HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 3: Một số chiến lược để cải thiện việc dạy và học



tải về 1.92 Mb.
trang14/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   32

Bài 3: Một số chiến lược để cải thiện việc dạy và học




Mục đích


Học xong bài này bạn có khả năng:

  • Mô tả các chiến lược thúc đẩy học tập;

  • Đề xuất các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chất lượng của các phương pháp dạy/học;

  • Sử dụng buổi hội thảo như là một khuôn mẫu dạy học một nhóm nhỏ.

Các chiến lược xúc tiến việc dạy và học

Để đẩy mạnh việc học, giảng viên sẽ cần tuân theo các điều kiện tiên quyết sau đây:



  • Định rõ cái gì đang được mong đợi ở sinh viên bằng cách cung cấp cho họ các mục đích của việc giảng dạy

  • Làm rõ ràng với sinh viên những yêu cầu riêng của họ để điều chỉnh lại nội dung giảng dạy.

  • Chiếm được sự cộng tác của sinh viên trong suốt quá trình dạy/học.

  • Khởi đầu từ thực trạng của sinh viên, điều đó có nghĩa là, dựa vào những cái mà sinh viên đã biết và sử dụng các cách trình bày mà họ đã quen thuộc.

  • Đặt sinh viên vào trong tình huống mà họ có thể tự thực hiện được cái gì đó, làm nghiên cứu, và sáng tạo.

  • Cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận trực tiếp đến kiến thức bằng cách đảm bảo cho họ nắm vững những công cụ sư phạm cần thiết.

  • Lắng nghe sinh viên để sửa đổi cách học và hành vi của họ.

  • Một trong những cách tốt nhất để cải thiện cách diễn đạt của một người thường là sử dụng sơ đồ hoặc biểu đồ thực hiện. Trong trường hợp của chúng ta, biểu đồ này sẽ là các phương pháp sư phạm được sử dụng. Nó giống như bảng đồng hồ trên ô tô, nó cung cấp những thông tin tới hạn về điều kiện làm việc của xe, mà trong trường hợp của chúng ta là các tình trạng của phương pháp giảng dạy được sử dụng.

  • Để kiểm tra chất lượng của các phương pháp được sử dụng, giảng viên sẽ phải phân biệt:

    • Các tiêu chí sẽ được xem xét.

    • Các chỉ số (hoặc các biểu hiện) của các tiêu chí đã chọn.

    • Các thang đo.

  • Cuối cùng, không có một phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả của các phương pháp phụ thuộc vào bản chất của sinh viên, số lượng sinh viên, môn học đang dạy, nhân cách của giảng viên, tư liệu và các điều kiện vật lý v.v.

Hội thảo là một kiểu phương pháp giảng dạy nhóm nhỏ

  • Lập kế hoạch hội thảo

  • Hội thảo yêu cầu lập kế hoạch và tổ chức trước. Chúng ta hãy xem xét một số vấn đề về tổ chức và lập kế hoạch:

    • Bắt đầu từ vài tháng trước

    • Viết lịch trình làm việc

    • Phân tích nhu cầu các nhóm đối tượng khác nhau

    • Thiết lập mục tiêu và mục đích

    • Tiếp xúc với nguồn nhân sự

    • Tiếp xúc với những người tài trợ tiềm năng

    • Đăng ký các phòng thích hợp, thăm trước khi chọn, đặt trước các món ăn.

    • Trình bày rõ các mục tiêu và mục đích trong buổi họp với những người trong ban tổ chức hội thảo và và đại diện của các nhóm thành viên tham gia.

    • Lập kế hoạch và lịch trình (đến từng phút) làm rõ vai trò của mọi người. Tập hợp thành viên ban tổ chức hội thảo để bàn luận.

    • Viết bản chương trình làm việc của hội thảo.

    • Thiết lập dự toán kinh phí, xác định phí đăng ký, tiếp xúc lại với các nhà tài trợ có tiềm năng

    • Thông báo thời hạn đăng ký của buổi hội thảo trên những tờ thông tin (ít nhất trước 1 tháng)

    • Các tư liệu cần thiết và chuẩn bị sẵn (bút chì, giấy, bút phớt, giấy khổ rộng, bảng lật, cặp tài liệu và thẻ ghi tên cho mỗi thành viên tham gia)

    • Khẳng định lại việc đặt trước phòng ở và các bữa ăn

    • Nhắc lại những những nét chung đối với người được phân công.

Ngày hôm trước của buổi hội thảo

  • Liệt kê các danh mục cần kiểm tra, kiểm tra tất cả các hoạt động đã lập kế hoạch xem đã được thi hành có hiệu quả chưa.

Ngày hội thảo

  • Đến sớm ít nhất một giờ trước khi buổi hội thảo bắt đầu

  • Kiểm tra các phòng, sắp xếp bàn ghế

  • Dựng những áp phích để chỉ rõ nơi những việc cụ thể sẽ tiến hành

  • Bắt đầu đúng giờ

  • Giới thiệu đại biểu, ban tổ chức v.v,...

  • Giải thích rõ vai trò của mọi người

  • Tiến hành theo đúng lịch trình có thể được

Sau buổi hội thảo

  • Viết thư cám ơn những người trình bày tại hội thảo và nhà tài trợ

  • Biên soạn đánh giá: gửi đến các thành viên tham gia và nguồn nhân sự (và các nhà tài trợ, nếu thấy cần thiết)

Tóm tắt

Trong module này, chúng ta khảo sát một số phương pháp dạy và học ở đại học. Chúng ta đã xét đến “phương pháp truyền thống” là giảng, và cũng xem xét đến phương pháp nhóm nhỏ. Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đã được bàn luận. Một ví dụ về việc sử dụng buổi hội thảo được đưa ra như là cách trình bày việc lập kế hoạch và sử dụng các phương pháp cho giảng dạy. Đã được nhấn mạnh rằng không có phương pháp tốt nhất cho tất cả các tình huống. Giảng viên đại học phải có nhiệm vụ nhận biết được phương pháp thuận lợi nhất cho việc học đối với nhóm sinh viên riêng của họ.




MODULE 5: DẠY HỌC HIỆU QUẢ TRONG LỚP HỌC ĐÔNG NGƯỜI




Giới thiệu và mục đích chung


Bài 1: Lớp học đông người là gì?

Bài 2: Phát triển và bổ sung chương trình giảng dạy cho lớp học đông người

Bài 3: Dạy học trong các lớp học đông người

Giới thiệu và mục đích chung


Sự tăng lên nhanh chóng số người trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đại học ở châu Phi trong điều kiện các nguồn lực bị hạn chế trong những năm 1980 đến 1990 dẫn đến số người trong các lớp học tăng lên. Hiện tượng lớp học đông người nhanh chóng trở thành vấn đề cần tranh cãi của hầu hết các cơ sở đào tạo trong khu vực. Viễn cảnh cho tương lai là gì? Có rất nhiều các lớp học đông người. Tất nhiên là lớp học đông người có thể tìm thấy ở nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới. Vì không thể xoá bỏ được các lớp học đông người, nên chúng ta phải tìm ra các kỹ thuật để cung cấp một nền giáo dục có chất lượng tốt cho các cơ sở đào tạo nói trên. Module này nhằm giúp cho các giảng viên , những người đang giảng dạy cho các lớp học đông người giảm bớt những khó khăn mà họ đang gặp phải.

Chúng ta thường cho rằng việc học tập của sinh viên tỷ lệ nghịch với số người học: lớp học càng ít người sinh viên học được càng nhiều. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu cho thấy rằng các lớp học ít người mang đến những cơ hội phản hồi và thảo luận nhiều hơn và người học được thoả mãn nhiều hơn so với các lớp học đông người, nhưng nó không khẳng định số lượng người trong lớp học là mối tương quan tất yếu cho việc học tập của sinh viên. Điều gì không phải là số người ở trong lớp học, nhưng lại là chất lượng của việc giảng dạy. Nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi dẫn đến việc dạy và học có hiệu quả, bất kể số người của lớp học, là việc thu hút sinh viên vào việc học tập tích cực.


Mục đích chung


Cuối Module này, bạn có thể:

  • trình bày được định nghĩa của lớp học đông người; và

  • tiếp thu được những kỹ thuật của việc dạy cho lớp học đông người cho việc học tập tối ưu.



Bài 1: Lớp học đông người là gì ?

Vấn đề đầu tiên được nêu ra ngay từ đầu của module này là “lớp học đông người là gì?”. Câu hỏi này cũng đã được nêu ra cho các nhà nghiên cứu cấp cao khi tham gia vào hội nghị khu vực của UNESCO về Việc Dạy và Học trong Giáo dục đại học, Đại học Moi, Eldoret, Kenya.

Dưới đây là một số trích dẫn các quan điểm đã được nêu ra.


  • Chẳng có gì giống với một lớp học đông người. Nó chỉ có trong tư duy của nhà giáo được mọi người chấp nhận”

  • Lớp học đông người là một lớp học có số sinh viên nhiều hơn cơ sở vật chất sẵn có mà nó có thể cung cấp”

  • Các lớp học đông người có hơn 100 sinh viên vào học”

  • Không có một con số cố định. Lớp học đông người phụ thuộc vào môn học- các môn học về công nghệ, khoa học và y học có số người học ít hơn các môn học về nghệ thuật, nhân văn, và khoa học xã hội”

Các quan điểm khác về lớp học đông người là gì? Không có định nghĩa thống nhất về lớp học đông người ở trong các tài liệu chính thức, và cũng không cần thiết phải có định nghĩa về lớp học đông người. Lớp học đông người của một người này lại là lớp học “chính qui”, “nhỏ”, hoặc “bình thường” của một số người khác. Một số giảng viên định nghĩa một cách giản đơn “đông người” là “quá nhiều sinh viên theo học ghi tên ở cuối học kỳ hay một khóa học”. Có chăng một vài điểm nào đó đúng cho một lớp học đông người đó là vấn đề nguồn lực dùng cho việc dạy học và những kỹ năng được giảng viên sử dụng. Ví dụ một giảng viên khoa học xã hội giảng dạy một lớp học 40-50 sinh viên và chấm điểm tiểu luận môn học và chấm bài thi dưới dạng tiểu luận trường hợp này cho ta thấy đây là một lớp học đông người. Tuy nhiên, một giảng viên ngôn ngữ học lại không coi một lớp học 50 sinh viên lại là một lớp học đông người. Vì vậy, ta có thể nói rằng lớp học đông người là một lớp học ta cảm thấy đông, là dấu hiệu thường xuyên và số lượng người của lớp học này không cho phép bạn làm việc theo cách mình ưa thích. Module này làm cho ta cảm thấy số người học ít hơn; làm giảm bớt đi cảm giác về số lượng sinh viên đang làm mất quyền lực của giáo sư; giúp cho sinh viên cảm thấy tốt hơn về lớp học đông người như chào đón họ trong năm đầu tiên của các cơ sở đào tạo đại học.

Với mục đích đó, chúng ta cho rằng lớp học đông người là một lớp học mà ta cảm thấy đông. Những dấu hiệu của lớp học ‘đông người’ có thể là:



  • Lớp học đông người hơn một cách đáng kể so với các lớp học bình thường

  • Những nguồn lực không còn thích ứng được với số lượng sinh viên nếu ta muốn quan tâm riêng rẽ cho từng sinh viên.

Một điều chắc chắn dù cho chúng ta có định nghĩa hay không thì hiện tượng lớp học đông người vẫn đang tồn tại. Vì chúng ta đã nhận ra một số đặc điểm của lớp học đông người, và giờ đây chúng ta phải làm thế nào để thích ứng với nó.

Bài tập

Nêu khái niệm về lớp học đông người. Tổ chức một cuộc thảo luận trong khoa của bạn về ý nghĩa của lớp học đông người. Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các định nghĩa được đưa ra trong quá trình thảo luận là gì?



Số người của lớp học gây ra sự khác nhau như thế nào?

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của số người trong lớp học đã được tiến hành từ những năm 1920. Các kết quả nghiên cứu thường là bị pha trộn, một số phương pháp giảng dạy thích hợp cho các lớp học ít người và một số phương pháp khác lại có hiệu quả hơn trong các lớp học đông người. Lớp học đông người có hiệu quả như lớp học ít người khi những mục đích đòi hỏi việc nhận biết thông tin thực sự và hiểu được các thông tin đó. Khi sử dụng các trắc nghiệm truyền thống để đo lường đánh giá kiến thức đã học cho thấy các lớp học đông người có thể so sánh được với các lớp học ít người.

Các lớp học ít người cho thấy có hiệu quả hơn khi mục đích giảng dạy đòi hỏi mức độ cao hơn về các kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng ứng dụng, phân tích và tổng hợp. Các lớp học ít người có sự tiếp xúc nhiều hơn giữa sinh viên và giảng viên , nó có vẻ như là cần thiết nhất cho những sinh viên ít năng động, những sinh viên có ít kiến thức về các môn học cơ bản, hoặc những sinh viên có khó khăn trong việc nắm bắt vấn đề. Nói tóm lại, số người học tối ưu của một lớp học tuỳ thuộc vào mục đích giảng dạy đang được theo đuổi. Ưu điểm chính của các lớp học ít người so với các lớp học đông người là chúng mang đến cho sinh viên cơ hội lớn hơn trong việc trao đổi các vấn đề cơ bản, cơ hội trao đổi với giáo sư và trao đổi giữa các sinh viên với nhau.

Bây giờ chúng ta nói đến các lớp học đông người. Dạy học các lớp học đông người cho thấy có tác động bất lợi về tinh thần, sự năng động và tự tin của giảng viên. Mặc dù rất nhiều giảng viên có thể quản lý một cách thành công lớp học với số người bất kỳ, nhưng điều này thường tiêu phí nhiều sức lực của giảng viên và hạn chế sự tiếp nhận kiến thức của sinh viên. Nhiều giảng viên của các lớp học đông người cảm thấy họ tiêu phí nhiều thời gian vào việc tổ chức và quản lý các hoạt động của lớp học và họ không có đủ thời gian đáp ứng các nhu cầu của mỗi một em riêng biệt. Các lớp học đông người và các phòng học chật chội có ảnh hưởng bất lợi đến hành vi và việc học tập của sinh viên.

Một vài vấn đề khác của lớp học đông người là:


  • Khó gần gũi được sinh viên để hiểu biết họ

  • Khó đưa ra lời khuyên hay hướng dẫn riêng cho sinh viên

  • Vấn đề tổ chức trở nên phức tạp, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy, thí nghiệm và thực hành.

  • Có thể có các vấn đề kỹ thuật trong khi làm việc với lớp học đông người như những khó khăn trong việc chiếu hình để tất cả sinh viên nhìn thấy một cách rõ ràng.

  • Việc theo dõi sinh viên vắng mặt có khó khăn, như vậy tạo cơ hội cho sinh viên dễ bỏ giờ

  • Việc copy một số lượng lớn bài tập và tờ giấy thi cũng là một nguyên nhân của sự khó khăn.

  • Chất lượng nhận xét sinh viên có thể bị giảm nhiều trong các lớp học đông người.

Những trở ngại của lớp học đông người là rất lớn. Chúng ta cũng không thể mong chờ xoá bỏ hết được các lớp học đông người, do đó chúng ta phải tìm ra những kỹ thuật thích ứng và khẳng định rằng sinh viên của chúng ta thu được những lợi ích khi tham gia vào lớp học đông người. Chúng ta cùng xem xét giải quyết vấn đề này như thế nào.

Bảng dưới đây cho một vài so sánh giữa lớp học ít người và đông người



So sánh các lớp học đông người và ít người

Quan điểm của giảng viên về việc dạy lớp học đông người và ít người

Lớp học đông người

Lớp học ít người

Sinh viên ít nhận được sự quan tâm cá nhân

Sinh viên nhận được nhiều sự quan tâm cá nhân

Phạm vi các hoạt động dạy và học hạn chế hơn

Linh hoạt thay đổi các hoạt động dạy và học

Việc dạy cho cả lớp đôi khi được sử dụng cho việc kiểm soát và giữ cho sinh viên tập trung vào nhiệm vụ

Việc dạy cả lớp được sử dụng cho hoạt động thích hợp

Hoạt động nhóm rất khó quản lý vì có quá nhiều nhóm hoặc nhóm quá đông

Hoạt động nhóm có thể được sử dụng một cách có hiệu quả và linh hoạt

Hạn chế các cơ hội cho việc kiểm tra đánh giá sinh viên và phản hồi riêng rẽ

Kiểm tra đánh giá chất lượng và phản hồi tới sinh viên tốt hơn

Nhiều hạn chế trong các hoạt động thực tế

Nhiều cơ hội cho việc học tập tích cực

Giảng viên làm việc quá vất vả để bù đắp vào những ảnh hưởng của lớp học đông người

Công việc hợp lý hơn tạo điều kiện cho giảng viên tập trung sức lực của họ vào việc thoả mãn các nhu cầu của sinh viên

Như vậy, những khó khăn đối với lớp học đông người rất lớn, chúng ta không thể chối bỏ những lớp đó được mà phải dùng các kỹ thuật khác nhau và đảm bảo rằng sinh viên của chúng ta vẫn có thể học tập tốt trong một lớp lớn. Chúng ta xử lý vấn đề này thế nào.


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương