Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang30/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   59

U


Uế-trược (077): dơ-dáy, nhớp-nhúa.

Ưu-bà-di (082): phiên-âm chữ Phạn Upasika, có nghĩa là nữ cư-sĩ tu tại-gia, tuân theo Ngũ-Giới. Cùng nghĩa với chữ Cận-sự-nữ.

Ưu-bà-tắc (007; 011; 014): phiên-âm chữ Phạn, có nghĩa là nam cư-sĩ tu-tại-gia, tuân theo Ngũ-Giới. Cùng nghĩa với chữ Cận-sự-nam. (Pali: Upasaka).

*

V


Vi-phạm (007): (Vi = làm; phạm = lỡ làm điều trái ngược với chỗ bị cấm-đoán): Vi-phạm là lỡ làm trái với điều cấm-đoán.

Vị-lai (006; 009; 047; 083): (Vị = chưa; Lai = đến): Việc chưa xảy đến. Cùng nghĩa với chữ Tương-lai.

Vô-ngã (096): (Vô = chẳng có; Ngã = Ta; bản-ngã): chẳng có cái ''Ta'', chẳng có cái ''bản-ngã''. Theo giáo-lý nhà Phật, có ba sự-thật mà ta thường lầm-lẫn: (1) vô-thường (Pali: anicca), chịu sự biến-đổi, chẳng thường-còn; (2) khổ (Pali: dukkha), gây ra sự chẳng vừa ý, bất-toại-nguyện; (3) vô-ngã (Pali: anatta), chẳng hề có cái ''Ta'' nào trong thân-tâm con người cả. Kẻ nào cho rằng có cái bản-ngã, thân ta là của ta, kẻ đó vướng phải tà-kiến, gọi là mắc phải thân-kiến, ngã-kiến.

Vô-thường (039; 040; 042-b; 042-f): (Vô = chẳng có; Thường = thường-còn, lúc nào cũng vậy, chẳng có sự biến-đổi): Vô-thường là chẳng thường-còn, bị biến-đổi, sẽ bị tiêu-diệt. Trái nghĩa với thường-hằng. Pali: anicca; Sanscrit: Anitya.

Vô-vi (004): (Vô = chẳng có; Vi = làm): Đạo Vô-vi là đạo cầu chứng-đắc Niết-bàn, tu-tập dứt phiền-não và chẳng tạo-tác thêm điều gì gây ra nghiệp-lực để phải tái-sanh lại trong cõi Luân-hồi.

Vương-giả (014): (Vương = vua; Giả = người): Chữ vương-giả ở đây dùng như một tĩnh-từ, chỉ những gì thuộc về nhà vua; trong câu nầy, nói thái-độ vương-giả là nói đến thái-độ của nhà Vua khi bàn-luận thường hay dùng lời nói, uy-quyền của nhà Vua mà lấn-át người đối-thoại.

*

X


Xá-Vệ (001): tên kinh-thành một tiểu-quốc ở miền Bắc Ấn-độ xưa, có chùa Kỳ-viên là nơi Đức Phật trú-ngụ để hoá-độ chúng-sanh. (Pali: Savatthi, Sanscrit: Sravasti).

Xá-Kiệt (009; 011): tên một nước tưởng-tượng, do vua Di-Lan cai-trị. (Pali: Sàgalà).

Xuất-gia (005): (Xuất = ra khỏi; gia = nhà): rời gia-đình đi tu.

*

Y


Ý-niệm (042-f; 051; 096): (Ý = ý-nghĩ, tư-tưởng; Niệm = nhớ nghĩ): tư-tưởng trong tâm.

KINH TÌ-KHEO NA-TIÊN


C.- Phần Tìm hiểu Nghĩa Ý

098.- Xuất-xứ của quyển Tì-kheo Na-Tiên.


Kinh Tì-kheo Na-Tiên được kết-tập trong Hán-Tạng, Càn-Long Đại-Tạng-Kinh, quyển thứ 108, từ trang 706 đến trang 753, chẳng có tên Dịch-giả ra Hán-văn, chỉ thấy ghi là sưu-tập vào đời Đông-Tấn (Trung-hoa). Tác-giả của quyển Kinh, theo truyền-thuyết, là Ngài Long-Thọ (Nagarjuna), vị Tổ-sư thứ 14 của Thiền-tông Ấn-độ. Tên quyển Kinh trong Tạng Pali là Milinda panha (Vua Di-lan hỏi Đạo), thuộc Tiểu-Bộ-Kinh (Khuddaka Nikaya). Cũng theo truyền-thuyết, Ngài Long-Thọ muốn mượn tên Tì-kheo Na-Tiên (Pali: Nagasena) để tự ám-chỉ mình; còn tên Di-lan (Pali: Milinda) lại ám-chỉ đức Vua Ménandre, để nhơn cuộc đối-đáp giữa hai người mà trình-bày Giáo-lý dưới hình-thức giản-dị, dễ hiểu, và nhứt là để giúp ta dứt bỏ được các mối hoài-nghi về Chánh-Pháp.

Kinh Milinda panha được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Tại Việt-Nam trước đây, đại-cư-sĩ Đoàn-Trung-Còn có dựa theo bản dịch Pháp-văn, phối-hợp với bản Hán-văn, cho xuất-bản quyển Na-Tiên Tì-Kheo Kinh, đã được rất nhiều cơ-sở Phật-giáo tái-bản và ấn-tống. 

Quyển Tì-kheo Na-Tiên nầy được gọi là Kinh, có lẽ vì đã được ghi trong Kinh-Tạng, Tiểu-Bộ-Kinh. Nhưng xét theo văn-từ, quyển nầy vốn là một bộ Luận, được một bậc đại-sư sáng-tác; các vị kết-tập Kinh-Tạng gọi đó là Kinh, chắc cũng chẳng ngoài lý-do là đề-cao cùng tán-thán tác-phẩm nầy. Trải qua năm tháng, quyển ''Kinh'' được sự hâm-mộ nồng-nhiệt của mọi người Phật-tử khắp thế-giới.

Thiện-Nhựt mạo-muội phỏng-dịch từ Hán-tạng ra tiếng Việt thông-thường ngày nay. Vì tôn-trọng chánh-văn trong Đại-Tạng, tôi giữ nguyên các danh-từ chuyên-môn Phật-học dùng trong bản dịch Hán-văn, và xin được phép nói rõ lại các chữ ấy theo các thuật-ngữ ngày nay, trong Phần Tìm hiểu Nghĩa Chữ và Nghĩa Ý, tách riêng ra khỏi Phần Phỏng-dịch.

*

099.- Bố-cục quyển Tì-kheo Na-Tiên .


Tuy Kinh Tì-kheo Na-Tiên được chia ra làm ba quyển: thượng, trung, hạ; nhưng xét kỹ về ý-tưởng trong các quyển đó chẳng thấy có điểm khác-biệt sâu-sắc nào để chia thành ba cuốn; vả lại, các câu hỏi vua Di-Lan nêu lên trong ba quyển ấy thường được lập đi lập lại đôi ba lần. Vì lẽ đó, Thiện Nhựt xin đề-nghị xem toàn-bộ quyển sách như một cuốn và chia ra làm ba phần chánh:

1.- Tiền-kiếp của Tì-kheo Na-Tiên và Vua Di-Lan (từ tiểu-mục số 001 đến số 008, bản Phỏng-dịch). 

2.- Các câu vấn-đáp giữa Vua Di-Lan và Tì-kheo Na-Tiên. Đây là phần chánh, chiếm gần hết quyển sách (từ tiểu-mục số 009 đến số 096).

3.- Tâm-trạng hoan-hỉ của Na-Tiên và Di-Lan sau cuộc đàm-luận (tiểu-mục số 097).

Sau đây, xin tóm lược ba phần chánh đó.

*

100.- Tóm-lược về Tiền kiếp của Na-Tiên và Di-Lan .


Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, có đông-đảo các vị Tì-kheo, Tì-kheo-ni và hơn vạn dân-chúng tham-dự để nghe giảng Pháp. Nhận thấy hôm ấy, tâm-trạng của đại-chúng chẳng an, Đức Phật liền rời tịnh-xá đi vào rừng tòng an-tịnh, để niệm Đạo. Vào lúc ấy có Tượng-vương (voi chúa) cũng rời bầy voi đang đùa nghịch, đi tìm nơi thanh-vắng. Tượng-vương trông thấy Đức Phật liền qùi xuống làm lễ. Đức Phật vì Tượng-vương nói Pháp, nhờ đó tâm Tượng-vương khai-ngộ. Kể từ đó, Tượng-vương thừa-sự Đức Phật và quanh-quẩn bên cạnh Ngài luôn. Về sau, khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Tượng-vương mến-tiếc và đến chùa Ca-La-Hoàn nghe chư Tăng tụng Kinh vào các ngày trai. Khi thọ-mạng hết, Tượng-vương được tái-sanh lại làm người, con trai trong một gia-đình Bà-la-môn. (Xin xem lại các tiểu-mục số 001, 002, và 003).

Lớn lên, người con trai ấy nhớ đến Kinh Phật được nghe ở đời trước, mới rời nhà, lên non học Đạo. Cùng với một tu-sĩ Bà-la-môn khác, anh kết làm bạn thiện-tri-thức với nhau. Một người nguyện kiếp sau sẽ làm vua một nước; một người nguyện sẽ làm sa-môn. Như lời họ ước-nguyện, trong kiếp sau, một người sanh ra làm Thái-tử tên là Di-Lan, tại một nước ở ven biển; còn một người tái-sanh lại ở huyện Kế-Tân, nước Thiên-Trúc (Ấn-độ xưa), khi sanh ra có áo cà-sa quấn quanh mình, được cha-mẹ đặt tên là Na-Tiên. 

Do đó, tiền-kiếp của Na-Tiên là Tượng-vương; còn tiền-kiếp của vua Di-Lan là một tu-sĩ theo đạo Bà-la-môn. (Xin xem lại tiểu-mục số 004 nơi bản Phỏng-dịch). 

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương