HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 2: Hệ thống giáo dục từ xa



tải về 1.92 Mb.
trang19/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   32

Bài 2: Hệ thống giáo dục từ xa


Mục đích

Sau khi học xong bài này bạn có thể:



  • kể ra được những gì tạo thành một hệ thống chính và hệ thống phụ giáo dục từ xa.

  • giải thích được một hệ thống giáo dục từ xa hoạt động như thế nào; và

  • xác định được các nhu cầu đặc biệt của các hệ thống giáo dục từ xa trong Thế giới Thứ ba.

Những đặc điểm của các hệ thống giáo dục từ xa

Không thể có một danh sách hoàn toàn thích hợp và đầy đủ những đặc điểm của một hệ thống giáo dục từ xa. Holmberg nêu ra các đặc điểm sau đây:



  1. Sự phát triển hợp lý của giáo dục từ xa

  2. Thiết lập các mục đích và mục tiêu học tập

  3. Sự lựa chọn các nhóm ưu tiên

  4. Sự lựa chọn của nội dung và cấu trúc

  5. Phát triển các cơ chế cho việc tổ chức và quản lý

  6. Sự lựa chọn các phương pháp và các phương tiện được sử dụng trong việc trình bày nội dung học tập

  7. Lựa chọn các phương pháp và phương tiện cho việc truyền thông hai chiều trong giáo dục từ xa

  8. Phát triển khóa học

  9. Đánh giá

  10. Hiệu chỉnh

Có thể thấy rằng danh sách của Holmberg có thể là đầy đủ cho các nước đã phát triển, các nước Thế giới Thứ ba cần phải bổ sung thêm hai đặc điểm nữa. Chúng là:

  1. Giá trị của các tín chỉ và bằng cấp

  2. Thành lập mạng lưới cơ sở đào tạo để có được sự hỗ trợ từ cơ sở đào tạo bên ngoài

Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng cần phải được duy trì nghiêm ngặt. Trong bối cảnh của giáo dục từ xa, cần phải sử dụng triệt để tất cả các cơ sở vật chất của giáo dục và truyền thông đã có từ trước.

Xem lại danh sách mười điểm của Holmberg. Bạn có cho danh sách này là đầy đủ? Nếu có, điểm nào được áp dụng một cách nghiêm túc trong cơ sở đào tạo của bạn? Nếu không, điểm nào cần được đưa thêm vào danh sách?



Những cơ quan bên ngoài trong việc hỗ trợ các hệ thống giáo dục từ xa

Kinh nghiệm trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng các hệ thống giáo dục thực sự phụ thuộc nặng nề vào các cơ quan bên ngoài như dưới đây.



Các nhà xuất bản

Một nhà xuất bản có thể hoặc không thực hiện một hệ thống đã được lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng nếu như họ không đảm bảo được các bộ sách có sẵn. Các khóa học nào đó yêu cầu sinh viên đọc các tài liệu do các cơ sở đào tạo viết ra. Nếu các sách này đến muộn, ví dụ đến sau các kỳ thi, sinh viên sẽ thích đọc chúng nữa trong khi sự hiểu biết của họ về môn học sẽ bị hạn chế đối với các phần mở rộng mà chúng bổ sung thêm kiến thức đang còn thiếu.

Các trường đại học không có nhà xuất bản riêng của chính họ phụ thuộc vào các nhà xuất bản thương mại để xuất bản các tài liệu của họ sau khi các quá trình chuẩn bị đã xong. Nếu các nhà xuất bản không được trả tiền hoặc do một sự trục trặc nào đóchúng sẽ gây nên một sự hỗn loạn làm chậm trễ các hoạt động của sinh viên. Chất lượng của tài liệu đã được xuất bản là điều vô cùng quan trọng đối với giáo dục từ xa vì các bài viết khó đọc hoặc mất nội dung của giáo trình sẽ dẫn đến tâm trạng thất vọng.

Những hiệu sách

Một trường đại học mở thường được trang bị kém trong việc bán sách cho sinh viên của họ và cho đông đảo công chúng. Việc cất giữ tất cả các tài liệu học tập đã được xuất bản vào hệ thống kho của chính họ đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn vào hệ thống kho tư liệu. Về mặt này những hiệu sách và những người có liên quan với họ có thể quản lý một khối lượng tài liệu rất lớn. ở các trường đại học có chính sách gộp cả tiền tài liệu học tập trong học phí của sinh viên, cách giải quyết là chuyển quyền cất giữ tài liệu về các Trung tâm Vùng. Trong trường hợp của Tanzania việc giữ tài liệu học tập được phân phát cho 21 Trung tâm Vùng, với số lượng tỷ lệ với số sinh viên đăng ký trong vùng.



Các trường đại học

Đối với các trường đại học hoạt động dưới phương thức đơn, phương thức chi phí hiệu quả nhất đang tiến hành cho các thực hành khoa học, tiếp cận với các tạp chí học tập, các buổi học trực tiếp là việc sử dụng tốt những cơ sở vật chất có sẵn của các trường đại học truyền thống. Nhưng phương thức này cũng có thể áp dụng cho các trường hoạt động theo phương thức kép cho các sinh viên ở các vùng sâu vùng xa hoặc thường xuyên di chuyển ở các vùng ở bên ngoài đất nước họ. Nếu họ tiến hành các khóa học từ xa họ không thể mang tất cả mọi thứ đến cơ sở chính của trường. Cũng có thể chi phí hiệu quả đối với họ để họ sử dụng cơ sở vật chất ở các trường đại học khác.

Ví dụ như Đại học Mở Tanzania có các sinh viên cử nhân khoa học (BSc) tiến hành các thí nghiệm khoa học tại các Trường đại học tổng hợp Dar es-Dalaam và Đại học Nông nghiệp Sokone. Một ví dụ khác có thể nêu ra ở đây đó là Đại học Tổng hợp Mở Hoàng gia Anh sử dụng Đại học Mở Tanzania cho những sinh viên của họ ở Tanzania trong suốt thời gian thi. Ở chính nước Anh nó cũng sử dụng cơ sở của nhiều trường đại học khác.

Những cơ quan quản lý giáo dục địa phương

Những cơ quan quản lý giáo dục địa phương có thể cho phép sinh viên giáo dục từ xa vào các cơ sở trường học và sử dụng chúng như các trung tâm học tập. Ở Malaysia, chính sách của chính phủ là tất cả các trường học có sẵn các phòng học cho sinh viên giáo dục từ xa. Các quan chức giáo dục địa phương cũng có thể cung cấp tài chính cho sinh viên đặc biệt cho những người có phương tiện hạn chế. Mtwara, Lindi, Zanzibar là những ví dụ về chính quyền địa phương có thoả thuận về việc trả những chi phí hoặc các khoản cho vay đối với một số sinh viên.



Thư viện công cộng

Những thư viện công cộng, đặc biệt là các thư viện có kho sách và tư liệu lớn, là sự giúp đỡ lớn lao cho sinh viên. Với những công nghệ mới, người ta có thể tra cứu trong những thư viện lớn, một kỹ thuật có thể được nêu ra ở đây đó là các thư viện kỹ thuật số. Ngay cả các nước nghèo đang phát triển, hiện đang ở ngưỡng của thư viện kỹ thuật số thông qua các dự án như Đại học Tổng hợp ảo Châu Phi.

Mối liên hệ của Đại học Mở Tanzania về mặt truy cập hệ thống mạng thư viện công cộng đã được trình bày ở phần khác trong Module. Một đất nước nghèo đang phát triển, không có đủ khả năng để bỏ mặc trường cho hệ thống thư viện công cộng trong việc cung cấp sách và tạp chí.

Các trường đại học phải giúp đỡ việc khai thác các công cụ có giá trị đó trong các chương trình học tập cho sinh viên của họ.



Bưu điện

Rất nhiều phương pháp hiện đại và tinh vi trong việc phân phát thư từ tài liệu nhưng bưu điện kiểu cũ vẫn là người cung cấp phụ thuộc các dịch vụ từ sinh viên và đến với sinh viên. Những mối quan hệ làm việc có thể được thoả thuận giữa các trường đại học và bưu điện mà nó sẽ đảm bảo hệ thống phân phối an toàn, nhanh và đủ khả năng. Về phía sinh viên họ phải thông báo địa chỉ chính xác bởi vì đã có rất nhiều thư bị lạc do sử dụng các địa chỉ không đúng.



Đài phát thanh

Đại học tổng hợp Mở Hoàng gia Anh đã tìm được người bạn đồng minh đáng tin cậy đó là đài phát thanh BBC trong việc sản xuất và phát các chương trình học tập cho sinh viên. Do tình hình thay đổi và các hoạt động bị cắt giảm, Đại học Mở Tanzania không đủ khả năng để sử dụng Đài phát thanh quốc gia vì sự thành lập của nó đã thoả thuận với chính sách tự do hóa đòi hỏi Đài phát thanh Quốc gia hoạt động theo phương thức thương mại và không được sự trợ cấp của chính phủ. Sự phát triển này đã tạo ra một sự mạo hiểm đắt giá cho sự cố gắng của Trường. Đầu tư vào dự án đài phát thanh của Trường có thể từ chối số lượng mà nhà trường có thể xuất bản là 30 đầu sách mỗi năm. Trường đã lựa chọn cho các khóa học sau này.



Các xưởng in thương mại

Đây là vấn đề cốt yếu trong việc in các bài học và tài liệu hướng dẫn. Với số lượng hạn chế, kỹ thuật chế bản điện tử có thể phù hợp, nhưng với một số lượng lớn, các xưởng in thương mại trở nên hết sức cần thiết.



Đội ngũ giảng viên biên chế trong các cơ sở đào tạo khác

Như đã trình bày ở trên Đại học Mở phương theo thức đơn không đủ khả năng thuê tất cả giảng viên theo yêu cầu. Tỷ lệ sinh viên và giảng viên đối với các cơ sở giáo dục từ xa là 1:30. Đại học Mở Tanzania có tỷ lệ là 1:106 và tỷ lệ này là 1:37 khi tính đến các giảng viên hợp đồng part-time đến từ các cơ sở đào tạo khác.



Liên kết quốc tế

Đại học Mở Tanzania đã có khả năng đạt được thành tựu to lớn như vậy là nhờ sự giúp đỡ vế sách từ Mỹ và Anh, các cơ sở vật chất cho việc chế bản điện tử từ UNESCO, học bổng và học bổng nghiên cứu phát triển đội nũ giảng viên từ Liên đoàn các Trường đại học thuộc khối Liên hiệp Anh, hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo nhân viên về việc viết tài liệu học tập như thế nào từ Australia, sự hỗ trợ tài chính từ Khối Liên hiệp Anh cho các hội thảo cho người viết và xuất bản một số đầu sách phục vụ học tập, một tổ chức tư nhân ở Anh hỗ trợ dự án sản xuất băng tiếng cho sinh viên giáo dục từ xa những người khiếm thị và tàn tật, Ngân hàng Thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép trường tham gia vào dự án Trường Đại học Tầm nhìn Châu Phi.



Liên kết quốc tế với các trường đại học

Trường Đại học tổng hợp Nairobi/Đại học Mở Tanzania là một ví dụ tốt cho các mối liên kết này có thể tồn tại như thế nào. Đại học tổng hợp Nairobi thành lập chương trình cử nhân giáo dục (BEd) năm 1985 và đã xuất bản tài liệu học tập cho 10 môn học có tên Nghiên cứu về kinh doanh, Kinh tế học, Giáo dục học, Ngoại ngữ, Địa lý, Lịch sử, Ngôn ngữ học Kiswahili, Toán học, Triết học và Những nghiên cứu về Tôn giáo. Đại học Mở đã mua tài liệu và sử dụng chúng. Các ví dụ khác có thể được nêu ra ở đây như UNED ở Tây Ban Nha, IGNOU ở ấn độ, Đại học Mở Hồng Kông, Đại học tổng hợp Makerere.



Bài 3: Thiết kế và triển khai khóa học


Mục đích

Sau khi kết thúc Bài này, bạn có thể:



  • lập kế hoạch cho một khóa học giáo dục từ xa;

  • nêu ra được các phần chính của một bài học;

  • nói rõ được tầm quan trọng của việc trắc nghiệm trước;

  • nhận biết được làm thế nào để cung cấp những hỗ trợ giảng dạy;

  • nói rõ được khi nào in và phân phát các bài học.

Lập kế hoạch cho chương trình

Bốn yếu tố cần thiết phải nhấn mạnh đối với giáo dục từ xa. Yếu tố thứ nhất trong việc lập kế hoạch là sự cần thiết để xác định các mục tiêu giáo dục của chương trình. Yếu tố này sẽ tạo nên đề cương bài giảng. Yếu tố tiếp theo là sự cần thiết tiến hành phân tích nội dung môn học chú ý tới sự thích hợp và xác đáng. Yếu tố thứ ba là sự cần thiết để xem xét những nhu cầu và đặc điểm của người học. Một số họ là viên chức của các cơ quan nhập cư, hải quan hay toà án, cảnh sát hay nhân viên của nhà tù hoặc cai ngục. Trong việc lập kế hoạch khóa học cần chú ý bám vào điều kiện và hoàn cảnh của người học để mục tiêu và nội dung khoá học được thiết kế có tính thực tiễn cao. Và yếu tố cuối cùng, đó là sự cần thiết xem xét khung thể chế cái sẽ xác định loại hình cung cấp, các dịch vụ hỗ trợ, loại công nghệ truyền thông và một số vấn đề liên quan khác.

Quy trình này có thể tóm lại như sau:

Phân tích các mục tiêu giáo dục của môn học

(Đề cương bài giảng) nội dung

Lên kế hoạch cho chương trình

Các nhu cầu của người học và những đặc điểm

Khung thể chế



Lập kế hoạch của môn học

Khi bạn lập kế hoạch kế hoạch của môn học, những chi tiết cụ thể sau đây cần phải được quyết định như sau:



  • tên của môn học

  • nhóm ưu tiên

  • mục tiêu và mục đích của môn học

  • nội dung của môn học

  • những chiến lược giảng dạy

  • các phương pháp kiểm tra đánh giá

  • thời gian học cần thiết

  • nguồn tài liệu

Danh sách này chưa phải là đầy đủ. Tham khảo thêm Module về Phát triển chương trình giảng dạy để hiểu các thuật ngữ và quá trình. So sánh danh sách này với những thông tin về lập kế hoạch ở Module 3.

Lập chương trình bài học

Mỗi một môn học có một số bài. Mỗi một bài cần có:



  • tên bài học

  • bảng nội dung

  • liệt kê mục đích

  • những trọng tâm về nội dung

  • những hoạt động

  • những bài tập

  • biểu tượng và những minh hoạ

Khi một bài học mới được hoàn thành và trước khi sử dụng cần phải kiểm tra trước.

Kiểm tra trước bài học

Đối với mỗi một bài học, bạn cần tham khảo ý kiến một số chuyên gia về nội dung cũng như là giáo dục từ xa, các bạn đồng nghiệp và người học. Các phương pháp mà bạn có thể áp dụng cho bài kiểm tra trước bao gồm phỏng vấn, phiếu điều tra, các trắc nghiệm và thảo luận nhóm.



Hỗ trợ giảng dạy

Sự cần thiết của trợ giáo trong các dịch vụ trợ giúp sinh viên đã được trình bày trong Module này. Ở đây chúng tôi khái quát hóa theo biểu đồ các chức năng của một trợ giảng.

Trợ giảng

Chấm điểm, hướng dẫn sinh viên và đánh giá bài tập. Dạy trực tiếp sinh viên



  • bằng tài liệu thư từ

  • bằng điện thoại

  • bằng các công nghệ truyền thông khác

Hiệu đính bản copy, in và gửi tài liệu

Bất kỳ một công nghệ nào được sử dụng, cần phải đảm bảo chắc chắn rằng bản sao hoặc bản viết tay không có lỗi thực sự, không có những sai sót về ngữ pháp, không có chỗ trống vô tình trong nội dung. Không có gì khó chịu bằng việc các học viên giáo dục từ xa khi có tài liệu học tập đầy các lỗi. Điều đó còn tệ hại hơn khi các trường hợp này xảy ra đối với các bài tập và các bài kiểm tra hoặc thi định kỳ. Điều nhắc nhở này là không thừa với nhiều cơ sở giáo dục từ xa. Mỗi sai sót có thể làm giảm uy tín của cơ sở.

Điều quan trọng ở giai đoạn này là thoả thuận về hình thức trình bầy bài học cũng như cách bố trí của nó. Một vài cơ sở đào tạo mới triển khai quy cách theo kiểu dáng nhà ở làm cho tài liệu học tập của họ dễ dàng được nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sinh viên cũng nhận biết được tài liệu học tập theo mẫu mà họ đã quen.

Những minh hoạ trong các tài liệu học tập của giáo dục từ xa có ý nghĩa quan trọng. Sau nhiều năm những người làm việc trong giáo dục từ xa đã phát triển những biểu tượng mà nó thu hút sự chú ý của người đọc vào những điểm đặc biệt như các mục tiêu, tự kiểm tra, đọc thêm, những điều cần nhớ, v.v… Cũng có nhiều khái niệm và các quá trình sẽ trở nên rõ ràng hơn khi các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ, hình ảnh,… được sử dụng. Khi hiệu đính xong, các công việc tiếp theo là in, đóng bìa và gửi tài liệu.




Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương