Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Người hết tái-sanh có biết mình chẳng sanh lại ở đời sau hay không?



tải về 1.4 Mb.
trang13/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   59

038.- Người hết tái-sanh có biết mình chẳng sanh lại ở đời sau hay không?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Có người chẳng sanh lại ở đời sau không, và có tự biết được việc chẳng sanh lại ấy chăng?

- Dĩ nhiên, có người như thế, tự biết mình chẳng còn tái sanh.

- Làm sao biết được?

- Người ấy tự biết mình chẳng còn quyến-luyến ân-ái, chẳng còn ham-muốn, chẳng có điều ác; nhờ đó biết mình chẳng còn phải sanh lại nữa.

Thí dụ như người nông-phu trồng lúa, được nhiều thóc, trữ lại để về sau, sang năm anh chẳng trồng nữa, chỉ lấy lúa dự trữ ra ăn. Người nông-phu ấy có mong được lúa gạo mới chăng?

- Người nông-phu ấy chẳng mong được lúa mới.

- Tại sao biết người ấy lại chẳng được lúa mới?

- Người nông-phu ấy chẳng cầy cấy, chẳng trồng lúa, thì có chờ mong được chi nữa.

- Người đã đắc đạo cũng lại như thế, tự biết rằng đã dứt bỏ ân-ái, sướng-khổ, chẳng còn tham-tâm, do đó biết rõ đời sau chẳng sanh lại.

*

039.- Khả-năng của Trí-huệ ra sao?


Vương lại hỏi:

- Bực đã đắc đạo chẳng sanh lại ở đời sau, đời nầy có được trí-huệ khác hơn với người thường chăng?

- Dĩ nhiên, có trí-huệ khác hơn người.

- Có được sáng-suốt chăng?

- Dĩ nhiên, có được sáng-suốt.

- Trí-huệ với sáng-suốt giống nhau hay khác nhau?

- Trí-huệ và sáng-suốt giống bằng nhau.

- Người có trí-huệ và sáng-suốt có biết hết muôn sự-vật chăng, hay có chỗ còn chưa hiểu-biết kịp?

- Trí con người có chỗ hiểu-biết kịp, có chỗ chẳng kịp.

- Những gì là kịp hiểu, những gì là còn chưa hiểu kịp?

- Người thường biết rõ điều chưa học, điều chưa kịp hiểu; và cũng biết điều đã học và điều đã hiểu kịp. Còn bực trí-giả thấy rõ con người cùng vạn vật đều phải qua đi, qui về Không, chẳng được sự tự-tại; vì lòng ham muốn vui-sướng mà đã gieo trồng nguồn-gốc của Khổ; đã biết như thế và tòng theo đó mà tiến đến Khổ-Huệ ( =Trí hiểu rõ sự Khổ), biết rõ-ràng sự vô-thường, sự thành-bại; cho nên trí-huệ khác với người thường.

- Người có trí-huệ rồi thì ngu-si ở vào đâu?

- Người có trí-huệ thì ngu-si tự tiêu-diệt hết. Ví như người cầm đèn vào trong nhà tối, phòng sáng lên, tức màn tối đen bị tiêu-diệt. Trí-huệ cũng lại như vậy, người có trí thì ngu-si tất tiêu-diệt.

- Thế còn trí-huệ của trí-giả nay lại ở đâu?

- Người dùng trí để làm công-việc, làm xong, trí-huệ liền tiêu-diệt, nhưng sự-việc mà trí-huệ đã làm thì còn đó. Ví như ban đêm viết thơ bên đèn, viết xong tắt đèn, nhưng bức thơ còn đó.

Bực trí-giả cũng lại như thế, làm xong việc đã làm, trí-huệ liền tiêu-diệt, nhưng việc làm thành-tựu vẫn tiếp-tục còn tại đó.

- Bảo rằng, trí-huệ làm xong việc đã thành, liền tự tiêu-diệt, nghĩa đó như thế nào?

- Ví như người kia phòng-bị lửa cháy chứa sẵn năm thùng nước, khi có nạn cháy nhà, liền đem năm bình nước đổ nước ra chữa lửa; lửa tắt rồi, người cứu-hỏa kia còn muốn đem năm bình kia về nhà nữa thôi?

- Người cứu-hỏa dập tắt lửa rồi chẳng còn muốn giữ năm bình (nước) làm chi nữa.

- Tâm người đắc-đạo giữ năm điều thiện để diệt xong các điều xấu-ác, cũng tựa như năm bình nước cứu-hỏa dập tắt lửa.

*

040.- Năm điều thiện là những gì?


Vua liền hỏi Na-Tiên:

- Năm điều thiện là những gì?

- Thứ nhứt là tin-tưởng có điều thiện, điều ác. Thứ hai là chẳng hủy-phạm giới-luật và Kinh-kệ. Thứ ba là tinh-tấn. Thứ tư là có trí-huệ niệm điều thiện. Thứ năm là một lòng niệm Đạo. Đó là năm điều thiện. Người thường hay phụng-hành năm điều thiện đó đắc trí-huệ, liền biết thân người và vạn-vật đều vô-thường, biết khổ chẳng được tự-tại, biết tánh Không rỗng-rang chẳng có gì. Ví như ông thầy thuốc dùng năm vị thuốc đem đến nhà người bịnh, cho bịnh-nhơn uống thuốc, bịnh được bớt, rồi khỏi, thì ông thầy có còn dùng năm vị thuốc cũ mà cho người ấy uống nữa không?

- Hết bịnh rồi còn cho uống thuốc cũ làm gì nữa?

- Năm vị thuốc cũng như trí giữ năm điều thiện; ông thầy thuốc cũng như người cầu Đạo; căn bịnh cũng như các điều ác; ngu-si như là bịnh-nhơn; người đắc-đạo cứu đời như bịnh đã lành. Trí đã thành-tựu nơi người, đưa người đến chỗ cứu đời. Người đắc-đạo rồi, trí cũng tự diệt. Lại ví như viên kiện-tướng mang năm mũi tên tiến lên hướng về địch-quân bắn xong đắc thắng; vị ấy có mong năm mũi tên quay lại để mang về không?

- Đâu có mong tên quay về lại làm chi.

- Năm mũi tên cũng như năm điều thiện của trí-huệ đó. Người tòng theo trí đó mà đắc đạo, giống như vị kiện-tướng đắc-thắng quân địch. Các điều ác như các nẻo ác-đạo (trong cảnh Luân-hồi). Người giữ năm điều thiện để diệt-trừ các điều ác; khi các điều ác diệt, trí lành phát-sanh, người tòng theo trí lành đó mà đắc đạo cứu đời, trở nên thường-tại, bất-diệt.

Vương khen ngợi: ''Lành thay!''

*

041.- Vì sao bực đắc-đạo còn sống lại phải chịu khổ?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Như người đắc đạo, chẳng phải sanh lại ở đời sau, có còn phải chịu cảnh khổ nữa không?

- Hoặc còn phải chịu khổ, hoặc chẳng còn phải khổ nữa.

- Thế nào là còn phải chịu khổ, là chẳng phải chịu khổ nữa?

- Thân còn chịu khổ, tâm-ý hết chịu khổ. Sở dĩ thân còn phải chịu khổ là vì trong hiện-tại thân đó còn là nguồn-gốc của sự khổ; tâm-ý sở dĩ hết khổ là vì đã dứt bỏ tất cả các điều ác, chẳng còn ham-muốn chi, cho nên chẳng phải chịu khổ nữa.

- Nếu như người đắc đạo chẳng thể lià thân khổ nầy, thì đó là chưa đắc được đạo Nê-Hoàn (=Niết-bàn) chăng? Người đắc đạo chẳng còn ân-ái, mà thân còn khổ, dẫu tâm-ý đã an-ổn, thì sự đắc đạo để làm gì? Nếu như người đắc đạo đã thành-công, thì vì cớ gì mà còn lưu lại ở đây?

- Thí dụ như trên cây, trái còn chưa chín thì chẳng vội hái, nên đợi cho chín muồi. Đại- Vương có biết lời nói của Đại-đức Xá-lê-viết (Pali: Sariputta = Xá-lợi-phất) chăng? Xá-lê-viết lúc còn sống có nói: ''Tôi chẳng cầu chết, tôi cũng chẳng cầu sống, tôi chỉ chờ đúng thời ra đi thì ra đi.''

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''



Kinh Tì-kheo Na-Tiên
Hết Quyển Thượng

A.- Bản Phỏng-dịch


tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương