HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Module 7. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ XA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC



tải về 1.92 Mb.
trang18/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   32

Module 7. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ XA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Giới thiệu và Mục đích chung

Bài 1: Khái quát về giáo dục từ xa

Bài 2: Các hệ thống giáo dục từ xa

Bài 3: Thiết kế và phát triển khóa học

Bài 4: Những nghiên cứu từ Tanzania và Nam Phi

Hãy nhận xét những tuyên bố sau đây khi bạn nghiên cứu xong module này


  1. Tầm quan trọng của khái niệm học tập suốt đời đã được nhấn mạnh trong hội nghị tại Tokyo như một phương tiện tiếp cận ngày càng tăng đối với các nhóm chịu thiệt thòi. Giáo dục từ xa và học tập mở có thể góp phần để đạt tới những mục đích này. Một sự tranh luận tương tự cũng đã được đưa ra trong hội nghị tại khu vực Mỹ-Latinh và Caribe: “bản thân tri thức hiện đại-đang ở trong một quá trình không ngừng đổi mới và sự phát triển bất ngờ và ngoạn mục nhất-hoàn toàn phù hợp với quan điểm hiện tại của giáo dục thường xuyên”. Trong tuyên bố này, trong phần liên quan đến ‘chất lượng’, chúng ta cũng có thể hiểu rằng các cơ sở đào tạo đại học sẽ phải nắm bắt ngay không chậm trễ mô hình giáo dục thường xuyên mà ‘chúng sẽ phải trở thành các trung tâm thích hợp cho việc giúp đỡ cho những nhà chuyên môn cập nhật kiến thức, đào tạo lại một cách thích đáng và sẵn sàng cho việc chuyển đổi nghề nghiệp”.

  2. Tại hội nghị của các nước Arập đã tuyên bố rằng “ khái niệm học tập suốt đời là cực kỳ quan trọng” rằng “những nỗ lực nhất định rất cần thiết để tăng thêm hơn nữa quyền được vào học ở bậc giáo dục đại học cho mọi tầng lớp xã hội” và tuyên bố thêm rằng “với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, thị trường lao động sẽ thường xuyên đòi hỏi các kỹ năng mới với các dạng khác nhau. Do vậy, nhất định phải xây dựng những cơ chế cho các bậc giáo dục đại học cho phép lực lượng lao động trong tất cả các lĩnh vực được nâng cấp các kỹ năng của họ và phát triển những khả năng mới trong những khoảng thời gian nhất định trong suốt cả cuộc đời của họ”. Tư tưởng học tập suốt đời cũng đã xuất hiện trong các tài liệu của hội nghị Palermo.

Giới thiệu và Mục đích chung

Sự phát triển phi thường của giáo dục mở và giáo dục từ xa đã và đang tiếp tục phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới cho ta thấy tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của giáo dục hiện đại. Hiện nay đa số các nước đang phát triển sử dụng nó như một công cụ mạnh mẽ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Dân số thế giới đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng và nhu cầu giáo dục hầu như cần thiết cho tất cả mọi người, một vài vấn đề bức xúc dẫn đến sự cần thiết cho việc tập trung vào giáo dục mở và giáo dục từ xa. Chúng bao gồm các vấn đề sau đây:



  • nhu cầu giáo dục của trên 70% dân số thế giới là những người sống ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa,

  • sự đòi hỏi cấp bách nhưng không được thoả mãn đối với tất cả các bậc giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học,

  • sự bất lực của các hệ thống giáo dục truyền thống để cung cấp giáo dục cho mọi người và cung cấp giáo dục chất lượng cho họ.

  • đại diện cho sự bất hợp lý và không bình đẳng của những người nghèo hơn và những nhóm người bị tách ra khỏi trào lưu của giáo dục.

Về cơ bản, có ba loại trường đại học trên thế giới. Thứ nhất là các trường đại học truyền thống đào tạo hệ chính qui (full time). Hơn ba phần tư số các trường đại học trên thế giới thuộc loại này. Sinh viên của họ có tuổi trung bình từ 16 đến 24 và đa số họ tốt nghiệp phổ thông trung học là những người chưa có việc làm. Đại học tổng hợp Ibadan, Nigeria và Đại học tổng học ở Ghana, Legon, là những ví dụ của các cơ sở đào tạo này.

Loại thứ hai là các trường đại học từ xa và đại học mở cung cấp giáo dục đại học theo phương thức giảng dạy từ xa. Sinh viên của họ thường là người lớn có tuổi trung bình khoảng 35, những người đang có việc làm và những người không có khả năng theo học cả ngày với những lý do khác nhau. Giáo dục của họ không nhất thiết phải là cả ngày mà từng buổi hoặc cho phép theo học khóa học đến tận lúc tốt nghiệp. Những sinh viên này cách biệt với cơ sở đào tạo và giảng viên những người cung cấp khóa học và bài giảng từ xa. Sinh viên học tập theo tốc độ của chính họ và vào thời gian của chính họ ở nhà, nơi làm việc, hoặc tại trung tâm đã được đăng ký. Những ví dụ cho loại trường đại học này là Đại học mở Vương quốc Anh, Đại học Mở Hồng Kông, Đại học Mở Nam Phi, Đại học Simon Fraser, Canada, và Đại học Payame Noor, Iran. Ban đầu các trường đại học này được biết đến như các trường dạy qua thư bởi vì chỉ có phương tiện để nhận tài liệu học tập cho sinh viên là bằng bưu điện.

Ngày nay, công nghệ đang đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp giảng dạy và thuật ngữ giáo dục qua thư đã được đổi thành giáo dục từ xa. Thực ra còn có một số cách gọi khác, đặc biệt là ở Bắc Mỹ sử dụng mô hình ‘giáo dục phân phối’ dựa trên ý nghĩa ban đầu của việc sử dụng công nghệ (hội nghị qua hình ảnh) để cung cấp việc giảng dạy cho sinh viên ở các địa điểm khác nhau. Loại trường đại học thứ ba là loại trường kết hợp cả giáo dục từ xa và giáo dục trực tiếp tại trường dưới cùng một sự quản lý. Những trường đại học như thế được gọi là các trường đại học có phương thức đào tạo kép. Họ đưa ra cả hai phương thức cung cấp bài giảng từ xa và đào tạo trực tiếp tại trường.

Có một sự thay đổi chút ít của phương thức đào tạo kép của các cơ sở đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi nơi các nguồn lực bị hạn chế và không thể quản lý được việc giáo dục hoàn toàn tại trường và hoàn toàn từ xa. Vì thế phương thức hiện hành là các cơ sở đào tạo hoạt động theo các chương trình đào tạo cấp bằng bán phần (không chinhs qui)(part-time degree programes) và các chương trình cấp bằng cao đẳng (sub-degree programes) bên cạnh các khóa học trực tiếp cả ngày tại trường. Nói một cách nghiêm túc, những phương thức trên không phải là các khóa học đào tạo từ xa nhưng hiện tại được chấp nhận như một dạng khác của giáo dục từ xa. Chúng xuất hiện để kết hợp giáo dục tại trường và giáo dục từ xa trong một khoá học. Nó tạo cho giảng viên những người chỉ có những ngày nghỉ để nghiên cứu, tham gia vào việc giảng dạy các khóa ngắn hạn tại trường trong lúc họ không giảng dạy. Các trường đại học như Đại học tổng hợp Lagos, Đại học tổng hợp Ahmadu Bello, Zaria, Nigeria; Đại học tổng hợp Cape Coast, Ghana; Đại học tổng hợp Wittswaterstrand, Nam Phi thuộc các loại trường này. Các trường khác bao gồm Đại học tổng hợp Nairobi, Đại học tổng hợp Makerere, Đại học tổng hợp Zambia, Đại học tổng hợp Namibia, Đại hoạc tổng hợp Quốc gia Lesotho, Đại học tổng hợp Abuja, Nigeria và Đại học tổng hợp Nigeria, Nsukka.

Đối với nhiều nước có nhu cầu cao về giáo dục đại học, giáo dục mở và giáo dục từ xa là con đường thuận lợi để vào học khi càng ngày càng có nhiều người trúng tuyển. Do các cơ sở đào tạo này không đòi hỏi nhiều không gian lớp học như giáo dục trực tiếp tại trường, không gian không còn là một vấn đề. Thêm vào đó, những trường đại học như vậy là ‘mở’ theo nghĩa của chất lượng đầu vào. Thực tế là, không cần thiết phải đặt ra chất lượng để được vào học. Một sinh viên tương lai chỉ cần qua một kỳ thi sát hạch để chứng tỏ rằng họ có thể theo các khóa học cơ bản để được vào học. Vì thế, các trường đại học này được gọi là đại học mở. Ví dụ các trường đại học như vậy ở châu Phi gồm có Đại học Mở Zimbabwe, Đại học Mở Tanzania, và Đại học Mở Sudan.

Ngài John Daniel, Hiệu phó Danh dự của Đại học Mở Vương quốc Anh đã đưa ra thuật ngữ ‘Siêu-Đại học tổng hợp’ dành cho các trường đại học có số người vào học lên tới 100.000 sinh viên trở lên. Hiện nay có tới 10 trường đại học như vậy trên toàn thế giới. Chỉ có một trường như thế ở châu Phi đó là Đại học tổng hợp Nam Phi (UNISA). Do tầm quan trọng ngày càng tăng của giáo dục mở và giáo dục từ xa, nó trở nên cấp bách cho tất cả mọi người bao gồm cả giảng viên , các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, để hiểu phương thức giáo dục này có ý nghĩa và đòi hỏi gì. Module này được viết để đáp ứng đầy đủ mục đích này.

Trọng tâm của Module này là cung cấp một khái quát ngắn gọn về giáo dục mở và giáo dục từ xa để sử dụng như một hướng dẫn cơ bản, đặc biệt đối với những người chưa quen với phương thức giáo dục này là một phương thức hợp thời trên toàn thế giới. Module này không có ý định đi sâu đầy đủ tất cả các khía cạnh hoặc những vấn đề của việc học tập từ xa và mở. Bài viết này chỉ dùng như “một con mắt mở rộng hơn” và hy vọng nó sẽ thúc đẩy bạn và các bạn đọc khác tìm kiếm thêm thông tin ở những nơi khác. Một vài ý kiến được đưa vào nội dung của Module để bạn có thể tham khảo.

Hoàn thành Module này bạn có thể:



  • định nghĩa được các tính chất cơ bản của giáo dục từ xa;

  • đánh giá những sự phát triển gần đây của giáo dục từ xa; và

  • lập kế hoạch cho việc triển khai khóa học giáo dục từ xa.


Bài 1: Khái quát về giáo dục từ xa


Mục đích

Sau khi học xong bài này bạn có thể:



  • định nghĩa được giáo dục từ xa;

  • nhận biết được các đặc điểm cơ bản của giáo dục từ xa; và

  • mô tả được các dịch vụ hỗ trợ cần thiết đối với giáo dục từ xa.

Giáo dục từ xa là gì ?

Diễn đạt một cách đơn giản, giáo dục từ xa là một loại hình học tập mà sinh viên không trực diện với giảng viên của họ. Trong lịch sử phát triển của nó, giáo dục từ xa đã diễn ra trong vài giai đoạn, bắt đầu là việc trao đổi bằng thư tay(như thư của nhà truyền giáo St. Paul cho các Thánh), trao đổi bằng thư báo (như những thứ mà Pitman tiến hành trong tốc ký), giảng dạy cho các kỳ thi ở bên ngoài (như bằng bên ngoài mà Đại học tổng hợp London đề nghị), học tập ở ngoài trường và học bán phần thời gian đối với các trường đại học đang tồn tại (như đã tiến hành ở trường Đại học tổng hợp Nairobi và Ahmadu Bello) đến các trường đại học mà 100% sinh viên học từ xa. Rất nhiều sinh viên trong số họ đang ở cách văn phòng nhà trường hàng trăm nếu không muốn nói là hàng nghìn cây số, như các trường hợp của Đại học Mở Vương quốc Anh, Đại học tổng hợp Nam Phi, Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi và rất nhiều trường đại học tương tự khác.

Người ta đã biết một cách khác biệt với từng trường hợp như ‘học bằng thư’, ‘học tại nhà’, học ngoài trường’, ‘học độc lập’, ‘học từ xa’, ‘giảng dạy từ xa’, ‘hệ thống bên ngoài’, cái mà chúng ta gọi là học từ xa và mở có nghĩa là chúng giống nhau cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Đây là sự cung cấp giáo dục bằng phương thức khác với phương pháp trực tiếp thông thường nhưng mục đích của chúng là giống nhau, về ý nghĩa và thực tế cũng giống như các trường đại học trực tiếp dài hạn tại trường.

Lịch sử và sự phát triển của giáo dục từ xa đã được đánh dấu bởi ba vấn đề cơ bản (Gough, 1980). Trước tiên là quyền được vào học: cho phép sinh viên những người có thể bị từ chối các cơ hội giáo dục khác được nhận vào học. Thứ hai là sự tương đương và tin cậy: sinh viên được dạy từ xa có thể nhận được giáo dục và trình độ tương đương với cùng một chất lượng như phương thức thông thường. Thứ ba là sự vượt trội: tìm kiếm sự vượt trội trong chất lượng của tài liệu học tập, việc dạy học, các dịch vụ trợ giúp, các hệ thống chuyên môn học thuật và hành chính hoặc sự bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Khi giải pháp của các vấn đề nói trên tiếp tục chiếm ưu thế về lý thuyết và thực tế của học từ xa và mở, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, loại hình giáo dục này càng trở nên hấp dẫn họ. Giáo dục từ xa dựa vào tài liệu, radio, máy thu hình, máy ghi băng, các bài học, điện thoại, máy tính, và vệ tinh truyền thông. Một số cơ sở đào tạo quản lý các chương trình của họ thông qua giáo dục từ xa tổ chức thực hành trực tiếp và các chuyến đi thực tế.

Tại sao mọi người sử dụng loại hình học tập này? Không có câu trả lời đơn giản vì có rất nhiều nguyên nhân. Trước tiên là thái độ chính trị của một dân tộc hoặc đảng phái chính trị cầm quyền nó có tác động rất mạnh mẽ. Thứ hai là tính sẵn sàng của các phương pháp truyền thông mới giải quyết vấn đề dân số thưa như Australia, các quốc gia nhiều đảo, hoặc các nước không có hệ thống giáo dục đại học. Phần trước đã trình bày chi tiết việc sử dụng công nghệ mới trong giáo dục đại học. Loại công nghệ được sử dụng phụ thuộc vào khả năng chi trả cho nó cũng như cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng thậm chí trong các nước đã phát triển, sinh viên còn phụ thuộc rất nặng nề vào tài liệu in vì những lý do chúng ta không cần thiết phải đề cập ở đây.

Điều này làm giảm bớt đi nỗi quan ngại của những người e rằng việc thử nghiệm giáo dục từ xa do phải chi những khoản tiền lớn liên quan đến các công nghệ mới.

Nguyên nhân thứ ba đối với việc sử dụng giáo dục từ xa là tính linh hoạt của nó về vị trí, tốc độ, tuổi tác và thời gian. Sinh viên không phải đối diện trực tiếp với giảng viên của họ. Họ vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường trong cuộc sống trong khi theo đuổi việc học tập của họ tức là họ làm việc trong lúc học và họ học trong lúc làm việc. Họ có thể nhận một khối lượng nhỏ trong một khoảng thời gian dài hoặc một khối lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn hơn do hoàn cảnh và điều kiện, khác với các trường đại học hiện hành đòi hỏi sinh viên thực hiện với một tiến độ thống nhất.

Ở nhiều nước, đặc biệt những nơi Nhà nước phải chịu gánh nặng tài chính của học bổng sinh viên, tuổi tác là một nhân tố quan trọng. Những sinh viên lớn tuổi ít cơ hội học tập bởi lẽ người ta cho rằng khoảng thời gian làm việc của họ trước khi về hưu quá ngắn. Giáo dục từ xa không đặt ra giới hạn trên của tuổi. Kỷ lục về tuổi cho sinh viên già nhất đối với cử nhân giáo dục tại Đại học tổng hợp Lesotho là một quý bà về hưu 63 tuổi. Đại học Mở Hoàng gia Anh có những sinh viên ở tuổi 80 đã đăng ký cho khóa học của họ. Và hình ảnh cuối cùng là một em bé người New Zealand với tuổi không được phép nhập học ở Trường Đại học tổng hợp mặc dù em đã đạt những chỉ tiêu cho việc nhập học. Em đã vào học các chương trình đại học bằng giáo dục từ xa thay vì phải chờ cho đủ tuổi để vào các trường đại học truyền thống.

Sự linh hoạt này của giáo dục từ xa đã mang lại cho rất nhiều người “cơ hội thứ hai” để có được giáo dục đại học bởi vì họ đã không có đủ khả năng cho việc học sớm hơn trong cuộc đời của họ.

Bài đọc:

Học từ xa trong giáo dục đại học

Neil Butcher



Những áp lực khuyến khích giáo dục từ xa trong giảng dạy đại học

Những nhân tố tạo nên áp lực cho sự thay đổi

  • Sức ép từ người sử dụng lao động đòi hỏi người lao động lành nghề.

  • Sự cạnh tranh của giáo dục tư , các trường cao đẳng và các trường kỹ thuật.

  • Sụ mờ nhạt biên giới quốc gia dẫn đến cạnh tranh quốc tế tăng cường

  • Sự chuyển từ việc sản xuất tri thức trong giáo dục đại học tới nhiều địa điểm khác nhau

  • Những cơ cấu tổ chức thiếu hiệu quả và hệ thống cấp bậc trong các cơ sở giáo dục đại học

  • Những cơ hội được tạo ra bởi sự phát triển của công nghệ và sự phát triển của chương trình đào tạo để đối phó với các tiến bộ công nghệ

  • Nhu cầu học đại học ngày càng tăng.

  • Việc cắt giảm ngân sách cho giáo dục đại học đối với khu vực nhà nước

  • Các mô hình đại học của các cơ sở phương Tây có thể không thích hợp đối với bối cảnh của châu Phi

  • Những nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng đang đi xuống của giáo dục đại học

  • Hệ thống giáo dục của các trường trung học có hiệu quả hơn

  • Sự gia tăng dân số

Các mối quan tâm đáng chú ý ngày càng tăng lên đối với giáo dục từ xa trong việc mang đến những cơ hội cho những sinh viên mà trước đây họ bị từ chối do những lý do cá nhân hoặc xã hội. Tuy nhiên, những chi phí cần phải dự tính kỹ lưỡng nếu ai đó định trả dần tất cả các chi phí đã được xác định theo thời gian cho tất cả sinh viên. Chi phí ban đầu có thể là tối thiểu nếu so sánh với sự bền vững của dự án.

Giáo dục từ xa và việc học tập dựa trên các nguồn tư liệu đang phá vỡ những quan niệm truyền thống việc giảng viên “bố thí” (talk down) tri thức cho người học. Chính vì thế, giáo dục từ xa đang kêu gọi việc bổ sung các chiến lược giáo dục làm thay đổi vai trò của các nhà giáo dục. Nói tóm lại, giáo dục từ xa đòi hỏi những phí tổn nhất định phải được đầu tư vào việc thiết kế và phát triển các nguồn lực chất lượng cao.



Một số vấn đề và những khả năng

Những vấn đề chung đã được xác định trong giáo dục từ xa bao gồm nhu cầu cho hỗ trợ phụ đạo trực tiếp (chúng thường chi phí), phát triển nội dung môn học (thường là không tin cậy và thiếu bền vững). Bồi dưõng chuyên môn nghiệp vụ cho các giảng viên thường bị hạn chế và không liên tục. Các hệ thống hành chính kém phát triển. Chi phí cho một khóa học thường vượt quá khả năng của người học. Cơ sở hạ tầng phi hiện thực làm cho hệ thống giao thông đường xá, dịch vụ bưu chính, trang thiết bị và các dịch vụ viên thông rất khó khăn. Ngoài ra còn nhiều ràng buộc ẩn và những vướng mắc khác mà chưa có lời giải cho mỗi một nước.

Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng và hội đủ các chức năng của các công nghệ, vẫn còn bài học về thất bại trong việc cố gắng cải thiện công nghệ giáo dục. Bốn nguyên nhân chung nhất cho sự thất bại đó là: 1) những sự lựa chọn công nghệ không linh hoạt đã tác động mạnh đến hệ thống; 2) thiếu đầu tư vào việc thiết kế chương trình giảng dạy và môn học; 3) chi phí vận hành quá cao; 4) đánh giá thấp các hệ thống đã được triển khai đối với việc hỗ trợ sinh viên.

Từ những thất bại nói trên, những phương pháp mới cho việc lập kế hoạch đã được áp dụng, chúng bao gồm:



  • Các phương pháp giảng dạy của giáo dục từ xa phải được phát triển càng khác biệt với giáo dục trực tiếp càng tốt.

  • Việc lập kế hoạch thường xuyên xem xét bất cứ một sự khác biệt nào giữa giáo dục từ xa và công nghệ giáo dục dù cho sự vô nghĩa ngày càng tăng lên.

  • Việc lập kế hoạch chiến lược của chất lượng nhất định phải tính đến việc sử dụng thuật ngữ giáo dục từ xa và công nghệ giáo dục để tránh tối ưu hóa thêm quá trình lập kế hoạch.

  • Sự lựa chọn nhất định phải được tiến hành trong phạm vi các phương pháp khả thi.

  • Đây là lúc tránh tranh luận về ưu điểm và giá trị của giáo dục từ xa và thay vào đó cân nhắc đặc điểm của việc học tập và giá trị giáo dục của cấu trúc và nội dung của khóa học.

  • Mỗi một sự can thiệp giáo dục bắt buộc phải lập kế hoạch, bổ sung, và xem xét lại về chính giá trị của nó.

Được trích dẫn từ: Butcher, N. (1999). Học từ xa trong giáo dục đại học. Bài trình bày tại hội thảo khu vực về Dạy và học trong giáo dục đại học, Đại học tổng hợp Witwatersrand, Johannesburg, Nam Phi, tháng Mười một.

Bài tập

  1. Liệt kê các cơ sở đào tạo ở nước bạn đề nghị các khóa học với bất kỳ dạng nào của giáo dục từ xa.

  2. Đối với mỗi một cơ sở đào tạo, những vấn đề có thể xảy ra đối với việc cung cấp giáo dục từ xa là gì ?

  3. Sử dụng danh sách của Butcher (1999) ở trên để đề xuất giải pháp cho các vấn đề này. advantage

Những tác động về mặt lý thuyết đã được chấp nhận trong giáo dục từ xa.

Như đã trình bày trước đây, giáo dục từ xa đã tồn tại cùng với chúng ta trong vài thế kỷ dưới những hình thức khác nhau. Với sự cố gắng của cả nhân loại, nhưng những lợi ích trong việc nghiên cứu đã có tác động đến giáo dục từ xa. Chúng ta chỉ đề cập tới một số ít những tác động mà bạn có thể theo dõi trong điều kiện hiện tại. Vì giáo dục từ xa cung cấp loại hình và chất lượng giáo dục giống như giáo dục dài hạn tại trường đã cung cấp, nên khung lý thuyết của chúng là không khác nhau. Sự tín nhiệm phụ thuộc vào những lý thuyết giảng dạy, lý thuyết về các khoa học và công nghệ giảng dạy, và những lý thuyết của khoa học nhận thức ứng dụng. Một số lý thuyết bạn có thể đã làm quen cũng được đề cập ở đây.

Lý thuyết kích thích-đáp ứng của Skinner cho rằng chúng ta phản ứng lại những kích thích nào đó tuỳ thuộc vào sự thích hợp và cường độ của chúng. Giáo dục từ xa sử dụng lý thuyết này trong việc thiết kế tài liệu học tập cho những người học từ xa sao cho họ được kích thích động viên tiếp tục học tập. Lý thuyết các câu hỏi nằm trong bài viết của Rothkof chỉ ra rằng sự thách thức thường xuyên và liên tục đối với người học liên quan đến điều mà họ đọc, đến sự hiểu biết của họ đối với nội dung trong một bối cảnh. Những người viết tài liệu học tập cần nắm được điều này khi họ viết bài giảng, các phần của bài giảng cũng như các tài liệu hướng dẫn khác.

Đóng góp của Ausubel là mô hình của một người tổ chức tiến bộ mà nó nhấn mạnh vào sự cần thiết để tạo ra những tài liệu lấp đi cái hố ngăn cách giữa những điều đã biết và không biết. Sinh viên giáo dục từ xa có nhiều kinh nghiệm họ không giống như những chàng trai trẻ đến từ các trường trung học. Người viết tài liệu học tập cũng như các sách hướng dẫn là những người gặp sinh viên trong các buổi học trực tiếp cần phải thực hiện mô hình của Ausubel một cách nghiêm túc.

Chúng ta không thể tóm lược lại sự đóng góp của mỗi một lý thuyết nhưng chúng ta có thể xem xét mô hình của Carl Rogers mà nó nhấn mạnh đến sự cần thiết để tạo ra một môi trường thuận lợi và thân thiện cho việc học tập. Có nhu cầu gắn kết người học trong việc đối thoại với giảng viên trong các bài giảng trực tiếp và trong cả các tài liệu học tập dưới dạng viết. Mô hình giảng dạy đại cương của Gagne chỉ ra rằng cần có trình tự logic trong việc trình bày các tài liệu học tập. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người học trong giáo dục từ xa, những người không trao đổi ngay lập tức với giảng viên của họ về mặt vật lý.

Module 3 đã trình bày quá trình dạy-học một cách bao quát và sâu sắc hơn do vậy chúng ta sẽ kết thúc bằng lý thuyết của Holmberg về phương pháp sư phạm mà nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự tương tác giữa các hoạt động. Ngay cả việc chấm bài tập, tài liệu hướng dẫn cần tạo ra các nhu cầu để tương tác đối với sinh viên sao cho nó không chỉ là những câu hỏi để cho điểm với các việc họ đã làm mà nó còn dạy người học thông qua những câu trả lời đã cho. Tuy nhiên, đối với giáo dục từ xa và mở một số cơ sở triết học và tâm lý học cần phải được xem xét thêm do sự đa dạng của người học thông qua giáo dục từ xa. Những nguyên tắc giáo dục người lớn bao gồm học tập suốt đời, học tập hợp tác, các mặt văn hóa xã hội của việc học tập mà nó bao gồm xu hướng kiến tạo phải được kết hợp chặt chẽ trong các nguyên tắc chỉ đạo của việc thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy.



Các dịch vụ hỗ trợ

Các nguyên tắc của dịch vụ hỗ trợ sinh viên dựa vào niềm tin rằng đối với sinh viên những người tách biệt với cơ sở giáo dục, cách biệt đối với giảng viên và bạn học, cần thiết phải có một hệ thống trả lời cho các nhu cầu có thể có của họ. Những nhu cầu tư vấn về các cơ sở đào tạo, giảng viên và sinh viên khác, lựa chọn khóa học và môn học, hướng dẫn giảng dạy, cộng tác đối với các sinh viên khác và nhóm tương tự khác hoặc việc hướng dẫn thông qua các công nghệ như phụ đạo từ xa (sử dụng hệ thống điện thoại) hoặc hội nghị qua máy tính, hoặc hội nghị hình ảnh. Rất nhiều cơ sở giáo dục từ xa có trung tâm hay văn phòng tuy nhỏ nhưng được tổ chức rất tốt để đáp ứng những nhu cầu nói trên của sinh viên. Họ hoạt động bằng cách mang những dịch vụ đến gần hơn cho sinh viên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Phân cấp quản lý thứ nhất là Trung tâm Vùng và cấp thứ hai là Trung tâm Học tập mà nó ở gần nhất đối với sinh viên. Lấy ví dụ, Đại học Mở Vương quốc Anh có 13 Trung tâm Vùng và hàng trăm Trung tâm Học tập. Đại học Mở Tanzania có 21 Trung tâm Vùng và 49 Trung tâm Học tập trên toàn bộ lãng thổ Tanzania và Zanzibar. Học viện Sư phạm Quốc gia, Kaduna, Nigeria, có lẽ là hệ thống giáo dục từ xa lớn nhất cho việc đào tạo giáo viên cho các trường tiểu học và trung học phổ thông ở châu Phi có mạng lưới các trung tâm vùng của 30 bang của Liên bang. Xin lưu ý là không phải tất cả các tổ chức và cơ sở giáo dục từ xa đều có mạng lưới dịch vụ hỗ trợ sinh viên mở rộng như vậy.

Ở Văn phòng trung tâm/Trụ sở có bộ phận hành chính tổng hợp để quản lý hồ sơ sinh viên một cách chi tiết như bảng điểm của họ, tài khoản bao gồm cả học phí đã trả, các khoản nợ chưa trả, xử lý điểm, cất giữ tài liệu học tập, các bài học, băng hình và băng tiếng.

Một dịch vụ khác cho sinh viên là phụ đạo từ xa. Việc phụ đạo này có liên quan với việc chấm điểm, với các bài học trực tiếp đối với sinh viên, với những nhân viên trợ giảng này làm việc bán thời gian trong việc hướng dẫn thực hành ở các phòng thí nghiệm thuê ở các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu khác. Đa số các trợ giảng và những nhân viên làm việc kiểu part-time là những nhân viên chính thức của các cơ sở giáo dục khác đã được trả lương dịch vụ cho các cơ sở giáo dục từ xa.

Dịch vụ thứ ba cho sinh viên là dịch vụ tư vấn nó có ở cả Văn phòng trung tâm/Trụ sở cũng như các Trung tâm vùng. Với cách này, sinh viên không phải đi lại với khoảng cách xa và cũng không phải chi phí quá nhiều cho tiền tàu xe và chỗ trọ trong việc định hướng, những bài học trực tiếp, các bài kiểm tra và bài thi. Nhà trường có quyền sử dụng không gian của các trường trung học, nhà tư, nhà hành chính địa phương, các cơ sở đào tạo đại học khác cho các trợ giáo và cho sinh viên.

Một nước đang phát triển như Tanzania đã chỉ ra rằng không thể trông cậy vào một khoản tiền lớn để đầu tư vào những dự án mới như đại học mở. Thay vào đó, người ta vay mượn từ những cơ sở khác để tăng cường các dịch việc cung cấp dịch vụ cho sinh viên. Điều đó bao gồm cả mạng lưới thư viện được cơ quan dịch vụ thư viện Tanzania quản lý. Đại học Mở tìm sách vở và tạp chí từ những tổ chức quốc tế sau đó gửi chúng vào mạng lưới thư viện. khi không có hệ thống thư viện công cộng cần phải thu xếp với các thư viện tư nhân.




Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương