Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững



tải về 369.04 Kb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
  1   2   3   4   5   6   7   8   9



VACNE - VWU - VESDI - WWF ICP

Dự án Johannesburg Việt Nam

-----------------------------------------------------------------------------
Phát triển Bền vững

ở Việt Nam
Báo cáo

của các Tổ chức Ngoài Chính phủ

ở Việt Nam

Sustainable Development

in VietNam
Report

of Vietnamese Ngos


Hà Nội


Tháng 6 - 2002



mục lục

Báo cáo tóm tắt
Lời nói đầu
Chương 1. Tình hình Phát triển Bền vững ở Việt Nam

1.1. Về chính sách phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam

1.2. Về các quy định pháp chế liên quan tới PTBV

1.3. Về hệ thống tổ chức quản lý môi trường và PTBV

1.4. Những thành tích về PTBV ở Việt Nam

1.5. Những điểm yếu về PTBV ở Việt Nam


Chương 2. Các hoạt động theo hướng Lịch trình 21 của Việt Nam


2.1. Quá trình chuẩn bị Lịch trình 21 của Việt Nam

2.2. Những hoạt động đã có theo hướng Lịch trình 21 ở Việt Nam


Chương 3. Hoạt động của các TC NCP về MT và PTBV ở Việt Nam

3.1. Khái quát về các TC NCP có hoạt động về MT và PTBV ở Việt Nam

3.2. Hoạt động về MTvà PTBV của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Chương 4. Kiến nghị của các TCNCP hoạt động về MT và PTBV

4.1. Đòi hỏi của PTBV đối với các TCNCP

4.2. Kiến nghị của các TCNCP hoạt động về MT & PTBV

Kết luận

Tài liệu tham khảo



Báo cáo tóm tắt bằng Anh ngữ



contents
Executive summary
Introduction
Chapter 1. State of Sustainable Development in Vietnam

1.1. Sustainable Development policy in Vietnam

1.2. Laws and regulations related to Sustainable Development

1.3. Organization for environmental & sustainable development management

1.4. Attainments in sustainable development in Vietnam

1.5. Weaknesses in sustainable development in Vietnam


Chapter 2. Activities oriented upon Agenda 21 in Vietnam

2.1. Process of elaboration of Vietnam's Agenda 21

2.2. Activities implemented according to Agenda 21 orientations
Chapter 3. Activities of Envir. & Sustainable Development NGOs

3.1. About NGOs working in the field of Env. & Sust. Dev. in Vietnam

3.2. Activities of socio-professional NGOs in Env. & Sustainable Develop.
Chapter 4. Proposals of NGOs working in the field of Environ. & Sustainable Development

4.1. Requests to NGOs from the need for sustainable devlopment

4.2. Proposals of NGOs working in environment & sustainable development.

Conclusion
References
Report's Summary in English
.



ký hiệu viết tắt

ADB Ngân hàng Phát triển Châu á

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

BVMT Bảo vệ môi trường

CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam

KHCN Khoa học, Công nghệ

KHĐT Kế hoạch và Đầu tư

KT Kinh tế

LHQ Liên Hiệp quốc

MT Môi trường

NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PTBV Phát triển bền vững

QLMT Quản lý môi trường

TCNCP Tổ chức ngoài chính phủ

UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc

UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hiệp quốc

VACNE Vietnam Association for Conservation of Nature & Environment, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

VESDI Vietnam Environment & Sustainable Development Institute, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững

VWU Vietnam Women Union, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

WB Ngân hàng Thế giới

WWF ICP World Wide Fund for Nature, Indochina Programme, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Chương trình Đông dương



Lời nói đầu


Tháng giêng năm 2002 dự án Johannesburg tại Việt Nam được thiết lập với sự tham gia của ba tổ chức ngoài chính phủ Việt Nam và một tổ chức ngoài chính phủ quốc tế: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU), Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI) và Chương trình Đông dương của WWF (WWF ICP). Mục tiêu của dự án là huy động sự tham gia của các tổ chức ngoài chính phủ (TCNCP) ở Việt Nam vào quá trình chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh Rio+10 với sự trình bày một báo cáo trên quan điểm của các TCNCP Việt Nam về các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường trong khoảng 10 năm qua ở Việt Nam và kiến nghị về chính sách giải quyết các vấn đề này hướng tới phát triển bền vững với sự đặc biệt lưu ý tới người nghèo và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.


Dự án đã tiến hành các hội thảo về việc thực hiện Lịch trình 21 và phát triển bền vững ở Việt Nam, thiết lập diễn đàn trao đổi ý kiến về phát triển bền vững thông qua trao đổi tham luận bằng văn bản và ý kiến trên mạng thông tin điện tử, tổ chức truyền thông về phát triển bền vững trên các phương tiện thông tin đại chúng quan trọng trong nước. Ba tổ chức thành viên dự án đã thực hiện ba nghiên cứu chuyên đề về các khía cạnh khác nhau trong phát triển bền vững ở Việt Nam: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về "Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý các khu bảo vệ thiên nhiên"; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về "Hoạt động của phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo"; Viện Môi trường và Phát triển Bền vững về "Ô nhiễm môi trường trong công nghiệp hóa nông thôn". Báo cáo này đã được xây dựng trên cơ sở kết quả của các hoạt động nói trên.
Các TCNCP tham gia dự án hy vọng rằng nội dung trình bày trong báo cáo sẽ đóng góp về thông tin và kiến nghị cho quá trình chuẩn bị và tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh Rio+10 và các hoạt động chuẩn bị liên quan tại khu vực. Các tổ chức này cũng mong rằng trong quá trình xúc tiến sự nghiệp phát triển tại Việt Nam các tổ chức và cơ quan của Nhà nước Việt Nam, các cơ quan của các tổ chức quốc tế và các nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, cũng như các bạn đọc sẽ lưu ý tới những nội dung được trình bày trong báo cáo và cho ý kiến nhận xét, đóng góp, giúp cho việc bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện báo cáo.



tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương