Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Tại sao phải sanh trở lại? Trí-huệ giúp được gì?



tải về 1.4 Mb.
trang11/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   59

019.- Tại sao phải sanh trở lại? Trí-huệ giúp được gì?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Có người chết rồi chẳng phải sanh lại nữa hay chăng?

- Có người phải sanh lại, mà cũng có người chẳng phải sanh trở lại.

- Ai còn phải sanh lại và ai chẳng còn sanh lại?

- Ngưòi quyến-luyến niềm ân-ái nhiều, lắm sự ham-muốn thì sanh lại ở đời sau; người đã dứt sạch sự ân-ái, bỏ hết mọi ham-muốn thì đời sau chẳng phải sanh trở lại.

- Còn người một lòng niệm Chánh-Pháp, có trí-huệ và siêng làm điều thiện, cũng chẳng sanh lại đời sau, phải không?

- Nguời lấy nhứt-tâm niệm Chánh-Pháp, niệm thiện, niệm trí- huệ và các điều lành khác, nhờ đó đời sau chẳng phải sanh trở lại.

- Người một lòng niệm Chánh-Pháp, niệm thiện và trí-huệ, hai đìều đó cùng một ý-nghĩa như nhau chăng?

- Hai điều đó ý-nghĩa khác nhau, chẳng đồng.

- Trâu, ngựa, thú-vật nuôi trong nhà, có trí hay chẳng có trí?

- Trâu ngựa, thú-vật nhà đều có trí cả, nhưng tâm chẳng đồng.

Vương từng thấy việc gặt luá chăng? Tay trái cầm bó lúa, tay phải cắt đứt các cọng luá. Trí-huệ con người cắt dứt được sự tham-ái, cũng như ta gặt lúa, cắt lúa vậy.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

020.- Thiện là gì? Thành-tín là gì?


Vương hỏi Na-Tiên:

- Các điều thiện là những gì?

- Thành-tín, hiếu-thuận, tinh-tấn, niệm thiện, nhứt-tâm, trí-huệ, đó là các đìều thiện.

- Thành-tín là những gì?

- Thành-tín tức là chẳng còn chỗ nào để nghi-ngờ: tin có Phật, tin có Kinh, Pháp của Phật, tin có Tì-kheo Tăng, tin có A-la-hán; tin có đời nầy, tin có đời sau; tin có sự hiếu-thuận với cha-mẹ; tin làm lành gặp lành, làm ác gặp ác. Tin được như thế thì về sau, tâm liền thanh-tịnh dứt xa được năm điều ác.

*

021.- Năm điều ác là những gì?


- Thế nào là năm điều ác?

- Năm điều ác là: (1) tham dâm, (2) giận hờn, (3) mê ngủ, (4) vui đùa, (5) nghi-ngờ. Người chẳng lià xa năm điều ác đó thì tâm-ý chẳng an-định; rời bỏ được chúng thì tâm liền thanh-tịnh.

Thí dụ như Vua Già-Ca-Việt cùng người ngựa qua sông, khiến cho nước trở nên đục ngầu. Vượt qua sông rồi, Vua khát, muốn có nước uống. Nhà Vua có viên ngọc thanh-thủy-châu, đem ngâm vào nước, nước liền lóng trong, Vua được nước tinh-khiết để uống. Lòng người ác ví như nước đục. Các vị đệ-tử Phật đắc đạo độ-thoát sanh-tử thì tâm thanh-tịnh như viên ngọc thanh-thủy-châu. Người bỏ được các điều ác, lòng thành-tín và thanh-tịnh tựa như vầng trăng sáng.

Vương ngợi khen:''Lành thay! Lành thay!''

*

022.- Tinh-tấn là làm sao?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Người thành-tín tinh-tấn thì như thế nào?

- Các vị đệ-tử Phật tự thấy trong hàng đồng-tu có người dứt bỏ được ác-tâm, có người đắc quả Tu-đà-huờn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-la-hán, nguyên-nhân là biết bắt chước nhau mà hành-động, nên cũng đều đắc độ-thoát cả.

Cũng tựa như trên núi cao có trận mưa rào, nước chảy tràn xuống sông ngập lai-láng. Các người dân gần đấy chẳng biết được nước sâu cạn thế nào, nên chẳng dám lội qua sông. Chợt có người từ xa lại, nhìn làn nước biết rộng hẹp, cạn sâu ra sao, tự lượng sức mình, nên vượt qua được. Dân gần đó thấy thế mới bắt chước theo mà lội qua. Đệ-tử Phật cũng thế, thấy người đi trước tâm thanh-tịnh chứng đắc bốn quả-vị, nên đều noi theo thiện-tâm đó mà tinh-tấn tiến lên. Kinh Phật có nói, người có lòng thành-tín có thể tự đắc độ-thoát, người kềm chế được năm sự tham-dục, thì tự biết thân nầy là khổ lại còn giúp cho người đời nên theo trí-huệ mà thành-toàn nền đạo-đức.

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*

023.- Hiếu-thuận ở đây là tuân theo 37 Phẩm trợ Đạo.


Vương lại hỏi:

- Thế nào là hiếu-thuận?

- Hiếu-thuận tức là tất cả các điều thiện. Ba mươi bảy phẩm kinh (= Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo) đều đặt căn-bản nơi sự hiếu-thuận.

- Ba mươi bảy phẩm kinh đó là những gì?

- Đó là: (1) bốn sự dừng-ý; (2) bốn sự đoạn-ý; (3) bốn thần-túc, (4) năm căn;(5) năm lực; (6) bảy giác-ý; (7) tám loại đạo-hạnh.

*

024.- Thế nào là bốn sự dừng-ý (= tứ niệm-xứ)?


- Bốn sự dừng-ý là những gì?

- Đức Phật dạy: ''Một là quán thân, thì thân dừng lại; hai là quán sự đau-đớn thì sự đau-đớn ngừng lại; ba là quán tâm-ý, thì ý dừng lại; bốn là quán pháp (tức là các sự-vật) thì pháp dừng lại. Đó là bốn phép quán dừng-ý lại.''

*

025.- Thế nào là bốn sự đoạn-ý?


- Bốn sự đoạn ý là những gì?

- Đức Phật dạy: ''Khi đã phân-biệt được bốn sự dừng-ý rồi thì chẳng nhớ nghĩ đến nữa, đó là bốn sự đoạn-ý. Khi đã đắc được bốn sự đoạn-ý rồi, thì liền đắc được bốn niệm thần-túc.

*

026.- Thế nào là bốn niệm thần-túc?


- Bốn niệm thần-túc là những gì?

- Thứ nhứt là mắt có thể nhìn thấy thấu-triệt. Hai là tai có thể nghe rõ được thấu-triệt. Ba là có khả-năng biết rõ tâm-trạng của kẻ khác. Bốn là thân-thể có khả-năng bay cao. Đó là bốn niệm thần-túc.

*

027.- Năm căn là những gì?


- Năm căn là những gì?

- Thứ nhứt là mắt thấy sắc đẹp, sắc xấu, ý chẳng dính mắc. Thứ hai là tai nghe tiếng tốt, lời mắng, ý chẳng dính mắc. Ba là mũi ngửi mùi thơm hay thúi, ý chẳng dính mắc. Bốn là miệng được vị ngon, hay đắng cay, ý chẳng dính mắc. Năm là thân đụng chạm vào chỗ trơn láng, ý chẳng tham-muốn, đụng vào vật thô cứng, ý chẳng oán-ghét. Đó là năm căn.

*

028.- Năm lực gồm có những gì?


- Thế nào là năm lực?

- Một là kềm chế mắt, hai là kềm-chế tai, ba là kềm-chế mũi, bốn là kềm-chế miệng, năm là kềm-chế thân, để cho ý khỏi bị sa-đoạ; đó là năm lực.

*

029.- Thế nào là bảy giác-ý?


- Bảy giác-ý là những gì?

- Một là ý giác-ý; hai là phân-biệt giác-ý; ba là tinh-tấn giác-ý; bốn là khả giác-ý, năm là ỷ giác-ý; sáu là định giác-ý; bảy là hộ giác-ý: đó là bảy giác-ý.

*

030.- Tám loại đạo-hạnh (Bát chánh-đạo) là những gì?


- Thế nào là tám loại đạo-hạnh?

- Một là trực-kiến; hai là trực-niệm; ba là trực-ngữ; bốn là trực-mạng; năm là trực-nghiệp; sáu là trực phương-tiện; bảy là trực-ý; tám là trực-định: đó là tám loại đạo-hạnh.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương