HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Module 10. TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH ĐẠT CHO CÁC NHÓM SINH VIÊN ĐẶC BIỆT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC



tải về 1.92 Mb.
trang27/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

Module 10. TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH ĐẠT CHO CÁC NHÓM SINH VIÊN ĐẶC BIỆT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC




Giới thiệu và mục tiêu chung

Bài 1. Những nhu cầu giáo dục đặc biệt ở đại học

Bài 2. Giảng dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt

Hãy suy nghĩ về những điều dưới đây khi các bạn học qua Module này


84. Hội nghị Tokyo cũng đề nghị tăng cường sự tham gia vào giáo dục đại học và yêu cầu thông qua chiến lược phù hợp để thúc đẩy sự tham gia của nhóm người bất lợi - những người cần được khuyến khích lấy bằng cấp cao hơn và tham gia vào các công việc mang tính chất học thuật và đòi hỏi trình độ cao. Những nỗ lực tương tự là cần thiết nhằm khuyến khích sự tham gia của những người thuộc dân tộc thiểu số.

Điều khoản 3: Quyền được vào đại học


d. Việc vào học đại học của những thành viên thuộc các nhóm người có mục đích đặc biệt, chẳng hạn như những người dân bản xứ, những người thiểu số về văn hoá và ngôn ngữ, những nhóm người bất lợi, những người sống không nghề nghiệp và những người chịu ốm đau bệnh tật, phải được thuận lợi dễ dàng hơn bởi vì những nhóm người này dù tập thể hay cá nhân có thể, họ có cả kinh nghiệm và tài năng và đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội và của quốc gia. Sự giúp đỡ đặc biệt về vật chất và các giải pháp giáo dục có thể giúp nhóm người này vượt qua những trở ngại mà họ phải đối đầu, cả trong việc thi vào và việc học ở đại học.

Giới thiệu và mục tiêu chung

Module này tập trung vào những sinh viên có nhu cầu học tập đặc biệt chẳng hạn như những sinh viên có năng khiếu, những sinh viên bị ốm đau/tàn tật. Module nhấn mạnh vào những chiến lược mà giảng viên đại học có thể áp dụng trong việc thúc đẩy sự vào học, tham gia và thành tích học tập của những sinh viên có hoàn cảnh học tập đặc biệt.


Mục tiêu


Sau khi hoàn thành module này, các bạn sẽ có khả năng:

  • Miêu tả được phương pháp dạy và học ở đại học nhằm tạo thuận lợi cho những sinh viên có hoàn cảnh học tập đặc biệt;

  • Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của nhóm sinh viên này vào công việc lớp học, công việc ở phòng thí nghiệm và hoạt động thực tế; và

  • Phát biểu ý kiến về sự quan tâm công bằng, điều cần phải nhấn mạnh trong khi giảng dạy cho nhóm sinh viên đại học đó.

Bài 1: Những nhu cầu giáo dục đặc biệt ở đại học

Giới thiệu


Người ta thường hỏi “Khi nói về những nhu cầu giáo dục đặc biệt thì thế nào là đặc biệt?” hoặc “Điều gì tạo nên sự đặc biệt của nhu cầu giáo dục đặc biệt?”. Nhu cầu giáo dục đặc biệt có tính chất đặc biệt bởi lẽ sự quan tâm dành cho một số sinh viên sẽ tạo ra những yếu tố thuận lợi hơn, dễ dàng hơn cho họ so với những người khác và tối ưu đối với bất kỳ ai có nhu cầu, hoàn cảnh học tập không bình thường. Sự quan tâm đó bao gồm:

  • Các phương pháp giảng dạy đặc biệt;

  • Các phương tiện giảng dạy đặc biệt;

  • Những thay đổi về chương trình đào tạo.

Trong bài học này sẽ tập trung sự chú ý vào 3 nội dung trên

Mục đích


Học xong bài học này, các bạn có thể:

  • Giải thích được khái niệm nhu cầu giáo dục đặc biệt là gì; và

  • Xác định được điểm đặc biệt trong việc xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên đặc biệt.

Vấn đề nhu cầu giáo dục đặc biệt đã trở thành vấn đề lớn trong các trường đại học nhưng đến nay vẫn bị bỏ qua. Rất thường tình, người ta hay cho rằng nhu cầu giáo dục đặc biệt bắt đầu và kết thúc ở bậc tiểu học. Tuy nhiên nó tồn tại cả trong các trường đại học và đã xuất hiện những thách thức to lớn. Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về những vấn đề bắt gặp trong các trường Đại học và Cao đẳng.

  • Naidu là một sinh viên 25 tuổi theo học ngànhsư phạm tại Đại học Tổng hợp. Naidu không chỉ gắn bó một cách tình cảm với cha của mình mà họ còn là đôi bạn thân thiết. Cha của anh ta là trụ cột kinh tế gia đình. Hai năm trước, ông đã bị chết trong một tai nạn xe máy. Điều đó đã làm suy sụp anh ta và anh không thể đương đầu được với nỗi đau mất mát đó. Anh ta trở nên sầu não và lãnh đạm. Anh ta trở nên nóng tính và xử sự thô bạo ngay cả đối với những lời trêu chọc đơn giản nhất. Anh ta bỏ học luôn và đến cuối học kỳ đã bị thi trượt và bị buộc phải thôi học.

  • Mogobe là một sinh viên bị mắc bệnh hen. Cô luôn luôn bị dị ứng bởi bụi phấn và bụi lớp học trong giờ học. Hầu như cô ta ở nhà không đến lớp. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của cô ta.

  • Micheal bị bệnh động kinh. Anh ta luôn thu mình lại. Anh ta sợ phải ngồi học trên gác. Anh luôn luôn sợ bị lên cơn. Ví dụ anh ta không biết chắc chắn khi nào sẽ lên cơn tiếp theo, điều đó ảnh hưởng đến việc học tập của anh ta, đến thành tích học tập và cuộc sống xã hội.

  • Paul là một sinh viên học ngành Kinh tế gia đình. Anh ta luôn nằm trong nhóm 5 người đứng đầu lớp. Thành tích của Paul giẫm chân tại chỗ và dần dần tụt xuống. Mãi sau mới biết rằng cô bạn gái của Paul đã bỏ anh ta để đi với một chàng trai khác. Paul không thể chấp nhận được điều đó. Anh ta trở nên phiền muộn và lãnh đạm với mọi người. Điều đó ảnh hưởng đến thành tích học tập của anh ta. Anh ta nhận được sự tư vấn nghiêm túc. Điều này giúp anh ta giải toả nỗi thất vọng của mình. Sau đó anh ta đã tiến bộ hơn trong việc học hành.

  • Jane là một người bị chứng bạch tạng. Cô ta được nhận vào đại học học cử nhân hoá học. Mặc dù cô chưa trả nợ xong các môn thi lấy chứng chỉ của trường Cambridge, cô đã không học tốt ở môn Vật lý và kiến thức của cô trong môn Hoá học là rất kém. Cô càng trở nên thất vọng hơn. Cô không được phép sử dụng những tài liệu quay cóp trong lớp vì trò gian lận đó bị phát hiện bởi giảng viên và các sinh viên khác. Người ta khuyên cô thôi học hoặc chuyển sang các ngành khác.

Một cuộc điều tra ở một trường đại học có gần 9000 sinh viên cho thấy có hơn 53 sinh viên bị các bệnh khác nhau cần được giúp đỡ đặc biệt. Các bệnh này bao gồm các bệnh về thị giác, thính giác, tăng huyết áp, hen suyễn, sốt mùa hè, xúc cảm, dị ứng với thức ăn, cột sống, lở loét, thể lực, bềnh về hô hấp, HIV/AIDS và các bệnh gây ra do điều kiện sống nghèo khổ.

Những trường hợp đã được miêu tả ở đây là khá phổ biến ở hầu hết các trường đại học. Những sinh viên này cảm thấy lo lắng về điều kiện của họ và họ sẽ phải đối phó ra sao với công việc học hành của mình, nhất là khi không có sẵn các dịch vụ trợ giúp.

Sự mô tả này là cần thiết nhằm giúp các giảng viên hiểu được những hoàn cảnh thường gặp trong lớp của họ, những hoàn cảnh có ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập. Khá phổ biến có quan niệm không đúng về trường hợp nào gọi là hoàn cảnh học tập đặc biệt và những ai được nhận sự giúp đỡ. Nhu cầu giáo dục đặc biệt được đáp ứng cho những sinh viên có khó khăn về học tập do các yếu tố nhận biết được và các yếu tố không nhận biết được. Bây giờ chúng ta hãy xem xét vấn đề đó một cách chi tiết hơn.

Khái niệm về nhu cầu giáo dục đặc biệt


Nhu cầu giáo dục đặc biệt là giáo dục những cá nhân có khó khăn học tập bởi những trở ngại gây ra do thị giác, thính giác, tính dễ xúc động hoặc các bệnh lý khác do hoàn cảnh sinh, trí tuệ và sức khoẻ của bố mẹ hoặc do tai nạn trong cuộc sống. Nhu cầu giáo dục đặc biệt cũng phục vụ cho năng khiếu và tài năng. Nhu cầu giáo dục đặc biệt có thể được xem như một cách thức đối xử của mọi người với từng cá nhân. Năng khiếu và tài năng được phát triển nhờ các chương trình khuyến khích họ đi theo cách riêng của họ. Trong khi đó, những người có vấn đề thể lực ảnh hưởng đến học tập sẽ được cung cấp các chương trình chăm sóc những nhu cầu học tập của riêng cá nhân họ, với mục đích làm cho họ thích thú và hưởng lợi từ sự giáo dục sẵn có. Nói cách khác, nhu cầu giảng dạy đặc biệt tập trung vào những cá nhân trải qua những khó khăn trong học tập và ứng xử thích nghi cũng như những vấn đề về học tập nói chung.

Những khiếm khuyết ứng xử của những người thuộc nhóm đó là:

thính giác kém

có vấn đề về thị giác

rối loạn ngôn ngữ và xúc cảm

lơ đãng


xa lánh xã hội

hay vắng mặt

hiếu động thái quá (trong trường hợp có năng khiếu).

Những sinh viên bộc lộ những vấn đề này có thể thấy ở tất cả các trường đại học.

Theo Abosi (1999), có thể định nghĩa “nhóm sinh viên cá biệt” là những sinh viên trải qua khó khăn trong học tập do cơ thể, tâm lý, sức khoẻ, các yếu tố nhà trường và/hoặc xã hội. Nhóm này bao gồm cả những sinh viên có năng khiếu và những sinh viên không có năng khiếu. Ví dụ, một sinh viên có năng khiếu/hoặc có tài năng có thể gặp những khó khăn học tập nếu như không được chăm sóc. Điều đó có thể xảy ra trong sự phát triển về hành vi ứng xử.

Nhu cầu giáo dục đặc biệt là một phần của giáo dục nói chung. Đó là cách đối xử với những người mang tính chất cá biệt, làm thích nghi những trang thiết bị liên quan, chương trình giảng dạy riêng và những phương pháp để vượt qua cả những vấn đề có thể nhận biết và cả những vấn đề không thể nhận biết-những vấn đề gây cản trở việc học tập. Giảng viên cần phải nhạy cảm hơn với một số lượng lớn sinh viên không đồng nhất. Ngày nay có rất nhiều nhu cầu cá biệt trong cùng một lớp học. Một số việc mà nhu cầu giáo dục cá biệt ở đại học cần quan tâm, trong đó có một thực tế là một số sinh viên trải qua những khó khăn trong học tập và dẫn tới thành tích học tập kém. Điều quan trọng là phải thiết lập các dịch vụ trợ giúp của nhà trường nhằm giải quyết các vấn đề đó.

Mỗi cá nhân có cách học riêng của anh ta hoặc cô ta và cung cách học tập của sinh viên bị tàn tật hoặc sinh viên có năng khiếu có thể liên quan hoặc có thể không liên quan đến điều kiện ốm đau bệnh tật mà bệnh viện đã xác định. Trong hoàn cảnh dạy và học, điều cần nhấn mạnh là không có phương pháp nào là tốt nhất ngoài phương pháp có tác dụng thay đổi tích cực trong mỗi cá nhân.

Để hiểu đúng các thuật ngữ khác có liên quan trực tiếp tới vấn đề những người có nhu cầu đặc biệt, cần phải phân biệt rõ hơn giữa bệnh tật, tàn tật và yếu sức khoẻ.



Bệnh tật

Điều này bao hàm sự suy giảm sức khoẻ hoặc sự hư hỏng không thể hồi phục được các cơ quan chức năng của cơ thể. Chúng thường có nguyên nhân do ốm đau, di truyền, tai nạn và tổn thương sau những hậu quả của sự thiểu năng. Có thể là:



  • mất một cánh tay hoặc cả hai cánh tay.

  • khuyết tật ở chân.

  • cột sống.

  • mắt hoặc tai.

  • các bộ phận chức năng khác của cơ thể.

Khi nạn nhân của một vụ tai nạn bị gãy chân và không thể đi lại được, nhưng nếu một người như thế vẫn có khả năng đi lại loanh quanh để làm những việc họ muốn thì người ấy không phải là người bị tàn tật hoàn toàn.

Thiểu năng


Đó là tình trạng thiểu năng về mặt thần kinh, về thể lực và về giác quan. Những thiểu năng đó được phân loại từ nhẹ đến nặng. Đó là sự sai lệch không bình thường, bị khuyết tật, bị hỏng hoặc bị dị tật trong các cấu trúc gây ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng của cơ thể. Bệnh tật và thiểu năng nếu không có sự can thiệp kịp thời và phù hợp có thể sẽ gây nên tàn tật vĩnh viễn.

Tàn tật

Điều này liên quan đến những trở ngại, những khó khăn mà một người gặp phải vì bị mắc một căn bệnh đặc biệt có thể thấy được hoặc không thấy được. Nếu một người không thể tiếp tục thực hiện được những công việc bình thường hoặc làm được nhưng rất khó khăn do bị bệnh tật, thì người đó là người tàn tật. Người tàn tật luôn gặp những trở ngại, những khó khăn hoặc những vấn đề – những cái tạo ra giới hạn theo cách riêng của mỗi người để thực hiện những hoạt động bình thường. Sự ốm đau về thể xác có thể gây nên những vấn đề về nhận thức, cũng như tính khí thất thường, điều đó có thể hạn chế sự tham gia vào hoạt động dạy và học thuận lợi nhất như ở một lớp học của những người không bị tàn tật.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương