sống thì thân vẫn còn cảm-xúc nên phải chịu cảnh khổ của gìa và bịnh; nhưng về phần tinh-thần, tâm-ý đã thoát khỏi các phiền-não, chướng-ngại, nên được an-nhiên, tự-tại. Đây là dịp khiến ta nên suy-gẫm đến hai chữ đau-khổ trong tiếng Việt thuần-túy của ta. Đau khác. Khổ khác. Đau thì thân đau; còn Khổ thì tâm khổ ; như khi có cái răng đau, miệng thì nhức-nhối, sao ta lại còn chồng thêm nỗi Khổ lên cho tâm, để khiến cho lòng phải buồn-bực, bứt-rứt? Đau răng còn chưa đủ hay sao mà lại sanh thêm bực-tức, cau-có để gây thêm Khổ cho lòng mình và cho cả các người ở chung quanh?

2.- Thử phân-tách và tìm hiểu chỗ quí-báu trong lời nói của Ngài Xá-lợi-phất:

a.- ''Tôi chẳng cầu chết...'' Tại sao? Vì tấm thân hiện nay còn đây chỉ là tấm thân dư-y; sở dĩ còn sống là để trả nốt dư-nghiệp còn sót lại. Hơn nữa, cầu chết là thái-độ trốn-tránh nợ đời; khi nghiệp-lực vẫn còn mà cầu lấy cái chết, thì theo vòng Luân-hồi phải tái-sanh lại để rồi phải chịu Khổ dài-dài. Lại nữa, mạng-sống con người là điều vô cùng quí-giá, nhờ nó mà ta mới có đủ cơ-duyên biết đến, và tu-tập theo, con đường giải-thoát vĩnh-viễn.

b.- ''Tôi cũng chẳng cầu sống...'' Tại sao? Khi sanh ra, nào phải tự tôi cầu cho tôi được sanh ra đâu, vòng Luân-hồi cứ xoay-chuyển mãi theo nghiệp-lực cũ mà tái-sanh. Trong cuộc sống hiện-tại còn lại đây, mọi sự ham-muốn đều chấm dứt nơi tâm tôi, còn có điều chi nữa khiến tôi cố đòi ham sống để hưởng? Tâm tôi an-nhiên xem cả hai sự sống, chết đều ngang nhau; sống gởi, thác về, nào có chi mà ngại, mà cầu chớ?

c.- ''Tôi chỉ chờ đúng thời ra đi, thì ra đi.'' Lúc nào mới đúng thời ra đi? Đó là lúc đã dứt sạch nghiệp, do một cái chết tự-

nhiên và thanh-thản mang đến. Tôi ra đi, chẳng chút luyến-tiếc, cũng chẳng chút háo-hức, an-nhiên mà ra đi vào cõi vắng-lặng.

d.- Đây là lời nói của một bực đắc Đạo, đã giác-ngộ hoàn-toàn về lẽ sống chết trong vòng Luân-hồi và con đường giải-thoát về nơi an-lạc vĩnh-cửu. Tưởng nên viết lên thành đôi câu liễn, sơn son thếp vàng, để ghi lấy đó làm điều tâm-niệm:

* Tôi chẳng cầu chết; tôi cũng chẳng cầu sống

* Tôi chỉ chờ đúng thời ra đi, thì ra đi.


8.- Bộ Luận ''Na-Tiên Tì-Kheo Kinh'' giúp ta ôn lại Giáo-lý với nụ cười hàm-tiếu!


Kinh-sách giảng Giáo-Lý phần nhiều quá cao-siêu và khó ... nuốt cho trôi! Nhưng bộ Luận ''Na-Tiên Tì-Kheo Kinh'' nầy, ngoài những đoạn văn giải-thích các điểm thắc-mắc một cách tỉ-mỉ và sâu-sắc ra, còn có những câu hỏi, những lời đáp hóm-hỉnh, dí-dỏm và cũng đượm đôi chút mỉa-mai. Xin trích ra một đoạn:

Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Sa-môn có mến-thương thân-thể của mình không? 
- Sa-môn chẳng tự thương-mến thân mình. 
- Sa môn đã chẳng mến-thương thân mình, cớ sao khi nghỉ-ngơi lại muốn nằm nơi êm-ả, khi ăn-uống lại muốn vật ngon của đẹp, tự săn-sóc mình như thế? 

Na-Tiên hỏi lại Vương:

- Đại-Vương có từng ra ngoài trận chiến-đấu chăng? 
- Dĩ nhiên, Ta đã từng ra trận chiến-đấu. 
- Tại trận chiến-đấu, Đại-Vương có từng bị đao, kiếm chém, hay tên bắn trúng chăng? 
- Ta nhiều lần bị trúng đao, kiếm. 
- Khi bị đao, kiếm, tên (...) gây thương-tích, Đại-Vương làm gì? 
- Ta dùng thuốc (...) dùng bông gòn băng bó lại.
- Đại-Vương vì mến-thương vết thương mà dùng thuốc (...) dùng bông băng-bó lại vết thương chăng? 
- Ta đâu có mến-thương vết thương. 
- Chẳng mến-thương vết thương sao lại dùng thuốc, dùng bông băng lại? 
- Ta chỉ mong muốn vết thương mau lành, chớ dâu có mến-thương gì nó. 
- Sa-môn cũng lại như vậy, chẳng mến-thương thân mình; tuy ăn-uống, tâm chẳng vui-khoái, chẳng muốn làm đẹp, chẳng muốn làm tốt, chẳng muốn da thịt sắc hồng-hào, mà chỉ muốn cho thân-thể khoẻ-mạnh để có thể phụng-hành giới-luật, Kinh-kệ của Phật. Kinh Phật có giảng: ''Thân người có chín lỗ hổng, tựa như vết đâm của mâu-thương, từ nơi chín lỗ đó chảy ra chất dơ hôi-thúi.'' 

Vương khen: ''Lành thay!''

*

Còn rất nhiều đoạn khác nữa, cả thảy hơn chín mươi câu vấn-đáp giữa vị Vương-gia thông-tuệ và vị Tì-kheo lỗi-lạc; rải-rác khắp bộ Luận ẩn-chứa nhiều đoá hoa thơm, còn đang chờ được thưởng-thức. Tưởng chẳng cần dài-dòng tán-dương thêm nữa một bộ Luận đã từng được sự ngợi-khen nồng-nhiệt của các học-giả từ Đông sang Tây, tự cổ chí kim.



Montreal, 12-04-2005
Thiện Nhựt
Kính trình.



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương