HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


MODULE 9. TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHỤ NŨ THÀNH ĐẠT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC



tải về 1.92 Mb.
trang25/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32

MODULE 9. TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHỤ NŨ THÀNH ĐẠT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Giới thiệu và mục tiêu chung


Bài 1: Vấn đề giới trong giáo dục đại học

Bài 2: Chiến lược dạy và học nhằm xúc tiến sự bình đẳng giới



Hãy suy nghĩ những vấn đề sau đây khi học qua module này:

84. Hội nghị Tokyo cũng đề nghị tăng cường sự tham gia của phụ nữ svào giáo dục đại học và yêu cầu thông qua chiến lược phù hợp để thúc đẩy sự tham gia của nhóm người bất lợi, trong đó có phụ nữ - những người cần được khuyến khích lấy bằng cấp cao hơn và tham gia vào các công việc mang tính chất học thuật và đòi hỏi trình độ cao. Những nỗ lực tương tự là cần thiết nhằm khuyến khích sự tham gia của những người thuộc dân tộc thiểu số.

85. Hội nghị Daka bổ sung một đề nghị mạnh mẽ về việc tham gia của phụ nữ “trong mọi lĩnh vực có thể”. Hội nghị cũng đề xuất phương pháp nhằm tăng gấp đôi số phụ nữ (sinh viên, giảng viên, các nhà lãnh đạo) ở đại học trong vòng 10 năm tới. Cần đặc biệt chú ý việc định hướng cho phụ nữ theo hướng rèn luyện về khoa học và công nghệ.

86. Hội nghị Beirut đề nghị “Chính phủ các nước Ả rập cần phát triển và đa dạng hoá các cơ hội cho mỗi công dân để nâng cao trình độ chuyên môn của họ”. Muốn vậy, “các chiến lược thích hợp phải được soạn thảo thật kỹ lưỡng”, nhất là “đối với những người đã có việc làm” hoặc cho những người bỏ học giữa chừng, “thông qua những chương trình và thời gian biểu linh hoạt, cho phép học bán thời gian và đa dạng hoá các chương trình bổ túc ngắn hạn hoặc chương trình cấp bằng”.


Điều khoản 3: Quyền được vào đại học


a. Theo khoản mục 26.1 của Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, tuyển sinh vào đại học cần căn cứ theo phẩm chất, năng lực, sự cố gắng, tính kiên trì, và tận tuỵ của những người có nguyện vọng vào đại học, và có thể thực hiện vào bất cứ lứa tuổi nào kèm theo quyền được thừa nhận những kỹ năng đã có trước đây. Do vậy trong việc thu nhận vào đại học không chấp nhận sự phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, sự khác nhau về kinh tế, văn hoá hay xã hội, hoặc sự ốm đau bệnh tật.

b. Quyền bình đẳng được vào học đại học phải bắt đầu bằng việc tăng cường và nếu cần phải sắp xếp lại các mối liên kết của nó với các bậc học khác, nhất là với giáo dục trung học. Các trường đại học cần được xem là một mắt xích trong hệ thống giáo dục liên tục bắt đầu ngay từ mẫu giáo và giáo dục tiểu học và kéo dài suốt cả cuộc đời. Các trường đại học phải hoạt động trong sự phối hợp giữa cha mẹ, nhà trường, sinh viên, các nhóm kinh tế xã hội và cộng đồng. Giáo dục trung học không những phải chuẩn bị các ứng viên đủ tiêu chuẩn để có thể vào đại học bằng cách phát triển năng lực học tập trên nền tảng rộng mà còn mở ra con đường dẫn đến thực tiễn cuộc sống thông qua việc chuẩn bị đào tạo cho nhiều việc làm. Dù thế nào đi nữa, con đường vào đại học vẫn mở rộng cho những người đã hoàn thành tốt chương trình trung học hoặc tương đương ở bất kỳ tuổi nào và không hề có sự đối xử phân biệt nào.

c. Như vậy, sự đòi hỏi hiểu biết rộng và nhanh ở bậc giáo dục đại học đặt ra những yêu cầu mà theo đó, mọi chính sách liên quan đến việc vào đại học, nhằm có được ưu thế trong tương lai, đều dựa trên phẩm chất của mỗi cá nhân, như đã nêu trong điều 3(a) ở trên.

d. Việc vào học đại học của những thành viên thuộc các nhóm người ưu tiên đặc biệt, chẳng hạn như những người dân bản xứ, những người thiểu số về văn hoá và ngôn ngữ, những nhóm người bất lợi, những người sống không nghề nghiệp và những người chịu ốm đau bệnh tật, phải được thuận lợi dễ dàng hơn bởi vì những nhóm người này dù tập thể hay cá nhân, có thể họ có cả kinh nghiệm, tài năng và đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội và của quốc gia. Sự giúp đỡ đặc biệt về vật chất và các giải pháp giáo dục có thể giúp nhóm người này vượt qua những trở ngại mà họ phải đối đầu, cả trong việc thi vào và việc học ở đại học.



Điều khoản 4: Tăng cường sự tham gia và đẩy mạnh vai trò của phụ nữ.

a. Mặc dù đã có những dấu hiệu tiến bộ trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ vào học đại học, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn nhiều trở ngại về chính trị, kinh tế xã hội và về văn hoá ngăn cản họ tham gia đầy đủ và hoà nhập một cách có hiệu quả. Trong quá trình đổi mới để vượt qua những cản trở đó cần thiết phải có những ưu tiên cấp bách nhằm đảm bảo một hệ thống giáo dục đại học công bằng và không phân biệt đối xử, dựa trên nguyên tắc của những giá trị phẩm chất.

b. Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để loại bỏ tất cả những hạn chế về giới trong giáo dục đại học, cần quan tâm các khía cạnh của giới trong các ngành học khác nhau và cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp học và trong mọi ngành học mà trong đó họ không được đánh giá đúng mức, đặc biệt cần tăng vai trò tích cực của họ trong việc ra quyết định.

c. Những nghiên cứu về giới (hay những nghiên cứu về phụ nữ) cần được khuyến khích như một lĩnh vực hiểu biết, một chiến lược để chuyển biến giáo dục đại học và xã hội.

d. Cần phấn đấu để loại bỏ những rào chắn về chính trị và xã hội, trong đó phụ nữ bị coi thường, đặc biệt cần nâng cao vai trò tích cực của họ trong các cấp đề ra chủ trương chính sách cho nhà trường và xã hội.

Giới thiệu và mục tiêu chung

Bảo đảm quyền lợi về giới trong giáo dục (cũng như trong những nỗ lực khác) là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các nhà hoạt động xã hội bênh vực quyền lợi của phụ nữ. Mười lăm năm gần đây đã cho thấy một nhịp độ gia tăng trong lời nói và hành động của các nhà hoạt động xã hội và sự thừa nhận một cách rộng rãi hơn thông điệp: “Trên hầu hết lãnh thổ châu Phi, việc sinh con trai thường mang lại nụ cười tươi hơn trên khuôn mặt cha mẹ và người thân so với sinh con gái. Thực vậy, việc nuôi một đứa con gái được ví giống như tưới nước cho cây của hàng xóm”. Đó là nhận xét của Djenaba Doumbia ở Trường đại học Cocody khi giải thích về sự bất bình đẳng giới trong giáo dục ở châu Phi.

Cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh vấn đề thu hẹp khoảng cách về giới trong giáo dục đã bùng nổ, một cuộc tranh luận mà đến nay đã tìm ra cách đi riêng đối với tiểu vùng đại học. Góp phần vào cuộc tranh luận đó, tại các cuộc Hội thảo UNESCO-BREDA về Dạy và Học ở đại học, Fay Chung và Sylvie Kodjo trong Hội thảo Abidjan, Carlos Machili trong Hội thảo Maputo và Agnes Njabili ở Johannesburg đã đề nghị tập trung phân tích nhiều hơn nữa về chủ đề – hiểu đúng khái niệm về giới, hiểu biết những dấu hiệu ngăn cấm hoặc đẩy mạnh sự tham gia và thành đạt của các em gái và của phụ nữ trong giáo dục đại học và đặc biệt các chiến lược ngắn hạn và dài hạn có thể được thực hiện bởi các giảng viên đại học ở châu Phi nhằm “uốn nắn sự bất bình đẳng”. Trong module này chúng ta sẽ trở lại vấn đề này và các vấn đề khác nữa.

Sau khi hoàn thành Module này, các bạn có khả năng:

- Hiểu rõ khái niệm về giới;

- Nhận biết được các hình thức khác nhau của sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục đại học;

- Nói lên một số nhân tố góp phần hạn chế sự tham gia và thành đạt của phụ nữ trong giáo dục đại học;

- Mô tả những chiến lược dạy và học nhằm tăng cường sự bình đẳng về giới ở đại học;

- Phân tích các thái độ dạy học từ bức tranh về giới;

- Phát triển các kỹ năng và quan điểm giảng dạy bao gồm cả vấn đề giới; và

- Đề xuất các phương pháp đẩy mạnh sự tham gia và thành công của phụ nữ trong giáo dục đại học.

Bài 1: Vấn đề giới trong giáo dục đại học


Mục đích

  • Học xong bài học này, bạn sẽ có khả năng:

  • Phân biệt được sự khác nhau giữa giới và giới tính;

  • Liệt kê được các biểu hiện của sự không công bằng về giới trong giáo dục đại học; miêu tả được các yếu tố dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong giáo dục đại học; và

  • Nói lên những thực tế tiêu cực của những sinh viên nữ trong các trường đại học – điều đã cản trở sự tham gia của họ

Khái niệm về giới

Giới đã trở thành một từ rất quan trọng trong các cuộc thảo luận về sự phát triển. Khi giáo dục là một phần chính của vấn đề phát triển, điều quan trọng là làm sao để tất cả những người làm công tác giáo dục đều quen với nghĩa của từ “giới”. Có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu bằng những nghĩa không đúng của từ giới. Giới không đồng nghĩa với phụ nữ. Giới không đồng nghĩa với giới tính, thậm chí khi đặt nó trái ngược với giới tính thì sẽ hiểu đúng hơn nghĩa của nó. Giới tính là nói đến các thuộc tính hoặc các chức năng sinh vật học của con đực và con cái. Đối với phụ nữ, đặc trưng sinh học là buồng trứng, có vú phát triển đầy đủ, có thai và sinh con, nuôi con bằng vú, v.v.



Giới tính là một hiện tượng sinh vật học mà một cá thể có ngay sau khi thụ tinh (do các nhiễm sắc thể X và Y kết hợp), tức là trước khi sinh ra. Kết quả là các đặc tính đực/cái có thể quan sát được và nó không hề thay đổi. Giới là hiện tượng cấu trúc xã hội xảy ra do xã hội gán cho hai giới tính các vai trò và nhiệm vụ, cách cư xử và phong cách khác nhau. Không giống như giới tính, giới là một đặc trưng mang tính tri giác, bởi thế dễ thay đổi khi nó ảnh hưởng đến cách thức mà mọi người hành động và cư xử với nhau.

Đặc điểm sinh vật học của mỗi giới tính xác định các đặc trưng giới tính và các chức năng của các thuộc tính này. Trong khi đó, giới nói đến những người mà đặc điểm và chức năng của họ là do xã hội gán buộc hoặc phân công cho đàn ông hay đàn bà. Ví dụ, xã hội mong muốn đàn ông xốc vác, độc lập, có lý trí, quyết đoán chứ không mong muốn đàn bà như vậy. Thay vào đó, đàn bà được mong muốn dịu dàng, dễ phục tùng, phụ thuộc, bị động, dễ xúc cảm, v.v. Khi một đứa trẻ lớn lên, nó phải hoà nhập để đáp ứng những mong chờ như thế của xã hội. Điều đó nói lên rằng, các cách đối xử nói trên được học và tiếp thu trong khi có cảm tưởng sai lầm rằng chúng được ấn định theo quy luật sinh vật học. Davies (1999) phát biểu như sau:



Giới là một cấu trúc xã hội được xác định mang tính văn hoá. Nó dựa trên cơ sở tín ngưỡng và truyền thống của một xã hội nhất định và liên quan đến vai trò, cách ứng xử và những đặc tính mà xã hội gán buộc cho mỗi giới tính. Đó là cách để chúng ta xác định đàn ông hay đàn bà. Tuy nhiên, những điều người ta phân biệt nhằm xác định địa vị của giới tính: đàn ông thì cao cấp còn đàn bà thì thấp kém.

Giới được biết nhằm phát huy sự nỗ lực của mỗi người dẫn đến việc phân loại về vai trò, các hoạt động, trách nhiệm, nghề nghiệp nào là phù hợp cho nữ và cho nam. Thật vậy, điều này dẫn đến cái gọi là đặc trưng về giới. Đặc trưng về giới được định nghĩa là sự góp nhặt một cách tầm thường các niềm tin hay các quan điểm về đối xử và các hoạt động được xã hội cho là phù hợp với đàn ông hoặc với đàn bà. Njabili (1999) cho rằng có bốn nguyên nhân về đặc trưng giới là: văn hoá-xã hội; kinh tế; giáo dục và đào tạo; và môi trường. Nguyên nhân văn hoá-xã hội bắt nguồn từ niềm tin cảm giác cho rằng chỗ của một cô gái là ở trong bếp (cùng với mẹ của em), trong khi cậu con trai phải làm việc ngoài đồng (cùng với người cha). Nguyên nhân kinh tế thì cho rằng đàn ông là những người trụ cột kinh tế trong gia đình. Vì thế, trong hệ thống lao động di trú ở một số nước, ví dụ như Lesotho, Botswana, Namibia, có nhiều phụ nữ ở lại trong nước hơn bởi lẽ đàn ông đã đi làm việc tại các hầm mỏ ở Nam Phi. Xu thế này ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Một số nghề nhất định, chẳng hạn nghề cơ khí, được xem là không phù hợp với phụ nữ trong khi các nghề cung ứng thực phẩm hay thư kí lại được coi là không phù hợp với nam giới. Trong thực tế, giới là yếu tố quyết định đối với sự tham gia vào hệ thống giáo dục chính thống như một đặc ân của nam giới. Khoảng cách trong việc tham gia và thành đạt ở tất cả các bậc học là khá lớn do những trông mong vào vai trò của giới và do sự rập khuôn về giới. Bởi vậy bất kỳ nỗ lực nào nhằm đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đều phải nhận thức rõ ảnh hưởng của giới đến hoạt động giảng dạy và học tập cũng như đến các chính sách.

Bài tập

Hãy chuẩn bị một bảng liệt kê những đặc điểm và tính chất có thể được liệt vào loại “giới tính” và một bảng khác cho khái niệm “giới”. Hãy thảo luận bảng này với đồng nghiệp của bạn và cho biết các bạn đồng ý với những thuộc tính nào trong số đó.



Sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục đại học

Có nhiều biểu hiện khác nhau về sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục đại học - vốn được coi như một đặc ân của nam giới.



1. Khoảng cách về giới trong tuyển chọn: Các thống kê về tuyển sinh ở hầu hết các trường đại học ở châu Phi cho thấy nam giới đông hơn hẳn nữ giới, phụ nữ chiếm trung bình 38% tổng số chiêu sinh (Makhubu, 1997).

Ví dụ trong các năm 1980, 1988, 1992 tổng số sinh viên được tuyển ở Sub-Saharan tương ứng (tính theo nghìn người) là 528, 718 và 1510. Tỷ lệ nữ là 22%, 25% và 32%. Cùng thời gian giai đoạn đó ở châu Mỹ các con số tương ứng là 15957, 21723 và 24633 và 49%, 51% và 52%. Tuy nhiên có nhiều nơi sinh viên nữ không bị quá bất lợi. Tại Namibia chẳng hạn, có rất đông nữ sinh được nhận vào ở tất cả các bậc học.



2. Khoảng cách về giới ở các vị trí khoa học và quản lý: Các thống kê đã công bố về số cán bộ trong các trường đại học ở châu Phi do Mbanefo (1996) thực hiện cho thấy tình trạng phụ nữ không được đánh giá đúng mức. Trong số cán bộ nữ, chỉ có một tỷ lệ nhỏ là giáo sư. Số Hiệu trưởng, Hiệu phó, Trưởng khoa hoặc các vị trí quản lý thuộc về nữ thường rất hiếm trong các trường đại học, thậm chí ở ngay các trường có đông sinh viên nữ. Trưởng khoa, Trưởng các bộ môn chuyên môn và ngay cả các phòng ban phần lớn là nam giới.

3. Gần như không có mặt phụ nữ trong một số ngành: cơ khí, nông nghiệp, vật lý, giáo dục thể chất, kiến trúc, trắc địa, quản lí nhà đất và những ngành nghề khác mang nhãn mác hoặc hình tượng của đàn ông, có rất ít hoặc không có sự hiện diện của các giảng viên và sinh viên nữ.

4. Khoảng cách về giới trong sự thành đạt: Trong nhiều nghề nghiệp nhất là các ngành khoa học và công nghệ, nam giới thực hiện tốt hơn nữ giới. Số sinh viên nam đạt được bằng loại ưu cao hơn số sinh viên nữ (xem Mlama, 1997).

Các nhân tố có liên quan đến sự bất bình đẳng về giới

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới về vấn đề cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt là trong giáo dục. Nhiều tài liệu viết về các nhân tố có liên quan đến sự bất bình đẳng về giới. Điều quan trọng là chúng ta phải làm quen với các yếu tố đó và hiểu cách thức tác động của chúng dẫn đến tăng sự bất bình đẳng đã nêu. Các nhân tố đó bao gồm:



Quá trình xã hội hoá đầu tiên của nữ giới và nam giới có xu hướng tạo ra những sinh viên có những kinh nghiệm học tập và tính cách rất khác nhau cùng với đường phân biệt về giới. Có một thực tế là nam giới được xã hội hoá để trở nên xốc vác, có lý trí, quyết đoán và được khuyến khích mạo hiểm, gắn liền với các hành động thử thách thần kinh trong khi phụ nữ được xã hội hoá để trở nên dễ phục tùng, phụ thuộc, bị động và chủ yếu tham gia các hoạt động đời thường. Chính điều đó đã đặt nam giới vào ưu thế về giáo dục hơn phụ nữ.

Môi trường học tập ở nhà trường có vẻ ưu ái cho nam giới hơn là nữ giới. Một môi trường học tập làm nản lòng các sinh viên nữ, bởi vì ở đó các nữ sinh phải cạnh tranh để có thể có được tài liệu khan hiếm, phải sống trong sự lo âu do bị quấy rối tình dục, giữa một số ít sinh viên nam thiếu văn hoá.

Các mối quan hệ ở lớp học có khuynh hướng ghét bỏ nữ giới. Thực tế các giảng viên và sinh viên mang đến lớp những giá trị xã hội về nam giới và nữ giới. Bởi vậy họ xác lập các mức kỳ vọng khác nhau về trình độ học vấn đối với nam sinh và nữ sinh, chính điều này tự nó đã thực hiện lời dự báo trước. Ngay cả những thông tin bằng lời hay không thành lời mà giảng viên giảng cho sinh viên cũng hàm chứa thông điệp đề cập về những cơ hội của người học.

Nội dung chương trình trong các ngành học khác nhau chứa đựng khuynh hướng giới, tạo ra ấn tượng rằng giáo dục là chỉ để dành riêng cho nam giới, còn nữ giới chỉ là những vị khách không mời mà đến. Chẳng hạn chương trình môn khoa học và môn toán ở tất cả các cấp học đều giới thiệu hình ảnh của đàn ông với những nội dung rút ra từ những kinh nghiệm sống và những mối quan tâm của nam giới. Các tư liệu của chương trình giảng dạy, các bài khoá, các hình minh hoạ và thậm chí cả ngôn từ đều phảng phất truyền tải những thông điệp mang tính phân biệt giới tính. Thực vậy, đặc trưng giới trong các ngành nghề, nên nghề thư ký thường được xếp vào loại nghề phụ nữ trong khi các ngành khoa học, toán học và cơ khí được xếp là nghề của nam giới. Thực tế đó hạn chế sự tham gia và các cơ hội giáo dục của phụ nữ.

Trong quá trình giảng dạy, các phương pháp mà giảng viên áp dụng có thể gây ra những hiệu quả khác nhau đối với sinh viên nam hoặc sinh viên nữ. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy việc áp dụng hình thức học nhóm sẽ tăng thành tích học tập và sở thích của sinh viên nữ hơn so với việc áp dụng hình thức học tập mang tính cạnh tranh. Tuy nhiên điều đó không áp dụng được với nam sinh.

Mặt khác cần đặt vấn đề trong phạm vi xã hội hoặc nhấn mạnh mối liên hệ của nó nhằm đẩy mạnh kết quả học tập và sự quan tâm của phụ nữ trong khi nam giới có xu hướng thuận lợi về mặt quan điểm rồi. Ngoài ra, trong lớp số sinh viên nam xung phong trả lời câu hỏi nhiều hơn sinh viên nữ - đó là một biểu hiện của đặc điểm tâm lí xã hội của mỗi giới tính.

Chỉ có ít nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào, đến thành tích học tập và chất lượng đầu ra cũng như sự tham gia nói chung của phụ nữ vào giáo dục ở tất cả các cấp học.

Điều quan trọng là phải tìm ra được phần lớn các nhân tố bắt nguồn từ cách hiểu về giới theo quan điểm văn hoá-xã hội. Quá trình giáo dục là hoạt động giảng dạy và học tập một cách có hiệu quả nhằm đẩy mạnh sự tham gia và thực hiện của phụ nữ trong tất cả các bậc học. Nhiều phương pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.



Gốc rễ sâu xa của vấn đề giới trong giáo dục là gì?

Tất cả các trường đại học dành cho phụ nữ có làm giảm nhẹ vấn đề đó không?

Hành động cương quyết về mặt yêu cầu đầu vào có phù hợp không?

Bài tập

Hãy phân tích xóa bỏ phân biệt giới trong trường học đối với:



  • Việc tuyển sinh viên;

  • Cán bộ ở những chức vụ quản lýcấp cao;

  • Giảng viên ở các ngành khác nhau trong trường của bạn.

Bạn có cho rằng có sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong vấn đề tiếp nhận và bổ nhiệm không?

Bài đọc

Quyền vào học đại học và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ nói riêng:

Sự thách thức to lớn của thời đại chúng ta

Lydia P. MAKHUBU



Một số quan sát đã được tiến hành từ các bài giới thiệu trước đây. Những đề xuất nhằm đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đại học cũng đã được đưa ra với niềm tin rằng sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ vào giáo dục đại học là một bộ phận sống còn trong việc tăng cường sự đóng góp của các trường đại học vào sự phát triển của châu Phi, đặc biệt là trong giai đoạn đòi hỏi nền tảng tri thức cao. Dưới đây là một số quan sát:

  • Sự tham gia ít ỏi của phụ nữ trong giáo dục đại học, cả với tư cách sinh viên và giảng viên, có thể được liên hệ với những quan niệm xã hội truyền thống trong nhìn nhận vai trò của phụ nữ. Trong khi các trường đại học có thể mở rộng cửa cho phụ nữ, thì những mâu thuẫn hiển nhiên giữa các mặt của nền văn hoá châu Phi vẫn cản trở phụ nữ tham gia vào nền giáo dục đại học và đóng vai trò có ý nghĩa trong sự phát triển của các trường đại học. Bởi vì trong nền văn hoá ấy, phụ nữ chỉ được coi là công cụ nội trợ, còn mục đích của các trường đại học hiện đại là phấn đấu để phụ nữ có chỗ đứng ngang bằng với nam giới. Chẳng hạn việc chuyển từ trung học phổ thông lên đại học là giai đoạn khó khăn nhất của nữ sinh; hơn nữa tỷ lệ bỏ học cao được tạo ra bởi nhiều yếu tố; các cô gái thường phải chịu những áp lực xã hội to lớn để lao vào những nghề không đòi hỏi phải học nhiều năm, vì thế họ thừa nhận vai trò truyền thống của họ trong thời kỳ có thể chấp nhận về mặt xã hội. Quan điểm này dường như thống trị và phổ biến rộng rãi ở nhiều nước chúng ta.

  • Ở nhiều nước như Botswana, Lesotho và Swaziland số phụ nữ được tuyển vào đại học là tương đối cao so với các trường đại học châu Phi khác do những lí do kinh tế-xã hội đặc trưng cho các nước này. Các nước này có đặc điểm là con số tuyển nữ sinh cao ở bậc tiểu học và bậc trung học, do vậy có nguồn dồi dào cho tuyển sinh đại học. Điều này chỉ ra tầm quan trọng của giáo dục phổ thông đối với nữ sinh như là điều kiện tiên quyết để chuyển lên các trường đại học, và việc không ngừng nỗ lực đẩy mạnh sự tham gia của các em gái vào các bậc học dưới là việc làm cần thiết đối với các nước. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là, mặc dù hoàn cảnh ở ba nước trên tương đối có lợi cho sự tiến bộ của phụ nữ ở các bậc học thấp nhưng các giảng viên nữ chưa cố gắng phấn đấu lên những vị trí lãnh đạo học thuật cao một cách nhanh như nam giới. Điều đó có vẻ kéo theo những yếu tố khác cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong các trường đại học.

  • Ngay sau khi nhận tấm bằng đầu tiên, nhiều cô gái đã kết hôn và nhanh chóng xây dựng gia đình, việc đó hạn chế các cơ hội của họ được đào tạo lên cao nữa. Tình hình này càng trầm trọng thêm bởi thực tế việc đào tạo sau đại học hầu như diễn ra ở các trường đại học ngoài nước, điều đó là cực kỳ khó khăn đối với nhiều phụ nữ trẻ đã có chồng bởi lẽ họ không thể rời xa gia đình tới bốn năm mà không gây ra những trục trặc gia đình. Sự phát triển các khoá đào tạo sau đại học ở các trường đại học địa phương nhằm mở rộng các cơ hội cho phụ nữ học tập tại nhà là điều hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đại học. Điều quan trọng không kém là phải tìm cách để phụ nữ có thể quay trở lại học sau đại học sau khi họ đã xây dựng gia đình. Các chương trình đào tạo sau đại học từ xa cũng như các xuất học bổng đặc biệt dành cho phụ nữ trưởng thành cũng được ca ngợi là những giải pháp khuyến khích phụ nữ tham gia vào quá trình đào tạo sau đại học.

  • Sự có mặt nhiều giảng viên và giáo sư nữ có thể làm cơ sở cho những hình mẫu đối với sinh viên nữ và giảm thiểu thái độ “miệt thị” đối với phụ nữ trong trường đại học. Trong tất cả các cuộc bàn luận về chủ đề làm sao tạo được môi trường đại học ít thiện cảm với phụ nữ, còn có những hiện tượng khác nổi lên như những vấn đề quan trọng, ví dụ như sự quấy rối tình dục, thiếu sự giãi bày tâm sự trong nội bộ phụ nữ. Riêng về vấn đề quấy rối đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận và khớp lại cẩn thận nếu như vẫn tồn tại những hiện tượng được coi là thành luỹ của sự thống trị của nam giới.

  • Việc thành lập các bộ môn nghiên cứu phụ nữ cũng được đề xuất như một giải pháp cụ thể nhằm đưa vấn đề giới ra một diễn đàn rộng mở. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng điều này đứng trước nguy cơ bị dồn đến một góc như kiểu “khu vực phụ nữ” trong khi đó các trường đại học cho rằng họ đã tìm được giải pháp giải quyết vấn đề! Đó là trường hợp các trường đại học châu Mỹ, để giới thiệu các chương trình khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các trường đại học và sự tham gia ngày càng nhiều của họ vào các tổ chức. Hiệp hội Các trường đại học Châu Mỹ phải giữ vai trò chỉ đạo trong cuộc đương đầu với thách thức đó.

  • Đối với những phụ nữ đã được tuyển làm giảng viên của trường đại học, vẫn còn nhiều rào cản tạm thời phải vượt qua để nâng cao trình độ học thuật và các chức vụ hành chính. Một số rào cản sinh ra do những yêu cầu thời gian của họ về mặt văn hoá xã hội, điều đó gây khó khăn lớn cho họ trong việc dành thời gian cần thiết để thành đạt trong nghiên cứu và học thuật. Đối với nhiều người, đó trở thành một sự lựa chọn giữa gia đình và nghề nghiệp. Chính điều này giải thích cho sự bất lực của phụ nữ trước việc thoả mãn các tiêu chuẩn đề bạt của nhà trường, trong đó nhiều tiêu chuẩn đều dựa trên các kết quả nghiên cứu và các công trình công bố.

  • Có những lĩnh vực học thuật chủ đạo trong đó phụ nữ nổi trội hơn. Trong số đó là các ngành khoa học nhân văn, khoa học xã hội, và khoa học nhân sinh. Các lĩnh vực này là cực kỳ quan trọng đối với châu Phi và phụ nữ cần đầu tư vào những mặt mạnh của họ và tự họ phải tạo cho mình một vị trí thích hợp thông qua những việc có thể làm được nhằm đạt được vị trí lãnh đạo về học thuật và quản lí và tránh tạo ra “khu vực phụ nữ” đã nói ở trên. Các tổ chức như Diễn đàn Nữ chuyên gia giáo dục châu Phi (FAWE) đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng bên ngoài hành lang diễn đàn, đã đề xuất các biện pháp thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đại học. Vai trò chính của FAWE là làm tăng khả năng của phụ nữ và giúp họ có tiếng nói mạnh mẽ để tranh đấu vì vị trí của người phụ nữ trong giáo dục đại học và vì sự thừa nhận khả năng đóng góp cho đất nước.

  • Tình trạng không đánh giá đúng phụ nữ trong khoa học và công nghệ là cản trở nghiêm trọng trong những cố gắng phát huy năng lực khoa học ở châu Phi. Các tổ chức như Tổ chức Vì phụ nữ trong khoa học của Thế giới thứ Ba và các tổ chức quốc gia khác đã làm việc liên tục và mang tính chất hợp tác nhằm khuyến khích các em gái học ở các ngành khoa học và hỗ trợ các nhà khoa học nữ tiến bộ trong nghề nghiệp của họ. Những khoản trợ cấp khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học cần được ưu tiên để tạo nên sự nhận thức mang tính xã hội rộng rãi về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ ở châu Phi.

Nguồn trích dẫn:

Makhubu. L.P.(1988). Quyền tham gia giáo dục đại học và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ: Sự thách thức của thời đại chúng ta. Trích trong J.Shabani (Ed.). Giáo dục đại học ở châu Phi: Thành tựu, Thách thức và Triển vọng. Daka: UNESCO-BREDA.



Bài đọc: Đẩy mạnh sự tham gia và quyền bình đẳng trong giáo dục đại học: Những vấn đề về giới

Penima M. MLAMA

Có thể nêu ra đây một ví dụ, các trường đại học Makerere ở Uganda và Dar-es-Salaam ở Tanzania đã áp dụng những hoạt động cương quyết để tăng cường sự tham gia vào giáo dục đại học. ở Đại học Dar-es-Salaam, các thí sinh nữ được tuyển vào với mức điểm thấp hơn các thí sinh nam 1,5 điểm nhưng không thấp hơn mức điểm vào Đại học tổng hợp. Kết quả là tỉ lệ tuyển sinh tăng từ 17% trong năm 1995/96 lên 29% trong năm 1996/97. Sau một số năm áp dụng chế độ tuyển sinh như vậy, đến nay tỉ lệ tuyển sinh nữ ở Makerere đạt khoảng 30%.

Các nghiên cứu về giới cũng được tiến hành dưới các hình thức như Trung tâm nghiên cứu phụ nữ ở Đại học Makerere hoặc Viện nghiên cứu Giới ở Đại học Cape Town của Nam Phi. Mặt khác, các môn học đặc thù về giới cũng được giảng dạy hoặc khía cạnh giới được đưa vào chương trình chính khoá. ở Đại học Dar-es-Salaam chẳng hạn, các môn học nghiên cứu về giới được giảng dạy tại Viện nghiên cứu phát triển và xã hội học trong khi khía cạnh giới được đưa vào nội dung một số môn học ở các Khoa Nghệ thuật và Khoa học xã hội, Luật và Giáo dục và ở Trường Cao đẳng Kiến trúc và đất đai. Học viện Quản lý tài chính và trường Đại học Nông nghiệp Sokoine cũng có một số môn học về giới (UDSM: 1996). Những môn học như thế đã giúp làm rõ vấn đề giới và nâng cao nhận thức về giới cho cả giảng viên và sinh viên.

Để thúc đẩy sự tham gia và khuyến khích sinh viên giỏi, nhiều suất học bổng và nhiều giải thưởng đã được trao thông qua các hình thức khác nhau. Trưởng Khoa Sau đại học của Đại học Dar-es-Salaam sẵn sàng trao các học bổng sau đại học cho các nghiên cứu sinh nữ, điều này đã giúp ích cho hơn 50 phụ nữ trong vòng 4 năm qua. Tương tự như vậy, Uỷ ban Quản lý Giới của Trường đại học đó đã đỡ đầu cho các giảng viên nữ trong đào tạo tiến sĩ (Ph.D).

Các nhóm hành động về giáo dục đại học trong các trường đã đóng vai trò tích cực để bảo vệ giới trong các chương trình xã hội và học thuật. Họ đã tổ chức các buổi seminar, các buổi hội thảo, các nhóm giúp đỡ để chia sẻ cùng nhau và thường đấu tranh với những vấn đề liên quan đến giới như sự quấy rối tình dục. Đại học Dar-es-Salaam có khá nhiều những nhóm như thế, trong đó có thể kể như Viện nghiên cứu phát triển các nhóm nghiên cứu về phụ nữ (IDSWSG), Dự án Cung cấp tư liệu và nghiên cứu phụ nữ (WRDP), Phụ nữ trong nền giáo dục (WED), Phụ nữ Tanzania trong khoa học và công nghệ (TAWOSTE) và Uỷ ban quản lý giới (GMC). Năm 1994, Đại học Dar-es-Salaam chính thức thành lập Lực lượng có nhệm vụ bảo vệ giới (GDTF) nhằm hiệu lực hoá sự bình đẳng giới đã được nêu rõ trong Chương trình chiến lược hợp tác (1994).

Hiệp hội các trường đại học châu Phi (AAU) và Diễn đàn các nhà giáo dục nữ châu Phi (FAWE), trong đó đều có sự tham gia của các Phó hiệu trưởng các trường đại học, đã thông qua những chiến lược và những đề xuất nhằm đưa vấn đề giới vào giảng dạy tại các trường đại học ở châu Phi. Thậm chí AAU còn thông qua hệ thống các chức vụ nghiên cứu về giới.

Ở đây không đưa ra bản liệt kê các hoạt động cân bằng giới. Điều đáng lưu ý là hiện nay người ta chú trọng hơn nhiều so với 20 năm trước đây trong việc giảng dạy các vấn đề về giới trong giáo dục đại học. Danh tiếng của các nhà hoạt động quốc tế, vùng và khu vực cũng như sự tích cực của các tổ chức đã dẫn đến nhận thức rằng, giáo dục đại học không thể bỏ qua cơ hội bình đẳng về giới nếu như muốn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của nó. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy rằng tác động tích cực luôn đến từ phía các nhà tài trợ cho giáo dục đại học, những người đặt vấn đề giới như là một điều kiện ràng buộc của sự tài trợ. Điều đó cũng không có gì là bí mật rằng rất nhiều nghiên cứu về giới được tiến hành là nhờ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ.



Nguồn trích dẫn:

Mlama, P.M. (1998). Tăng cường sự tham gia và quyền bình đẳng trong giáo dục đại học: Vấn đề giới. Trích trong J. Shabani (Ed.). Giáo dục đại học ở châu Phi: Thành tựu, thách thức và triển vọng. Daka: UNESCO BRENDA.



Những trải nghiệm mang tính tiêu cực của phụ nữ trong giáo dục đại học

Hãy tiến hành những cuộc thảo luận không chính thức với ba sinh viên nữ (một trong số đó đến từ các ngành khoa học) về những điều họ đã trải qua trong năm thứ nhất ở đại học. Bạn hãy đề nghị họ nêu ra những kinh nghiệm của các sinh viên nữ khác. Hãy liên hệ những lời bàn của họ với những điều trải nghiệm của những sinh viên nam trong cùng thời kỳ đó. Bạn hãy ghi chép và đề xuất một vài giải pháp có thể cải thiện tình trạng đã có và đạt được mẫu hình mới về phụ nữ. Trong chương tiếp theo bạn sẽ thấy ích lợi khi chúng ta bàn về những nhu cầu của sinh viên. Bài học này cũng giúp cho bạn nhận thức được phần đóng góp của mình vào quá trình tăng khả năng của phụ nữ trong giáo dục đại học. Bạn có thể so sánh điều khám phá của bạn với những điều nêu dưới đây hoặc bạn có thể sử dụng chúng như những nguyên tắc chỉ đạo cho các cuộc thảo luận của mình với sinh viên.

Sau đây là một vài trải nghiệm mang tính tiêu cực của phụ nữ ở đại học.

1. Sự quấy rối tình dục – Hiện tượng này là khá phổ biến trong các nhà trường trên thế giới, trong đó châu Phi không phải là ngoại lệ. Các sinh viên nam thường quấy rối phụ nữ, những người từ chối những quan hệ tình dục, bằng cách đưa ra những bức tranh về chuyện không lành mạnh đó. Họ cũng có khuynh hướng coi thường những thành tích của sinh viên nữ bằng cách gắn những thành tích đó với sự trả công cho các thày giáo bằng quan hệ tình dục. Tuy nhiên hình thức thường gặp nhất là khi các giảng viên lợi dụng cho điểm tốt vì mục đích tình dục. Trong hoàn cảnh dạy/học, những sinh viên từ chối sẽ bị trừng phạt. Đôi khi những phụ nữ này sợ hãi đến mức họ phải chuyển sang ngành học khác. Những người cung cấp tin cho bạn có thể nói rằng các sinh viên nữ cũng pham tội quấy rối tình dục, khi họ đánh đổi tình dục để lấy điểm. Dĩ nhiên chỉ có những nữ sinh nhu nhược và tuyệt vọng mới hành động như thế. Rất tiếc là chuyện đáng tởm đó vẫn có thể xảy ra và điều đó cho thấy các nữ sinh loại đó đã khẳng định thêm cho cách nhìn của xã hội xem phụ nữ như là đối tượng tình dục.

2. Ấn tượng giới - đó là việc xác định các môn học trong trường, tiếp tục đeo đuổi họ nhưng lần này dưới dạng sắp xếp sinh viên theo giới. Họ thấy bản thân họ nằm trong số những phụ nữ được gọi là “sự lựa chọn mềm”.

3. Những vấn đề ở lớp học - đã làm suy yếu thêm sự tự trọng và làm xói mòn sự tự tin vì “tính chất đàn ông” tuyệt đối của môi trường: thái độ bề trên của giảng viên, (trong đó có một số người lấy làm thích thú với việc làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thực tế vốn có của nó), và những sự kém cỏi của chính sinh viên nữ do việc chuẩn bị sơ sài đối với học đại học. Họ bỏ học vì sợ bộc lộ sự ngu dốt của họ. Khi họ có mặt thì tự họ làm cho mình mất đi bằng cách từ chối không tham gia và không nộp bài tập về nhà.

4. Sự cô lập và tranh đấu để được thừa nhận – trong những lĩnh vực nam giới thống trị, sinh viên nữ đôi khi bị cô độc trong môi trường học tập do bị cô lập với các sinh viên nữ khác, những người đáng lẽ họ có thể trao đổi ý kiến hoặc bàn luận với nhau về những khó khăn mà không cảm thấy sợ sệt.


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương