KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014



tải về 2.48 Mb.
trang17/32
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.48 Mb.
#12312
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUÊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 3478/TTr-UBND


Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 6 năm 2014



TỜ TRÌNH

Về việc sửa đổi, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh quản lý


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Thực hiện Chương trình công tác năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý; với nội dung chính như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỨC GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH:

1. Kết quả thực hiện:

Sau hơn 1 năm thực hiện mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý theo Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của HĐND tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND) hầu hết các mức giá là khá phù hợp, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, cụ thể:

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế đã phần nào bù đắp đủ cho các chi phí tối thiểu (thuốc, vật tư tiêu hao, điện, nước, thanh khiết môi trường, duy tu bão dưỡng trang thiết bị,...) trong quá trình thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế trong khám bệnh, chữa bệnh mà các cơ sở y tế cũng đã có điều kiện để phát triển ngày càng cao của các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đo đó đã nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế;

- Người bệnh đã chấp nhận nhiều hơn với các cơ sở cung cấp dịch vụ đặc biệt là các tuyến khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở, sau hơn 1 năm tỷ lệ khám bệnh tại tuyến huyện, xã trong tỉnh đã tăng đạt tỷ lệ 50% tại tuyến xã và 30% tại tuyến huyện, tỷ lệ khám tại các tuyến tỉnh và Trung ương chỉ chiếm khoảng 20% (so với những năm trước đây khoảng 40%) đã giảm được tình trạng quá tải ở tuyến tỉnh, Trung ương đồng thời cũng giảm bớt những phiền hà cũng như các chi phí đi lại cho người dân.

- BHXH đã đánh giá khá tốt tỷ lệ thanh toán các dịch vụ Bảo hiểm Y tế; vừa đáp ứng được chất lượng dịch vụ phục vụ bệnh nhân đồng thời không gây áp lực lớn cho các thanh toán và đáp ứng bảo tồn quỹ BHYT của BHXH tỉnh.

2. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung:

Trong năm qua các đơn vị khám chữa bệnh trong toàn tỉnh, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới đi vào hoạt động đã triển khai thêm một số dịch vụ mới; đây là một vấn đề cần thiết trong quá trình hoạt động của ngành y tế cũng như đáp ứng cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân thông qua nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Tuy nhiên các dịch vụ kỹ thuật mới này chưa được HĐND tỉnh phê duyệt mức giá theo quy định; mặt khác qua rà soát thì vẫn còn có một số mức giá chưa sát với tình hình thực tế cần phải điều chỉnh phù hợp.

Chính vì những lý do trên; UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG:

1. Căn cứ Pháp lý:

Thực hiện Khoản 4, Điều 88, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 Liên bộ Y tế - Tài chính ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; các Quyết định của Bộ Y tế số 508/QĐ-BYT ngày 20/02/2012 về việc ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; số 355/QĐ-BYT ngày 09/2/2012 về phê duyệt danh mục định mức tạm thời thuốc hóa chất và vật tư tiêu hao để làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ kỹ thuật y tế.



2. Nguyên tắc xây dựng:

Giá mỗi dịch vụ kỹ thuật y tế được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chủ yếu sau:

- Chi phí về găng tay, mũ, khẩu trang, quần áo, ga, gối, đệm, chiếu, đồ vải dùng cho cán bộ y tế, người bệnh; văn phòng phẩm như giấy, bút, sổ, mực in, mực dấu, ghim, ấn chỉ chuyên môn; vật tư tiêu hao thông dụng như bông, băng, cồn, gạc, bơm, kim tiêm, nước muối rửa phục vụ công tác khám bệnh.

- Chi phí về điện; nước; xử lý chất thải; giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ khám bệnh; chi phí vệ sinh, bảo đảm vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn khu vực khám bệnh.

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, hệ thống lấy số khám tự động, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ phục vụ công tác khám bệnh.

Giá trên chưa tính đến 4 yếu tố sau: (i) Tiền lương, phụ cấp, (ii) Sửa chữa lớn tài sản, (iii) Khấu hao nhà cửa và trang thiết bị lớn, (iv) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học (do ngân sách nhà nước đảm bảo).



III. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:

1. Điều chỉnh tăng 06 dịch vụ kỹ thuật (Phụ lục I kèm theo):

Tăng giá 06 dịch vụ kỹ thuật với mức tăng bình quân 2,7% so với mức giá đã phê duyệt và bằng 76% so với mức tối đa tại Thông tư Liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC. Lý do tăng là do bổ sung cơ cấu các khoản mục chi phí theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 2050/BYT-KHTC ngày 11/04/2013.



2. Điều chỉnh giảm giá 04 dịch vụ kỹ thuật (Phụ lục II kèm theo):

Giảm giá 04 dịch vụ kỹ thuật với mức bình quân là 22,8% so với mức giá đã phê duyệt. Lý do giảm là do trong quá trình thực hiện các dịch vụ kỹ thuật này được xây dựng từ mục C4 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC chưa được qui định cụ thể nên một số vật tư thay thế chưa được qui định, mức giá còn khá cao nên cần sửa đổi cho phù hợp hơn. Trong xây dựng giá bổ sung lần này các dịch vụ này cũng đã được chia thành các dịch vụ nhỏ hơn để phù hợp với quá trình thực hiện và thanh toán.



3. Bổ sung mức giá của 63 dịch vụ kỹ thuật mới (Phụ lục III kèm theo):

Với 63 dịch vụ kỹ thuật bổ sung mới với mức giá bình quân là 52,17% so với mức giá tối đa qui định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC. So sánh các tỷ lệ của các dịch vụ thường xuyên và các dịch vụ kỹ thuật cao như phẫu thuật thủ thuật thì có tính cân đối; đặc biệt các kỹ thuật cao (có giá cao) đã được rà soát các định mức... để đưa về tỷ lệ thấp nhất nhằm tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp nhân dân sử dụng.

Mức giá xây dựng có tỷ lệ sát với thực tế vì các bệnh viện huyện/thị xã/thành phố tại tỉnh đều đã được xây dựng, nâng cấp, trang bị y tế khá đầy đủ đáp ứng tốt việc triển khai các dịch vụ và các điều kiện đưa ra trong cơ cấu giá chi tiết xây dựng cho từng lọai dịch vụ.

4. Đánh giá việc sửa đổi, bổ sung lần này:

So sánh thực tế với các tỉnh lân cận và các bệnh viện tuyến Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt giá và công bố; tỷ lệ giá xây của tỉnh đề xuất lần này là ở mức thấp (đa số các tỉnh lân cận xây dựng với tỷ lệ trên 72% qui định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC).

Mức giá này cũng phù hợp với chính sách BHYT trên địa bàn, hiện tại tỷ lệ người dân có thẻ BHYT trên toàn tỉnh trên 75%, tỷ lệ này là cao vì vậy sẽ ổn định khi có sự thay đổi lại mức thu viện phí (do BHYT chi trả), với 25% người dân còn lại là không có thẻ BHYT là những người có mức thu nhập ổn định, có đủ khả năng chi trả.

So với mức thu nhập và tình hình kinh tế hiện tại của địa phương thì mức giá tỷ lệ như vậy là phù hợp và ổn định. Cục Thống kê tỉnh đánh giá với việc bổ sung mới 63 dịch vụ kỹ thuật lần này trong tổng số 787 dịch vụ kỹ thuật (724 dịch vụ kỹ thuật cũ + 63 dịch vụ kỹ thuật mới bổ sung) và với mức giá bình quân là 52,17% so với mức giá qui định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và chỉ số tiêu dùng của toàn tỉnh.



5. Về thời điểm áp dụng: Dự kiến tháng 8/2014.

Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Trường Lưu


Phụ lục I: Điều chỉnh tăng 06 dịch vụ kỹ thuật

(Kèm theo Tờ trình số: 3478/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh)

Đvt: Đồng

STT

Tên dịch vụ kỹ thuật

Giá theo NQ 17/2012

Giá tối đa của các DV

Giá đề nghị

Tỷ lệ tăng

Ghi chú

1

Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu (chưa bao gồm chi phí sử dụng máy thở nếu có)

 

 

 

 

Giá ngày giường điều trị tại Phụ lục này tính cho 01 người/01 ngày giường điều trị. Trường hợp phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thu tối đa 50%, trường hợp nằm ghép từ 03 người trở lên thì chỉ được thu tối đa 30% mức thu ngày giường điều trị nội trú đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Với bệnh viện hạng II nếu chưa có điều hòa, thì giảm đi 5.000 đồng cho một ngày giường điều trị.




Bệnh viện hạng III

52 000

 

54 000

4%

2

Ngày giường bệnh Nội khoa:

 

 

 

 

2.1

Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Thần kinh, Nhi, Tiêu hoá, Thận học; Nội tiết;

 

 

 

 




Bệnh viện hạng III

29 000

 

29 500

3%

2.2

Loại 2: Các Khoa: Cơ-Xương-Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ -Sản không mỗ.

 

 

 

 




Bệnh viện hạng III

26 000

 

26 500

4%

3

Ngày giường bệnh ngoại khoa; bỏng:

 

 

 

 

3.1

Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1; Bỏng độ 3 - 4 từ 25 - 70% diện tích cơ thể;

 

 

 

 




Bệnh viện hạng III

45 000

 

46 000

2%

3.2

Loại 3: Sau các phẫu thuật loại 2; Bỏng độ 2 trên 30% diện tích cơ thể, Bỏng độ 3 - 4 dưới 25% diện tích cơ thể

 

 

 

 




Bệnh viện hạng III

37 000

 

38 000

3%

3.3

Loại 4: Sau các phẫu thuật loại 3; Bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích cơ thể

 

 

 

 




Bệnh viện hạng III

26 000

 

27 000

4%


Phụ lục II: Điều chỉnh giảm 04 dịch vụ kỹ thuật

(Kèm theo Tờ trình số: 3478/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh)

Đvt: Đồng

STT

Tên dịch vụ kỹ thuật

Giá theo NQ 17/2012

Giá tối đa của các DV

Giá đề nghị

Tỷ lệ giảm

Ghi chú

1

Test trắc nghiệm tâm lý

19 000

 

15 000

21%




2

Phẫu thuật điều trị cal lệch có kết hợp xương (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

2 535 000

 

2 000 000

21%

3

Phẫu thuật gãy xương đòn (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

2 812 000

 

2 000 000

29%

4

Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

2 500 000

 

2 000 000

20%


Phụ lục III: Bổ sung 63 dịch vụ kỹ thuật mới

(Kèm theo Tờ trình số: 3478/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh)

Đvt: Đồng

STT

Tên dịch vụ kỹ thuật

Giá tối đa của các DV

Giá đề nghị

Tỷ lệ so với giá tối đa

Ghi chú

I

THỦ THUẬT

 

 

 




1

Đặt ống thông dạ dày

400 000

24 000

6%

2

Rửa dạ dày, loại bỏ chất độc qua hệ thống kín

500 000

350 000

70%

3

Tháo lồng ruột bằng hơi hay baryte

80 000

66 000

82,5%

4

Mổ lấy dị vật phần mềm nông (gây tê)

900 000

100 000

11,11%

5

Mổ lấy dị vật phần mềm sâu (có gây mê)

900 000

200 000

22,22%

II

NGOẠI KHOA

 

 

 

1

Nẹp cẳng bàn tay bột liền không nắn

400 000

60 000

15%

 

2

Nẹp cánh cẳng tay bột liền không nắn

400 000

120 000

30%

 

3

Nẹp đùi cẳng chân bột liền không nắn

400 000

170 000

42,5%

 

4

Chọc hút máu tụ khớp gối, bó bột ống

900 000

450 000

50%

 

5

Phẫu thuật viêm tấy phần mềm các cơ quan vận động

1 600 000

680 000

42,5%

 

6

Găm Kirschner trong gãy mắt cá (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

2 000 000

1 200 000

60%

 

7

Tháo một nửa bàn chân trước

2 000 000

1 200 000

60%

 

8

Phẫu thuật gãy mỏm trên ròng rọc xương cánh tay (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

2 000 000

1 275 000

63,75%

 

9

Phẫu thuật gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

2 000 000

1 275 000

63,75%

 

10

Mở khoang và giải phóng mạch bị chèn ép của các chi

2 000 000

1 200 000

60%

 

11

Vá da dày toàn bộ, diện tích dưới 10cm2

3 600 000

1 350 000

37,5%

 

12

Thắt các động mạch ngoại vi

1 600 000

1 000 000

62,5%

 

13

Nắn trong bong sụn tiếp khớp gối, khớp háng (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

3 600 000

1 300 000

36,11%

 

14

Phẫu thuật viêm tấy bàn tay, cả viêm bao hoạt dịch

2 000 000

1 100 000

55%

 

15

Gỡ dính gân

3 600 000

1 350 000

37,5%

 

16

Cố định Kirschner trong gãy đầu trên xương cánh tay (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

3 600 000

1 800 000

50%

 

17

Gỡ dính thần kinh

3 600 000

1 440 000

40%

 

18

Phẫu thuật trật khớp cùng đòn (chưa bao gồm đinh xương, nẹp vít)

3 600 000

2 030 000

56,39%

 

19

Chuyển vạt da có cuống mạch

3 600 000

1 600 000

44,44%

 

20

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Thủy điện lực)

2 000 000

1 400 000

70%

 

21

Bóc lớp vỏ ngoài của động mạch

1 600 000

600 000

37,5%

 

22

Khâu vết thương mạch máu chi

3 600 000

1 700 000

47,22%

 

23

Sửa sẹo xấu, sẹo quá phát đơn giản.

1 600 000

371 000

23,19%

 

24

Khâu nối thần kinh ngoại biên

3 600 000

1 350 000

37,5%

 

25

Cắt đoạn ruột non

3 600 000

1 600 000

44,44%

 

26

Điều trị trĩ kỷ thuật cao (phương pháp longo) (Chưa bao gồm máy căt nối tự động)

1 500 000

1 125 000

75%

 

27

PT u mạch máu dưới da, đường kính <5cm

1 600 000

935 000

58,44%

 

28

Cắt ruột thừa qua nội soi

3 600 000

1 500 000

41,67%

 

29

Nội soi bàng quang và gắp dị vật hoặc lấy máu cục... (bao gồm kìm gắp dùng nhiều lần)

680 000

500 000

73,53%

 

30

Phẩu thuật làm vận động khớp gối

2 000 000

1 500 000

75%

 

III

TAI MŨI HỌNG

 

 

 

 

1

Phẫu thuật vách ngăn mũi

2 000 000

1 440 000

72

 

IV

MẮT

 

 

 

 

1

Lấy Thủy tinh thể trong bao ( chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo )

1 800 000

500 000

27,78%

 

2

Lấy thủy tinh thể trong bao + cố định IOL củng mạc ( chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo )

1 800 000

873 000

48,5%

 

3

Cắt dò túi lệ

1 000 000

400 000

40%

 

4

Cắt chỉ (gồm da mi, kết mạc, giác mạc)

45 000

15 000

33,33%

 

5

Phẫu thuật tái tạo lỗ rò có ghép

1 800 000

326 000

18,11%

 

6

Lấy dị vật củng mạc gây tê

1 800 000

250 000

13,89%

 

7

Lấy dị vật củng mạc gây mê

1 800 000

600 000

33,33%

 

V

SẢN PHỤ KHOA

 

 

 

 

1

Phẩu thuật mở bụng bóc u xơ tử cung

2 000 000

1 200 000

60%

 

2

Cắt tử cung toàn phần qua đường bụng

3 600 000

1 300 000

36,11%

 

3

Lấy khối máu tụ âm đạo/Tầng sinh môn

1 600 000

200 000

12,5%

 

VI

CẬN LÂM SÀNG

 

 

 

 

1

Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV)

395 000

320 000

81,01%

 

2

Chụp CT Scanner đến 32 dãy (chưa bao gồm thuốc cản quang)

500 000

450 000

90%

 

3

Chụp CT Scanner đến 32 dãy (bao gồm cả thuốc cản quang)

870 000

700 000

80,46%

 

4

Chụp X-quang số hóa 1 phim

58 000

40 000

68,97%

 

5

Chụp X-quang số hóa 2 phim

83 000

55 000

66,27%

 

6

Chụp X-quang số hóa 3 phim

108 000

70 000

64,81%

 

7

Định lượng yếu tố I (Fibrinogen)

49 000

33 000

67,35%

 

8

Thời gian Throboplastin hoạt hóa từng phần (APTT)

35 000

28 000

80%

 

9

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy xét nghiệm huyết học loại dưới 12; 18; 20;… thông số

40 000

30 000

75%

 

VII

CÁC DỊCH VỤ BỔ SUNG

 

 

 

 

 

Test trắc nghiệm tâm lý

 

 

 

 

1

Test MMSE

20 000

13 000

65%

 

2

Test Hamilton

20 000

13 000

65%

 

3

Test BPRS

20 000

13 000

65%

 

4

Test Eysenck

20 000

14 000

70%

 

5

Test GDS

20 000

13 000

65%

 

6

Test DASS 42

20 000

13 000

65%

 

7

Test CARS

20 000

14 000

70%

 

8

Test Vanderbilt

20 000

14 000

70%

 



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

Số: 14/BC-HĐND


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2014


BÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung mức giá một số

dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý


Chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành thẩm tra Tờ trình và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý tại các sở, ngành, đơn vị liên quan. Kết quả thẩm tra như sau:



I. Sự cần thiết và căn cứ pháp lý:

- Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của HĐND tỉnh (gọi tắt là NQ 17) về quy định mức giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, UBND tỉnh đã rà soát, đánh giá kết quả thực hiện. Trong thời gian triển khai, có một số giá dịch vụ chưa phù hợp với thực tế, cần phải điều chỉnh và đầu năm 2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đi vào hoạt động đã thực hiện các dịch vụ y tế mới, UBND tỉnh đã tổng hợp xây dựng mức giá chi tiết để trình HĐND tỉnh thông qua lần này là cần thiết và đúng theo qui định tại Khoản 3, Điều 1 của NQ 17 của HĐND tỉnh.

- Tờ trình của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý đã thực hiện đầy đủ các căn cứ pháp lý, đúng quy trình.

II. Về nội dung tờ trình và dự thảo nghị quyết:

1. Nội dung Tờ trình:

Ban thống nhất với nội dung điều chỉnh tăng giá 06 dịch vụ, giảm giá 04 dịch vụ và bổ sung mức giá 63 dịch vụ đề cập tại Phụ lục kèm theo Tờ trình 3478/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh. Mức giá điều chỉnh, bổ sung đối với các danh mục dịch vụ kỹ thuật là đảm bảo căn cứ pháp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia BHYT và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT. Ban phân tích thêm một số nội dung sau:



a. Các dịch vụ đề nghị điều chỉnh:

- Điều chỉnh tăng giá 06 dịch vụ ngày giường điều trị tại bệnh viện hạng 3 với mức tăng bình quân 2,7% so với mức quy định hiện hành của NQ 17 (mức tăng thấp nhất là 500đ và cao nhất là 2.000đ). Lý do tăng là theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 2050/BYT-KHTC ngày 11/4/2013 về việc giải quyết một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 04). Đó là chi phí vật tư y tế tiêu hao để chăm sóc và điều trị bệnh nhân như: dây chuyền, kim chuyền cho người lớn và trẻ em.

- Điều chỉnh giảm giá 04 dịch vụ kỹ thuật, mức giảm bình quân 22,8% so với mức quy định hiện hành của NQ 17 (mức giảm thấp nhất là 4.000đ, cao nhất 812.000đ). Trước đây, dịch vụ đã tính trọn gói giá vật tư thay thế chung cho nhiều loại kỹ thuật nên giá khá cao. Hiện nay, có quy định chi tiết giá các dịch vụ kỹ thuật cụ thể và chi phí vật tư y tế thay thế theo giá đấu thầu hàng năm nên chi phí thấp hơn. Việc này sẽ giúp cả bệnh nhân và ngành y tế thuận lợi trong chữa bệnh và điều trị cũng như việc tính toán, chi trả viện phí được linh hoạt hơn.

b. Các dịch vụ đề nghị bổ sung:

Bổ sung mức giá 63 dịch vụ kỹ thuật mới (19 dịch vụ theo Thông tư 03 và 44 dịch vụ theo Thông tư 04), vì hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh đã triển khai thực hiện nhưng chưa được HĐND tỉnh quyết định mức giá. Trong 19 dịch vụ bổ sung theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/1/2006 của liên bộ Y tế, tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thông tư 03), dịch vụ áp giá cao nhất bằng 80% (28.000đ/35.000đ), thấp nhất là 13,89% (250.000đ/1.800.000đ), mức giá này là phù hợp vì Thông tư 03 được ban hành cách đây đã 8 năm. Đối với 44 dịch vụ bổ sung theo Thông tư 04, dịch vụ áp giá cao nhất bằng 82,5% (66.000đ/80.000đ); thấp nhất là 6% (24.000đ/400.000đ) là mức giá có tỷ lệ sát với thực tế và đã được rà soát các định mức chi phí vật tư tiêu hao trong nguyên tắc xây dựng giá.



2. Đánh giá sự tác động trong việc điều chỉnh, bổ sung mức giá dịch vụ:

a. Đối với người dân:

- Đối với người đã tham gia BHYT:

Việc sửa đổi, bổ sung mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã và đang được triển khai thực hiện tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại tỉnh ta, kể từ cuối năm 2012, khi NQ 17 của HĐND tỉnh thông qua thì tỉ lệ người dân tham gia BHYT là 75%, đến thời điểm hiện nay đạt 78,23%. Đây là kết quả đáng kể trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân của Nhà nước. Trong 78,23% dân số tham gia BHYT thì người có công với cách mạng, quân nhân, trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn, thân nhân người có công với cách mạng… được hưởng 100% chi phí mua thẻ BHYT và chi phí khám chữa bệnh. Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, gồm: cán bộ, công chức, viên chức, người có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên… và nhóm BHYT tự nguyện có mức cùng chi trả BHYT không quá 20%. Đối tượng hộ cận nghèo có mức cùng chi trả 5%. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung mức giá viện phí lần này sẽ không tác động nhiều.



- Đối với người chưa tham gia BHYT:

Toàn tỉnh hiện còn lại 21,77% người dân chưa tham gia BHYT, tuy không thuộc hộ nghèo và cận nghèo, nhưng trong số đó có nhiều người có điều kiện kinh tế trung bình và thấp, nếu phải tự chi trả các dịch vụ y tế thì sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tuyên truyền, vận động đối tượng này tích cực tham gia BHYT tự nguyện, sẽ thấy được lợi ích khi đóng hơn 600.000đ/người/năm nhưng lại được hưởng 80% chi phí khi khám chữa bệnh.



b. Đối với quỹ BHYT:

Khi áp dụng mức giá khám, chữa bệnh mới, quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ tiếp tục bội chi (năm 2013 đã bội chi 5% = 25,150 tỷ). Dự kiến khi điều chỉnh mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới thì tiền giường tăng tại các đơn vị thuộc Sở Y tế quản lý là hơn 380 triệu đồng, các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành (trừ Bệnh viện Trung ương Huế) tăng 150 triệu đồng. Các dịch vụ kỹ thuật mới đa số tần suất sử dụng chưa nhiều nên mức giá viện phí sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp này là tương đối phù hợp với mức chi trả của quỹ BHYT tỉnh, đồng thời người tham gia BHYT cũng được hưởng lợi. Như vậy, quỹ BHYT sẽ có xu hướng vượt thêm nhưng ở mức độ tương đối hợp lý và mức bội chi này đang được BHXH tỉnh báo cáo Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam xem xét giải quyết. Điều này đã được BHXH tỉnh thống nhất khi làm việc với ngành Y tế và Tài chính.



c. Đối với các cơ sở y tế:

Việc bổ sung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lần này là hợp lý, sẽ giúp cho các cơ sở y tế có thêm nguồn kinh phí để đầu tư thuốc men, vật tư phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và quyền lợi của người có thẻ BHYT sẽ được nâng lên.



3. Về nội dung dự thảo nghị quyết:

- Để việc thực hiện nghị quyết sửa đổi, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý được thuận tiện cho người dân và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ban đề nghị thêm một số vấn đề sau:



a. Về trích yếu của nghị quyết:

- Ban cơ bản nhất trí với nội dung trích yếu của Nghị quyết, tuy nhiên đây là nghị quyết sửa đổi, bổ sung NQ 17 của HÐND tỉnh, không phải nghị quyết ban hành mới, vì vậy, đề nghị điều chỉnh tên của nghị quyết là: “Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý”.



b. Thời gian áp dụng:

- Thời gian áp dụng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý bắt đầu từ ngày 01/8/2014. Theo nguyên tắc mà Thông tư 04 đã qui định là các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện được dịch vụ y tế thì mới xây dựng giá, do vậy, dự báo hàng năm sẽ có bổ sung nhiều dịch vụ khám, chữa bệnh mới nên Ban đề nghị bổ sung thêm quy định khoản 2 ở Điều 2 của Nghị quyết 17, đó là nội dung:

- Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh có trách nhiệm bổ sung qui định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã có trong Thông tư 03, Thông tư 04 mới phát sinh nhưng chưa được qui định trong NQ 17 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp này trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Từ những đề nghị nêu trên, Ban chỉnh sửa nghị quyết (đính kèm) để HĐND tỉnh xem xét quyết định.



III. Kiến nghị, đề xuất đối với UBND tỉnh:

- Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết này cần rà soát, tổng hợp những nội dung không thay đổi (trong Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh) và những nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung (tổng cộng 73 dịch vụ) thành một danh mục thống nhất để thuận lợi cho việc áp dụng.

- UBND tỉnh cần có qui trình xây dựng giá cho các dịch vụ kỹ thuật phát sinh mới trong thực tế một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cho các cơ sở y tế của tỉnh.

- Chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân, nhất là nhóm chưa tham gia BHYT về tầm quan trọng khi khám, chữa bệnh có thẻ BHYT, qua đó, làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết để người dân tham gia BHYT tự nguyện.

- Tiếp tục có các giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực cũng như chú trọng y đức tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trong thời gian tới, góp phần giảm tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến Trung ương.

Ban Văn hóa - Xã hội kính trình HĐND tỉnh thảo luận, xem xét và quyết định./.







TM. BAN VHXH HĐND TỈNH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phan Công Tuyên

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3477/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 6 năm 2014



TỜ TRÌNH

Về việc sửa đổi mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí

bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Thực hiện Chương trình công tác năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; với nội dung như sau:

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THU PHÍ TRONG THỜI GIAN QUA VÀ SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT:

1. Tình hình tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trong thời gian vừa qua:

Đối với tỉnh ta, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 3h/2006/NQBT-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2006 trên cơ sở Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Qua thời gian tổ chức triển khai thực hiện đã tạo được nguồn thu khá lớn cho ngân sách, số phí thu được năm 2010: 7.107 triệu đồng, năm 2011: 8.896 triệu đồng, năm 2012: 10.524 triệu đồng và năm 2013 là 16.087 triệu đồng.

Số phí thu được ở trên cùng với nguồn ngân sách bổ sung hàng năm được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường như đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét hệ thống thoát nước thải sinh hoạt góp phần hạn chế, kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nhà nói riêng.



2. Sự cần thiết điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Ngày 29 tháng 3 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thay thế Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ; Bộ Tài chính đã có Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Do cơ sở pháp lý thay đổi UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (gọi tắt là Nghị định số 25/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2013 của liên Bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT);

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;



III. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN:

1. Đối tượng chịu phí, đối tượng không chịu phí và người nộp phí:

a) Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theo Khoản 2, Điều 1, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT):

- Hộ gia đình;

- Cơ quan nhà nước;

- Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

- Cơ sở: rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

- Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải sinh hoạt xả thải ra môi trường.

b) Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theo quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT):

- Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến không thải ra môi trường;

- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:

+ Các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa) và hải đảo;

+ Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.

- Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng với các nguồn nước thải khác;

- Nước mưa tự nhiên chảy tràn.

c) Người nộp phí nước thải sinh hoạt (theo Điều 3, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT):

- Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nước thải được quy định tại Điểm a, Khoản 1, phần III Tờ trình này.

- Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước, đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tiếp nhận được và thải ra môi trường.



2. Mức thu phí:

a) Khoản 1, Điều 4 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT quy định: "Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng".

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, đời sống và thu nhập của nhân dân, nhu cầu kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh và giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch đang áp dụng trên địa bàn; UBND tỉnh đề nghị mức thu phí là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Việc áp dụng mức thu này nhằm ổn định nguồn thu ngân sách và đảm bảo đáp ứng một phần kinh phí để tái đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường (đầu tư, duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước…).

b) Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng:

- Đối với các hộ gia đình ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V không phải nộp phí.

- Đối với các hộ gia đình còn lại ở các thị trấn, phường; chủ yếu sử dụng nước sạch, một số rất ít kết hợp sử dụng nước sạch với nguồn nước tự khai thác (không đáng kể); ngoài ra tỉnh cũng không khuyến khích sử mạch nước ngầm nên càng hạn chế khoan, đào giếng.

- Đối với các đối tượng tự khai thác phục vụ cho sản xuất: Về nguyên tắc, việc khai thác nguồn nước tự nhiên để phục vụ sản xuất phải được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép, vì vậy các đối tượng này phải nộp phí nước thải công nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường thu theo quy định tại Nghị định 25/2013/NĐ-CP.

Chính vì những lý do trên, UBND tỉnh đề nghị không quy định mức thu phí đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (nếu quy định thì mức phí thu được cũng rất ít trong khi chi phí cho công tác tổ chức thu cao và gặp khó khăn).

3. Kê khai, thẩm định, nộp phí; Quản lý và sử dụng phí:

a) Việc kê khai, thẩm định và nộp phí thực hiện theo khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT.

b) Quản lý và sử dụng phí:

- Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT quy định tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để chi cho hoạt động tổ chức thu phí tối đa là 10% trên tổng số phí thu được. Mức cụ thể do HĐND tỉnh quy định.

Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để chi cho hoạt động tổ chức thu phí là 4% trên tổng số phí thu được; tỷ lệ này đáp ứng được chi phí cho hoạt động tổ chức thu phí và phù hợp với điều kiện hiện nay của ngân sách tỉnh. Vì vậy, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục cho áp dụng tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để chi cho hoạt động tổ chức thu phí là 4% trên tổng số phí thu được.

- Phần còn lại (sau khi để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để chi cho hoạt động tổ chức thu phí) được nộp vào ngân sách và sử dụng theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 7, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT.



4. Đánh giá tác động của mức thu:

Giá nước sạch sinh hoạt bình quân (chưa bao gồm thuế VAT) trên địa bàn tỉnh hiện nay là 6.200đ/1m3; đối với hộ gia đình từ 4-6 người với mức tiêu thụ nước sạch thông thường từ 10-15m3/tháng thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt chỉ từ 6.200-9.300đ/tháng là khá thấp và mức thu phí này lâu nay đã áp dụng, được người dân chấp nhận nên thực tế không tác động đến cuộc sống của nhân dân.



5. Về thời điểm áp dụng: Dự kiến tháng 8/2014.

UBND tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH


PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Trường Lưu


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3798/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 7 năm 2014
TỜ TRÌNH

Về việc sửa đổi phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương