HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 2: Những phương pháp dạy học thúc đẩy sự bình đẳng giới



tải về 1.92 Mb.
trang26/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32

Bài 2: Những phương pháp dạy học thúc đẩy sự bình đẳng giới



Mục đích

Học xong bài học này, các bạn có khả năng:



  • Nhận biết được các phương pháp thúc đẩy sự bình đẳng về giới;

  • Mô tả được khi nào và bằng cách nào áp dụng các phương pháp đó; và

  • Chứng minh việc sử dụng các phương pháp đó ở lớp học của bạn.

Giới thiệu chung

Các phương pháp dạy và học có thể thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong giáo dục đại học trước hết dựa trên những nhân tố được xem là nguyên nhân tạo sự khác nhau về giới trong giáo dục. Những phương pháp đó có thể được nhóm lại thành các nhóm liên quan đến chương trình giảng dạy; quá trình giảng dạy; sự quản lý.



Nhóm các phương pháp liên quan đến chương trình giảng dạy: Chương trình giảng dạy ở các trường đại học cần phải được xem xét với quan điểm loại bỏ mọi hình thức chứa đựng sự thành kiến về giới. Hãy lựa chọn những nội dung và kinh nghiệm học tập miêu tả những đóng góp của phụ nữ trong những nỗ lực con người. Ví dụ, chương trình trong môn Lịch sử và Khoa học chính trị cần bao gồm và nêu bật những đóng góp của phụ nữ trong xây dựng đất nước và kiến tạo hoà bình giữa các quốc gia, những việc từng được xem như là của đàn ông. Bằng chứng là phụ nữ đã giúp ổn định sự cai quản đất nước Liberia sau nhiều năm xung đột nội chiến. Tương tự như vậy là trường hợp những phụ nữ Nam Phi đã hy sinh trong cuộc đấu tranh bài trừ tệ phân biệt chủng tộc. Những chuyện kể về phụ nữ trong các tài liệu lịch sử sẽ mang lại những giá trị và sự thừa nhận vai trò của phụ nữ, điều đó giúp cải thiện hình tượng chung của phụ nữ.

Trong việc lựa chọn những ví dụ cụ thể để minh hoạ cho nội dung, cần phải rút ra từ những điều trải nghiệm của cả nam giới cũng như nữ giới. Ví dụ, sự ma sát có thể được minh hoạ bằng hai hòn đá mài hoặc bằng sự chuyển động của lốp xe đạp trên mặt đường. Để xây dựng chương trình giảng dạy thân thiện với phụ nữ, các nội dung đưa ra phải được liên hệ với cuộc sống. Chẳng hạn, khi muốn nêu bật sự liên quan và áp dụng các hàm số lượng giác như tang, sin, cosin trong kiến trúc và xây dựng, ta có thể khéo léo một chút để lôi cuốn phụ nữ vào chủ đề toán học.

Cần xem xét tất cả các nguyên liệu xây dựng chương trình trong giáo dục đại học như giáo trình, thiết bị trợ giúp nghe nhìn, nhằm loại bỏ mọi khoảng cách về giới. Ví dụ, những hình ảnh và các minh hoạ trong giáo trình phải mô tả được hình tượng phụ nữ và nam giới với tư cách là những người tham gia tích cực vào toàn bộ quá trình giáo dục. Phụ nữ cần được tỏ rõ là những sinh viên khoa học tích cực chứ không hề bị động khi xem nam giới là những người thực hiện các thí nghiệm và chủ trì các cuộc thảo luận.

Các môn học và các ngành học cần tránh gây ấn tượng về giới. Các chủ đề phải được miêu tả sinh động bất kể là nam hay nữ. Ví dụ các vấn đề hình thành khoa học và công nghệ thực sự cần được xác định lại để bao hàm mọi hoạt động của phụ nữ, những người cũng áp dụng các phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề. Một thực tế là, Khoa học nội trợ bị xem nhẹ không phải vì nó dễ hơn các môn khoa học khác mà đơn giản vì lâu nay nó bị liệt vào lĩnh vực của phụ nữ.



Các phương pháp liên quan đến giảng dạy: Có một thực tế là, trong số những phụ nữ vào được đại học thì một tỷ lệ lớn có xuất phát điểm khác nhau về mức độ thiếu kinh nghiệm (về nhận thức và dễ xúc động) và mức độ tự tin. Để đạt được hiệu quả, người giảng viên phải thông qua trắc nghiệm chẩn đoán để xác định thái độ của sinh viên ở đầu vào với lưu ý đặc biệt đến những sinh viên nữ. Những thông tin thu được đó sẽ tạo nên cơ sở cho việc tổ chức những kinh nghiệm học tập mới dưới dạng các bài giảng và các bài thực hành. Một cách thường xuyên, giảng viên sẽ bù đắp thêm các hoạt động học tập đặc biệt, nhất là ở các môn dựa trên cơ sở khoa học và toán học. Điều đó cũng có thể được tiến hành dưới dạng dạy thêm (cho sinh viên chậm hiểu), hoặc giao các đề tài và các bài tập đặc biệt. Khi các nữ sinh đã đạt được hiểu biết và kỹ năng thực hành cần thiết trong môn học thì sự tự nhận thức và sự tự tin của họ sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Từng cá nhân giảng viên phải kiểm tra thái độ lớp học của mình với quan điểm loại bỏ mọi hình thức bàn luận bằng lời hay không bằng lời, tán dương, phê bình, khen thưởng, mức độ quan hệ, ngôn ngữ và thông tin mang tính ưu đãi nam giới. Bí quyết là ở chỗ luôn luôn nhận thức rằng, mặc dù nữ giới và nam giới có thể học trong cùng một giảng đường hay một phòng thí nghiệm nhưng những áp lực xã hội và một chương trình giảng dạy ẩn chứa sự phân biệt về giới có thể sẽ tạo ra một môi trường học tập khác nhau đối với các sinh viên nam và các sinh viên nữ. Đặc biệt, các giảng viên cần tránh tạo ra một môi trường học tập mang tính tâm lý xã hội vì điều đó đe doạ các nữ sinh, ví dụ như trường hợp chia nhóm theo giới tính. Thay vào đó cần cố gắng tạo ra một môi trường học tập sôi nổi và hấp dẫn tất cả mọi sinh viên kể cả sinh viên nữ thông qua việc tạo ra các khả năng bình đẳng cho các nữ sinh và các nam sinh trong lớp. Giảng viên cần đảm bảo cung cấp thông tin phản hồi tin cậy, thông tin được truyền đạt công khai và không công khai tới sinh viên nữ chỉ cho họ thấy rằng họ dư thừa khả năng. Trong các phòng thí nghiệm và trong các cuộc hội thảo, giảng viên phải quan hệ tương tác với sinh viên nam và sinh viên nữ trong khi dành sự chú ý đến sinh viên nữ nhiều như đối với sinh viên nam, bất luận xu hướng nam giới được đề cao và đòi được chú ý.

Những kinh nghiệm học tập cần được tổ chức bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy và phụ nữ có thể học thông qua phương pháp giảng dạy nào hấp dẫn họ. Ví dụ, giảng viên cần giảm bớt áp dụng phương pháp giảng dạy khuyến khích cạnh tranh và sử dụng phương pháp học tập thể là phương pháp khá phù hợp với đặc tính của phụ nữ. Ở đại học Harvard, Bộ phận Hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu sinh đã áp dụng những mô hình rất hợp lý, những mô hình này khuyến khích sự tham gia của phụ nữ khi sử dụng phương pháp giảng dạy thảo luận. Phương pháp này như sau: gọi tên số sinh viên nam bằng số sinh viên nữ mặc dù sinh viên nam có thể muốn giữ độc quyền thảo luận; trực tiếp gọi tên những nữ sinh chứ không đợi họ tình nguyện tham gia, tránh chia lớp học không có nữ hoặc giả nữ là thứ yếu; nói trực tiếp với nam và nữ bằng việc gọi tên từng người; tránh ngắt lời phụ nữ; tránh thái độ bề trên ban ơn với nữ sinh theo kiểu đưa ra những lời khuyên “giúp ích” đôi khi hàm ý sự kém cỏi của phụ nữ; tránh sử dụng các ví dụ hoặc các chuyện phiếm có tính chất gây mặc cảm tiêu cực đối với các nữ sinh viên.

Chủ đề của các buổi seminar, các chuyến đi thực tế và các thí nghiệm có định hướng liên quan đến phụ nữ có thể được tiến hành mà không có sự cản trở. Những biểu hiện thành kiến và ấn tượng xấu đối với nữ giới trong nội dung chương trình có thể gây ra sự thách thức và người học nhận ra sự nguy hại của chương trình. Bằng cách này, sinh viên -những người quan ngại bởi nội dung chương trình có thể được kích thích để làm tốt hơn. Dưới đây là một vài thí dụ về những vấn đề có thể xảy ra. Các bạn cũng có thể bổ sung vào bảng liệt kê này.



Môn kinh tế: Liệu có thể dạy những nguyên lý và những khái niệm, chẳng hạn như kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, những điều kiện của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, điều chỉnh cấu trúc và sự giảm bớt nợ bằng việc gắn mối liên hệ của chúng với cuộc sống của phụ nữ?

Môn khoa học lịch sử/chính trị: Hãy lấy một bài về ‘Những cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi 1950-1965’. Chúng ta có thể đảm bảo chắc chắn rằng đàn ông sẽ được đề cao một cách nổi bật trong các bài giảng còn những đóng góp của phụ nữ hầu như không thấy. Có đúng không khi nói rằng, chỉ có đàn ông mới đưa ra những quyết định và tiến hành các hoạt động làm thay đổi cuộc sống của chúng ta theo cách này hay cách khác? Chúng ta có thể sửa chữa quan điểm sai lầm này bằng cách đưa vào các buổi seminar và các công trình nghiên cứu chủ đề về những đóng góp của phụ nữ, đồng thời khích lệ sinh viên nhận thức rằng những tài liệu lịch sử loại trừ phụ nữ là xuyên tạc và chưa đầy đủ.

Môn ngôn ngữ học: Rõ ràng, hoàn toàn có thể minh hoạ các cấu trúc ngữ pháp bằng việc sử dụng các câu không miêu tả phụ nữ thông qua sự có mặt của họ hoặc như những đồ vật để đàn ông nhìn ngắm hay bằng những câu không khêu gợi tình dục, ví dụ, “Mary nằm trên John trong chiếc quần bó”. Một số nghiên cứu mới đây đã cho thấy những câu như thế được sử dụng trong các giáo trình ngôn ngữ. Bạn có thể sử dụng những câu đó trong bài giảng của bạn nhưng đồng thời dễ liên tưởng sinh viên với những ấn tượng giới không tốt, nên tốt hơn hết là bạn nên thay thế những câu đó.

Các môn khoa học: Khoa học đi vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống trên hành tinh này, đáng quan tâm hơn nữa là đàn ông thường độc chiếm những lĩnh vực mà phụ nữ ít mạo hiểm đi vào. Chúng ta cần nghiêm túc trong việc đào tạo phụ nữ ở các ngành khoa học bởi lẽ những kiến thức này là phù hợp với việc giải quyết một số vấn đề cấp bách của chúng ta. Xã hội không khuyến khích phụ nữ ham tìm hiểu và khám phá vì thế họ bất lợi khi học các môn khoa học cùng với nam giới. Các giảng viên khoa học phải mang chương trình giảng dạy vào cuộc sống, vì thế phụ nữ sẽ nhận thức sự liên quan của nó và được tiếp thêm động lực để nhận thức chứ không phải biết gián tiếp qua người khác về vai trò của khoa học trong cuộc sống của họ. Họ phải biết vận dụng khoa học. Những nguyên tắc và những điều luật có vẻ trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu nếu như chúng có liên quan đến những kinh nghiệm của phụ nữ. Ví dụ, các thí nghiệm về vật lý, hóa học, sinh vật biển có thể được thiết kế để mang lại những mối quan tâm của phụ nữ để tránh sự thành kiến về giới và những ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của phụ nữ. Đây là một lĩnh vực mà sự khéo léo của giảng viên là cần thiết. Giảng viên cũng có thể chỉ ra những liên hệ giữa các khoa học và các môn học khác trong chương trình giảng dạy. Câu chuyện dưới đây giới thiệu về mối liên hệ này:

Một sinh viên nữ được tuyển vào học chương trình Kinh tế gia đình (Home Econooics) ở một trường cao đẳng. Cô ta tin nhất định sẽ thành công. Cuối cùng, không phải mọi vấn đề nữ công chỉ là chuyện bếp núc, khâu vá - lĩnh vực sở trường của cô ta. Điều cô ta không biết là các môn vật lý, hoá học, sinh vật và toán là những môn học tiên quyết của chương trình. Cô sinh viên của chúng ta đã phải bỏ học trước khi có cơ hội được thực hiện một công việc nấu ăn hay may vá. Ở trường không ai nói với cô rằng Kinh tế gia đinh dựa trên cơ sở khoa học. Điều tệ hại nhất, các giảng viên của trường đã bỏ lỡ cơ hội liên hệ các môn học với sở thích của người học. Ít năm sau, cô ta nhận được bằng Thạc sĩ khoa học ở Mỹ và hiện nay đang giảng dạy Kinh tế gia đình tại một trường đại học.

Các giảng viên đại học phải biết đánh giá tính nhạy cảm về giới của họ trong giáo dục học thông qua nhận xét và những lời khuyên của các bạn đồng nghiệp hoặc thông qua tự đánh giá băng ghi hình các hoạt động giao tiếp của giảng viên trên lớp. Đánh giá đó sẽ có tác dụng như một thông tin phản hồi có ích trong sự nỗ lực của giảng viên nhằm khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong giáo dục đại học.



Bài đọc:Phạm vi xã hội của hoạt động dạy và học và việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ

Amy Davies

Những cách cư xử của giảng viên làm xói mòn tính tự trọng của sinh viên nữ bao gồm: công khai thiên vị với sinh viên nam bằng cách tán dương những cố gắng của họ; khẳng định bằng lời hay không bằng lời khả năng to lớn của sinh viên nam; giúp họ trình bày rõ ràng chính xác; cho phép họ có nhiều thời gian suy nghĩ khi trả lời câu hỏi; tạo cho bạn ấn tượng rằng họ có thể trả lời ngay hầu hết các câu hỏi của bạn và những giảng viên đó chỉ lắng nghe những quan điểm của nam sinh; đưa mắt trao đổi với họ; chủ yếu lấy ví dụ minh hoạ từ những kinh nghiệm của họ; thể hiện sự quan tâm mỗi khi họ có khó khăn trong học tập.

Cách cư xử nói trên sẽ loại bỏ phụ nữ khỏi hoạt động dạy/học và do đó tước bỏ động cơ thúc đẩy họ, đồng thời hạ thấp tính tự trọng của họ. Ngoài ra còn có những hành động chống lại phụ nữ nữa như hạ thấp tính tự trọng của họ bằng cách giảm giá trị của phụ nữ và bằng việc nhắc lại những ấn tượng khuôn mẫu mà chứa đựng trong họ. Điều đó bao gồm sự phê bình không mang tính xây dựng; khiển trách công khai; bộc lộ sự thiếu kiên nhẫn khi yêu cầu giải thích; các câu hỏi đặt ra một cách bất ngờ; xem nhẹ hoặc coi thường họ- điều đó có thể được truyền đạt qua lời nói mang tính chất châm chọc như: “Tôi tin chắc Musu muốn phản đối lời bình luận đó”, trong khi giảng viên biết rõ rằng Musu không hề nghĩ đến điều đó; biến họ thành trò cười để mọi người chế giễu nhằm xúc phạm và gây bối rối cho họ. Có một câu trong bài ngữ văn rõ ràng là có dụng ý gây cười: “Đừng sờ vào súng lục của tôi!” Với cách hiểu theo hàm ý tình dục, một câu như thế sẽ gây cười cho các sinh viên nam, nhưng rõ ràng lại làm bối rối những sinh viên nữ; những câu nói đùa khiếm nhã mô tả phụ nữ một cách tế nhị như là đối tượng tình dục và thường bày tỏ một cách mập mờ; điều đó có thể gây cho các sinh viên nam điệu cười mãn nguyện hoặc khúc khích theo kiểu bí ẩn và có thể sẽ làm sôi nổi một lớp học đang buồn. Nhưng đối với phụ nữ, đó sẽ là một món ăn tồi tệ, nhất là khi chỉ có vài phụ nữ trong lớp.



Những ví dụ khác về cách cư xử như thế:

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền tải những thông điệp tiêu cực, chẳng hạn như ngước mắt lên trời, nhăn nhó bộ mặt, nhún vai, giơ hai cánh tay lên, hít vào một hơi thở, bĩu môi và cười chế giễu – tất cả mang dụng ý diễn đạt những cảm giác khích bác và đánh giá thấp năng lực của phụ nữ; biểu lộ một thái độ bề trên và sử dụng những ngôn ngữ khoa trương (điều này thậm chí xảy ra cả với những sinh viên nam học kém) nhằm gây ấn tượng; và liên quan chặt chẽ đến việc này là bài tập về sức mạnh bằng việc nhấn mạnh rằng môn học đó là khó và bằng việc đưa ra những dấu hiệu rõ ràng rằng cô ta/ anh ta có sức mạnh để tạo ra hoặc phá vỡ chúng. Điều cuối cùng này không giới hạn đến sự ảnh hưởng qua lại với phụ nữ nhưng phụ nữ thường là những người dễ bị tổn thương hơn và hay thu mình lại hơn.



Những đối xử mang tính tiêu cực bên ngoài lớp học thông thường

Sự đụng chạm thân thể không phải là phổ biến nhưng nó có thể xảy ra trong những chuyến đi thực tế và trong những trường hợp chỉ có một thầy một trò. Một sinh viên nữ dưới sự giúp đỡ riêng của một giảng viên nam có thể chịu sự quấy rối, chính điều này đã biến mối quan hệ thày/trò thành mối quan hệ nam/nữ và dẫn đến làm giảm phẩm giá của phụ nữ.



Các cuộc hội thảo, seminar, phòng thí nghiệm và các chuyến đi thực tế

Có nhiều hoàn cảnh lý tưởng để đẩy mạnh việc học tập nhưng nếu không sử dụng đúng thì những hoàn cảnh đó có thể là đáng sợ đối với sinh viên nữ. Các giảng viên không những phải tránh thành kiến về giới, tránh biệt đãi sinh viên nam mà họ cũng cần tích cực giúp đỡ các sinh viên nữ, điều đó giúp ích cho chính họ về bài giảng của họ. Họ có thể đạt được điều này không phải bằng cách trao cho phụ nữ những vai trò phụ nữ truyền thống giống như chiếc máy ghi âm, ví dụ: bằng cách tổ chức các nhóm năng lực hỗn hợp gồm cả nam và nữ, để những sinh viên nữ yếu hơn có thể học từ những sinh viên giỏi hơn; bằng cách từng bước trao cho họ trách nhiệm lớn hơn để cho họ có khả năng của một người chủ toạ, người chất vấn, người giới thiệu, người phê bình hay người thiết kế thí nghiệm để họ nhanh chóng trở thành nhân vật trung tâm của đám đông.

Có thể bạn cho rằng những sự đối xử tiêu cực nêu trên không xảy ra ở trường bạn nhưng điều đó có thể và sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó. Thông thường sự nhạy cảm về giới có thể nhận thấy bằng tai bằng mắt. Đôi khi những hoạt động đối xử như vậy là không cố ý, tuy nhiên vì sự nguy hiểm tiềm tàng của nó ảnh hưởng đến quá trình học tập, nên chúng ta phải hết sức thận trọng và bằng mọi giá phải tránh điều đó.

Nguồn trích dẫn:

Davies A. (1999). Tăng khả năng thành đạt của phụ nữ trong giáo dục đại học. Đóng góp vào Dự thảo của UNESCO về Hướng dẫn Dạy và Học ở đại học, BREDA, Dakar.



Các biện pháp quản lý: ở đây tập trung vào các chính sách quản lý có thể thúc đẩy sự bình đẳng giới trong sự vào học và tham gia trong giáo dục đại học. Trước hết cần đề ra cơ chế cụ thể rõ ràng trong chính sách tuyển sinh nhằm tăng tỷ lệ nữ trong giáo dục đại học. Chỉ tiêu 30% có thể được đặt sang một bên để tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ vào được đại học. Lý lẽ này được dựa trên thực tế là các yếu tố xã hội có tác động tiêu cực đến bài làm của họ trong các kỳ thi tuyển chọn, dẫn đến điểm thi của họ thấp hơn so với sinh viên nam. Điểm thi thấp hơn đó chưa hẳn đã là đánh giá khách quan về khả năng hiểu biết của họ.

Tương tự như vậy, cần có sự nỗ lực đặc biệt để tăng số phụ nữ nắm giữ những vị trí cao trong bộ máy quản lý đại học. Ví dụ, bằng việc bổ nhiệm có cân nhắc một phụ nữ vào chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị các trường đại học, hoặc Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng, hoặc Trưởng phòng Đào tạo hay Trưởng phòng Tài vụ, đã cho thấy phụ nữ hoàn toàn không thua kém nam giới trong các vấn đề giáo dục. Cần có những hành động cương quyết để nâng cao tầm nhìn về phụ nữ trong công tác quản lý giáo dục đại học.

Mỗi trường đại học cần có một bộ phận Tư vấn Hướng dẫn và Hướng nghiệp đủ mạnh (đây là bộ phận nhạy cảm về giới) để quan tâm đến các vấn đề của những sinh viên nữ - những người thường thấy môi trường đại học khắc nghiệt và thậm chí đáng sợ, nhất là trong cuộc đấu tranh vì những nguồn tài nguyên hiếm như nước, và trong quản lý sự quấy rối tình dục. Các trường phải thiết lập một chính sách rõ ràng về vấn đề quấy rối tình dục, xem như một biện pháp lấy lại niềm tin của phụ nữ và cha mẹ họ vào công tác quản lý giáo dục đại học về mặt bảo vệ và che chở cho phụ nữ và các em gái.

Các trường Đại học và Cao đẳng cần tổ chức tập huấn và hội nghị chuyên đề (seminar) về xây dựng niềm tin cho phụ nữ để họ có thể khẳng định và bảo vệ những quyền con người của mình.

Có thể tổ chức một chương trình giao lưu giữa các nhà tư vấn có kinh nghiệm để qua đó những phụ nữ có kinh nghiệm và chuyên nghiệp và thậm chí cả nam giới, có thể gặp gỡ với những phụ nữ trẻ ở đại học nhằm mục đích tư vấn cho những sinh viên này và giúp họ vượt qua mọi trở ngại để thực hiện được những ước mơ học thuật của họ.

Thường xuyên chỉ đạo việc phân tích về mặt giới đối với các hoạt động quản lý và học thuật trong các trường đại học, xem như một cơ sở cho việc khởi xướng những thay đổi trong quá trình dạy và học cũng như thay đổi các chính sách quản lý theo hướng nâng cao địa vị của phụ nữ trong giáo dục đại học.

Nghiên cứu phụ nữ phải trở thành một nét đặc trưng trong các tổ chức giáo dục đại học nhằm tạo nên một diễn đàn đa ngành học thuật cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và trao đổi các vấn đề về giới. Chẳng hạn một chương trình hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu về phụ nữ đại học ở Nigeria hiện đang được triển khai bởi Hệ thống các nghiên cứu về giới và về phụ nữ ở Nigeria. Việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu về giới/về phụ nữ hiển nhiên sẽ nâng cao nhận thức về giới trong giáo dục đại học.

Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề liên quan đến giới dành cho tất cả cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý ở đại học để giúp họ nhận thức được ảnh hưởng của giới đến sự bình đẳng trong việc vào và học đại học và tạo ra sự thay đổi quan điểm giúp đỡ phụ nữ tham gia đầy đủ vào giáo dục đại học.



Một số biện pháp khác

  • Nội dung môn học trong mọi chủ đề cần có sự xem xét cẩn thận để bao hàm các ví dụ và bài thực hành định hướng về phụ nữ, và để nhận ra những mối quan tâm của phụ nữ. Điều đó yêu cầu ở mức độ đảm bảo rằng các tác giả nữ xuất hiện trong chương trình văn học, nhân vật nữ trong lịch sử ở chương trình môn lịch sử, các nữ hoạ sỹ và tác phẩm của phụ nữ trong môn nghệ thuật.

  • Với những chủ đề mang tính “truyền thống” hơn đã được nam giới nghiên cứu, những ví dụ từ phạm vi gia đình hoặc những thí dụ tự do về giới có thể được lựa chọn để minh hoạ cho những quy tắc và những quan điểm. Đây là kinh nghiệm tham gia giáo dục rất bổ ích của lớp người đã trưởng thành: việc đánh giá và thừa nhận sự tiến bộ của lớp sinh viên nữ trước đây trong lĩnh vực khoa học cho thấy nhiều phụ nữ từng “định hướng không theo các ngành khoa học” nhưng đến nay đang đảm nhiệm và thành công trong các lĩnh vực như Vật lý và Hoá học.

  • Chúng ta cần quan tâm làm thế nào để xây dựng nội dung môn học phản ánh được cuộc sống của phụ nữ. Chúng ta phải đảm bảo tất cả các môn học đều thú vị với phụ nữ về mặt nội dung, các ví dụ, cấu trúc và hình thức trình bày.

Ngoài ra, riêng đối với phụ nữ trưởng thành:

  • Các điều kiện về nhà trẻ và mẫu giáo cần được cung cấp thuận lợi, với thời gian hoạt động kéo dài theo thời gian học tập ở trường (các nhà trẻ đóng cửa sớm hơn giờ học sẽ gây rất nhiều vấn đề).

  • Các thủ tục phỏng vấn và nhận vào học phải mềm dẻo sao cho thời gian phù hợp với những phụ nữ có con nhỏ. Trong khi phỏng vấn, những phụ nữ bận bịu việc gia đình cần được biết về những phương pháp có thể áp dụng để họ có thể kết hợp trách nhiệm gia đình với việc học tập: Cần giải thích kỹ sự linh hoạt về phương thức học, khả năng miễn giảm học phí (cho phép họ tham dự các môn học mà họ phải nộp lệ phí song không cảm thấy ảnh hưởng đến ngân quỹ chi tiêu của gia đình).

  • Đối với những phụ nữ đang làm việc hưởng lương hoặc không được hưởng lương, làm việc trong nhà hay ngoài trời, cần có những lớp học ở gần để dễ đi lại từ nhà hoặc từ chỗ làm việc đến lớp học. Còn đối với những người coi nhà trường có vẻ như là mối đe doạ thì lớp học không dành cho họ vì sự tự nhận thức kém.

  • Cần có sẵn những lớp học bán thời gian để phụ nữ có thể tham gia bên cạnh việc nuôi dạy con cái và làm việc bán thời gian, và có thể chuyển lớp học nếu những đồng nghiệp của họ chuyển công tác.

  • Xét cấp học bổng cho những phụ nữ xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

  • Sử dụng có hiệu quả các bộ phận dịch vụ tư vấn và hướng dẫn trong các trường.

  • Lập nhóm thực hành trong đó phụ nữ được làm người lãnh đạo.

Cải thiện quan điểm của giảng viên và các kỹ năng giảng dạy

Mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong hoàn cảnh học tập có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản chất của việc học tập, điều này xảy ra trong bất kỳ quá trình học tập có ý nghĩa nào. Các hoạt động dưới đây nhằm làm cho bạn xem xét liệu các phương pháp giảng dạy của bạn và những mối quan hệ trong lớp học của bạn nói chung phù hợp hay chưa với qui mô nào đối với việc dạy học cho các sinh viên nữ của chúng ta trong lớp học có số sinh viên nam chiếm ưu thế. Trước khi bạn bắt đầu, hãy đọc phần tóm tắt dưới đây về một số quan điểm đã nêu ở trên. Nó sẽ có ích như một bản danh mục kiểm tra khi bạn phân tích các mối quan hệ qua lại trong lớp của bạn đối với sự thành kiến về giới cũng như đối với các phương pháp dạy và học tốt:

Mỗi giảng viên cần xem xét cách cư xử của mình trong lớp với quan điểm loại trừ mọi hình thức bàn luận bằng lời và không bằng lời, tán dương, phê bình, khen thưởng, mức độ quan hệ, ngôn ngữ và thông tin mang tính chất biệt đãi sinh viên nam. Bí quyết là ở chỗ phải luôn luôn nhận thức rằng mặc dù các sinh viên nam và các sinh viên nữ học cùng nhau trong một giảng đường hay phòng thí nghiệm, nhưng những áp lực xã hội và chương trình đào tạo không công khai có thể tạo ra môi trường học tập khác nhau đối với sinh viên nam và sinh viên nữ.

Đặc biệt, các giảng viên phải tránh tạo ra một môi trường học tập mang tính tâm lí xã hội có tính chất phân biệt phụ nữ, ví dụ như chia nhóm theo giới tính. Thay cho điều đó, cần cố gắng làm cho môi trường trở nên thân thiện và hấp dẫn với mọi người bằng cách tạo những khả năng như nhau cho cả hai giới tính. Giảng viên cần đảm bảo rằng họ cung cấp thông tin phản hồi tích cực, truyền tải những thông điệp bằng lời hoặc không bằng lời với phụ nữ rằng họ hoàn toàn có khả năng. Trong phòng thí nghiệm và trong xưởng thực tập, các giảng viên cần đối xử bình đẳng với sinh viên nam và sinh viên nữ bằng cách chú ý nhiều như nhau đến sinh viên nam và sinh viên nữ, bất luận khuynh hướng sinh viên nam thường tự đề cao và đòi được chú ý.

Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các khoa chuyên môn hoặc tương đương hoặc từ Trung tâm Tư vấn Sư phạm nhằm khắc phục những thiếu sót trong phương pháp giảng dạy của bạn; và thử tìm ra những phương pháp mới để hoàn thiện bài giảng của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho điểm và nhận xét đối với công việc đã nêu ra. Bạn có thể hỏi những người khác cùng tham gia với bạn để bạn có thể chia sẻ những khám phá của bạn. Việc này có thể bị hạ thấp mình nhưng đó là kinh nghiệm cực kỳ bổ ích!

Kết luận, khi các giảng viên trở nên nhạy cảm với vấn đề giới và sẵn sàng áp dụng một số biện pháp đã miêu tả ở trên thì những cơ hội nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia vào giáo dục đại học nhất định sẽ tăng lên.



Tóm tắt

Trong module này, chúng ta đã:



  • Hình thành cơ sở nhận thức về sự cần thiết tăng khả năng thành đạt của phụ nữ trong giáo dục đại học;

  • Xem xét các yếu tố cản trở sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đại học; phân tích những nhu cầu của họ;

  • Nhận biết các cách đối xử mang thành kiến về giới tính - điều đã tước bỏ động cơ phấn đấu của phụ nữ;

  • Nhận biết một số can thiệp liên quan đến giới nhằm cải thiện mức độ thành đạt của phụ nữ trong giáo dục đại học;

  • Đánh giá cách cư xử trong dạy học theo tinh thần mục tiêu của chúng ta; và

  • Đạt được những kỹ năng và thái độ giảng dạy thuận lợi cho phụ nữ.

Tài liệu tham khảo

J. Shabani. Giáo dục đại học ở châu Phi: Thành tựu, Thách thức và Triển vọng. Dakar: UNESCO BRENDA

Mlama, P.M. (1998). Vấn đề giới trong giáo dục đại học: Thách thức của thời đại chúng ta, trang 473-474.

Makhubu, L.P. (1998). Quyền vào đại học và Cơ hội đặc biệt cho phụ nữ, trang 497-501.

Subbarao, K. et al. Phụ nữ trong giáo dục đại học: Sự tiến bộ, Những kìm hãm và Sự khởi đầu đầy hứa hẹn. Tài liệu Hội thảo Ngân hàng thế giới, trang 244, 1994.

UNESCO (1995). Giáo dục phụ nữ và các em gái: Hướng tới việc thống nhất hoạt động toàn cầu, UNESCO, Paris.

LHQ (1995). Diễn đàn Bắc kinh về hoạt động của Đại hội Phụ nữ LHQ lần thứ 4, Beijing, New York.

Masanja, V. và Katunzi, N. (1990). Chiến lược thu hút nhiều sinh viên nữ hơn vào các ngành khoa học. Biên bản của Hội thảo Phụ nữ Tanzania trong khoa học và công nghệ, Da-res-Shalaam.

M.Kearney và A.H. Ronnung (eds). Phụ nữ và chương trình đào tào đại học: Hướng tới Bình đẳng, Dân chủ và Hoà bình. Nhà xuất bản Jessica Kingsley, 1996.

UNESCO, (1995). Giáo dục phụ nữ và các em gái. Báo cáo quốc gia về giáo dục ở châu Phi: Chiến lược giáo dục cho những năm 1990: Những định hướng và những thành tựu, trang 73-84, UNESCO BRENDA. Dakar.




Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương