Huỳnh Vũ Lam nghiên cứu truyện dân gian khmer nam bộ DƯỚi góc nhìn bối cảnh luậN Án tiến sĩ ngôn ngữ VÀ VĂn hóa việt nam



tải về 1.32 Mb.
trang3/23
Chuyển đổi dữ liệu31.03.2018
Kích1.32 Mb.
#36804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng tập trung của luận án là nguồn truyện dân gian Khmer ở Nam Bộ dưới ánh sáng của lí thuyết nghiên cứu folklore trong bối cảnh. Do đây là lí thuyết nghiên cứu mới, chưa có nhiều tài liệu và kết quả khoa học ứng dụng có tính tiền đề ở Việt Nam nên người viết có phần tập trung nhiều cho việc giới thiệu lí thuyết bên cạnh công tác thực nghiệm trong luận án. Mặc dù tên đề tài đặt mục tiêu là “nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ” nhưng để thực hiện tốt trọng tâm đó thì luận án tập trung vào làm rõ lí thuyết “góc nhìn bối cảnh” khá đậm nét. Liên quan đến vấn đề này, để có sự nhất quán trong toàn bộ công trình, chúng tôi xin quy ước một số vấn đề có tính chất công cụ như sau:

4.1. Khái niệm truyện dân gian: gồm các văn bản đã in và nguồn thu thập được từ thực tế đáp ứng các tiêu chí thể loại truyện; các bản ghi chép điền dã của tác giả luận án về các yếu tố tạo bối cảnh và nội dung câu chuyện được kể dưới góc độ bối cảnh. Ở đây, với hướng “nghiên cứu trường hợp” trong quá trình diễn xướng, thì các khái niệm “nguyên bản”, “dị bản”, và “VHDG hiện đại” không phải là đối tượng của luận án, bởi chúng được sử dụng trong một hướng tiếp cận khác. Do đó, khái niệm “bản kể”, “tác phẩm” đôi khi sẽ được gọi là một “tiết mục” (item) hay một diễn ngôn kể chuyện, tức là một câu chuyện được diễn xướng. Khái niệm này cũng không trùng với khái niệm quốc tế “folktale” (vốn để chỉ truyện cổ tích) mà gần với khái niệm “narrative” (chỉ các tác phẩm dạng kể hay trần thuật). Vì vậy khái niệm truyện dân gian trong luận án này có ý nghĩa như một loại hình VHDG.

4.2. Giới hạn phạm vi khái niệm người Khmer Nam Bộ: Nếu lấy phạm vi địa lí mà suy, thì phải tính đến giới hạn đất đai của các địa phương từ giáp ranh Bình Thuận trở vào đến Cà Mau, gồm cả ba khu vực: Đông Nam Bộ, Sài Gòn – Gia Định, nay là Tp. Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ (tức ĐBSCL). Tuy nhiên trên thực tế, số lượng người Khmer cư trú ở ĐBSCL chiếm 98% số người Khmer trên vùng Nam Bộ [40, tr.7]. Vì vậy, khi nói đến khái niệm “người Khmer Nam Bộ”, đa phần sẽ chỉ nhóm người cư trú ở các tỉnh miền Tây Nam của tổ quốc. Thêm vào đó, trong các tỉnh ĐBSCL, thì người Khmer định cư chủ yếu trên 20 huyện của 9 tỉnh, thành: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ. Trong số đó, “Ở đồng bằng Sông Cửu Long, người Khmer sinh sống tập trung đông nhất (trên dưới 30% tổng số dân địa bàn) chủ yếu là ở bốn khu vực Sóc Trăng(…), Trà Vinh (…), An Giang (…) , và Kiên Giang (…)” [40, tr.8,9]. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu thực tế, chúng tôi chọn mẫu giới hạn ở bốn địa phương ấy. Thêm vào đó, việc nghiên cứu trong môi trường diễn xướng là dạng nghiên cứu trường hợp (case study), là “giao tiếp nghệ thuật trong nhóm nhỏ” nên yêu cầu khái quát với số lượng lớn là không thể và cũng không cần thiết.

4.3. Về một số khái niệm có nguồn gốc từ folklore thế giới, chúng tôi cũng có một số quy ước như sau. Khái niệm bối cảnh là thuật ngữ được dịch từ thuật ngữ chuyên ngành folklore Hoa Kì - context. Bối cảnh được hiểu ở ba cấp độ: Thứ nhất là không gian, thời gian, và các hoạt động cụ thể của con người góp phần sản sinh VHDG. Thứ hai là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, trao đổi để một câu chuyện được kể ra. Thứ ba là các yếu tố về phần trước và phần sau trong một câu chuyện có tính chất ràng buộc đối với trình tự các phần của câu chuyện đó. Bối cảnh có thể đơn lẻ tồn tại trong phạm vi một vài cá nhân (trò chuyện, vui đùa, ăn uống,…) nhưng cũng có thể trong phạm vi tập thể nhiều người (đi làm đồng, dự lễ hội, đám tiệc,…) và rộng hơn là một dân tộc (lịch sử văn hóa của tộc người). Với ý nghĩa là một sự chuyển hướng mang tính phương pháp, khái niệm bối cảnh sẽ được bàn kĩ ở phần nội dung luận án. Ở đây, chúng tôi quan niệm, với ý nghĩa của một thuật ngữ, bối cảnh được hiểu rộng hơn nhiều so với cách hiểu thông thường.

Đối với khái niệm hướng tiếp cận (approach), chúng tôi quan niệm như sau: Đây là thuật ngữ nghiên cứu mang tính quốc tế, nó tương đương với thuật ngữ phương pháp (method), nghĩa là cách thức tiến hành nghiên cứu một đối tượng trong khoa học. Hướng tiếp cận bối cảnh là phương pháp nghiên cứu một đối tượng theo cách đặt đối tượng đó vào hoàn cảnh thực tiễn, xem xét các yêu tố bên ngoài văn bản, thuộc bối cảnh. Trong tiếng Việt, tương đương với việc vận dụng thuật ngữ vừa nêu vào nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ, các cách diễn đạt sau đây được quy ước là đồng nghĩa: nghiên cứu VHDG dưới góc nhìn bối cảnh, nghiên cứu VHDG trong bối cảnh, nghiên cứu VHDG theo hướng bối cảnh, tiếp cận VHDG đặt trong bối cảnh, tiếp cận theo định hướng bối cảnh đối với VHDG. Đôi khi, để diễn đạt cho đa dạng, tránh lặp từ, chúng tôi sử dụng cách nói hướng tiếp cận bối cảnh hay hướng tiếp cận bối cảnh diễn xướng cũng với ý định là cách nói ngắn gọn của tiếp cận theo định hướng bối cảnh đối với VHDG. Bối cảnh là một định hướng nghiên cứu chứa đựng trong đó nhiều lí thuyết, tích hợp nhiều phương pháp từ các ngành khoa học kế cận. Cho nên, chúng tôi không chủ trương dùng khái niệm lí thuyết bối cảnh trong luận án này.

Dù còn nhiều cách suy nghĩ khác nhau thậm chí là đối lập nhau giữa các nhà nghiên cứu trong nước với nhau hoặc trong nước với thế giới nhưng chúng tôi cũng sử dụng thuật ngữ folklore trong luận án với cách hiểu tương đương với thuật ngữ Văn học dân gian ở một số trường hợp. Đối với các thuật ngữ có tính quốc tế như type (tiếng Việt phiên âm là “típ”), motif (tiếng Việt phiên âm là “mô típ”), logic (tiếng Việt phiên âm là “lô-ghích”), v.v. chúng tôi thống nhất cách viết quốc tế, không phiên âm tiếng Việt trong luận án. Các danh từ riêng chỉ người, địa danh, tên tác phẩm, chúng tôi thống nhất ghi theo ngôn ngữ quốc tế - tiếng Anh (chẳng hạn, sẽ dùng từ Plato chứ không dùng Platon). Danh từ riêng chỉ tộc người Khmer, chúng tôi thống nhất cách ghi là “Khmer”, chứ không ghi theo phiên âm “Khơ Me”. Vì lẽ theo âm đọc thực tiễn, tiếng “Khmer” đọc bằng một âm chứ không phải hai âm, trong đó, “Khm” là một phụ âm kép. Ngoài ra, trong văn bản hành chính hiện nay, các cơ quan nhà nước cũng ghi là “Khmer”.

4.4. Do nghiên cứu phần ngữ văn trong tổng thể văn hoá dân gian của một tộc người nên việc tìm hiểu các vấn đề văn hoá có liên quan là cần thiết. Tuy nhiên dưới góc nhìn bối cảnh – một lí thuyết còn mới và chưa có nhiều công trình tiếp cận - nên việc sử dụng ngôn ngữ để ghi lại các tác phẩm trong quá trình sưu tầm và xử lí cũng cần phải được thống nhất. Chúng tôi thống nhất sử dụng tiếng Việt để ghi nhận tư liệu. Nếu tư liệu có được bằng tiếng Khmer, chúng tôi quy ước là sẽ Việt hoá để phân tích, dù biết rằng công việc này đôi lúc sẽ làm giảm đi bản chất thẩm mĩ và cơ cấu của tác phẩm nguyên gốc. Ở một vài chỗ cần phải giữ nguyên ngôn ngữ để minh hoạ cho các vấn đề liên quan đến diễn xướng, luận án sẽ dùng cách thức phiên âm bằng chữ Latin và dịch nghĩa bằng tiếng Việt.

4.5. Đối với thuật ngữ “chuyện” và “truyện”, chúng tôi sử dụng theo các thuật ngữ lí luận văn học hiện thời. Theo Nguyễn Thái Hòa, “Chuyện thuộc những gì trong kí ức, diễn biến trong thời gian mà con người có thể ghi nhớ, tái hiện theo trật tự thời gian, còn truyện là kết quả của hành động kể lại một câu chuyện nào đó” [50, tr.233]. Ngoài ra, khái niệm truyện còn có nghĩa là một thể loại tự sự, một kiểu loại tự sự dân gian chỉ các loại truyện kể. Vì vậy, truyện thường được xem là sản phẩm của hành động kể chuyện, có liên quan đến công việc văn bản hóa. Khi một người kể chuyện tức là người đó dùng lời nói, hành vi, thái độ, giọng điệu để chuyển tải một câu chuyện đến với người đọc, người nghe. Còn khi dùng khái niệm truyện kể dân gian nghĩa là câu chuyện được một chủ thể kể lại ở giai đoạn đã hoàn thành, đã được cố định bằng chữ viết, hoặc âm thanh.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương