KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



tải về 3.67 Mb.
trang12/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   51

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỐI CAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

THỪA THIÊN HUẾ


Số: 1431/BC-VKS Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 11 năm 2012


BÁO CÁO

của Viện trưởng VKSND tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa VI


- Căn cứ Điều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2012.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo kết quả công tác năm 2012 như sau:



I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không xảy ra tội phạm mang tính tổ chức băng nhóm kiểu xã hội đen, tội phạm mang tính quốc tế. Nhìn chung, tình hình tội phạm tăng so với cùng kỳ năm 2011 cả về số vụ và số bị can, đã khởi tố 538 vụ/920 bị can (tăng 60 vụ, tỷ lệ 12,5%, tăng 79 bị can, tỷ lệ tăng 9,39%). Tính chất hành vi và thủ đoạn của nhiều vụ phạm tội rất nguy hiểm, có tội phạm về kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng gây thiệt hại rất lớn. Về cơ cấu tội phạm, có 6 tội giảm so với cùng kỳ năm 2011 gồm: Tội mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy (giảm 11 vụ/17 bị can, tỷ lệ giảm 22,9% so với cùng kỳ năm 2011); tham ô tài sản (giảm 1 vụ/2 bị can); cướp tài sản (giảm 3 vụ); cướp giật tài sản (giảm 4 vụ); giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em (giảm 1 vụ/2 bị can); chứa mại dâm, môi giới mại dâm (giảm 3 vụ). Có 8 tội tăng gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (tăng 9 vụ/9 bị can); trộm cắp tài sản (tăng 31 vụ/43 bị can); hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (tăng 7 vụ); giết người (tăng 1 vụ/3 bị can); cố ý gây thương tích (tăng 8 vụ); đánh bạc (tăng 6 vụ); chống người thi hành công vụ tăng 8 vụ/19 bị can (cùng kỳ năm 2011 không xảy ra); vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (tăng 12 vụ/9 bị can).



II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự: Thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” là nhiệm vụ quan trọng của VKS trong giai đoạn hiện nay, VKS hai cấp đã phân công Kiểm sát viên trực nghiệp vụ 24/24 giờ, chú trọng công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; kịp thời đề ra yêu cầu đối với Cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng cứ, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng giải quyết án. Tăng cường kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm phải được thụ lý và giải quyết kịp thời, hạn chế bỏ lọt tội phạm; kiểm sát chặt chẽ các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra đảm bảo các quyết định đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật, không để oan sai. VKS hai cấp đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 23 vụ/32 bị can và hiện Cơ quan điều tra đã khởi tố 16 vụ/24 bị can.

Việc phê chuẩn các lệnh bắt, quyết định tạm giữ, tạm giam được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo các trường hợp bị bắt tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật. Trong năm, số người bị bắt, tạm giữ về hình sự là 306 người, trong đó khởi tố chuyển tạm giam 305 người. Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, trả tự do 1 người do chưa đủ căn cứ khởi tố.

VKS hai cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 696 vụ/1183 bị can, tăng 14,6% về số vụ, tăng 14,8% về số bị can so với cùng kỳ năm 2011. Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 525 vụ/902 bị can, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2011. VKS các cấp phải giải quyết 550 vụ/950 bị can, đã truy tố 508 vụ/879 bị can (chiếm tỷ lệ 92,36 % trên số vụ thụ lý). Không có vụ án nào quá hạn điều tra, truy tố. VKS hai cấp đã quản lý chặt chẽ việc áp dụng các căn cứ pháp luật trong trường hợp đình chỉ điều tra, không có trường hợp phải đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm.

Thực hiện đổi mới công tác xét xử, VKS hai cấp đã tăng cường Kiểm sát viên có năng lực cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thực hiện việc tranh luận tại phiên tòa; phối hợp với Tòa án tổ chức 20 phiên tòa để toàn thể cán bộ, kiểm sát viên của đơn vị tham dự và rút kinh nghiệm. VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 591 vụ án theo thủ tục sơ thẩm, 235 vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử và tranh tụng của kiểm sát viên tại tòa được chú trọng và nâng cao. Trong năm không có trường hợp nào đình chỉ vì không cấu thành tội phạm hay tòa án tuyên không có tội. Tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác, kịp thời phát hiện những vi phạm và kháng nghị theo thẩm quyền để đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật. Đã ban hành kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 20 vụ, kháng nghị giám đốc thẩm 1 vụ. Tòa án đã xét xử 16 vụ, chấp nhận kháng nghị 9 vụ; VKS rút kháng nghị 3 vụ, không chấp nhận 4 vụ.

VKS hai cấp tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm kiểm sát việc thụ lý giải quyết các tố giác, tin báo tội phạm, các vụ việc vi phạm có kiến nghị của các cơ quan liên quan. VKSND tỉnh đã chủ trì Hội nghị liên ngành nội chính mở rộng bàn bạc, thống nhất phương hướng phối hợp hoạt động trong năm 2012; tổ chức nhiều Hội nghị bàn bạc giải quyết án nghiêm trọng, phức tạp; xác định 21 vụ án trọng điểm, điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng. Phối hợp với Tòa án xét xử lưu động 101 vụ sơ thẩm tại nơi xảy ra vụ án, góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trong năm, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giảm đáng kể; VKS trả hồ sơ cho cơ quan điều tra 10 vụ; Tòa án trả hồ sơ cho VKS 24 vụ, trong đó VKS chấp nhận 10 vụ, 14 vụ VKS không chấp nhận đã chuyển lại hồ sơ cho Tòa án xét xử, tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung là 1,05%.

Chú trọng kiểm sát phát hiện, tổng hợp vi phạm của các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng để kiến nghị khắc phục hoặc thông báo rút kinh nghiệm nhằm tháo gỡ vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối xử lý các vụ án hình sự. VKSND hai cấp đã ban hành 13 kiến nghị đối với Cơ quan điều tra, 7 kiến nghị đối với Tòa án yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử như: vi phạm thời hạn trong việc xử lý tố giác, tin báo tội phạm; kiến nghị thực hiện việc khởi tố vụ án theo yêu cầu khởi tố của VKS; vi phạm thời hạn xét xử, thời hạn gửi bản án hình sự. Các kiến nghị này đều được thực hiện.

Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được VKS hai cấp tăng cường, hàng tuần cử KSV nắm tình hình và kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam các đối tượng tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; đã phát hiện kịp thời những vi phạm, thiếu sót, ban hành 26 kết luận, kiến nghị với ngành Công an, Tòa án khắc phục. Thực hiện việc phân cấp công tác theo Luật thi hành án hình sự, VKS tỉnh đã tiến hành kiểm sát 2 lần tại Trại giam Bình Điền thuộc Bộ Công an quản lý, đã kết luận và ban hành 2 kháng nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm trong giam giữ phạm nhân. Kiểm sát chặt chẽ việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 1375 phạm nhân ở trại giam Bình Điền và Trại tạm giam Công an tỉnh, trong đó có 189 phạm nhân được xét giảm hết thời hạn phạt tù còn lại. Qua thẩm định VKS đề nghị không xét giảm 9 trường hợp do vi phạm nội quy bị kỷ luật và đều được Hội đồng xét giảm án chấp nhận.

VKS hai cấp tập trung kiểm sát số bị án phạt tù, đảm bảo việc thi hành án hình sự được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật; đã ban hành 4 kháng nghị yêu cầu Tòa án bãi bỏ 4 quyết định hoãn thi hành án không đúng pháp luật; 13 kiến nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm trong việc ra quyết định thi hành án khi bản án chưa có hiệu lực, chậm ra quyết định thi hành án, áp dụng Nghị định 60/CP và Nghị định 61/CP đã hết hiệu lực để ra quyết định thi hành án… Kiểm sát trực tiếp ở 29 đơn vị phường, xã về việc quản lý, giáo dục người chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ; ban hành kết luận, yêu cầu UBND phường, xã khắc phục vi phạm. Tuy nhiên, việc tiếp thu và sửa chữa các vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc nên còn tồn tại những thiếu sót mặc dù đã được kiến nghị khắc phục ở những năm trước.

Luật thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực từ 01/7/2011, tuy nhiên Cơ quan thi hành án hình sự ở 2 cấp tỉnh và huyện mới được thành lập, chưa hoàn chỉnh, đầy đủ nên việc tổ chức thực hiện chưa có hiệu quả cao; việc chuyển biến về nhận thức và chức trách nhiệm vụ của UBND cấp xã được giao một số nhiệm vụ quản lý, giáo dục các đối tượng bị kết án tù được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chưa được đúng đắn, đầy đủ nên một số xã, phường chưa mở sổ theo dõi, lập hồ sơ quản lý các đối tượng, chưa phân công người theo dõi, quản lý; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho bị án treo, cải tạo không giam giữ trong khi thẩm quyền này đã giao cho Cơ quan thi hành án hình sự.

Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trên lĩnh vực dân sự, hành chính: Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2012, theo đó vị trí chức năng của VKS có nhiều điểm mới, VKS phải tham gia trên 80% phiên tòa sơ thẩm, 100% phiên họp, phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm. Đây là nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi mỗi cán bộ, KSV phải nổ lực phấn đấu mới hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, nhất là trong tình hình hiện nay tình trạng tranh chấp đất đai, nợ tín dụng… xảy ra nhiều. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, VKS tỉnh đã tăng cường tổ chức tập huấn cho VKS hai cấp nắm vững những quy định mới của luật nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại của Tòa án, kịp thời phát hiện vi phạm và ban hành 14 kháng nghị, 26 kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục nên tỷ lệ án bị cấp trên sửa, hủy án thấp hơn năm 2011. Tuy nhiên, các kiến nghị của VKS chưa được tòa án thực hiện nghiêm túc, việc khắc phục, sửa chữa chưa kịp thời, vẫn để xảy ra các vi phạm đã được kiến nghị, ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng đắn pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong lĩnh vực kiểm sát thi hành án dân sự: tăng cường công tác kiểm sát trực tiếp tại các cơ quan thi hành án; kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành án dân sự đảm bảo đúng luật định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc xét, miễn giảm thi hành án; tiến hành xác minh điều kiện thi hành án để yêu cầu thi hành án các vụ việc có điều kiện. Đã kiểm sát trực tiếp 10/10 cơ quan thi hành án dân sự toàn tỉnh, ban hành 10 kết luận. Ngoài ra, qua công tác kiểm sát đã ban hành 8 yêu cầu, 16 kiến nghị, 23 kháng nghị yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khắc phục vi phạm và tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự.



Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của các cơ quan tư pháp được VKS hai cấp quan tâm thực hiện; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành đúng trình tự, đảm bảo về mặt thời gian, không để đơn thư tồn đọng, không xảy ra tình trạng người khiếu kiện gây rối, làm mất trật tự công cộng. Ban hành 3 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án phải ra quyết định giải quyết khiếu nại về tư pháp theo đúng luật định.

Qua công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, VKS 2 cấp đã tập hợp những thiếu sót, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, kịp thời đề ra những kiến nghị đến HĐND, UBND các cấp có biện pháp quản lý, chỉ đạo, như: thông báo tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong 2 năm 2010-2011 và kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông.



III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH: VKSND tỉnh đã tập trung thực hiện tốt chủ trương cải cách tư pháp, Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát. Xây dựng phương án thành lập VKS khu vực trực thuộc VKS tỉnh báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, VKSND tối cao, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh. Đã kiện toàn tổ chức bộ máy; tuyển dụng đủ số lượng biên chế được giao để chủ động nguồn cán bộ khi thành lập VKS khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

VKSND tỉnh đã thực hiện tốt, đúng quy định về việc đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý VKSND hai cấp, chức danh kiểm sát viên; việc điều động, luân chuyển cán bộ đúng quy trình, thủ tục. Trong năm đã đề nghị VKSND tối cao bổ nhiệm 11 KSV trung cấp, 9 KSV sơ cấp; lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm KSV trung cấp cho 9 đồng chí là Viện trưởng cấp huyện theo quy định mới của ngành. Công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ được VKSND tỉnh thực hiện đúng Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị và hướng dẫn chỉ thị của ngành; VKSND tỉnh đã có quyết định số 1326 ngày 15/10/2012 thành lập Ban Chỉ đạo và Kế hoạch thực hiện công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012-2016.

Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, lãnh đạo Viện KSND tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của ngành về quản lý giáo dục công chức, viên chức. Tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, bản lĩnh và kỷ cương, công tâm và trách nhiệm”. Thành lập Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên giỏi và đã tiến hành thi tuyển, chọn được 7 đồng chí Kiểm sát viên giỏi có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác là tấm gương để toàn thể cán bộ, kiểm sát viên học tập, phấn đấu cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Kiểm sát. Đã chọn và đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao công nhận 1 KSV tiêu biểu.

Lãnh đạo Viện KSND tỉnh luôn quan tâm đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tạo sự phối hợp tốt giữa VKS hai cấp. Hàng quý, các phòng nghiệp vụ tiến hành kiểm tra công tác tại các VKSND cấp huyện, cuối năm VKSND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra toàn diện việc thực hiện Chỉ thị công tác năm 2012 của Viện trưởng VKSND tối cao và Kế hoạch công tác năm của VKSND tỉnh. Qua đó ban hành văn bản hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát. Xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, triển khai các luật mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 cho cán bộ, KSV hai cấp nhằm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tóm lại, trong năm 2012, VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự tiếp tục có chuyển biến tốt. Công tác phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam được xem xét thận trọng, chính xác trên cơ sở pháp luật. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng giải quyết nhanh những vụ án trọng điểm. VKS hai cấp đã nâng cao trách nhiệm, áp dụng những biện pháp có hiệu quả để kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục trong lĩnh vực kiểm sát các vụ việc dân sự, án hành chính. Kiểm sát giam giữ, cải tạo và kiểm sát thi hành án đã có hiệu quả hơn. Công tác xây dựng ngành có nhiều tiến bộ trong công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện có hiệu quả chủ trương cải cách tư pháp.

Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như vẫn còn tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; một số đơn vị chưa chủ động, tích cực kiểm sát việc quản lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; một số KSV còn hạn chế về kỹ năng công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa...



IV. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2013

1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, bản lĩnh và kỷ cương, công tâm và trách nhiệm”, thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân, góp phần bảo đảm ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện tốt các chỉ tiêu công tác kiểm sát theo Chỉ thị của Viện trưởng VKSND Tối cao và Kế hoạch công tác kiểm sát năm 2013 của VKSND tỉnh.

Tăng cường trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại các cơ quan liên quan. Chú trọng công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho các VKSND cấp huyện. Tiếp tục củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV trong sạch, vững mạnh; thực hiện việc tổ chức, hoạt động của VKS khu vực thuộc VKSND tỉnh theo tinh thần Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để thực hiện tốt Kế hoạch công tác kiểm sát đề ra.

3. Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, tăng cường xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ liên quan đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật; tổng hợp những thiếu sót, vi phạm để báo cáo Hội đồng nhân dân và thông báo tình hình đến Chủ tịch UBND các cấp có biện pháp chỉ đạo khắc phục.

V. KIẾN NGHỊ:

1. Qua công tác kiểm sát trực tiếp việc quản lý người thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn, VKSND tỉnh nhận thấy việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác này chưa được quan tâm và còn nhiều thiếu sót. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng quy định.

2. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện bộ máy cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh và các huyện để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án hình sự trong địa bàn toàn tỉnh.

3. Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, tổ chức các cơ quan bổ trợ tư pháp về giám định tài chính, vàng bạc, cổ vật, chất nổ, chất độc... phục vụ kịp thời, có chất lượng cho hoạt động của các cơ quan tư pháp.

4. Đề nghị UBND tỉnh rà soát các công trình trên địa bàn toàn tỉnh thuộc trường hợp các công trình an ninh quốc gia theo Pháp lệnh bảo vệ công trình an ninh quốc gia và thông báo đến các cơ quan tư pháp để xử lý nghiêm các vi phạm, tội phạm xâm phạm đến các công trình quan trọng trên địa bàn tỉnh đúng quy định của pháp luật.





VIỆN TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Đại Quang



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 35/BC-HĐND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2012



BÁO CÁO THẨM TRA

Về tình hình chấp hành pháp luật trong quản lý, điều hành

thực hiện công tác nội chính, tư pháp năm 2012


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Thực hiện nhiệm vụ do Thường trực HĐND tỉnh phân công tại Thông báo số 10/TB-HĐND ngày 22/10/2012, Ban Pháp chế đã triển khai công tác thẩm tra các báo cáo của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trình tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ năm về tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện công tác nội chính, tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Kết quả thẩm tra như sau:

I. Tình hình và kết quả hoạt động quản lý, điều hành thực hiện công tác nội chính, tư pháp năm 2012.

Ban Pháp chế cơ bản tán thành nội dung các báo cáo của UBND, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp.



1. Về các báo cáo của UBND tỉnh:

Trong công tác quản lý, điều hành, UBND tỉnh đã chú trọng tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý và điều hành. Đồng thời, thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, đôn đốc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch nhiệm vụ đã đề ra trên tất cả các lĩnh vực.

Trong công tác nội chính, nội vụ, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo, tăng cường công tác thanh tra, pháp chế23, đẩy mạnh cải cách hành chính; công tác quốc phòng - an ninh; công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện; diễn tập thực binh và thực hành diễn tập xử lý tình huống A224; diễn tập huy động lực lượng, phương tiện làm nhiện vụ trên biển tại huyện Phú Vang; phối hợp tốt với Cục Hàng hải Việt Nam diễn tập đảm bảo an ninh cảng biển tại cảng Chân Mây; thực hiện tốt kế hoạch tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới năm 2012, kế hoạch “Năm đoàn kết hữu nghị Việt – Lào”; thực hiện tốt chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo kịp thời; UBND các cấp, các ngành đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ việc phức tạp, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo UBND các cấp đều tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp để lắng nghe ý kiến của người dân, thể hiện tính dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. UBND tỉnh đã rà soát, chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài như vụ khiếu nại xin lại nhà ở và quyền sử dụng đất của bà Tôn Nữ Thanh Xuân tại số 06 Mai Thúc Loan, thành phố Huế; khiếu nại của ông Lê Văn Dũng, trú tại Thủy Biều, thành phố Huế; khiếu nại của ông Phùng Hữu Dẫn - Chủ doanh nghiệp Xí nghiệp mộc Mỹ nghệ Thủy Dương, thị xã Hương Thủy; khiếu nại của ông, bà Nguyễn Thuyên - Lê Thị Liên, trú tại thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy,...

Nhờ đó, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.

2. Về báo cáo của TAND tỉnh và Viện KSND tỉnh.

Ngành Tòa án nhân dân và ngành kiểm sát nhân dân hai cấp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đạt kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu, không để xảy ra sai sót, góp phần tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hầu hết các loại án đều được giải quyết trong hạn luật định. Chất lượng xét xử đảm bảo các nguyên tắc, thủ tục tố tụng; đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật; không có trường hợp nào xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân trong hoạt động tố tụng ngày càng chặt chẽ, kịp thời và hiệu quả.

Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng ngành Tòa án nhân dân và Kiểm sát nhân dân hai cấp tiếp tục được quan tâm, trọng tâm là xây dựng Tòa án kiểu mẫu, đề án thành lập Tòa sơ thẩm khu vực, đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, xây dựng phương án thành lập Viện Kiểm sát khu vực theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

3. Hạn chế, tồn tại:

Công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp và công tác nội chính, tư pháp vẫn còn một số hạn chế và tồn tại, đó là:

a. Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn khó khăn và hạn chế. Việc công khai minh bạch trên một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, mua sắm công, công tác tuyển dụng biên chế,... ở một số nơi chưa thực hiện tốt; công tác tự kiểm tra để phát hiện hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong quan hệ giao dịch hành chính vẫn còn, gây bức xúc trong nhân dân; hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế.

b. Trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện một số dự án, công trình, vẫn còn tình trạng chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Chính sách đền bù còn nhiều bất cập, công tác tái định cư có mặt chưa tốt. Việc giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo nhất là trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại một số địa phương, đơn vị thực hiện còn chậm, kéo dài.

c. Công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế. Năng lực, trách nhiệm tham mưu xử lý công việc của một số bộ phận cán bộ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Trách nhiệm người đứng đầu một số ngành, lĩnh vực chưa được thể hiện rõ. Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ không đúng thủ tục quy định, sai đối tượng, cố ý làm trái các quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra.

d. Việc tổ chức thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra tại một số cơ quan, địa phương thực hiện chưa nghiêm túc; tổ chức kiểm điểm, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có sai phạm tại một số đơn vị chủ yếu ở mức độ phê bình, rút kinh nghiệm đã làm giảm hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối với hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

e. Về tình hình tội phạm và trật tự xã hội, bên cạnh việc án đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng giảm thì một số loại tội phạm gia tăng như tội chống người thi hành công vụ 8 vụ25/19 bị can (năm 2011 không có vụ nào), giết người 8 vụ tăng 3 vụ; trộm cắp tài sản 202 vụ/321 bị can (tăng 31 vụ/43 bị can); vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 79 vụ/81 bị can (tăng 12 vụ/9 bị can),..; vẫn còn tình trạng thanh niên tụ tập dùng hung khí khống chế cướp, giật tài sản, đâm chém nhau giải quyết mâu thuẫn; số người sử dụng ma túy nhất là trong độ tuổi thanh niên có chiều hướng tăng26.

f. Công tác thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, bị án đang tạm đình chỉ thi hành án, hoãn thi hành án ở nhiều địa phương còn buông lỏng, thực hiện không đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.



II. Về phương hướng, nhiệm vụ chấp hành pháp luật trong quản lý, điều hành thực hiện công tác nội chính, tư pháp năm 2013.

Ban Pháp chế cơ bản nhất trí với nhiệm vụ và các giải pháp đã đề ra của UBND, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.



Đồng thời, Ban Pháp chế đề nghị UBND tỉnh, chính quyền các cấp và ngành nội chính tỉnh cần quan tâm một số vấn đề sau:

1. Tập trung tăng cường công tác quản lý, điều hành có các giải pháp hiệu quả triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 29/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.  

 2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính; chú trọng đến công tác sử dụng cán bộ của chính quyền các cấp, kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, gây khó khăn, nhũng nhiễu đối với nhân dân được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra; gắn việc kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức sai phạm trong các Kết luận Thanh tra với việc kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", xem đây là công việc thường xuyên, liên tục.

3. Có các giải pháp tích cực và quyết liệt để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trong năm 2013. Gắn việc chỉ đạo tổ chức thực hiện theo các Chương trình, dự án với tăng cường kiểm tra, đánh giá; chú trọng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhằm góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, phấn đấu tỉ lệ số người sử dụng ma túy không tăng và tiến tới giảm trong các năm tiếp theo; khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý tại địa phương trong công tác thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ.

5. Quan tâm hỗ trợ kinh phí cho ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an trong công tác điều tra, truy tố và đưa các vụ án ra xét xử góp phần tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trên đây là báo cáo của Ban Pháp chế qua thẩm tra các báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nội chính, tư pháp năm 2012 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2013, kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và thông qua các Nghị quyết liên quan./.






TM. BAN PHÁP CHẾ

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Bùi Thanh Hà


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ




Số: 40/BC-KTNS


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 12 năm 2012



BÁO CÁO THẨM TRA


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương