HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 3: Dạy các lớp học đông người



tải về 1.92 Mb.
trang16/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   32

Bài 3: Dạy các lớp học đông người


Giới thiệu

Các lớp học đông người chưa hẳn kém hiệu quả so với các lớp học ít người, nhưng chúng đòi hỏi những nỗ lực và kế hoạch hóa một cách rõ ràng. Giống như các loại lớp học khác, lớp học đông người sẽ hoạt động tốt nhất khi sinh viên chủ động tiếp thu môn học, và khi giảng viên nhận ra được nét riêng biệt của họ. Tuy nhiên, trong lúc các nguyên tắc cơ bản của việc dạy tốt đang áp dụng cho các lớp học đông người cũng như các lớp học và ít người, số sinh viên trong lớp học đông người có thể làm nổi cộm lên các vấn đề mà lẽ ra có thể quản lý được tốt hơn nhiều trong các lớp học ít người. Ví dụ, một hoặc hai sinh viên đôi lần đi học muộn trong một lớp học 40 người đó không phải là một vấn đề nghiêm trọng-và nếu một sinh viên đi học muộn lặp lại nhiều lần, điều đó dễ dàng cho giảng viên gặp với sinh viên đó để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, trong lớp học 400 người số người đi học muộn nhiều hơn rất nhiều và lớp học bị gián đoạn. Họ cũng có thể lảng tránh nhiều hơn sau buổi học.



Mục đích


Học xong bài này bạn có khả năng:

  • cung cấp những kiến thức cho sinh viên trong môi trường của lớp học đông người;

  • đạt được những kỹ năng để làm cho lớp học đông người tương tác tốt hơn;

  • trình bày một bài giảng theo phương pháp sáng tạo cho lớp học đông người; và

  • đánh giá lớp học đông người với sự giảm bớt căng thẳng.



Việc giảng dạy lớp học đông người


Một giảng viên với trách nhiệm giảng dạy trong lớp học đông người sẽ nhận thấy những gợi ý sau đây là hữu ích.

Có tổ chức

Lớp học đông người đòi hỏi sự chuẩn bị và tổ chức chu đáo hơn so với lớp học ít người. Những sai sót trong lúc thu thập những ý tưởng hoặc sắp xếp tài liệu giảng dạy có thể dẫn đến sự mất chú ý của sinh viên. Trước khi khóa học bắt đầu, chuẩn bị hoặc xác định các phương tiện trợ giúp giảng dạy, những thao tác, và các hoạt động trợ giúp mỗi khi lên lớp. Chuẩn bị đề cương bài giảng bao gồm các nội dung chính cho mỗi lần lên lớp, các bài tập và mô tả nội dung của các hoạt động và tài liệu phát tay cho toàn bộ khóa học. Chuẩn bị kết cấu cho nội dung và sử dụng kết cấu này để tổ chức cho mỗi bài học. Thông báo cho sinh viên biết kết cấu đó. Việc lấy tài liệu lần lượt theo danh sách hoặc phân phát tài liệu trong thời gian học là không phù hợp với hoàn cảnh của lớp học đông người. Tài liệu của sinh viên hoặc tài liệu giảng dạy cần thiết cho một lớp học cụ thể cần phải có trước giờ học hoặc được bố trí sao cho sinh viên có thể dễ dàng lấy được tài liệu.

Liên hệ với sinh viên của bạn

Điều này rất quan trọng cho việc thể hiện khả năng tiếp cận trong các lớp học đông người. Xây dựng mối quan hệ với những sinh viên của bạn, và nhận ra cá tính của từng sinh viên. Hãy hoà đồng với họ trong khi nói chuyện. Tăng sự tiếp cận của sinh viên với bạn bằng cách đến lớp sớm hơn để nghe những câu hỏi, bình luận và cả những than phiền của họ. Hãy bắt đầu bằng việc đề nghị sinh viên đưa ra điều gì đó mà họ biết hoặc gợi nhớ về một chủ đề nào đó. Hãy thể hiện các câu trả lời như một sự giới thiệu cho các hoạt động trong ngày. Hãy nói về cảm giác của các sinh viên ẩn mình trong lớp học đông người. Hãy cố gắng biết một số tên sinh viên và gọi các sinh viên đó bằng tên. Tìm hiểu sinh viên, biết về họ càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày yêu cầu một số người tình nguyện để giúp đỡ trong các trình diễn và những hoạt động khác, và thông qua quá trình này biết thêm tên của sinh viên.
Cung cấp những kinh nghiệm khác nhau

Điều này rất thích hợp để thay đổi phương pháp giảng dạy trong lớp học đông người nhằm khuyến khích sự bàn luận, trao đổi, và tham gia. Không nên cố gắng giảng bài trong toàn bộ khoảng thời gian. Hãy thu hút một cách tích cực sinh viên trong một khoảng thời gian của mỗi tiết giảng. Lập ra các nhóm ba hoặc bốn sinh viên để thảo luận một vấn đề hay làm bài tập trong ít phút. Nên có khoảng thời gian đặt câu hỏi và trả lời ở đầu hoặc cuối mỗi buổi học.
Động viên tham gia

Phải nhận thấy rằng sinh viên thường miễn cưỡng hỏi hoặc trả lời trong các lớp học đông người, và rất khó có thể nghe được những bình luận của họ trong phòng học rộng lớn. Hãy cố gắng chấp nhận những câu hỏi và sự trả lời của sinh viên, tóm tắt hoặc nhắc lại mỗi một câu hỏi hay câu trả lời. Bạn cần một micro cầm tay nếu âm thanh yếu. Đề nghị sinh viên viết câu hỏi hoặc bình luận vào phiếu và đưa lại cho bạn vào cuối buổi học. Phải để một khoảng thời gian chờ đợi sau khi bạn ra một câu hỏi. Khuyến khích sinh viên nói ra khi nào bài học đi quá nhanh hoặc quá chậm.



Thu nhận và sử dụng ý kiến phản hồi

Sinh viên trong các lớp học đông người thường miễn cưỡng trao đổi những khó khăn họ đang gặp phải trong khóa học hoặc kế hoạch giảng bài. Sử dụng các kỹ thuật đánh giá không chính thức một cách thường xuyên để nắm được nhận thức và các đề xuất của sinh viên. Sử dụng các thông tin này làm cơ sở cho việc thay đổi phương pháp giảng dạy của bạn trước khi khóa học kết thúc. Thông báo cho sinh viên của bạn nếu bạn thay đổi theo đề nghị của họ. Tổ chức gặp gỡ hàng tuần với các trợ giảng, hoặc với một số nhóm sinh viên, để thảo luận về những phản ứng của sinh viên đến việc giảng dạy và môn học của bạn. Hỏi từng sinh viên sau mỗi lần họp lớp xeọcmon học diễn ra như thế nào. Tạo ra một hòm thư góp ý, hoặc một bì thư dán lên cửa văn phòng của bạn nơi sinh viên có thể bỏ thư góp ý, bình luận về bạn hoặc về môn học của bạn.

Tạo ra một bầu không khí của lớp học ít người trong môi trường của lớp học đông người

Một trong những thách thức của các lớp học đông người là việc vượt qua được tình trạng xa lạ và khoảng cách có thể tồn tại giữa giảng viên và sinh viên. Nếu sinh viên được vận động một cách tích cực và họ nhận thấy trách nhiệm cá nhân trong quá trình học tập, những người này nhất định phải nhiều hơn những người dấu tên và những người thu nhận thông tin một cách thụ động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận, phản hồi, và học tập tích cực những người thầy của các lớp học đông người có thể tạo ra các nhóm cùng cá tính và quan hệ của cá nhân để có thể thu nhỏ hơn lớp học cho hiệu quả và thú vị. Những kỹ thuật sau đây có thể cải thiện môi trường học tập thoải mái, có năng suất đối với lớp học đông người.



  • Biết tên của sinh viên. Bạn có thể không có khả năng biết hết tên của tất cả sinh viên, nhưng thậm chí biết tên một vài người sẽ giúp được bạn.

  • Sử dụng micro. Không có khả năng để nghe một cách rõ ràng sẽ tự nhiên loại sinh viên ra khỏi bài giảng.

  • Di chuyển xung quanh lớp học hoặc giảng đường. Đứng sau bục giảng càng thể hiện khoảng cách giữa bạn và lớp học. Ngược lại, di chuyển giữa các dãy ghế hoặc vòng quanh lớp học sẽ làm cho lớp học dường như nhỏ bớt lại và khuyến khích sinh viên tham gia vào bài giảng.

  • Công khai góp ý của sinh viên về môn học. Gặp sinh viên theo nhóm để đưa phản hồi về môn học. Những lựa chọn khác bao gồm việc sử dụng ý kiến góp ý của sinh viên ở giữa kỳ hoặc các buổi thảo luận không chính thức với sinh viên để biết được phản ứng và những đề nghị của họ về lớp học.

Cá nhân hóa: Hãy nhận biết và sử dụng tên sinh viên của bạn, thậm chí ở trong lớp học đông người. Điều này là rất khó khăn, nó sẽ đi cùng với quá trình cá nhân hóa lớp học.

Kết hợp các chiến lược học tập tích cực: Điều này có thể làm được bằng cách sử dụng việc thảo luận hai nhóm một trong 2 phút, yêu cầu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm học tập liên quan đến nội dung của môn học, lập nhóm học tập chính thức, ra bài tập lớn cho nhóm, sử dụng phiếu phản hồi theo nhóm, và yêu cầu sinh viên viết phần trả lời của cho các câu hỏi thảo luận trước khi bài học bắt đầu.

Cho nhận xét sớm và thường xuyên: Sinh viên cần thiết phải biết họ đang học như thế nào, đặc biệt là trong các lớp học đông người. Cứ sau mỗi 15 phút giảng bài yêu cầu sinh viên thảo luận một câu hỏi cần suy nghĩ với người ngồi bên cạnh họ và yêu cầu hai hoặc ba sinh viên trình bày câu trả lời trước cả lớp. Sau một nửa buổi học, yêu cầu sinh viên viết chủ đề quan trọng nhất mà bạn vừa giảng; viết câu trả lời của bạn lên bảng và để cho sinh viên so sánh nội dung của họ với nội dung của bạn.

Trong lớp học đông người, người giảng viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với lớp học đông người. Sau đây là một vài gợi ý làm cho lớp học đông người sôi nổi hơn:



  • Trình bày nội dung theo cách mà nó kéo dài sựu quan tâm của sinh viên. Sử dụng các ví dụ sinh viên sẽ hiểu như là các ví dụ liên quan đến vấn đề hoặc tình huống hiện tại mà họ có thể liên tưởng đến..

  • Yêu cầu sinh viên trình bày theo nhóm một chủ đề bao trùm lên bài học hoặc mối quan tâm cụ thể của họ, theo sau là các câu hỏi và thảo luận. Khuyến khích sự sáng tạo và tính độc đáo.


Việc giảng bài cho lớp học đông người.

Nhiều giảng viên định sẵn phương pháp giảng bài khi họ giảng bài cho lớp học đông người. Với họ, đó là phương thức đơn giản nhất! Trong lúc một số giảng viên trình bày bài giảng có phần buồn tẻ, một số giảng viên làm cho bài giảng của họ hứng thú. Sau đây là một vài điều mà các giảng viên dạy các lớp học đông người một cách thành công thường làm.



  • Lên kế hoạch bài giảng sao cho bạn không được nói trong toàn bộ thời gian: nói 20 phút là đủ. Phân bố phần trình bày của bạn với các kỹ thuật học tích cực; đặt câu hỏi để cho sinh viên trao đổi với những người bên cạnh; khoảng thời gian hai phút cho ‘đứng để trình bày, diễn giải, thổ lộ’; thời gian cho sinh viên xem lại vở ghi của họ (hoặc có lẽ xem lại ghi chép của người khác); sử dụng các phương tiện giảng dạy khác nhau như: đèn chiếu overhead, tài liệu phát, và các đoạn băng video. Tất cả các điều này phá đi sự đơn điệu mà thậm chí nó xảy ra với cả những người trình bày tốt nhất nhưng nói quá dài.

  • Sinh viên thích các giảng viên những người giải thích sự việc một cách rõ ràng. Nên:

    • Đừng vội vã.

    • Lặp lại , thay đổi từ một cách ưa thích.

    • Nếu có thể sử dụng các ví dụ, cách ví von, và lối nói ẩn dụ.

    • Liên hệ với ‘cuộc sống thực’, nếu có thể.

  • Sự hóm hỉnh được đánh giá cao, đây là việc rất khó làm, nhưng nó không phải là sự bắt buộc. Một số người bắt đầu bài giảng với một vài câu chuyện hoặc vài câu chuyện hài hước.

  • Không nên đọc tất cả các câu chữ có trong slide nếu sinh viên đọc được, trừ khi hình của đèn chiếu quá tồi. Nên dùng slide nhỏ tốt hơn slide lớn, và cố gắng hạn chế số điểm trình bày trong mỗi một slide tối đa 6 điểm.

  • Có thể hỏi và đề nghị đặt câu hỏi, thậm chí với lớp học 800 người. Một số giảng viên đặt các câu hỏi cho người nghe để bài giảng trở nên sinh động.

Khi hỏi, hãy để thời gian suy nghĩ cho các câu trả lời, nhìn quanh người nghe, nhắc lại câu hỏi, hỏi tên của người đặt câu hỏi và cảm ơn họ. Khi nhận câu hỏi, hãy nhắc lại các câu hỏi để tất cả cùng nghe.

  • Quan tâm đến câu hỏi và đặt câu hỏi có nghĩa là thông tin có thể được truyền đạt ít đi nhưng việc hiểu về thông tin tốt hơn. Phải nhạy cảm về những gì mà bạn có thể làm khi đặt câu hỏi thể kéo bạn xa rời bài giảng một cách nghiêm trọng.

  • Tài liệu hướng dẫn và tài liệu trợ giúp có thể liệt kê theo các điểm và các mối liên quan chính yếu; chứa đựng đề cương bài giảng; đưa ra chú ý cho các thuật ngữ cần phải học và các tài liệu được giới thiệu để đọc.

Thực hiện giảng dạy lớp học đông người


  • Tổ chức bài giảng của bạn một cách cẩn thận, nhưng trình bày không cần chú ý quá chi tiết để bạn có thể quan sát và nhận ra dấu hiệu hiểu bài của sinh viên.

  • Giao bài tập và kiểm tra miệng sinh viên một cách thường xuyên sao cho bạn và sinh viên biết được họ có hiểu bài hay không.

  • Tránh mặc nhận. Hãy viết và định nghĩa không chỉ các thuật ngữ kỹ thuật mà cả những từ hoặc biểu thức khác mà sinh viên có thể chưa quen biết.

  • Cố gắng kiềm chế các câu bình luận giống như “Tôi biết tất cả các anh chị đều biết” (nhiều người trong số họ không biết) hoặc “Anh chị không biết điều này sao?” (làm cho sinh viên cảm thấy họ như là kẻ ngu ngốc).

  • Đặt xen kẽ trong bài giảng của bạn những câu hỏi cho sinh viên, điều này làm cho họ tham gia tích cực vào việc học tập.

  • Bỏ ra 5 phút cuối cùng cho sinh viên nêu ra các câu hỏi; cố gắng trả lời ngay một số câu hỏi và việc trả lời cho sinh viên không nên làm quấy quá mà cần giống như một bài giảng nhỏ.

  • Trả bài thi đã chấm và chữa lại bài vào buổi học tiếp theo.

  • Lưu giữ lại các tờ tạp chí hoặc nhưũng ghi chú về những vấn đề mà sự giải thích, các kỹ thuật, hoặc các bài tập được giải chuẩn xác và chia sẻ chúng với các đồng nghiệp cùng dạy một môn học hoặc các môn học tương tự.

  • Thu thập phản hồi của sinh viên một hoặc hai lần trong một học kỳ bằng cách yêu cầu họ viết về hai trong ba câu hỏi như “Điều giá trị nhất mà anh (chị) mới học được trong khóa học này là gì?” và “Điều gì, nếu có, vẫn còn chưa được rõ?” hoặc “Những đề xuất mà anh (chị) có cho việc cải thiện chương trình khóa học?”

  • Cảm ơn phản hồi của sinh viên vào buổi học tiếp theo và chỉ ra những gì bạn có thể thay đổi và những gì không thể và giải thích vì sao.

  • Tham gia nghe các bài giảng của đồng nghiệp mà bạn biết là những giảng viên dạy có hiệu quả để thấy được các ý tưởng và kỹ thuật khác bạn có thể áp dụng.

Làm bài tập trên lớp trong các lớp học đông người


Một kỹ thuật bạn phải tính đến khi giảng dạy cho lớp học đông người đó là làm bài tập trên lớp. Khi bạn giảng bài hoặc giải một bài tập, thay vì việc chỉ đưa ra các câu hỏi cho lớp học và sau đó là sự im lặng giết thời gian, thỉnh thoảng bạn phải đề ra các nhiệm vụ và giao cho sinh viên trong thời gian từ 30 giây đến 5 phút để có câu trả lời. Những điều có thể cung cấp như cơ sở cho các bài tập, bao gồm các câu hỏi giống như bạn hỏi một cách bình thường trong khi giảng bài và có lẽ cả một số các câu hỏi khác có thể không thuộc nội dung hiện tại của bạn.

Trong các bài tập đôi khi bạn có thể yêu cầu sinh viên viết các câu trả lời một cách riêng rẽ, đôi khi theo từng đôi một hoặc nhóm ba người, hoặc sinh viên làm bài tập một mình sau đó ghép đôi để so sánh và bổ sung các câu trả lời của họ. (“suy nghĩ-ghép đôi-chia sẻ”). Bạn càng thay đổi phương pháp của bạn, lớp học càng tập trung chú ý. Bất kỳ một phương pháp nào bạn sử dụng cho việc làm bài tập trên lớp (riêng rẽ, từng đôi, các nhóm, hoặc suy nghĩ-ghép đôi-chia sẻ), ít nhất bạn phải có vài lần gọi các nhóm hay cá nhân trình bày điều mà họ đang làm, đôi khi cần phải chỉ định các sinh viên ở cuối lớp nhiều hơn vì thế họ biết họ không thể “chốn” bạn được. Nếu bạn không bao giờ làm điều đó, sẽ không khuyến khích được sinh viên làm bài tập khi bạn giao bài tập cho họ và có thể nhiều người không làm bài, nhưng nếu họ nghĩ họ có thể phải gọi lên chữa bài, họ không muốn bị lúng túng và như vậy bạn có tới 90% sinh viên được lôi kéo một cách tích cực vào những điều mà bạn đang giảng.

Lợi ích chính của các bài tập này là chúng làm cho sinh viên phải hành động và suy nghĩ, hai cách thức quan trọng mà vì nó chúng ta học. Những sinh viên hoàn thành tốt các bài tập họ sẽ nắm được kiến thức theo cách mà họ không bao giờ có được nếu bạn chỉ đơn thuần đưa đến cho họ, những sinh viên không hoàn thành bài tập dễ tiếp thu cái mà họ chưa biết. Bài tập nhóm có thêm lợi ích nữa là nó tạo cơ hội để sinh viên gặp gỡ và làm việc với người khác, bước đầu tiên cho việc xây dựng tinh thần cộng đồng. (Bạn có thể làm tăng thêm lợi ích này bằng việc yêu cầu sinh viên ngồi ở các vị trí khác nhau làm bài với các sinh viên trước đó họ chưa từng ngồi cùng nhau).

Bạn cũng có thể sử dụng bài tập trên lớp để tổng kết bài giảng. Hãy yêu cầu sinh viên hãy viết tóm tắt ý chính của bài giảng, hoặc với vài câu hỏi hoặc trắc nghiệm các vấn đề liên quan đến điều mà bạn vừa trình bày, hoặc yêu cầu sinh viên nói với bạn họ nghĩ có thể cải thiện bài học như thế nào. Hãy xem lướt qua các câu trả lời của họ và nhận ra thật nhanh xem họ có được ý tưởng chính mà bạn vừa cố gắng trình bày, phát hiện những điểm cơ bản mà họ nhầm lẫn, hoặc phát hiện ra những điều mà bạn có thể làm để làm cho bài giảng tốt hơn đối với họ, như là cho thêm nhiều ví dụ, hoặc để tài liệu lâu hơn ở trên bảng, hoặc nói chậm hơn.



Các kỹ thuật khác

  • Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn sớm để chắc chắn rằng chúng sẽ có trong giờ học mà chúng được sử dụng.

  • Sau khi bạn dạy một khóa học đủ thời gian để yên tâm với những chú giải bài giảng của mình, cần phải xem xét việc sao chép những chú giải đó để phân phát cho sinh viên. Bạn cần phải cập nhật theo chu kỳ cho những chú giải của mình. Hãy để những khoảng trống trong những bản chú giải để điền vào trong giờ học hoặc được sinh viên điền vào trong hoặc ngoài giờ học, phân phát những chú giải với những câu hỏi về nội dung, thông báo với sinh viên rằng các khoảng trống và các câu hỏi trong bản chú giải sẽ có trong các bài kiểm tra và bạn phải làm đúng với thông báo đó. Sinh viên sẽ đọc một cách thực sự những chú giải của bạn.

  • Nếu bạn phân phát tài liệu hướng dẫn hoặc cung cấp tài liệu trọn bộ cho sinh viên, thì không nên sử dụng giờ giảng một cách đơn giản bằng cách đi hết toàn bộ nguồn gốc xuất xứ, giải thích, v.v..., để sinh viên dõi theo. Làm như vậy chính bạn làm choa bài giảng buồn tẻ và sinh viên buồn ngủ thêm. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng thời gian để đề cập đến các vấn đề khó về lý thuyết, cung cấp thêm các ví dụ, điền thêm các chỗ trống và trả lời các câu hỏi trong bản chú giải, và làm một số bài tập học tập tích cực.

  • Để giảm bớt số lần mà bạn trả lời cho các câu hỏi giống nhau, khuyến khích sinh viên đến từng nhóm trong giờ làm việc. Nếu bạn tự thấy việc trả lời cho các câu hỏi một cách lặp lại, hãy tạo ra một file FAQ (frequent questions and anwsers -những câu hỏi hay lặp lại) với các câu trả lời của bạn và chèn nó vào mục các câu trả lời lặp lại.

  • Bạn phải đảm bảo rằng mỗi một phần của bài tập lớn hoặc bài kiểm tra được chấm điểm chỉ theo một thang điểm để không gặp phải tình trạng hai sinh viên được điểm khác nhau cho một câu trả lời giống nhau.

Bài tập nhóm ngoài giờ học

Khi bạn giảng dạy cho một lớp học 160 sinh viên và bạn cho bài tập về nhà hàng tuần, điều đó có nghĩa là mỗi tuần bạn phải chấm 160 bài. Nếu sinh viên làm bài tập theo nhóm bốn người và mỗi nhóm chỉ nộp một bài, vậy là bạn chỉ chấm 40 bài mỗi tuần. Sự khác nhau có ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thu toàn bộ bài tập. Trừ khi bạn có một đội ngũ trợ giảng, nếu không bạn chẳng có cách nào để giải quyết với 160 bài trong một tuần, và đa số giảng viên trong tình huống này hoặc là bỏ không thu bài tập lớn (là một điều tệ hại trong sư phạm) hoặc tự hạn chế chúng thành các bài tập đa-lựa chọn mà chúng đòi hỏi hoặc là sự ghi nhớ hoặc là sự học gạo, hoặc là chấm điểm qua quít cho các bài tập về nhà sẽ làm mất giá trị giáo dục của nó. Thậm chí ngay cả khi bạn có đủ một đội ngũ trợ giảng để làm việc này, việc duy trì kiểm tra chất lượng cho việc chấm điểm của hàng trăm bài tập này đến hàng trăm bài tập tiếp theo cũng là điều không thể thực hiện được.

Việc cho sinh viên làm bài tập theo nhóm cố định sẽ giải quyết được vấn đề chấm điểm nhưng nó phát sinh thêm một số vấn đề khác, đa số các nhóm sinh viên có mức độ khác nhau khá lớn về năng lực, đạo đức làm việc, và trách nhiệm cá nhân. Nếu một giảng viên chỉ nói với sinh viên một cách đơn giản là tập hợp thành các nhóm và làm bài tập, điều đó làm cho “lợi bất cập hại”. Trong một số nhóm, một hoặc hai sinh viên sẽ làm bài thực sự, còn những người khác chỉ “ăn theo” theo một cách đơn giản, trong khi đó những nhóm sinh viên khác sẽ “khoán” việc cho từng thành viên nhóm rồi “cắt dán” các kết quả của từng người lại với nhau, và như vậy mỗi sinh viên chỉ hiểu được một phần bài tập mà thôi.

Để giảm thiểu các tình huống tương tự như trên, người giảng viên cần phải thiết kế bài tập sao cho đảm bảo những điều kiện xác định của việc học tập hợp tác phải thoả mãn: (1) phụ thuộc lẫn nhau tích cực (nếu một người trong nhóm không hoàn thành trách nhiệm của mình, thì cả nhóm cùng phải chịu trách nhiệm); (2) tự chịu trách nhiệm của cá nhân (mỗi sinh viên chịu trách nhiệm cho phần việc của mình và trách nhiệm cho cả các phần việc của những người khác); (3) tương tác trực tiếp; (4) phát triển và sử dụng đúng các kỹ năng hoạt động nhóm (lãnh đạo, quản lý thời gian, giao tiếp tích cực, giải quyết mâu thuẫn), và (5) tự đánh giá thường xuyên hoạt động nhóm (chúng ta đang làm tốt điều gì như một nhóm học tập? Điều gì cần được sửa đổi?)

Trách nhiệm cá nhân được thúc đẩy bằng cách kiểm tra các cá nhân về tất cả các mặt trong việc làm bài tập nhóm và phân tích những sự đánh giá của cố gắng cá nhân trong điểm số chung của toàn nhóm. Sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực được khuyến khích bằng việc giao nhiệm vụ xoay vòng cho các thành viên trong nhóm (điều phối viên, ghi chép, và kiểm tra viên), và có phần thưởng nhỏ cho những thành viên nhóm với điểm kiểm tra trung bình (ví dụ) trên 80.

Thi, kiểm tra đa lựa chọn trong các lớp học đông người


Do các câu hỏi lựa chọn có khả năng chấm bài và cho điểm rất nhanh, do đó nó rất phù hợp cho lớp học đông người. Tuy nhiên phải cố gắng loại bỏ được việc gian lận trong thi cử. Sau khi thi xong, sinh viên có thể trao đổi câu trả lời của họ một cách ngẫu nhiên và chấm điểm. Cần phải phản hồi sớm cho sinh viên biết họ làm bài tốt hay dở như thế nào. Đối với giảng viên , bài kiểm tra cho thấy mức độ sinh viên làm được bài hoặc không làm được bài của lớp học, và những nội dung có trong bài kiểm tra.

Các kỹ thuật đánh giá khác


Những đề xuất về kỹ thuật đánh giá bao gồm:

  • Sử dụng Kỹ thuật Đánh giá Lớp học đem đến cho cả sinh viên và bạn thấy được thành tích của họ.

  • Tự-đánh giá, là cách tốt nhất khi tham chiếu đến các tiêu chí đã biết và giúp sinh viên xác định lĩnh vực cần chú ý.

  • Đồng đánh giá (sinh viên tự đánh giá với nhau – peer- assessment –ND). Giống như tự đánh giá. Đây có thể là cách rất tốt trong việc chuyển phản hồi cho sinh viên về bản nháp của tiểu luận, báo cáo, đề tài nghiên cứu, phân tích các tình huống luật pháp.

Ba kỹ thuật đã nêu ở trên có khả năng phản hồi nhanh hơn (và có thể là tốt hơn). Các cách cho phản hồi nhanh khác bao gồm:

  • Phiếu tự đánh giá của sinh viên. Các bản tự đánh giá được trả lại với các câu nhận xét được ghi lên đó. Nó có thể chỉ là một câu ngắn gọn “Tôi đồng ý”.

  • Đánh giá trở lại kèm theo phiếu đánh giá tiêu chuẩn. Những nhận xét nên ngắn gọn.

  • Đánh giá trong những bài trình bày của sinh viên với những nhận xét của các sinh viên khác, tốt nhất là sử dụng một nhóm các tiêu chí, những nhận xét được trả ngay và trả trực tiếp cho sinh viên thực hiện phần trình bày.

  • Đánh giá tập trung vào phản hồi về những điểm để cải thiện những nội dung có thể được áp dụng cho các phần tiếp theo của công việc, trừ trường hợp phải sửa chữa những sai sót không thể bỏ qua. Việc ghi nhận xét cho tất các các phần nội dung giảng viên rất nên làm song dường như sinh viên chỉ muốn có hai điều, một là những lời khuyên để có thể nhận được điểm cao hơn vào lần sau và hai là không có quá nhiều nhận xét chi tiết.


Tóm tắt và kết luận

Chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu module này bằng việc định nghĩa lớp học đông người. Để đáp ứng mục đích học tập của module này, chúng ta cho rằng lớp học đông người là một lớp học mà chúng ta cảm thấy đông người. Các dấu hiệu của lớp học đông người có thể là:



  • Lớp học đông hơn các lớp học mà bạn thường gặp

  • Các nguồn lực không còn thích ứng được với số sinh viên nếu bạn muốn chú ý tới từng sinh viên riêng rẽ.

Chúng ta cũng đã xác định một số vấn đề của lớp học đông người như:

  • Nhìn thấy mặt của sinh viên hơn là biết rõ họ

  • Khó đưa ra lời khuyên hay hướng dẫn riêng cho từng sinh viên

  • Các vấn đề tổ chức phức tạp, khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy, thí nghiệm và thực hành

  • Có thể có vấn đề kỹ thuật trong khi làm việc với lớp học đông người như là những khó khăn trong việc chiếu hình để tất cả sinh viên nhìn thấy một cách rõ ràng.

  • Việc theo dõi sinh viên tham dự có thể khó khăn, như vậy tạo cơ hội cho sinh viên bỏ lớp.

  • Việc copy một số lượng lớn bài tập và tờ giấy thi là nguồn gốc của khó khăn.

  • Chất lượng phản hồi cho sinh viên có thể bị giảm nhiều trong các lớp học đông người.

Bất chấp các khó khăn, chúng ta đã nhận ra những thực tế mà nó đang làm cho việc học tập một cách có ý nghĩa trong lớp học đông người, những thực tế này bao gồm:

  • Phương pháp nhóm hợp tác

  • Sử dụng phương pháp các trạm làm việc

  • Phương pháp xoay vòng

  • Sử dụng đề tài nghiên cứu

  • Chia sẻ các nguồn lực với các cơ sở lân cận

  • Trình diễn

Chúng ta cũng đã mô tả lớp học đông người được tổ chức như thế nào cho mối tương tác sinh viên-tài liệu-giảng viên nhiều hơn và đưa ra các phương pháp đánh giá lớp học đông người.

Việc giảng dạy trong các lớp học đông người là một công việc khó khăn, nhưng điều đó có thể làm được ngay cả khi bạn không phải là người có khả năng xuất sắc nếu như bạn thực hiện công tác chuẩn bị một cách logic, mang đến những kinh nghiệm học tập tích cực thay cho việc chỉ dựa vào bài giảng, phát huy sức mạnh của nhóm trong hoạt động ở trong và ngoài lớp học, lớp học đông người có thể tiến gần tới những giá trị giáo dục như các lớp học ít người.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương