Huỳnh Vũ Lam nghiên cứu truyện dân gian khmer nam bộ DƯỚi góc nhìn bối cảnh luậN Án tiến sĩ ngôn ngữ VÀ VĂn hóa việt nam



tải về 1.32 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu31.03.2018
Kích1.32 Mb.
#36804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

5. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu VHDG trong bối cảnh là hướng tiếp cận mang tính tổng thể, liên ngành, đặt nền tảng trên ba ngành khoa học: ngôn ngữ học, nhân học văn hóatâm lí học hành vi. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận án sử dụng nguyên tắc tiếp cận tổng thể và các phương pháp liên ngành mà trọng tâm là ba ngành khoa học nêu trên, cụ thể như sau:

5.1. Các phương pháp ngôn ngữ học: VHDG là một phận của văn hoá dân gian nhưng về bản chất vốn là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, có tư tưởng và giá trị thẩm mĩ. Do đó, việc sử dụng các phương pháp ngôn ngữ học trở thành một nguyên tắc tất yếu. Phương pháp này nhằm giúp làm rõ những giá trị của tác phẩm ở mặt cấu trúc văn bản. Các thuật ngữ motif, type truyện, kết cấu, so sánh các bản kể … là những khái niệm sẽ được sử dụng để mô tả, phân tích phần ghi chép và các truyện dân gian Khmer đã được văn bản hóa. Các phương pháp ngữ văn sẽ được vận dụng xen kẽ với các phương pháp khác xuyên suốt luận án. Bên cạnh đó, một số khái niệm và cách phân tích của ngôn ngữ học (diễn ngôn, kết cấu, cấu trúc, văn bản, bối cảnh, phát ngôn, …) cũng được vận dụng trong quá trình kiến giải ý nghĩa của truyện dân gian.

5.2. Các phương pháp theo hướng nhân học văn hoá: Do luận án có yêu cầu vận dụng các phương pháp nghiên cứu theo hướng bối cảnh nên việc sử dụng các phương pháp của nhân học văn hoá sẽ có ích trong việc định hướng các kĩ thuật tiếp cận cho hướng nghiên cứu này. Trong chương III và chương IV, các phương pháp nhân học văn hóa sẽ sử dụng với tần suất cao để thiết lập các cách thức ghi nhận diễn ngôn kể chuyện và kiến giải truyện theo bối cảnh. Cụ thể, luận án sẽ sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

- Khảo sát điền dã: là cách mà người nghiên cứu thâm nhập vào một cộng đồng, một nhóm người Khmer ở một địa phương nào đó trong vùng Nam Bộ để sưu tầm nguồn truyện dân gian hiện tồn. Đây là phương pháp cổ điển nhất của nhân học văn hóa. Thông qua các kĩ thuật quan sát, tham gia, phỏng vấn, trắc nghiệm, thể nghiệm cư trú, … phương pháp này coi trọng việc ghi chép chi tiết “sự thật đang diễn ra”, và những xúc cảm, suy nghĩ, phỏng đoán mà nhà nghiên cứu có được khi đặt mình vào bối cảnh văn hoá, hoàn cảnh sống thực tế nơi tác phẩm diễn ra để lí giải, tìm hiểu. Bổ trợ cho phương pháp này, chúng tôi còn áp dụng nguyên tắc tiếp cận theo chủ nghĩa tương đối văn hóa (cultural relativism) và phương pháp quan sát- tham gia (observe – participant). Nghĩa là, khi nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh, người viết phải tiến hành thâm nhập vào thực tế để ghi lại diễn biến của một bối cảnh mà câu chuyện được kể bằng một thái độ khách quan, thâu tóm tất cả những gì mà tất cả những người tham gia thực hiện. Để làm được điều đó, người điền dã ngoài việc tuân thủ nguyên tắc không có một thước đo duy nhất cho mọi hệ thống văn hoá thì cần phải sống cùng với những người dân mà mình muốn khảo sát.



Liên quan đến phương pháp này, còn có hai khái niệm cần phải nhắc đến là cái nhìn của người trong cuộc(emic) và của người ngoài cuộc (etic). Đây không phải là một phương pháp mà là một nguyên tắc khi vận dụng vào công tác điền dã. Nếu như etic là sự đánh giá, nhận định của nhà nghiên cứu, vốn không liên quan đến cộng đồng tộc người bản địa thì cái nhìn emic là nỗ lực của người trong cuộc, người tại chỗ, người kể chuyện và người nghe chuyện để lí giải ý nghĩa và giá trị của truyện kể theo cách thức của họ.

-Nghiên cứu so sánh/ so sánh liên văn hóa: đây là một trong những phương pháp trọng tâm của nhân học. Người nghiên cứu phải so sánh với những nền văn hóa khác hoặc những yếu tố trong cùng một nền văn hóa. Đối với truyện dân gian Khmer Nam Bộ, việc so sánh các góc nhìn khác nhau về một câu chuyện được kể sẽ mang đến những cách hiểu vừa sâu vừa rộng cho đối tượng. Việc so sánh sẽ giúp cho những ghi nhận mang tính chủ quan của người điền dã được lí giải một cách thuyết phục hơn và vững chắc hơn. Hỗ trợ cho phương pháp này còn có phương pháp xã hội học theo thuyết cơ cấu (nghiên cứu lịch đại). Đại để, đây là phương pháp đối lập với phương pháp quan sát tham gia. Bởi lẽ nó cho rằng: nhà nghiên cứu phải giữ khoảng cách với thực tế và tìm hiểu thông qua những người có hiểu biết. Nghĩa là khi nghiên cứu một hiện tượng văn hoá dân gian phải để cho hiện tượng ấy lắng đọng lại, tạo nên chiều sâu, gạt bỏ những yếu tố thừa. Muốn hiểu thật kĩ và toàn diện, người nghiên cứu phải giữ khoảng cách với hiện tượng ấy để có góc nhìn tỉnh táo. Phương pháp này cũng chỉ ra rằng khi phỏng vấn phải chọn những người có hiểu biết, có khả năng lưu giữ truyền thống tốt.

5.3. Các phương pháp tâm lí học: Để phân tích các dữ liệu và ý kiến đánh giá của những người được phỏng vấn, các ý kiến của chuyên gia, luận án còn sử dụng các phương pháp tâm lí học hành vi. Các phương pháp này có xu hướng tách khỏi những vấn đề mang tính lí thuyết mà tập trung hướng vào sự quan sát hành vi của đối tượng và người nghiên cứu sẽ rút ra kết luận từ sự quan sát và phân tích hành vi. Chẳng hạn một hành động kể chuyện hay lí giải một chi tiết nào đó của người kể có thể là kết quả của một sự kích thích từ bối cảnh bên ngoài hoặc từ người nghe. Với cách đó, phương pháp tâm lí học kì vọng sẽ hiểu sâu hơn về tâm lí của sự thể hiện các tác phẩm truyện kể dân gian. Việc thiết kế các công cụ ghi chép lại diễn ngôn kể chuyện ở chương III của luận án đòi hỏi tác giả sẽ vận dụng các nguyên tắc từ tâm lí học hành vi.

6. Đóng góp của luận án


6.1. Về mặt lí luận: Với mục tiêu nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng bước đầu, luận án không chỉ khái quát về tình hình nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ mà còn phân tích để thấy rõ những vấn đề còn tồn tại của các công trình đi trước. Để khắc phục những bất cập đó, luận án sẽ giới thiệu khuynh hướng nghiên cứu folklore trong bối cảnh đi từ lịch sử hình thành, các quan niệm lí thuyết để tiến tới xây dựng mô hình bản ghi chép khi điền dã, thu thập truyện dân gian và các phương pháp kiến giải truyện dân gian Khmer trong bối cảnh. Quá trình đó chính là những đóng góp cơ bản của công trình này về mặt lí thuyết.

6.2. Về mặt thực tiễn: Việc đặt tác phẩm trong bối cảnh giao tiếp nghệ thuật, ghi lại những phản ứng về thái độ của người kể và người nghe trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ góp phần cho việc lí giải các giá trị của tác phẩm VHDG có những luận điểm mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những sản phẩm ghi chép việc kể chuyện trong bối cảnh với những cách trình bày thấy rõ nhiều yếu tố khác ngoài văn bản. Ngoài ra, việc kiến giải truyện kể với những tiêu chí từ người kể, người nghe, các yếu tố môi trường, truyền thống, sự tương tác, … sẽ mang đến cho việc tìm hiểu VHDG những góc nhìn mới, nhiều tiềm năng.

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương