HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


BÀI 2: Phát triển và bổ sung chương trình giảng dạy cho các lớp học đông người



tải về 1.92 Mb.
trang15/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32

BÀI 2: Phát triển và bổ sung chương trình giảng dạy cho các lớp học đông người


Giới thiệu chung

Chúng ta có thể tổ chức việc học tập cho các lớp học ít người và lớp học đông người theo cùng một cách hay không? Rõ ràng là không. Vì những nhu cầu của các lớp học đông người khác với những nhu cầu của các lớp học ít người, chúng ta cần phải chuẩn bị chương trình để biến sự khác nhau về nhu cầu trở thành cách giải quyết. Những nhu cầu mà chúng ta đang nói ở đây là gì? Chúng ta đang nói đến những nhu cầu về không gian, thiết bị và những nhu cầu về đánh giá. Chúng ta tiến hành với giả thiết là mục tiêu cho khóa học hoặc chương trình là giống nhau bất kể lớp học đông người hay lớp học ít người.



Mục đích

Học xong bài này bạn có thể:



  • lập chương trình khóa học cho các hoạt động của sinh viên trong lớp học đông người có xem xét tới nhu cầu về không gian, thiết bị và đánh giá;

  • tổ chức hoạt động thực tế cho sinh vên trong các lớp học đông người; và

  • nhận ra sự cần thiết đối với tính hợp lý trong việc bổ sung một chương trình cho lớp học đông người.

Quan tâm đến nhu cầu không gian

Kiến thức học tập mà chúng ta đã lập chương trình cho sinh viên trong một khóa học, ví dụ khóa học về khoa học hay ngôn ngữ, nhất thiết không được giảm bớt khối lượng trình bày bài giảng cho lớp học đông người so với lớp học ít người khi không gian bị giới hạn. Không gian ở đây có nghĩa là phòng học, phòng thí nghiệm hoặc không gian nhà xưởng thực tập. Các cơ sở đào tạo của chúng ta hầu hết có phòng học chứa 50 sinh viên cho một khóa học. Trong một vài năm tới, chúng ta buộc phải nhận 300 sinh viên cho cùng một khóa học, điều đó đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị một chương trình mới cho khóa học có số sinh viên vào học rất cao, trong khi không gian trong cơ sở đào tạo của chúng ta lại đang bị hạn chế. Lấy một ví dụ khác phổ biến hơn, chúng ta tổ chức như thế nào cho những khóa học để giới thiệu chương trình có số lượng lớn người tham gia nhưng không gian cho bài giảng và thực hành rất chật hẹp và ngột ngạt? Trong tất cả các ví dụ trên chúng ta không thể tiến hành được bất kỳ một hoạt động nào theo một chương trình hoạt động bình thường. Cái mà chúng ta cần sửa đổi lại là làm thế nào tận dụng hết lợi thế của không gian. Nhưng chúng ta tận dụng như thế nào?


Bài tập

Chúng ta phải lập chương trình như thế nào cho các môn học đại cương có số lượng lớn người tham gia nhưng không gian cho bài giảng và thực hành là chật hẹp và ngột ngạt? Làm thế nào để tận dụng hết lợi thế của không gian giới hạn trong cơ sở đào tạo của bạn để nói về những nhu cầu về không gian của các lớp học các môn học đại cương có nhiều người tham gia?



Quan tâm đến nhu cầu thiết bị

Giả sử chúng ta có không gian rộng rãi nhưng thiết bị thiếu không đảm bảo đủ trang bị cho một số lượng lớn sinh viên. Ví dụ, chúng ta có 120 sinh viên học về ngôn ngữ nhưng thiết bị trong phòng học tiếng chủ đủ cho 35 sinh viên. Hay một ví dụ khác, phòng xưởng thực tập kỹ thuật 30 chỗ nhưng chúng ta có 75 sinh viên. Khi chúng ta đã chấp nhận, nội dung của khóa học không thay đổi.


Bài tập


Bạn tổ chức và thực hiện giảng dạy thế nào cho lớp học đông người khi trang thiết bị thiếu thốn?

Quan tâm đến cách đánh giá

Chúng ta mong muốn sự tiến bộ của sinh viên trong lớp học đông người cần phải được theo dõi và báo cáo nghiêm ngặt như trong các lớp học ít người. Chúng ta mong muốn mỗi sinh viên trong lớp học đông người phải có những cơ hội để làm các bài tập lớn, các bài kiểm tra, được hỏi các câu hỏi ở trong lớp, và có ý kiến nhận xét góp ý về kết quả học tập.


Bài tập


Chúng ta lập kế hoạch như thế nào để có thể đánh giá một số lượng lớn sinh viên?.

Tổ chức thực hành cho lớp học đông người

Nếu có điều gì đó làm cho các giảng viên đại học phải lo lắng khi làm việc với lớp học đông người thì đó chính là làm thế nào để tiến hành một đợt thực tập cho lớp học đông người với sự nhiệt tình như đối với các lớp học ít người. Thật đáng buồn khi rất nhiều giảng viên đánh mất nhiệt huyết của mình và chỉ làm một trong hai việc. Một là, bỏ toàn bộ đợt thực tập. Hai là tiến hành cái mà người ta gọi chung là “lý thuyết của các thực hành”. Trong các đợt thực tập này sinh viên được lướt qua ‘phòng thí nghiệm khô’ và chỉ học một số điểm cơ bản một cách lý thuyết các công việc thực hành đã được lên chương trình. Hai cách thức này đã giết chết tinh thần tìm tòi khoa học và làm mất đi cơ hội đảm bảo cho sự phát triển của mùa chất lượng cao của châu Phi, tinh thần của các nhà khoa học đoạt giải Nobel. Một mặt, chúng ta muốn thúc đẩy một cách nhanh chóng khoa học và kỹ thuật, mặt khác chúng ta yêu cầu giảng viên của các cơ sở đào tạo đại học giảng dạy khoa học cho một số lớn sinh viên trong các phòng thí nghiệm không thể chứa nổi số sinh viên này. Làm thế nào để chúng ta có thể giữ được cân bằng trong bối cảnh như vậy? Các chuyên gia ở hội nghị khu vực về giáo dục đại học ở Đại học tổng hợp Moi, Kenya và hội thảo tương tự ở Đại học Bang Lagos, Nigeria đã đạt tới một thoả thuận với các chiến lược sau:



Hoạt động nhóm

Trong lớp học đông người, cho tài liệu hướng dẫn thực hành tới từng sinh viên là rất khó thực hiện. Việc lập nhóm sinh viên trong phòng thí nghiệm hoặc hội thảo trở thành một lựa chọn hấp dẫn. Việc lập ra các nhóm không dễ dàng như một số người suy nghĩ. Không thể có đủ điều kiện để lập ra các nhóm sinh viên thực tập một cách ngẫu nhiên mà không tuân theo một và tiêu chí đã định trước. Những nghiên cứu như Okebukola (1992); Johnson và Johnson (1996) đã chỉ ra rằng nhóm học tập hỗ trợ hình thành các kỹ năng thực tập khoa học tốt hơn các nhóm riêng lẻ và cạnh tranh. Trong việc thiết lập nhóm hoạt động hỗ trợ, các nhà nghiên cứu đã đề xuất việc pha trộn các mức năng lực cơ bản, giới tính và các biến phân biệt. Làm thế nào chúng ta có thể đạt được điều đó. Các bước sau đây có thể sử dụng như một hướng dẫn:



  • Từ danh sách của lớp học, lập ra các nhóm sinh viên thành các nhóm theo mức năng lực cao, trung bình, và thấp đối với môn học của bạn phụ trách. Các mức năng lực có thể xác định theo điểm kiểm tra trước đó bằng cách lấy một phần ba số sinh viên có điểm lấy từ trên xuống coi đó là nhóm có năng lực cao, một phần ba số sinh viên lấy từ dưới lên và coi đó là nhóm có năng lực thấp, và phần ba số sinh viên còn lại là nhóm có năng lực trung bình. Gán các chữ C, TB, và T tương ứng với cao, trung bình và thấp vào trước tên của sinh viên có trong danh sách.

  • Gán các chữ M (male) vào trước tên các sinh viên nam và F (female) vào trước tên các sinh viên nữ.

  • Ghép nhóm bao gồm (càng nhiều càng tốt) ít nhất có một năng lực cao, hai trung bình và một sinh viên có năng lực thấp, và có ít nhất một sinh viên nữ.

  • Cung cấp cho sinh viên hướng dẫn hoạt động nhóm. Hướng dẫn cần phải bao gồm cả việc hỏi từng thành viên trong nhóm để đóng góp ý tưởng của họ vào công việc thí nghiệm và việc quyết định trong nhóm. Thông báo cho họ biết rằng đây là tình huống “chết chìm hoặc cùng bơi với nhau” và cho họ biết công lao là của cả nhóm chứ không phải của riêng một thành viên nào trong nhóm. Điểm 5 cho nhóm cũng sẽ là điểm 5 cho mỗi một thành viên.

Chia nhóm thực tập thành các điểm thực tập

Kỹ thuật này giả thiết vật liệu và thiết bị chỉ đủ cho một phần nhỏ sinh viên và toàn bộ các bài thí nghiệm cần phải được tiến hành cho tất cả sinh viên. Sau khi kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị cho mỗi một thí nghiệm, giảng viên tiến hành sắp xếp chúng như các“ điểm làm việc”. Như vậy, mỗi một điểm làm việc chỉ dùng cho một thí nghiệm cụ thể. Ví dụ, nếu có bảy thí nghiệm trong một học kỳ cho môn học vật lý, sẽ phải có bảy điểm làm việc được ghi tên một cách rõ ràng trong phòng thí nghiệm vật lý. Công việc tiếp theo là gì? tiếp theo là việc chuẩn bị thời gian biểu cho việc sử dụng phòng thí nghiệm. Nếu mỗi một điểm làm việc chỉ bố trí được ba sinh viên thực tập, thì chỉ có 21 sinh viên được lên lịch thực tập đồng thời, một ngày có thể tiến hành được hai buổi, như thế chỉ có 42 sinh viên được thực tập trong một ngày. Nhưng chúng ta có 75 sinh viên, điều đó có nghĩa chúng ta phải tiến hành thực tập trong hai ngày. Việc thứ ba cần phải làm đó là phân công sinh viên cho các điểm và cho các buổi thực tập và dán lên bảng phân công thực tập. Các buổi thực tập sẽ tự động thực hiện? hoàn toàn không. Giảng viên và các kỹ thuật viên cần phải bố trí các trạm làm việc trước khi các buổi thực tập bắt đầu. Họ cũng cần phải theo dõi tiến độ của sinh viên trong suốt các buổi thực tập. Và tất nhiên họ phải cho điểm báo cáo thực tập sau mỗi một buổi thực tập.


Phương pháp xoay vòng

Phương pháp này giống như phương pháp các điểm làm việc chỉ khác là cùng một tập hợp các thí nghiệm được tiến hành trong mỗi một buổi thí nghiệm. Nghĩa xoay vòng ở đây chỉ cho các nhóm sinh viên. Ví dụ, xưởng thực tập với thiết bị cho 10 nhóm sinh viên, nhưng chúng ta có tới 30 nhóm tham gia, sinh viên sẽ làm cùng một thí nghiệm trong ba nhóm. Thời gian biểu sẽ phải được lập ra chỉ rõ sinh viên được phân công vào các nhóm và khi nào các nhóm sẽ làm thực hành trong xưởng. Việc dự trữ một bộ thiết bị để đề phòng trục trặc hay hư hỏng là rất cần thiết. Số sinh viên trong mỗi một nhóm nên bố trí ít người (từ 2 đến 4) để tăng cường việc tiếp xúc của sinh viên với vật liệu thí nghiệm. Ưu điểm của phương pháp xoay vòng so với phương pháp trạm làm việc là rất dễ dàng bố trí và theo dõi. Với phương pháp xoay vòng, giảng viên và các trợ lý kỹ thuật phân phát các nhóm thiết bị đồng bộ một cùng một lúc và có khả năng theo dõi tiến trình của sinh viên trong các nhóm sử dụng cùng một nhóm chỉ tiêu. Làm việc độc lập được khuyến khích trong phương pháp điểm làm việc. Đó là thế mạnh của phương pháp trạm làm việc so với phương pháp xoay vòng.


Sử dụng các đề tài

Công việc thực hành là cách rất tốt giúp cho sinh viên tìm tòi và phát triển các kỹ năng nghiên cứu khoa học. Chúng ta có thể đưa ra một số thí nghiệm làm các đề tài nghiên cứu điều đó tốt hơn việc thực hiện toàn bộ các thí nghiệm. Trong trường hợp này, sinh viên phải tiến hành không hạn chế các phương pháp giải quyết vấn đề. Họ thiết kế và bổ sung kế hoạch của chính họ cho việc định hướng các vấn đề nghiên cứu và clàm chủ các quá trình và kết quả của họ. Sinh viên phải tìm nguyên vật liệu và phát triển các kỹ năng thực hiện ngay ở trong quá trình. Như vậy, trong khi một số các thí nghiệm môn học được giảng viên thiết kế và thực hiện bằng việc học nhóm, phương pháp điểm làm việc và phương pháp xoay vòng, thì một số thí nghiệm khác có thể ở dưới dạng đề tài nghiên cứu giao cho sinh viên.


Chia sẻ nguồn lực với các cơ sở đào tạo khác

Nếu như có một cơ sở đào tạo lân cận có cơ sở vật chất có thể dùng cho các đợt thực tập của bạn, thì sự cộng tác sẽ là câu trả lời cho vấn đề thực tập của các lớp học đông người. Sự hợp tác đòi hỏi một sự thoả thuận về thời gian biểu, về thời hạn sử dụng không gian và thiết bị. Nếu cơ sở đào tạo lân cận cũng đang phải đối đầu với vấn đề lớp học đông người thì việc chia sẻ nguồn lực đem lại những kết quả có lợi chung cho cả hai bên. Những việc sẽ cần phải làm rõ bao gồm khi nào sử dụng, sử dụng cái gì, sử dụng như thế nào, di chuyển sinh viên và chuẩn bị vật tư như thế nào tới phòng thí nghiệm hay xưởng thực hành của cơ sở đào tạo lân cận. Nếu có đòi hỏi về chi phí (thường có) cho việc sử dụng cơ sở vật chất, những nhu cầu này cần phải được làm rõ trong quá trình lập kế hoạch.



Thao diễn làm mẫu

Với sự thiếu thốn nghiêm trọng về thiết bị và vật tư trong việc thực tập cho các lớp học đông người, thao diễn là một lựa chọn cho công tác thực tập, tuy nhiên đây có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Thao diễn gồm bốn loại: thao diễn của giảng viên , thao diễn của sinh viên, thao diễn của giảng viên -sinh viên , thao diễn của sinh viên -sinh viên và thao diễn của khách tham dự. Trong thao diễn của giảng viên , giảng viên làm thao tác mẫu thí nghiệm cho lớp học. Sinh viên là những người đã tiến hành thí nghiệm có thể trình diễn thao tác mẫu. Bạn có thể yêu cầu một phụ nữ hoặc một sinh viên bất kỳ trong lớp hướng dẫn thao diễn. Trong mô hình giảng viên -sinh viên, có hai người trong quá trình thao diễn một giảng viên -một sinh viên; trong khi đó mô hình sinh viên-sinh viên gồm có hai sinh viên (một nam và một nữ thích hợp hơn). Một vị khách là giảng viên cũng có thể được yêu cầu trình bày thao diễn thí nghiệm cho lớp học.



Bài tập

Tiến hành thử các phương pháp cho công tác thực tập đã được gợi ý ở trên. Từ số liệu ghi chép của bạn về hiệu quả của từng phương pháp, hãy xếp hạng các phương pháp đó theo thứ tự của sự phù hợp cho các chu cầu của bạn, theo các mục đích của khóa học, và theo sở thích của sinh viên.



Khuyến khích sự công bằng trong các lớp học đông người

Khi quản lý các lớp học đông người, chúng ta cần phải đưa ra cách giải quyết khuyến khích sự công bằng theo giới tính và theo khả năng về thể chất và kiến thức. Thường thường, sự mất công bằng nổi lên rõ rệt trong các lớp học đông người và các nhóm bị thua thiệt thường phải chịu sự thiếu quan tâm trong các vấn đề học tập. Trong các lớp học đông người có ít phụ nữ, con số tuyệt đối của nam giới có xu thế làm giảm đến tối thiểu khả năng tham gia của phụ nữ vào lớp học nếu không có sự quan tâm chú ý của giảng viên. Những sinh viên không có khả năng thường bị loại ra ngoài và hiếm khi được chú ý trong lớp học đông người của những sinh viên ‘bình thường’. Những sinh viên có khả năng yếu cũng có thể bị nhấn chìm trong số đông. Lời khuyên ở đây là giảng viên cần phải nhận thấy rằng lớp học của họ gồm những sinh viên có tính cách khác nhau và người giảng viên cần phải cố gắng lôi cuốn sự tham gia của tất cả sinh viên. Điều đó có nghĩa là phải nhận diện các nhóm sinh viên và lôi cuốn họ vào hoạt động của lớp-trong việc hỏi và trả lời các câu hỏi, trong hoạt động nhóm và dẫn dắt các cuộc thảo luận. (Đề nghị tham khảo Module 9 và 10 cho các kỹ thuật cho việc tăng cường khả năng của phụ nữ và những sinh viên có nhu cầu học tập đặc biệt).



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương