KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012



tải về 3.67 Mb.
trang9/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   51


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 53/BC-VHXH

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2012

BÁO CÁO THẨM TRA


Về tình hình thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội năm 2012

và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013


Chuẩn bị kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VI, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã làm việc với các sở, ban, ngành và một số địa phương để thẩm tra Báo cáo của UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 trình HĐND tỉnh tại kỳ họp.

Kết quả thẩm tra như sau:

I. Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội năm 2012:

Năm 2012, mặc dù kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả phấn khởi. Nhiều Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đang đi vào cuộc sống. Có 5 chỉ tiêu về văn hóa - xã hội đều đạt kế hoạch. Ban VHXH cơ bản thống nhất với nhận định, đánh giá của UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội năm 2012. Qua thẩm tra và giám sát, Ban VHXH đánh giá và nêu thêm một số vấn đề để HĐND tỉnh thảo luận.



1. Lĩnh vực giáo dục – đào tạo:

Năm 2012, công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục thu được những kết quả đáng ghi nhận. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, tỉnh đứng vị trí thứ 9 toàn quốc. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt cao (99,7%). Số học sinh Thừa Thiên Huế đỗ vào đại học, cao đẳng xếp vị trí 16/63 tỉnh, thành (tăng 4 bậc so với năm trước), đáng ghi nhận, có 71học sinh đỗ thủ khoa, á khoa từ cấp khoa, ngành, đến cấp trường ở nhiều trường đại học trong cả nước. Nề nếp kỷ cương trong nhà trường có nhiều chuyển biến, các bộ môn về văn hóa được quan tâm nhiều hơn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của ngành được đầu tư với tổng kinh phí gần 380 tỷ đồng để tiếp tục xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương, nhà công vụ, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng chức năng cho các trường và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường THPT chuyên Quốc Học, dân tộc nội trú và một số trường vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang của tỉnh… đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học. Đã tuyển 2.365 giáo viên mầm non vào biên chế theo Nghị quyết số 12, ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh. Giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới, đã mở thêm một số chuyên ngành đào tạo, phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của miền Trung và cả nước.

Để công tác giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả trong thời gian tới, Ban VHXH đề nghị UBND tỉnh quan tâm:

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia vẫn còn thấp (30%); kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi còn hạn chế; vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các ngành học, cấp học. Tuy số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng chất lượng giáo dục chưa phát triển ngang tầm nên cần có giải pháp để nâng cao năng lực thực tế và tinh thần trách nhiệm trong dạy học của giáo viên. Chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa các vùng miền. Công tác đổi mới trong kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học chưa mạnh mẽ. Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

- Cần phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải cấp quốc gia và có giải quốc tế để xứng tầm với vị trí của vùng đất hiếu học.

- Đẩy mạnh các giải pháp thực hiện tốt Nghị quyết số 6g/2008/NQCĐ-HĐND ngày 04/4/2008 của HĐND tỉnh về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

2. Lĩnh vực văn hóa, thể thao:

Năm 2012, Thừa Thiên Huế được chọn là đơn vị đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 với nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra liên tục trong năm. Tiêu biểu là Festival Huế 2012 và các chương trình văn hóa - thể thao với qui mô quốc gia và quóc tế gắn với Năm Du lịch Quốc gia đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng và du khách gần xa. Sắp đến, 02 sự kiện lớn sẽ diễn ra là Liên hoan hợp xướng quốc tế và Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2012. Các hoạt động văn hóa, thể thao đã và đang diễn ra góp phần khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của tỉnh nhà, tạo ra một không khí phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân và tích cực thúc đẩy du lịch phát triển.

Trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, nhiều công trình di tích trong hệ thống quần thể di tích cố đô Huế được trùng tu hoàn chỉnh và đưa vào khai thác; công tác lập hồ sơ di tích được chú trọng, có 04 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh; xây dựng phương án chống xuống cấp di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên ở Khe Trái…

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì. Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm nay tổ chức rộng khắp, thu hút đông đảo người dân tham gia. Đã tổ chức chương trình giao lưu gặp gỡ các gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh năm 2012. Hoạt động thể thao quần chúng có bước chuyển biến tích cực, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng cao hơn. Thể thao thành tích cao đạt 247 huy chương các loại, tăng 30% so với năm 2011.

Tuy vậy, lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số hạn chế đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới như: ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa cao. Việc thực hiện nếp sống văn hóa trong đám tang có nơi chưa thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa được nghiên cứu và đầu tư đồng bộ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” còn thiếu chiều sâu. Thể thao thành tích cao chưa được đầu tư đúng mức và phát triển thiếu bền vững, chưa duy trì được thứ hạng cao và thành tích thi đấu, nhất là các giải khu vực, quốc tế.

Để thực hiện tốt Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở (xã, phường, thị trấn), Ban VHXH đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm phân bổ ngân sách cho các xã, phường, thị trấn. Hiện nay, ở cấp xã, tỷ lệ địa phương xuất bản lịch sử Đảng bộ còn thấp (khoảng 30%). Khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn kinh phí để thực hiện.



3. Lĩnh vực y tế - dân số:

Hệ thống y tế công lập toàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên môn hóa - hiện đại hóa; cơ sở vật chất đã được đầu tư khá hoàn chỉnh; đội ngũ y, bác sỹ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có 100% trạm y tế được tầng hóa và trang bị máy móc phù hợp để hoạt động; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 75%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoạt động khám chữa bệnh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra; việc phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Phong trào vệ sinh yêu nước ngày càng phát huy… Không để các bệnh dịch, ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra trên địa bàn.

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai thường xuyên, liên tục, có kết quả. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 16,5% (giảm 0,5% so với năm trước), thực hiện tốt đề án sàng lọc trước sinh đã hạn chế đáng kể tỷ lệ trẻ em bị dị tật, khuyết tật và mắc các bệnh di truyền.

Bên cạnh những kết quả đạt được cần có các giải pháp cho những nội dung sau:

- Công tác tuyển dụng nhân lực cho ngành y tế, nhất là tuyển dụng bác sỹ cho các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh không đạt kế hoạch. Đề nghị HĐND và UBND tỉnh sớm ban hành chính sách đặc thù để thu hút nhân lực và giữ chân bác sỹ giỏi cho y tế địa phương.

- Tuy các trạm y tế được đầu tư khang trang hơn nhưng vẫn còn một số trạm y tế ở các huyện còn thiếu phương tiện, trang thiết bị y tế để hoạt động khám chữa bệnh. Cá biệt có trạm y tế ở một vài xã miền núi thiếu điện, nước nên hoạt động rất khó khăn.

- Đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. Mức giá hiện hành vẫn theo quy định của 17 năm trước, không còn phù hợp với chênh lệch giá hiện nay, khiến các cơ sở y tế hoạt động gặp nhiều khó khăn.

4. Lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội:

Trong điều kiện nền kinh tế chậm phục hồi, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh giải thể, dừng sản xuất kinh doanh; tuy nhiên, bằng nhiều cố gắng, nỗ lực, công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cơ bản đạt được kế hoạch đề ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được quan tâm đầu tư với tổng kinh phí 19,6 tỷ đồng. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm; thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Đến nay, số hộ nghèo giảm còn 8%. Nổi bật là công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Trong năm, đã xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 27 công trình nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi danh liệt sỹ với tổng vốn đầu tư 12,830 tỷ đồng; xây dựng mới và sửa chữa 839 ngôi nhà tình nghĩa với kinh phí 17,125 tỷ đồng; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho gần 8.000 lượt người có công cách mạng; trích ngân sách gần 14 tỷ đồng để tặng quà cho các đối tượng chính sách; tổ chức phân phối 1.000 tấn gạo và 98.640 suất quà trị giá 14,790 tỷ đồng cho hộ nghèo, cận nghèo, chi trả kịp thời trợ cấp hàng tháng, 1 lần cho đối tượng chính sách với số tiền trên 280 tỷ đồng...

Để công tác lao động, thương binh và xã hội ngày càng tốt hơn, Ban VHXH đề nghị UBND tỉnh quan tâm:

- Hiện nay số lượng trường dạy nghề, cơ sở đào tạo nghề phát triển khá nhiều (47 cơ sở đào tạo nghề); tuy nhiên, chất lượng đào tạo của nhiều cơ sở còn thấp nên hàng năm việc tuyển sinh học nghề không đạt chỉ tiêu, nhất là hệ trung cấp nghề; nhiều trung tâm dạy nghề không tuyển được học viên, duy trì được nhờ vào chỉ tiêu phân bổ của tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia. Đề nghị UBND tỉnh xem xét để sắp xếp lại hệ thống trường nghề, trung tâm đào tạo nghề theo hướng tinh gọn, đảm bảo chất lượng đề ra.



5. Lĩnh vực dân tộc và miền núi:

Diện mạo vùng dân tộc, miền núi ngày càng khởi sắc; điện, đường, trường, trạm cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh. Với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hàng năm, bằng nhiều nguồn lực đầu tư của Trung ương và địa phương, đời sống người dân vùng dân tộc, miền núi của tỉnh đã không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm; tỷ lệ học sinh người dân tộc thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Công tác vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục đẩy mạnh. Chính sách đưa các loại báo, tạp chí, tin ảnh về các xã vùng dân tộc, miền núi, ở vùng sâu, vùng xa được triển khai thực hiện tốt; duy trì có hiệu quả các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Pakô, Cơtu trên địa bàn hai huyện Nam Đông và A Lưới… Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững.

Để công tác dân tộc và miền núi đạt được kết quả đề ra, Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị:

- Hiện nay, nhiều công trình đang triển khai xây dựng tại vùng dân tộc, miền núi như đường giao thông, nước sinh hoạt… các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để các công trình này khi đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả thiết thực.

- Tại huyện A Lưới, đời sống đồng bào ở khu tái định cư còn nhiều khó khăn, nhất là về đất sản xuất; tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra. Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng vẫn còn cao (17,09%). Đây là những tồn tại hạn chế cần tiếp tục quan tâm trong thời gian đến.

II. Về các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội năm 2013:

Ban VHXH tán thành với các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển của lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2013 đã nêu trong báo cáo, đồng thời xin được bổ sung, nhấn mạnh một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tiếp tục xây dựng các đề án triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành các trung tâm văn hóa - du lich đặc sắc; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trung tâm khoa học - công nghệ và trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước để nâng cao vị thế của tỉnh, góp phần đưa tỉnh nhà sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ, sự kiện lớn như kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Xuân 1968, Festival Nghề truyền thống Huế 2013. Triển khai Đại hội TDTT các cấp chuẩn bị tham gia Đại hội TDTT toàn quốc 2014. Huy động các nguồn lực để trùng tu các công trình trong quần thể di tích cố đô Huế, di tích lịch sử cách mạng…

- Tiếp tục quan tâm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, chăm lo đến chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi...

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân tại các cơ sở y tế, trong đó chú trọng đến các hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi bằng thẻ BHYT. Thực hiện có hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trong năm 2013, theo dự báo tình hình kinh tế thế giới, kinh tế đất nước phục hồi chuyển biến chậm, vì vậy, tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà cũng chưa thật thuận lợi, do đó, cần đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế xã hội và giải quyết việc làm để công tác xóa đói giảm nghèo được bền vững.

- Triển khai mạnh mẽ các hoạt động văn hóa - xã hội cần đi đôi với nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, sử dụng và tinh gọn nguồn nhân lực.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực văn hóa theo nghĩa rộng: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn học - nghệ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin - truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số, giao lưu văn hóa nước ngoài, thiết chế văn hóa... cần tổng kết sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) và Nghị quyết Chương trình hành động của Tỉnh ủy về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" để năm 2013 văn hóa - xã hội tỉnh ta tiếp tục có những khởi sắc mới.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban VHXH HĐND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực VH-XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Ban Văn hoá - Xã hội kính trình HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết định.







TM. BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương