KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014


Phụ lục IV DANH SÁCH DỰ KIẾN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐỢT VII (NĂM 2014)



tải về 2.48 Mb.
trang15/32
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.48 Mb.
#12312
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32



Phụ lục IV

DANH SÁCH DỰ KIẾN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐỢT VII (NĂM 2014)





Stt

Tên đường cũ

Điểm đầu

Điểm cuối

Vị trí

Dài (m)

Rộng

Loại mặt đường

Dự kiến đặt tên

Ghi chú

Nền

Mặt đường

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

I. Khu quy hoạch An Cựu City

01

Đường 100m

Khu An Cựu City (P.An Đông)

P. Xuân Phú

P. An Đông, Xuân Phú,


2.000

100

60

BT nhựa

Võ Nguyên Giáp

- Đang thi công: 700m

- Quy hoạch 6.500m




II. Khu quy hoạch Quốc lộ 1A Tự Đức - Thủy Dương, Thủy Dương - Thuận An

02

Đường Tự Đức -

Thủy Dương


Cầu vượt Thủy Dương




Cầu Lim 2

P. Thủy Xuân, P.An Tây (TP Huế), P. Thủy Dương (TX Hương Thủy)

5.000

36

26

BT nhựa

Võ Văn Kiệt




III. Khu tái định cư Xóm Hành và khu vực Phường An Tây

03

Đường số 4 khu tái định cư Xóm Hành

Đường Tự Đức - Thủy Dương

Trường tiểu học Huyền Trân

P.An Tây

448

17

10,5

BT nhựa

Trần Đại Nghĩa




04

Đường đồi ông Cẩn

Thiên Thai

Giáp xã Thủy Bằng

P.An Tây

1.600

11,5

7

BT nhựa

Châu Chữ

Đờng đi đến thôn Châu Chữ

IV. Khu quy hoạch Hùng Vương - Bà Triệu

05

Đường phía sau siêu thị Big C

Hùng Vương

Tôn Đức Thắng

P. Phú Nhuận

240

14

7

BT nhựa

Phong Châu

Địa danh gắn liền với thời kỳ H.Vương

06

Đường bên cạnh Trung tâm Thể thao tỉnh

Hà Huy Tập

Trần Văn Ơn

P. Xuân Phú

500

14

7

BT nhựa

Bùi San




V. Khu quy hoạch Nam Vỹ dạ

07

Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7

Nguyễn Sinh Sắc

Đường trước BV Mắt

P. Vỹ Dạ

200

26

14

BT nhựa

Kim Liên




08

Khu QH Vỹ Dạ 10

Phạm Văn Đồng

Đường Tùng Thiện Vương

P. Vỹ Dạ

300

12

6

BT nhựa

Hồng Khẳng




09

Đường số 1 KQH Tùng Thiện Vương

Tùng Thiện Vương

Hói Mộc Hàn

P. Vỹ Dạ

140

12

6

BT nhựa

Cao Xuân Huy




10

Đường số 2 KQH Tùng Thiện Vương

Tuy Lý Vương

Hói Mộc Hàn

P. Vỹ Dạ

300

12

6

BT nhựa

Ưng Trí




11

Đường số 3 KQH Tùng Thiện Vương

Phạm Văn Đồng

Khu dân cư

P. Vỹ Dạ

600

12

6

BT nhựa

Nguyễn Minh Vỹ




VI. Khu quy hoạch Trường Bia

12

Đường số 1 KQH

Hồ Đắc Di

Điểm xanh Khu QH

P. An Cựu

500

12

6

BT nhựa

Tôn Thất Dương Kỵ




13

Đường số 2 KQH

Hồ Đắc Di

Đường nối số 1

P. An Cựu

300

12

6

BT nhựa

Nguyễn Hữu Đính




14

Đường số 3 KQH

Đường số 1

Đường QH Đại học Huế

P. An Cựu

300

12

6

BT nhựa

Nguyễn Hữu Ba




15

Đường số 4 KQH

Đường số 1

Đường QH Đại học Huế

P. An Cựu

300

12

6

BT nhựa

Lê Khắc Quyến




VII. Khu quy hoạch Cầu Lim

16

Đường số 1 KQH

Cầu Lim


Đường

Minh Mạng



Khu dân cư tổ 9, khu vực II

P.Thủy Xuân

500

12

6

BT nhựa

Bùi Viện




17

Đường số 2 KQH

Cầu Lim


Đường

Minh Mạng



Đường số 1

P.Thủy Xuân

300

12

6

BT nhựa

Phạm Phú Thứ




VIII. Khu quy hoạch Bàu Vá

18

Đường số 1 khu quy hoạch

Bùi Thị Xuân

Khu dân cư

P. Phường Đúc

500

19,5

16

BT nhựa

Nguyễn Văn Đào




IX. Khu vực Thủy Biều

19

Đường liên tổ

Lương Quán

Ngã 3 cuối đường Thanh Nghị

P. Thủy Biều

600

5

5

BT xi măng

Thân Trọng Phước




X. Khu định cư Hương Sơ

20

Đường vào khu định cư

Tản Đà

Khu định cư

P. Hương Sơ

300

11

7

BT nhựa

Lễ Khê

Tên địa danh

XI. Khu định cư Phú Hiệp

21

Đường vào khu định cư

Ngã ba Cao Bá Quát nối dài

Lô D10

P. Phú Hiệp

230

11,5

5,5

BT nhựa

Thế Lại

Tên địa danh

22

Đường vào khu định cư

Ngã 3 Phùng Khắc Khoan

Lô D4

P. Phú Hiệp

260

13

7

BT nhựa

Bùi Hữu Nghĩa



XII. Khu vực Hương Long

23

Đường liên tổ

Nguyễn Hoàng

Kiệt 32 Nguyễn Phúc Chu

P. Hương Long

800

6

4

BT xi măng

An Ninh

Tên địa danh



Phụ lục V

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁC TÊN ĐƯỜNG ĐỢT VII (2014)





STT

TÊN ĐƯỜNG

TIỂU SỬ DANH NHÂN, NỘI DUNG ĐỊA DANH

GHI CHÚ

I. KHU QUY HOẠCH AN CỰU CITY

01

VÕ NGUYÊN GIÁP

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: (1911 - 2014) có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn. Quê quán xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, Ông tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, Ông bị địch bắt và kết án hai năm tù. Sau khi ra tù, Ông tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, Ông hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”... Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, Ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đầu năm 1941, Ông về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Từ tháng 12/1944 đến 12/1986, Ông liên tục được bầu làm UV BCH TW Đảng các khóa I đến khóa VI, và là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và Quốc tế.






II. KHU QUY HOẠCH QUỐC LỘ 1A TỰ ĐỨC - THỦY DƯƠNG

02


VÕ VĂN KIỆT


Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922 - 2008): Tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân; sinh ngày 23-11-1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Vào Đảng tháng 11/1939.

Ông nguyên là ủy viên BCH TW Đảng các khóa II, IV, V,VI, VII, VIII và ủy viên Bộ chính trị các khóa V, VI, VIII. Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992 - 1997), ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001 làm Cố vấn BCH TƯ Đảng.

Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Ông từ trần ngày 11/6/2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.






III. KHU TÁI ĐỊNH CƯ XÓM HÀNH VÀ KHU VỰC PHƯỜNG AN TÂY

Từ năm 2011, đề án đặt tên đường đợt VI đã bố trí ở đây và khu định cư Xóm Gióng nhóm đường các danh nhân và nghệ nhân có công lao mở mang ngành, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống, phát triển khoa học kỹ thuật, khai khẩn đất đai, nhằm nói lên truyền thống lao động sáng tạo, cần cù, xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc ta như tên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Khả, Tôn Thất Bật, Lê Công Hành, Trần Lư, Nguyễn Hữu Thận. Đề án đợt VII bổ sung thêm danh nhân khoa học quân sự Trần Đại Nghĩa và tên đường Châu Chữ gắn với truyền thống cách mạng địa phương.



03


TRẦN ĐẠI NGHĨA


 Trần Đại Nghĩa (1913-1997): tên thật Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913  tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1935, ông đi du học Pháp, tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông  theo Hồ Chủ tịch về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới, năm 1948 phong quân hàm Thiếu tướng, Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới. Trong quân đội từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Trong lĩnh vực dân sự giữ chức: Thứ trưởng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988), Đại biểu Quốc hội khoá II, III. Ông đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động (tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952).

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là một kỹ sư quân sự, một nhà khoa học lớn, cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 1997 tại Tp Hồ Chí Minh.






04

CHÂU CHỮ

Thôn Châu Chữ, xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 7 km về hướng Tây Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thôn Châu Chữ là căn cứ cách mạng quan trọng của huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) và thành phố Huế.

Thôn Châu Chữ có địa hình đồi núi nhưng lại rất gần thành phố Huế. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Châu Chữ đã được chọn làm căn cứ của huyện Hương Thuỷ và thành phố Huế, nơi đón tiếp nhân sĩ trí thức, lực lượng thanh niên, học sinh yêu nước ở Huế tham gia cách mạng, nơi tập huấn quân, dân, chính, Đảng, trạm dừng chân của các đơn vị bộ đội trước khi xuất kích .

Năm 1962 Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế giao căn cứ cách mạng Châu Chữ cho Thành uỷ Huế quản lý. Từ đó căn cứ cách mạng Châu Chữ ngày càng được mở rộng, có các điểm hội họp, nơi cất giấu vũ khí, lương thực, trạm liên lạc của Thành ủy và các khu vực đóng quân của bộ phận trinh sát an ninh, trinh sát Thành Đội, đội biệt động quận Hữu Ngạn, trở thành nơi tập kết lực lượng tiến công thành phố Huế những năm 1968 - 1975.

Có thể nói căn cứ cách mạng thôn Châu Chữ, xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ đã góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng ở Thừa Thiên Huế.





IV. KHU QUY HOẠCH HÙNG VƯƠNG - BÀ TRIỆU:

Đây là một trong những khu quy hoạch quan trọng của thành phố được xây dựng sớm, nằm ở vị trí trung tâm phát triển của thành phố có nhiều cơ quan hành chính và cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục. Đề án ưu tiên bố trí ở đây nhóm đường danh nhân từ sau năm 1930 bao gồm các đồng chí tiền bối lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động yêu nước và cách mạng qua các thời kỳ có mối quan hệ gần gũi trong đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 3 lần đặt tên đường phố đợt IV (2005), đợt V (2006) và đợt VI (2011) đã có 22 tuyến đường chính ở khu vực này đã được đặt tên (Tố Hữu, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Phong Sắc, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Văn Thụ, Lê Viết Lượng, Lê Minh, Nguyễn Đức Tịnh, Nguyễn Đức Cảnh, Huỳnh Tấn Phát, Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Huyên, Lê Quang Đạo, Phùng Chí Kiên, Trần Anh Liên, Lê Hồng Sơn, Trần Hữu Dực, Đặng Thùy Trâm). Đợt VII có thêm 2 tên đường mới Bùi San Phong Châu.



05


PHONG CHÂU


Phong Châu: Địa danh nổi tiếng ở tỉnh Vĩnh Phú, thuộc hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao. Đây là vùng đất trung tâm của đất tổ, nơi có khu di tích Hùng Vương gồm núi Nghĩa Lĩnh và đền Hùng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân trước khi về tiếp quản thủ đô tháng 10/1954 và nói chuyện với bộ đội: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Địa danh gắn liền với Hùng Vương

06


BÙI SAN


Bùi San (1914 - 2003): Sinh năm 1914 tại Huế. Vào Đảng tháng 8-1930.

Xứ uỷ viên Trung kỳ trước 1945, ông nhiều lần bị tù ở lao Thừa Phủ và Buôn Mê Thuột (1940 – 1945).

Trong kháng chiến chống Pháp là Phó Bí thư Liên khu uỷ Khu 5.

Trong kháng chiến chống Mỹ: Năm 1955 làm Trưởng tiểu ban dân tộc TW. Năm 1957 tham gia tiểu ban tổng kết kinh nghiệm xây dựng báo cáo chính trị trình đại hội đảng lần thứ III. Sau đó, làm Phó Ban nông thôn của Trung Ương, Phó Bí thư Liên khu uỷ Khu 5, Chủ tịch Công đoàn giải phóng Miền Nam.

Sau ngày giải phóng (30/4/1975), là Bí thư Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên, Trưởng đoàn chuyên gia Campuchia, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV và khóa V. Được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (2000).





V. KHU QUY HOẠCH NAM VỸ DẠ:

Đây là khu quy hoạch mới đang trên đà phát triển mạnh của thành phố, nơi tập trung nhiều cơ sở hành chính, văn hóa, dịch vụ và nhiều khu định cư. Trong 3 lần đặt tên đợt IV (2005), đợt V (2006) và đợt VI (2011) có 18 con đường ở đây đã được đặt tên (Nguyễn Phong Sắc, Cao Xuân Dục, Phan Văn Trường, Trương Gia Mô, Xuân Thủy, Lưu Hữu Phước, Hà Huy Giáp, Nguyễn Sinh Khiêm, Hoàng Thông, Việt Bắc, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn An Ninh, Dục Thanh, Pác Bó, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Phan Chánh, Hồng Thiết, Nguyễn Khoa Vy). Đợt VII sẽ có thêm 5 đường là những nhân vật, địa danh có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gắn với đặc thù văn hóa vùng đất.



07

KIM LIÊN

Kim Liên: Tên chữ của làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Người đã sống trong thời niên thiếu (1901 – 1906) trước khi cùng với gia đình vào sống ở kinh đô Huế. Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây còn bảo tồn nhiều di tích quan trọng như giếng Cốc, cây đa, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - nơi gắn liền tuổi thơ của Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan và các công trình kiến trúc mới như khu hành lễ tưởng niệm, nhà trưng bày…Khu di tích lịch sử Kim Liên đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1979, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ngày 10/5/2012.




08


HỒNG KHẲNG


Hồng Khẳng (1864 - 1931): Tự Sĩ Hoạch, hiệu Vấn Trai, con của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Sau khi thi đỗ kỳ thi Hương năm Đinh Hợi (1887), Hồng Khẳng được bổ làm Ty vụ ty Điển Nghi. Năm 1897 giữ chức Hồng Lô Tự Khanh rồi Án sát kiêm Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa (1899). Năm 1907, ông ra Hà Tĩnh làm Tuần vũ. Năm sau (1908), phong trào chống thuế miền Trung lan ra Hà Tĩnh, Quan Tuần vũ Hồng Khẳng không chịu làm theo lệnh của Công sứ Doncet trong việc đàn áp, xử tội đồng bào và sĩ phu yêu nước tham gia phong trào kháng sưu và xin từ chức. Nhà cầm quyền Pháp và triều đình bù nhìn lập tức ra lệnh triệu hồi và bãi chức của ông. Hồng Khẳng trở về Huế vui thú điền viên đến năm 1914 mới được khai phục với chức Thị lang rồi tham tri Bộ Hộ. Sau khi lên ngôi, Khải Định cử ông làm Tổng đốc Bình Định nhưng lấy cớ tuổi già sức yếu, ông xin ở lại Huế và thăng Thượng thư. Năm 1919 ông về hưu hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Những năm tháng cuối đời, ông dành thời gian giáo dục con cháu, đọc sách và tiếp tục sáng tác hoàn thành tập thơ Lạc Tịnh Viên thi thảo.

Nhà thơ Hồng Khẳng là chủ nhân ngôi nhà vườn Lạc Tịnh tọa lạc ở số nhà 65 đường Phan Đình Phùng, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh.






09


CAO XUÂN HUY


Cao Xuân Huy (1900 – 1983): Người làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông nội là Cao Xuân Dục (1842 – 1923), từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, nhiều lần giúp đỡ ông Nguyễn Sinh Sắc khi đến Huế. Cha ông là Cao Xuân Tiếu (1865-1939), giữ chức thượng thư, Hiệp biện đại học sĩ.

Năm 1922 sau khi tốt nghiệp bằng Thành chung ở Huế, ông theo học trường Cao đẳng Sư phạm Đông dương và tốt nghiệp năm 1925. Ông đi dạy ở trường Quốc Học Huế và tham gia hoạt động cách mạng, gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng, do đó, bị giải chức, đày ra Lao Bảo, rồi giải về Nghệ An mãi đến năm 1929 mới được thả, ông về làm công tạm cho nhà in Đắc Lập, Huế.

Sau năm 1945, ông hăng hái tham gia kháng chiến, được cử làm Hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Xuân Ôn ở Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1951, được mời làm Giáo sư Trường Dự bị Đại học Việt Nam tại Thanh Hóa. Tháng 12 năm 1954, về Hà Nội giảng dạy môn triết học phương Đông, môn logic học và môn tâm lý học cho lớp Đại học Văn khoa, tiền thân của khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp và trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư Cao Xuân Huy có nhiều đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng, văn hóa, là tác giả nhiều công trình khoa học có giá trị về triết học và văn học cổ Việt Nam. Năm 1996, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác phẩm “Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu”.






10

ƯNG TRÍ


Ưng Trí (1914 - 1989): còn có tên là Lê Đại, hiệu là Thúc Đạt, sinh năm 1914 tại Vỹ Dạ, Huế, cháu nội của nhà thơ lớn Tuy Lý Vương Miên Trinh, con cụ Hường Thiết, từng tham gia soạn bộ sách “Đại Nam quốc cương giới vựng biên” “Đại Nam quốc toàn đồ”. Ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng thị xã Thuận Hoá đầu tiên sau cách mạng Tháng Tám 1945. Ông bị thương trong sản xuất vũ khí, cụt một tay trong kháng chiến chống Pháp.

Ông tập kết ra Bắc năm 1954 làm cán bộ tuyên huấn ở Hà Nội.

Tháng 10/1964 mặc dù thương binh, ông xung phong trở lại quê hương là Phó trưởng ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế từ 1964- 1968. Ông tham gia công tác tuyên truyền huấn luyện cơ sở nội thành, phục vụ cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân -1968 ở Huế. Ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh.





11

NGUYỄN MINH VỸ


Nguyễn Minh Vỹ (1914 - 2002): Tên thật là Tôn Thất Vỹ, sinh năm 1914 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình Hoàng tộc, song ông đã sớm có tinh thần yêu nước và cách mạng, tham gia vào "Sinh hội đỏ" và Thanh niên Cộng sản Đoàn khi đang học trường Quốc Học Qui Nhơn. Năm 1931 bị Toà án Nam triều tỉnh Bình Định tuyên án bảy năm tù và một án phụ "Tước Tôn tịch cải tùng mẫu tánh".

Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà, là đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà (khoá I năm 1946). Khi có lệnh tập kết, ra miền Bắc, ông được giao nhiệm vụ tham gia tuyên truyền cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Quan hệ Bắc Nam, Chủ nhiệm báo Thống nhất, rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Thông tin kiêm Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương. Là thành viên Tiểu ban miền Nam của Quốc hội, ông được giao nhiệm vụ soạn bản dự thảo tuyên bố của Quốc hội, tố cáo mạnh mẽ hành động xâm lược của chính phủ Mỹ. Do vậy, trong thời gian này ông có điều kiện để thường xuyên được làm việc bên cạnh Bác Hồ.

Từ năm 1968 – 1973, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Bộ trưởng Xuân Thuỷ làm Trưởng đoàn, Nguyễn Minh Vỹ làm Phó trưởng đoàn tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam. Hội nghị kéo dài 4 năm 8 tháng 20 ngày, đến ngày 27/1/1973, hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết. Cùng với các thành viên trong Đoàn, ông và Bộ trưởng Xuân Thủy đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó.

Nguyễn Minh Vỹ là nhà hoạt động ngoại giao tài năng và giàu kinh nghiệm, hoạt động theo phương thức "hai địa chỉ". Không chỉ là ngoại giao giữa chính phủ với chính phủ hay trên bàn Hội nghị mà còn kết hợp với ngoại giao nhân dân, công khai vận động quần chúng, lấy nhân dân làm hậu thuẫn.

Năm 2008 ông được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.





VI. KHU QUY HOẠCH TRƯỜNG BIA

Đây là khu quy hoạch đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ký quyết định cấp cho ĐH Huế với 120 hecta để từng bước đầu tư xây dựng làng ĐH Huế. Đến nay đã có hàng chục công trình nhà học, nhà làm việc, thư viện, nhà thí nghiệm thực hành được xây dựng. Đề án đề nghị bố trí ở đây tên các danh nhân có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền khoa học, giáo dục nước nhà như Hồ Đắc Di, Nguyễn Khánh Toàn. Đề án lần này tiếp tục đề xuất đặt thêm cho 04 tuyến đường mới, gồm các gương mặt trí thức yêu nước tiêu biểu trong phong trào đấu tranh đô thị: Tôn Thất Dương Kỵ, Nguyễn Hữu Đính, Nguyễn Hữu Ba, Lê Khắc Quyến.



12

TÔN THẤT

DƯƠNG KỴ


Tôn Thất Dương Kỵ (1914 - 1987): Người làng Vân Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời trai trẻ, ông đã là một học giả uyên thâm cả Tây học và Nho học. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông là Thư ký Liên đoàn văn hóa cứu quốc Thừa Thiên. Từ năm 1947 đến 1955, dạy học tại trường Khải Định, ông đã truyền bá tinh thần dân tộc, yêu nước, cách mạng cho thanh niên, học sinh. Cùng với một số nhà giáo và văn nghệ sĩ tiến bộ, ông đã lập ra tờ báo “Tiến hóa” làm cơ quan tranh đấu văn hóa, chính trị của trí thức miền Trung.

Sau khi tờ báo Tiến Hóa bị địch đóng cửa, năm 1954, ông lập ra tập văn Ngày Mai, cơ quan tranh đấu của phong trào đòi hòa bình, hiệp thương, tổng tuyển cử. Tháng 5/1955, tập văn Ngày Mai bị cấm lưu hành, ông bị bắt giam một năm. Sau khi ra tù, vào Sài Gòn dạy học đồng thời tiếp tục viết báo, đấu tranh cho hòa bình. Đến năm 1962 lại bị bắt vào tù, đến khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ mới được thả ra.

Năm 1964, tại Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, ông được cử vào Ủy ban Trung ương với bí danh Dương Kỳ Nam. Ông cùng những người yêu nước khác lãnh đạo phong trào Dân tộc tự quyết Việt Nam với cương vị Ủy viên ban chấp hành và là Tổng Thư ký Ủy ban Vận động hòa bình Việt Nam. Không lâu sau, chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách ngăn cấm, đàn áp. Chúng cho bắt ông và những người lãnh đạo phong trào rồi “tống xuất” ra Bắc qua cầu Hiền Lương. Tuy nhiên, Ông và những người cộng sự của mình đã làm chính quyền Sài Gòn “bẽ mặt” với tư thế hiên ngang bước qua cầu, rồi sau đó ông lại tìm cách vào Nam tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến ngày thống nhất đất nước.

Năm 1968, Ông được cử làm Bí thư Đảng đoàn, Tổng Thư ký Ủy Ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, ông được bầu làm Ủy viên thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công tác ở cương vị này cho đến khi bị bệnh nặng qua đời ngày 20/10/1987 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ là nhà trí thức yêu nước, tranh đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, là người có vai trò rất lớn trong công cuộc đoàn kết dân tộc trong liên minh thống nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với bút danh Mãn Khánh, ông là tác giả nhiều công trình biên khảo có giá trị về văn sử như Việt Sử khảo lược, Nghị luận văn học, nhiều bài khảo cứu khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.





13

NGUYỄN HỮU ĐÍNH

Nguyễn Hữu Đính (1907 -1995): Quê làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, ông là một trí thức cách mạng, xuất thân là một kỹ sư Thủy Lâm.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, được cử tham gia Ủy ban nghiên cứu Lâm Chính tại Bộ Canh Nông, Hà Nội. Sau đó giữ chức vụ Quân trưởng quân VI Lâm chính, gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam, trụ sở đặt tại Huế.

Năm 1947, mặt trận chống Pháp bùng nổ, ông tham gia vào Ban Kinh tài Thành phố Huế với nhiệm vụ vận động các nhân sĩ trí thức, các nhà tư sản ủng hộ và giúp đỡ cách mạng. Năm 1953 tham gia vào Ban Trí Vận do giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ phụ trách. Trong thời gian này, ông trực thuộc “Chi bộ trí thức” thành phố Huế, có nhiệm vụ tiếp tục vận động giới thiệu trí thức và tư sản Huế. Năm 1954 – 1955, tham gia sáng lập và điều hành “Tập văn Ngày Mai” cơ quan ngôn luận đấu tranh công khai do Thành ủy Huế chỉ đạo.

Năm 1970, tham gia thành lập và điều hành một số phong trào đấu tranh quần chúng ở Huế, làm cố vấn cho Mặt trận Nhân dân Tranh thủ Hòa Bình Thừa Thiên Huế, góp phần điều hành và biên soạn các tập san “Mặt trận Hòa bình” và “Mặt trận Văn hóa Miền Trung”. Từ năm 1971 đến 1972, làm chủ tịch Ủy ban Bảo trợ sinh viên – học sinh Huế, hoạt động giúp đỡ các phong trào đấu tranh chống chế độ Mỹ Ngụy của sinh viên – học sinh, thường dự và phát biểu tại các cuộc họp đấu tranh công khai tại trụ sở Tổng hội sinh viên Huế và các giảng đường Viện Đại học Huế. Tháng 4 /1972 đến tháng 3/1973, bị chế độ cũ bắt giam tại nhà giam Thanh Bình (Đà Nẵng), nhà giam Ty Công an Đà Nẵng, nhà giam thẩm vấn Huế và Lao Thừa Phủ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, gia đình ông (trú tại 30 Nguyễn Công Trứ, 8 bis Nguyễn Huệ, nay là 18 Nguyễn Huệ - Huế) là cơ sở cách mạng, một trạm chuyển tài liệu, nơi hội họp, ẩn náu của một số cán bộ hoạt động cách mạng và những người trú tại thành phố tham gia hoạt động bí mật.

Từ năm 1975, ông giữ các chức vụ Ủy viên Trung ương UB MTTQ Việt Nam, PCT UBMT TQ Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên, CT UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế.

Trên phương diện nghiên cứu khoa học, ông có nhiều nghiên cứu về lâm học, đô thị học, văn học và để lại 12 giáo trình lâm nghiệp, khoảng 25 tác phẩm nghiên cứu nhiều mặt, đặc biệt về Huế, đã xuất bản tác phẩm “Les travaux de fixation des dunes mouvantes du Centre Vietnam” vào năm 1960 tại Sài Gòn. Ông chủ trương thành lập Nhà xuất bản Sùng Chính, sáng lập tập san Nghiên cứu Việt Nam từ năm 1971, là thành viên sáng lập và giám đốc đầu tiên Trung tâm nghiên cứu Huế, là chủ biên sáng lập tập san Nghiên cứu Huế từ sau năm 1975.





14

NGUYỄN HỮU BA

Nguyễn Hữu Ba (1914 - 1997): Bút hiệu Đạo Tâm, quê làng Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Năm 1930, ông đã hoà nhạc cổ truyền vào dĩa hát Beka của Đức. Năm 1937, đoạt giải thưởng ưu hạng tại hội chợ Huế. Cũng trong thập niên 30, ông đã tìm ra phương pháp dùng ký âm pháp Tây phương để thay thế cách ghi theo thang âm ngũ cung.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia cách mạng tại Huế, hoạt động yêu nước cùng với giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, bác sĩ Thân Trọng Phước… và nhiều lần bị địch bắt giam. Năm 1949 ông sáng lập Tỳ Bà Trang, sau đổi là Tỳ Bà Viện nhằm chấn hưng và cải tổ nền âm nhạc cổ truyền. Năm 1956, ông vào Sài Gòn làm Giám học trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ. Năm 1960, ông thành lập thêm ở đây một Viện Tỳ bà thứ hai và Trung tâm Phục hưng quốc nhạc Việt Nam. Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam ra đời (12/1960), ông sang Pháp vận động trí thức Việt Kiều và làm đại diện cho Mặt trận. Năm 1964, cùng với Giáo sư Trần Văn Khê, ông đã làm hai dĩa nhạc Việt Nam cho UNESCO và đoạt giải thưởng đặc hạng. Năm 1970, ông trở lại Huế làm Giám đốc trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ.

Sau năm 1975 về công tác ở Phân viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh và năm 1984 được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (ngành ca Huế). Nguyễn Hữu Ba là nhà nghiên cứu cổ nhạc và là bậc nhạc sư về ngành cổ nhạc Việt Nam, có nhiều đóng góp tích cực cho nền âm nhạc truyền thống trên các mặt sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, sáng tác, đào tạo.





15

LÊ KHẮC QUYẾN

Lê Khắc Quyến (1915 - 1978): Bác sĩ, nhà trí thức yêu nước tiêu biểu của Huế và miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người làng Văn Xá, huyện Hương Trà. Thuở nhỏ học ở Huế, sau đó ra Hà Nội học trung học và tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1943. Năm 1945 làm Giám đốc Bệnh viện Nha Trang. Năm 1946 cục trưởng Cục Quân Y Trung bộ, Huế.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), ông sinh hoạt trong chi bộ trí thức do Thị ủy Huế trực tiếp chỉ đạo cùng với Gs Tôn Thất Dương Kỵ, kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, bác sĩ Thân Trọng Phước… Tháng 7/1956 đến năm 1964, ông đứng ra thành lập và làm chủ nhiệm tờ báo Lành Mạnh, một tập san về khoa học - văn hóa - xã hội có xu hướng đề cao giá trị văn hóa dân tộc. Năm 1958 - 1963 Giám đốc Bệnh viện Huế. Đầu năm 1963 – 1966 là Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế. Ông tiếp tục tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước của đô thị miền Nam. Năm 1964 là Chủ tịch Hội đồng nhân dân cứu quốc. Cuối năm 1966 vào Sài Gòn làm Giám đốc Bệnh viện Sùng Chính.






VII. KHU QUY HOẠCH CẦU LIM:

Đây là khu quy hoạch mới được xây dựng nằm trên đường Minh Mạng, phía Tây Nam thành phố. Đề án chọn tên đường Minh Mạng, một nhà cải cách hành chính nổi tiếng của triều Nguyễn làm trục chính để bố trí ở đây nhóm đường các nhà cải cách, duy tân trong lịch sử Việt Nam vào nửa sau thế kỷ thứ XIX: Bùi Viện, Phạm Phú Thứ.



16

BÙI VIỆN

Bùi Viện (1839 - 1878): hiệu là Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Năm 1868, ông đỗ cử nhân khoa Mậu Thìn, là người mở đầu cho hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong cuộc đời của mình, ông làm nhiều việc có ích cho dân cho nước như: mở mang bến Ninh Hải (Hải Phòng), tổ chức đội Tuần dương quân để đẩy mạnh vận tải đường biển, thông thương buôn bán. Ông nhiều lần đề nghị triều đình nên duy tân, cải cách đất nước về kinh tế như phát triển giao thông đường thủy, đào vét sông ngòi, tổ chức thủy đội, tiểu trừ giặc biển, bảo vệ thuyền buôn, mở mang giao thông với các nước. Bùi Viện mất tại Huế cuối năm 1878.




17

PHẠM PHÚ THỨ

Phạm Phú Thứ (1820 - 1880): Biệt hiệu là Giá Viên, quê ở làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông đỗ Hội nguyên năm 1843, được bổ làm quan và giữ nhiều chức vụ tại triều và các địa phương. Năm 1865, ông được cử làm Phó sứ sang Pháp và Tây Ban Nha với nhiệm vụ xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ở Pháp về, ông nhiều lần tâu xin vua Tự Đức cải cách việc chính trị, giáo dục trong nước, xin phép in, phổ biến những sách khoa học thường thức phương Tây, song các đề nghị của ông đã bị triều đình cự tuyệt.

Ông là tác giả các sách: Tây phù thi thảo, Giá Viên thi tập, Trúc Đường tiên sinh thi văn tập, Bản triều liệt thánh sự lược toản yếu, Lịch triều thống hệ niên phả toản yếu, nhiều văn thơ và sớ tấu..






VIII. KHU QUY HOẠCH BÀU VÁ:

18

NGUYỄN VĂN ĐÀO

Nguyễn Văn Đào (thế kỷ XVII): Ông tổ nghề đúc đồng ở Thừa Thiên Huế. Theo Gia phả Nguyễn Kinh Nhơn (1882), Nguyễn Văn Đào là con của ông Nguyễn Văn Lương, quê ở làng Đồng Xá, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu thế kỷ thứ XVII, ông Nguyễn Văn Lương theo chúa Nguyễn vào Nam, giữ chức Cai quan, tước Lương Thanh Bá và lập ấp Kinh Nhơn nên họ Nguyễn này còn có tên riêng là họ Nguyễn Kinh Nhơn. Nguyễn Văn Đào làm việc tại Ty thợ đúc thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đến chức thủ hợp, tước Cường Đức tử. Con cháu đời sau đều được làm việc ở Chú tượng Kinh nhân ty (ty thợ đúc người Kinh Bắc). Dòng họ Nguyễn Văn Lương và Cao tổ Nguyễn Văn Đào có công lao to lớn trong việc khai phá, gây dựng lập nên nghề đúc đồng ở Huế, đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 400 năm. Cao tổ Nguyễn Văn Đào đã được tôn làm tổ sư nghề đúc đồng truyền thống ở Thuận Hóa. Lễ giỗ Tổ cử hành ngày mồng 3 tháng 7 âm lịch hàng năm. Mộ và nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng Huế tọa lạc ở phường Phường Đúc, thành phố Huế đã được công nhận là di tích quốc gia ngày 28/6/1996 tại Quyết định số 1460-VH/BT của Bộ Văn hóa và Thông tin.




IX. KHU VỰC THỦY BIỀU:

19

THÂN TRỌNG PHƯỚC

Thân Trọng Phước (1902 - 1960): Người làng Nguyệt Biều, Huế. Thân sinh là cụ Thân Trọng Dược, tri phủ Hòa Đa, tỉnh Phú Yên, do chống lại Nam triều nên bị cách chức. Sau khi học bậc trung học ở trường Quốc học Huế, năm 1921, ông vào học Trường Y khoa Hà Nội, sau 7 năm tốt nghiệp, về làm việc ở Bệnh viện Vinh.

Sớm có ý thức về trách nhiệm của một người dân mất nước, ngay sau khi đến Vinh, ông đã liên hệ với những người yêu nước ở đây, tham gia hoạt động trong đảng Tân Việt. Những sự tiếp xúc của Thân Trọng Phước đã khiến nhà cầm quyền Pháp ở Vinh nghi ngờ, nhưng chúng không có chứng cớ cụ thể. Tuy nhiên để ngăn ngừa trước, chúng vẫn đổi ông lên làm việc tại Buôn Ma Thuột. Năm 1930, ông thôi việc, về Huế mở phòng khám bệnh tư. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939, Thân Trọng Phước đã tiếp xúc với nhóm ái hữu thợ may và cùng tham gia sinh hoạt với anh em thợ thuyền. Ông ra tranh cử và được bầu vào Viên dân biểu Trung kỳ để có tiếng nói trong các vấn đề xã hội của địa phương.

Trong những ngày Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông công khai đứng về phía nhân dân và cách mạng, tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông đứng ra xây dựng lại bệnh viện Huế, phụ trách phòng phẫu thuật và được bầu làm Giám đốc Hội Hồng Thập tự Trung Bộ. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (12/1946), ông hoạt động yêu nước trong vùng địch tạm chiếm, sinh hoạt ở chi bộ trí thức cùng với Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, kỹ sư Nguyễn Hữu Đính v.v... Phòng khám bệnh tư của ông là cơ sở tin cậy của đảng bộ địa phương. Ông đã trực tiếp giúp đỡ nhiều đồng chí hoạt động bí mật, nơi hội họp, tiếp tế thuốc men, khám bệnh miễn phí cho người nghèo.





X. KHU QUY HOẠCH HƯƠNG SƠ:

20

LỄ KHÊ

Làng Lễ Khê, nay người dân thường gọi là Lệ Khê. Đây là một làng cổ, sách Ô châu cận lục ghi thuộc huyện Tư Vinh, nổi tiếng về trồng cây Hồ tiêu, còn sách Phủ biên tạp lục ghi thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang, nay thuộc phường Hương Sơ, thành phố Huế.

Đây là một làng gồm có nhiều am miếu, được trải dài từ đầu đến cuối làng, như đầu làng có miếu Thành Hoàng, kế đó về phía tay trái 50m thì có miếu Thần Nông, tiếp đến là chùa làng, bên cạnh chùa là miếu Khai canh và đình làng, trước đình làng là hồ bán nguyệt. Bên tả của đình có miếu thờ Khổng Tử, cạnh miếu Khổng Tử là miếu Bà. Ngay ở trung tâm làng có miếu thờ Thiên Y A Na, cuối làng có miếu thờ Nhị vị tôn thần. Ngoài ra làng còn có miếu thờ chiến sĩ trận vong, được xây dựng năm 1885, sau biến cố thất thủ Kinh đô. Làng có sáu họ khai canh là Đinh, Phan, Nguyễn, Huỳnh, Lê, Trần.



Hiện tại làng còn 12 sắc phong phong cho sáu họ được cấp vào thời Khải Định, phong cho các vị Khai khẩn của làng, trong đó ba họ Huỳnh, Lê, Trần mỗi họ giữ bốn bản sắc phong. Đặc biệt làng còn lưu giữ được một bản Hương ước của làng được soạn từ năm Khải Định thứ 9 (1924). Bên cạnh đó còn các địa bạ của làng từ thời Minh Mạng đến thời Bảo Đại.




XI. KHU ĐỊNH CƯ PHÚ HIỆP:

21

THẾ LẠI

Thế Lại là một làng cổ của xứ Thuận Hóa ra đời cách đây hơn 500 năm, về sau, làng Thế Lại tách ra làm hai làng Thế Lại Thượng hiện thuộc phường Phú Hiệp, thành phố Huế, và Thế Lại Hạ thuộc Hương Vinh, Hương Trà. Sách Ô Châu cận lục do Dương Văn An (1514-1591) biên soạn cho biết Thế Lại là một trong 60 xã của huyện Kim Trà thuộc phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa. Vị trí của làng bao gồm nội ngoại góc Đông Bắc Kinh thành Huế ngày nay, tiếp giáp với các làng Bao Vinh, An Quán bên kia sông. Theo tư liệu dân gian và kết quả khảo sát điền dã, người có công lập ra làng Thế Lại cổ do một vị tướng họ Hồ, được nhân dân tôn làm thần Thành Hoàng và lập Đình và Miếu để thờ (đã được công nhận Di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp Quốc gia). Đây là ngôi làng có nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Lê Thị Đàn, Trần Đăng Khoa, Ngô Kha...




22

BÙI HỮU NGHĨA

Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872): người làng Long Tuyền, Cần Thơ. Năm 1835, ông đỗ thủ khoa kỳ thi Hương năm Ất Mùi trường thi Gia Định nên gọi là Thủ khoa Nghĩa, được bổ làm Tri huyện Phước Long, tỉnh Biên Hòa, rồi thiên bổ Tri huyện Trà Vinh. Vì tính cương trực, ông đương đầu với đám cường hào ác bá tại Trà Vinh. Sau bị chúng vu oan, tìm cách hãm hại nhưng may có vợ là Nguyễn Thị Tồn biết được và ra tận kinh đô để kêu oan nên thoát cảnh lao tù. Khi quân Pháp xâm lược Nam kỳ, ông tích cực ủng hộ kháng chiến, nhà ông là nơi các chí sĩ thường gặp gỡ luận bàn việc nước. Ông để lại nhiều thơ chữ Hán, chữ Nôm và bản tuồng Kim Thạch Kỳ duyên.







XII. KHU VỰC HƯƠNG LONG:

23

AN NINH

Làng An Ninh nguyên là một xã cổ hình thành trước khi xuất hiện sách Ô Châu cận lục (1555), đến thế kỷ XVIII mới tách làm hai thành An Ninh Thượng và An Ninh Hạ. Trong sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi An Ninh hạ và An Ninh thượng thuộc tổng An Ninh huyện Hương Trà. Từ đó hai làng sinh hoạt riêng, mặc dù cư dân không phân biệt. Làng An Ninh nằm trải dài theo hai bờ nam bắc sông Bạch Yến, chạy dài từ giáp giới làng An Hòa đến gần núi giáp các làng Trúc Lâm, Long Hồ. 

Thời nhà Mạc làng An Ninh có họ Phạm nhiều người đỗ đạt, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì có họ Bùi như Bùi Hữu Khánh (đỗ Cử nhân), Bùi Hữu Thứ (đỗ Phó bảng), Bùi Hữu Hưu (đỗ Tiến sĩ)…

Đình làng hiện tọa lạc bên bờ sông Bạch Yến, không rõ xây dựng từ năm nào nhưng có những lần trùng tu vào năm 1920, 1960. Ngôi đình được kết cấu theo lối ba gian hai chái, kèo cột gỗ. Các tư liệu của đình hiện còn lưu giữ 29 đạo sắc phong của các vua Triều Nguyễn được bảo quản tốt.





Phụ lục VI

TIỂU SỬ TÊN ĐƯỜNG DỰ TRỮ



1. Ngũ Phong: Địa danh, thắng cảnh ở thành phố Huế. Tên dãy núi có 5 ngọn nhấp nhô liên tiếp, chạy từ thôn Ngũ Tây đến thôn Tam Tây cùng phường An Tây, thuộc thành phố Huế. Dưới núi này có những ngôi chùa nổi tiếng, thời vua Duy Tân khởi nghĩa chống Pháp, thất bại trốn khỏi Kinh thành và bị bắt tại một ngôi chùa ở núi này. Năm 2006, đền thờ Công chúa Huyền Trân đã được xây dựng dưới chân núi này.

2. Nguyễn Húng (1914-2004): sinh năm 1914 tại Niêm Phò, Quảng Thọ, Quảng Điền TTH. Vào Đảng năm 1937 tại Niêm Phò, Quảng Điền

Bị tù Buôn Mê Thuộc 1940-1945. Cách Mạng tháng 8: Chủ tịch UB khởi nghĩa, Bí thư Huyện uỷ Quảng Điền

- Kháng chiến chống pháp: UVTV, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên; Khu uỷ viên, Bí thư nông dân LK4

- Kháng chiến chống Mỹ- Phó trưởng ban Nông thôn Trung ương. Năm 1959- Khu uỷ viên LK5, Bí thư Liên Tỉnh uỷ Trị Thiên. Bí thư Thành uỷ Huế.

- Đại sứ miền Nam Việt Nam tại Trung Quốc (chính phủ Cách Mạng Lâm thời)

- Phó Bí thư khu Uỷ Trị Thiên Huế; Uỷ viên Trung ương MTDTGPMN

Đồng chí là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một tấm gương sáng về cần kiệm liêm chính, trung kiên của Đảng. Được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Mất 12/11/2004 tại Huế.

3. Nguyễn Thị Quang Thái (1915 - 1944): liệt sĩ cách mạng, em ruột Nguyễn Thị Minh Khai, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nguyên là hôn thê đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Khi hoạt động ở Sài Gòn, Nguyễn Thị Minh Khai bị địch bắt chung với em. Khi biết tin chị mình bị địch kết án tử hình, bà nhận lời nuôi dạy cháu - con của Minh Khai - trở nên người hữu dụng cho xã hội. Khi bị giam trong tù năm 1931, bà có làm thơ tỏ ý chí: Mười sáu năm nay sống ở đời/ Nhân tình nghĩ đến lệ đầy vơi/ Trông phường đế quốc lòng ngao ngán/Thấy bạn cần lao dạ rối bời… Bà mất khi đang tuổi 29 tuổi trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.



4. Nam Đàn: Địa danh, thắng cảnh ở tỉnh Nghệ An. Tên huyện Nam Đàn có từ thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn. Vốn xưa là huyện Nam Đường, trước nữa là gồm đất ba huyện Sa Nam, Thạch Đường, Kệ Giang. Huyện nằm bên tả sông Lam; huyện lỵ cách thành phố Vinh chừng 12 km. Quê hương của Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Sắc, Lê Hồng Sơn, Trần Quốc Hoàn…

5. Ba Đình: Đây là một địa danh, lịch sử và thắng cảnh ở tỉnh Thanh Hoá và Hà Nội. Tên gọi chung ba thôn Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê, trước cùng một xã chung nhau một ngôi đình ở Mỹ Khê. Tại đây, năm 1886 - 1887 nghĩa quân Cần vương Phạm Bành, Đinh Công Tráng đóng căn cứ hoạt động chống Pháp. Danh từ này được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn để đặt tên cho quảng trường tại Thủ đô Hà Nội sau khi đọc Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2.9.1945.

6. Trịnh Xuân An (1911 - 1982): nhà văn, nhà báo, sinh trưởng tại Vỹ Dạ, Huế, xuất thân trong gia đình thợ thủ công. Năm 1928 tham gia Tân Việt Cách Mạng Đảng. Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), ông tham gia phong trào Đông dương Đại hội, cùng các đồng chí Nguyễn Khoa Văn, Nguyễn Cửu Thạnh làm báo Nhành Lúa, Sông Hương. Năm 1939 bị Pháp bắt giam. Năm 1944 ra tù, hoạt động truyền bá quốc ngữ ở địa phương. Tháng 8/1945 là ủy viên ban lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông công tác tại Ủy ban hành chính liên khu IV. Sau năm 1954 biên tập viên báo Nhân dân.

7. Lê Minh Trường (1940-1968): Liệt sĩ, quê làng Phò An, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Huế khoá 1959-1962. Từ năm 1963-1965, Lê Minh Trường tham gia phong trào Đô thị Huế, chống Mỹ- ngụy, năm 1966, bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ, sau chuyển lên Ba Lòng, Quảng Trị. Năm 1967, ông vượt ngục lên chiến khu, ngày 22/12/1968, ông hy sinh lúc làm nhiệm vụ tại Xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

8. Mai Am (1826 -1904): tên thật là Nguyễn Phúc Trinh Thận, sinh ngày 12/9/1826, tự Thúc Khanh và Nữ Chi, hiệu Diệu Liên và Mai Am, được phong Lại Đức công chúa, là hoàng nữ thứ 25 của vua Minh Mạng. Thân mẫu là bà Thục Tần Nguyễn Khắc Thị Bửu (1801 – 1851). Bà có bốn người con đều nổi tiếng tài hoa là nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và ba người con gái là Vĩnh Trinh, Trinh Thận và Tĩnh Hòa, được gọi là “Tam Khanh”. Thuở nhỏ, Mai Am được Miên Thẩm tận tình dạy bảo và thường tham gia các hội thơ. Năm 1850 bà hạ giá với Thân Trọng Di. Sau ngày kinh đô thất thủ (05/7/1885), phò mã đi theo vua Hàm Nghi và bị mất tích. Mai Am về nhà chồng ở Nguyệt Biều cho đến khi mất, an táng trong cùng một khuôn viên tẩm mộ với chồng và con ở xã Nguyệt Biều (nay là phường Thủy Biều, Huế).

Tác phẩm chính: Diệu Liên thi tập in năm 1867 gồm 323 bài thơ, in lại vào năm 1890, được các tay đại bút đương thời như Tuy Lý Vương, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên… phẩm bình khen ngợi.



9. Đặng Chiêm (1429 - ?): một danh sĩ đời Lê Nhân Tông (1413-1459), thuộc dòng dõi Đặng Dung đời hâụ Trần. Quê ở huyện Tiên Lộc, Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh, sau dời ra ở xã Mạc Bồ, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Năm 1453, ông đỗ Nhị Giáp tiến sĩ, đến đời Lê Thánh Tông làm đến Thừa Chính Sứ ti Tham nghị ở đất Hóa Châu. Khi làm quan ông có dâng sớ điều trần 5 điều:

- Tăng cường phòng thủ cửa bể Tư Dung (nay là cửa Tư Hiền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

- Lấp Nhuyễn hải khẩu (nay là cửa Thuận An).

- Mở cửa bể Liên Cừ (nay thuộc xã Thủy Liên, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

- Bãi bỏ chức Nguyên đầu thuế sứ vì không ích lợi và hao tốn công quỹ.

- Chiêu tập những người lưu lạc để đưa vào khai khẩn ruộng hoang ở châu Bố Chính (Quảng Bình).

Cuộc đời ông hết lòng mưu phúc cho dân cho nước, được sĩ phu trọng vọng.



10. Hoàng Tăng Bí (1883 – 1939): tự là Nguyên Phu, hiệu Tiểu Mai, quê xã Đông Ngạc, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Năm Bính Ngọ 1906, ông đỗ Cử nhân tại trường thi Nam Hà, tới năm Canh Tuất 1910, đỗ Phó bảng nhưng ông không ra làm quan. Là người nhiệt thành yêu nước, ông tham gia cuộc vận động Duy tân, nâng cao dân trí, dân sinh. Có lúc bị Pháp bắt giam và an trí tại Huế, được nhạc gia là Cao Xuân Dục bảo lãnh nên khỏi bị đi đày Côn Đảo.

Ông từng viết báo Trung Bắc tân văn, mở trường dạy học, dịch sách và là nhà soạn tuồng nổi tiếng đầu thế kỷ XX với các vở tuồng kêu gọi lòng yêu nước như Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, Nghĩa nặng tình sâu, Thù chồng nợ nước.

Năm 1939, ông bị bệnh rồi mất ở Hà Nội.



11. Ngô Nhân Tịnh (1761- 1813): còn có tên là Ngô Nhân Tĩnh, tự Nhữ Đơn, hiệu Thập Anh, gốc người Quảng Đông (Trung Quốc) di cư vào Gia Định. Ông là học trò của Võ Trường Toản (? - 1792), đã cùng với Trịnh Hoài Đức (1755 – 1825) và Lê Quang Định (1759 -1813) lập Bình Dương thi xã, được người đương thời xưng tụng là 3 nhà thơ lớn của đất Gia Định bấy giờ, gọi là “ Gia Định tam gia”. Năm 1789, ông giữ chức Hữu Tham tri Bộ Binh. Năm 1802, ông đã hai lần đi sứ qua Trung Hoa. Năm 1807, rồi năm 1813, ông cũng đã hai lần đi sứ qua Chân Lạp. Năm 1811, ông từng giữ chức Hiệp trấn Nghệ An. Năm sau, được thăng Thương thư Bộ Công kiêm Hiệp hành Tổng trấn Gia Định. Ông mất năm 1813, được truy tặng Kim tử Vinh lộc Đại phu, tước TịnhViễn Hầu, thụy là Túc Giản. Tác phẩm chính: Thụy Anh đường văn tập, Thụy Anh đường thi văn tập, Gia Định tam gia thi tập…

12. Phạm Bá Nguyên (1911 – 1983): quê ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc Học Huế, ông tham gia hoạt động văn hóa với nhóm Hải Triều. Năm 1933 làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Phụ nữ tân tiến. Năm 1936 ông ra báo Kinh Tế Tân Văn. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (12/1946), ông ở lại Huế hoạt động, làm chủ bút báo Công Lý, Tin Tức, đến năm 1950 ra chiến khu Dương Hòa làm báo Giết Giặc và Đoàn Kết. Năm 1952 công tác tại Sở Thông tin Tuyên truyền Liên khu IV. Sau năm 1954 ông hoạt động báo chí tại Huế và Sài Gòn chống đế quốc và tay sai. Phạm Bá Nguyên mất năm 1983 ở Huế.

13. Phạm Thận Duật (1825 - 1885): Tên chữ Quan Thành, hiệu Vọng Sơn, người huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, sinh ngày 4/11/1825. Đỗ cử nhân khoa Canh Tuất (1850), từ năm 1851 ông ra làm quan với chức Giáo thụ phủ Đoan Hùng sau đó lần lượt giữ các chức Tri phủ Lạng Giang, Bang biện tỉnh vụ kiêm Đồn điền sứ, Án sát rồi Bố chính Bắc Ninh, chuyển qua Tuần phủ Hà Nội, Tuần phủ Bắc ninh, Hộ lý Tổng đốc Bắc Ninh – Thái Nguyên. Năm 1876 về Kinh làm Tả tham tri Bộ Lại kiêm Phó Đô Ngự sử. Cuối năm đó làm Khâm sai Hà đê sứ, phụ trách trị thủy sáu tỉnh vùng tả ngạn sông Nhị. Từ năm 1878 làm Thượng thư Bộ Hình, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám. Năm 1883 làm Chánh sứ sang Thiên Tân. Năm sau về nước, triều đình chuyển ông sang Thượng thư Bộ Hộ, thăng Hiệp biện Đại học sĩ kiêm Tham tri Bộ Công, góp phần xây dựng căn cứ Tân Sở để chuẩn bị chống Pháp. Ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5/7/1885), kinh thành Huế thất thủ. Ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi xuất bôn ra Quảng Trị ban dụ Cần Vương kháng Pháp. Trên đường ra Bắc chiêu tập nghĩa sĩ Cần Vương, ông bị Pháp bắt, đày ra Côn Đảo. Chúng đưa ông xuống tàu đi đày biệt xứ tới đảo Tahiti, giữa đường ông mất vào ngày 23 tháng mười năm Ất Dậu (29/11/1885).

Những trước tác chính của Phạm Thận Duật: “Hưng hóa ký lược”, “Vãng sứ Thiên Tân nhật ký”, “Quan Thành tấu tập”, “Quan Thành văn tập”. Ngoài ra, ông còn là người kiểm duyệt lần cuối bộ quốc sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”.



14. Nguyễn Thông (1827 - 1884): Tự Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, người thôn Bình Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Gia Định (nay là huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An), sinh ngày 28 tháng 5 năm Đinh Hợi (1827), con ông Nguyễn Hạnh và bà Trịnh Thị A Mầu (nguyên quán ở Thừa Thiên). Năm 1844 ông ra học ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1849, thi đậu cử nhân và ra làm quan với chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang. Năm 1855 về Huế, năm sau thăng Hàn lâm viện tu soạn. Năm 1859, quân Pháp chiếm Gia Định, ông xin về Nam tòng quân đánh giặc dưới sự chỉ huy của Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp. Năm 1861 đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Tân An liên lạc với Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghi tham gia chống Pháp ở địa phương. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ (1862), ông nhậm chức Đốc học ở Vĩnh Long, cho xây dựng lại miếu Văn Thánh và liên lạc với các tổ chức chống Pháp. Ông cùng với các sĩ phu khởi xướng dời mộ Võ Trường Toản từ Chí Hòa đưa về cải táng ở Bến Tre vì không muốn đức nghiệp Võ Trường Toản bị quân địch làm cho ô uế. Năm 1867 ba tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi vào tay Pháp, ông ra tỵ địa ở Bình Thuận rồi lãnh chức Án sát Khánh Hòa. Ông dâng lên triều đình bản điều trần bốn vấn đề ích nước lợi dân nhưng không được chấp nhận. Năm 1870 chấm thi ở trường thi Thừa Thiên rồi giữ chức Biện lý bộ Hình, đến cuối năm được cử Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1873, ông cáo quan về Sơn Trung, tỉnh Bình Thuận lập thi xã, mở trường học. Tuy đã nghỉ việc công, nhưng trong thời gian này ông vẫn cùng với các quan địa phương giải quyết một số vấn đề tranh chấp giữa người Kinh và người Thượng ở Bình Thuận, đồng thời sắp đặt cho đồng bào trong Nam ra tỵ địa ở Phan Thiết, lập Đồng châu xã và Ngọa du sào. Năm 1881 ông được triều đình sung chức Điền nông phó sứ, kiêm lãnh chức Đốc học Bình Thuận.

Tác phẩm chính của Nguyễn Thông gồm có: Khâm định nhân sự kim giám, Dương chính lục, Việt sử thông giám cương mục khảo lược, Kỳ xuyên thi sao, Kỳ xuyên văn sao, Ngọa du sào tập.




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 18/BC-VHXH

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2014




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương