HỘI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục



tải về 1.51 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.51 Mb.
#16972
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

d) Tòa án hòa giải: Ông lý trưởng và các chức sắc là những người xét xử tất cả các vụ việc gây gổ, cãi vả, bất hòa của dân làng. Những người này không tuân theo quy tắc chung của cả nước. Chỉ có một vài quy tắc chính là được triều đình ban (20). Họ đặt một nội quy gọi là "khoán lệ", riêng cho mỗi làng. "Khoán lệ" là tục lệ cổ truyền, nhưng được soạn thảo với quyết định của đa số. Với "khoán lệ", làng giữ quyền cần thiết để bắt mọi người tôn trọng những quy luật, làng có quyền phạt vạ tất cả những vi phạm.
e) Giáo dục: Việc giáo dục công cộng ở Việt Nam rất phổ biến, ngay cả trong thôn xóm nhỏ, cũng có trường học và đông học sinh. Các chức sắc muốn đào tạo nhiều nguời trong làng có học thức và thế giá, nên ho rất quan tâm tới việc giáo dục con em. Thầy giáo (thầy đồ) thường là người cao niên, trí thức với bộ râu trắng, dài dưới cằm. Họ được nể trọng và kính mến như một người cha, không chỉ bởi các học trò mà cả dân làng. Một trong những lý do thực tế và không kém cao cả làm cho các chức sắc, phụ huynh và ngay cả các trẻ em trung thành theo nền giáo dục công cộng, là một khi có học trò thi đỗ ở địa phương, nguời đó sẽ được miễn các dịch vụ và có địa vị danh dự trong làng.
4) Những lễ hội trong làng
Trong mỗi làng luôn có nhiều buổi tiệc linh đình có tầm vóc quan trọng trong đời sống của làng, và mang nhiểu ý nghĩa:
a) Tình hiếu thảo gia đình: Để thể hiện tình gia đình đối với cha mẹ quá cố, các con phải biểu lộ bằng những buổi tiệc linh đình và tốn kém. Nhiều người giàu có bị phá sản vì chi phí quá nhiều cho tang lễ, cho những chuyện mê tín và cho những hình thức phô trương tốn kém. Thời nhà Lê (Hồng Đức 1474-1497) đã có những điều luật nhằm triệt bỏ mọi tục lệ mê tín và tốn kém, đồng thời khuyến khích lâp hội tương trợ giữa những nguời hàng xóm và dân làng trong những dịp hiếu hỷ của gia đình (21)
b) Củng cố thứ bực: Tuy mang đậm tính chất tôn giáo, gia đình hay xã hội, những buổi tiệc hay bữa cơm tốn kém như trên cũng là dịp để củng cố địa vị và thứ bực trong làng. Bởi lẽ đó mà có bàn trên, bàn dưới, những miếng thịt đầu, miếng ở chân, miếng thịt vai và miếng ở bụng... và sự tranh chấp, phản đối liên quan tới việc chia chỗ và phần ăn đúng theo thứ bực đã không tránh được. (22)
c) Khao vọng hay chính thức ra mắt: Một chức sắc được bầu, một khóa sinh thi đậu, một phẩm hàm vua ban, một chức vụ chính thức hay một tước phẩm danh dự, tất cả đều phải cho cả làng biết bằng một bữa tiệc lớn, vì "vô vọng bất thành quan" (chức phận không được công nhận nếu không có buổi tiệc). Vào dịp này, những người được mời tới dự tiệc mang theo một số tiền hay một món quà góp vào những chi phí.
5) Lễ hội trong làng
Đời sống trong làng được đánh dấu bởi bầu khí của nhiều lễ hội:
a) Các lễ hội tôn giáo: Các lễ tôn giáo trong mỗi gia đình như những "lễ giỗ" (ngày qua đời của một người trong gia đình) hay ở chùa (như lễ Phật Đản..., lễ đản sinh của Khổng Tử hay lễ Thần làng...)
b) Những lễ hội dân gian: như lễ Trung Thu, tết Đoan Ngọ, lễ Thanh Minh, và nhất là Tết Nguyên Đán (23), những bữa ăn lạnh của lễ Hàn Thực.
Vào ngày lễ, mọi người trong gia đình hay trong làng đều nghỉ việc, mọi việc đều ngưng lại, những con đường làng tấp nập; người ta diện quần áo mới... Các bàn thờ ở gia đình hay ở chùa đều được trang hoàng bằng những tấm khăn rực rỡ, đầy những lễ vật, thắp sáng những ngọn nến đỏ và nghi ngút hương thơm. Ba việc làm chính trong ngày lễ lớn là cử hành nghi lễ tôn giáo, rồi tham gia tiệc tùng và thưởng ngoạn các trò chơi, kể cả việc chơi bài giải trí.
c) Trò chơi dân gian: Những trò chơi được dân quê Việt Nam ưa thích là những trận đấu trâu, đấu cá, đấu gà, đua dê, đua heo, thi pháo Tầu, thi thả diều v.v… Những trò chơi trên đặc biệt được tổ chức vào các ngày lễ lớn của làng.
IV. Đôi Lời tóm kết
Như chúng ta vừa thấy, ngôi làng Việt Nam được cấu kết rất chặt chẽ. Đó là mối liên hệ đầu tiên, là một hội đoàn được lập ra giữa những người có tên trong sổ bộ và họ tự quản lý lấy về vật chất cũng như tinh thần. Làng không tách rời gia đình, nhưng chồng lên và đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ của dân làng. Nơi đây phải có tinh thần đoàn kết để cho làng tồn tại và phát triển. Một trong những đặc tính quan trọng của người Việt Nam là rất gắn bó với làng mạc cổ truyền: "Đá trôi làng không trôi". Tinh thần xóm làng luôn sống dai dẳng nơi người Việt Nam, đó là mối liên hệ kết hợp dân làng xóm, trong hiện tại cũng như quá khứ, làm họ gắn bó với mảnh đất của tổ tiên và tránh cho họ không bị mất gốc.
Tổ chức đời sống và tinh thần làng xóm có một ảnh hưởng sâu đậm trong việc tổ chức và nuôi sống các xứ đạo tại Việt Nam. Tuy sống chết với niềm tin, người công giáo Việt Nam luôn ý thức mình đã và vẫn là người Việt Nam chôn rễ và gắn bó với thôn xóm, làng mạc thuần túy Việt Nam. Hơn thế, qua họ, đạo công giáo hòa nhập vào văn hóa Việt Nam, làm phát triển thêm nền văn hóa địa phương, cụ thể là nền văn hóa gia đình và thôn làng. (24). Nhận định lịch sử này sẽ được khẳng định mạnh mẽ trong những trang kế tiếp khi chúng ta trình bầy khuôn mặt của một họ đạo tại Việt Nam.
MỤC II
KHUÔN MẶT MỘT HỌ ĐẠO VIỆT NAM
I. Tầm quan trọng của họ đạo
Trên thực tế, các họ đạo Việt Nam đã hiện hữu từ ba thế kỷ trước, nhưng mãi tới công nghị Cochinchine, tổ chức từ ngày 7 đến 14 tháng 8 năm 1880 tại Sài Gòn, mới lần đầu tiên mới ấn định sự phân chia các họ đạo trong mỗi giáo phận :"Mong rằng mỗi giáo phận được chia ra làm giáo hạt hay giáo tổng và mỗi giáo hạt chia ra nhiều giáo xứ hay họ đạo". (Il serait à souhaiter que chaque vicariat fut divisé en districts ou cantons et chaque district en plusieurs quasi-paroisses ou chrétientés) (25)
Chúng tôi không ngại ngùng nói rằng họ đạo là đơn vị căn bản của một giáo phận: "Chúng tôi gọi là họ đạo hay xứ đạo khi ở đó một tập đoàn giáo dân có sinh hoạt riêng, có nhà thờ và có lễ quan thày riêng, có các chức việc riêng và không lệ thuộc vào một tập đoàn giáo dân nào" (26)
Theo như quyết định của công nghị Cochinchne, mỗi giáo xứ thường có nhiều họ đạo: "Để tiện việc sắp xếp công việc cho các linh mục nhiều họ đạo gần nhau hợp lại thành một giáo xứ" (27). Nói cách khác, một giáo xứ có một họ chính hay họ trị sở và nhiều họ lẻ hay họ nhánh.
Như vậy, dựa vào tâm tính của người Việt Nam, vào lịch sử của Giáo Hội Việt Nam và vào ảnh hưởng của sự tổ chức và đời sống một ngôi làng cổ truyền Việt Nam đối với họ đạo, chúng tôi có thể nói rằng giáo xứ chỉ là một đơn vị hành chính, luân lý và tinh thần, trong đó những liên hệ không thực sự ràng buộc; trong khi họ đạo (họ chính hay họ lẻ) còn là một đơn vị hiện thực, trong đó tất cả giáo dân đều biết nhau, cùng có những tập quán chung, cách sống chung và đôi khi là anh em trong một gia đình hay bà con trong một dòng họ. Ngoài ra trong những văn bản chính thức liên quan đến Hội Đồng Quí Chức, người ta đã trình bày về vai trò của ông trùm họ hay ông biện sở của một họ đạo nhiều hơn vai trò của ông chánh trương hay ông trùm cả trong một giáo xứ (28) cũng nên nhắc lại là đơn vị căn bản của giáo phận và đặc biệt với một Giáo Hội còn non trẻ như ở Việt Nam trước 1953, không phải là giáo xứ (quasi-paroisse), không phải giáo hạt (district), nhưng là các họ đạo (chrétientés).
Bởi những lý do trên, trong chương này và cũng như trong suốt công việc trình bày của chúng tôi, chúng tôi sẽ trình bày về cách tổ chức, về đời sống và những chức việc của họ đạo, nhiều hơn là của những giáo xứ: vì chính trong họ đạo chúng tôi thấy rõ sự góp phần của giáo dân và hơn nữa của các chức việc, vào thừa tác vụ của linh mục, nhất là ở các họ đạo không có linh mục thường xuyên.
II. Sự thành hình của một họ đạo
Như chúng ta đã thấy, ở Việt Nam một giáo xứ luôn gồm nhiều họ đạo. Nhưng một họ đạo thành hình như thế nào? Lịch sử cho chúng ta thấy họ đạo được thành hình bởi nhiều sáng kiến và nguyên nhân.
1) Bởi sự khởi xướng cá nhân.
Họ đạo có thể được thành hình bởi niềm tin vững chắc và sâu đậm của một người giàu có, có học thức và nhất là chân thực. Bị đánh động về lòng bác ái hay bởi việc giảng thuyết của vị truyền giáo, người đó hoán cải niềm tin, rồi trở nên tông đồ, giữa những người đồng hương ngoại đạo. Bởi đời sống làm chứng cho đức tin, họ đã thu hút một vài người, với những người này họ thiết lập một họ đạo mới, mà họ là người chỉ huy và làm phát triển dần dần với thời gian (29). Sau đây là một vài trường hợp điển hình:
a) Ông Dominique và họ đạo ở Thuận hóa: Ông được rửa tội bởi cha Benoit de Mattos 30 năm trước khi gặp cha Alexandre de Rhodes. Mặc dù các cha vắng mặt, ông luôn rất tận tâm làm việc truyền giáo. Trong dịp gặp cha Alexandre de Rhodes, ông Dominique đã xin cha rửa tội cho 30 người tân tòng mà chính ông dẫn dạy giáo lý. Ông còn hoán cải được nhiều người trở lại. Kết quả, ông đã lập được một họ đạo mà ở đó chính ông tự xây một thánh đường rất đẹp.(30)
b) Một trí thức vô danh: Cha A. Launay đã kể lại chuyện một người học thức được nghe nói tới đạo Công Giáo, Ông tìm hiểu, thấy tốt đẹp và muốn theo nhưng bị gia đình chống đối ý định. Quyết định theo sự thật, ông rời bỏ những người thân và ẩn trú trong một thôn xóm xa xôi, ở đó ông làm thầy giáo để sinh sống. Có hai người học trò hỏi ông về đức tin, nhờ ông chỉ dẫn một người kể lại cho cha mẹ của mình và tất cả đã lãnh nhận phép rửa tội (31). Rồi từ đó là một họ đạo mới được thành lập.
c) Ông Tổng đốc Ca và họ đạo Hóc Môn: Đây còn là trường hợp khác của một họ đạo được lập ra, trước hết bởi một vị quan đã trở lại đạo rồi lôi kéo những người dưới quyền cùng theo: như họ đạo ở Hóc Môn đã khởi đầu nhờ ông tổng đốc Ca ở làng Hạnh Thông Tây, được rửa tội bởi đức cha Puginier năm 1863. Sau đó ông đã giúp cho 25 người dưới quyền trở lại. Thế rồi ông tổng Ca đã xin cất một ngôi thánh đường và lập nên họ đạo Hóc Môn (32).
d) Ông xã trưởng Phú Lộ và họ đạo St Michel: Ông xã trưởng Phú Lộ rơi vào tay đảng cướp và bị tước đoạt hết của cải, thảm hơn nữa còn bị chúng hại vu cáo. Ông đã tìm gặp một linh mục và thưa cùng ngài "Lúc khó khăn, những người khốn khổ không biết tin tưởng vào ai, nếu ngài rủ thương chấp nhận tôi như một người khách, tôi sẽ trở thành người công giáo cùng với cả gia đình..." Vị linh mục đã làm hết khả năng để giúp ông… Và như thế, sau đó đã có gần khoảng 30 người học giáo lý sửa soạn lãnh phép rửa tội để lập thành những người nồng cốt đầu tiên của họ đạo St Michel ở Phú Lộ (33).
2) Bởi sự khởi xướng của tập thể.
Họ đạo có thể tạo ra bởi sự tập họp một nhóm người công giáo đã rời bỏ nơi sinh quán, trốn tới những vùng xa xôi để tránh sự bắt bớ hay để tránh chiến tranh như:
a) Họ đạo An Nhơn và Vĩnh Hòa: Trước tiên, họ đạo An Nhơn được lập nên bởi một nhóm giáo dân từ Quy Nhơn đến tị nạn trong thời Tây Sơn khởi nghĩa. Họ đạo này được sát nhập với họ lẻ Gia Định (34). Rồi trong thời bách đạo năm 1859, nhiều giáo dân ở phía Bắc di tản xuống phía Nam và đến ở gần sông Rạch Ông. Họ tạo thành họ đạo Vĩnh Hội với một thánh đường đẹp đẽ. Đó là một trong những họ đạo đầu tiên của giáo xứ Khánh Hội hiện nay (35).
b) Họ đạo Tha La và Cu Mi: Vào cuối đời vua Gia Long, nhiều giáo dân, để thoát sự bắt bớ của các quan lại và sự ức hiếp của người ngoại đạo, bỏ trốn vào lập nghiệp trong rừng về phía Nam tỉnh Tây Ninh. Vào năm 1833, Ông Tri, một người công giáo nhiệt tâm và tận tụy trong công tác tông đồ, đã tụ tập họ lại để tạo thành một họ đạo mới. Đó là nguồn gốc của giáo xứ Tha La ngày nay (6). Sau cùng, cha Archimbaud và cha Bảy, đã giúp cả trăm giáo dân gốc Quy Nhơn và Phú Yên, trốn tránh bách đạo và chiến tranh. Họ tụ họp lại ở một miền đất phì nhiêu thuộc tỉnh Phan Thiết và lập thành họ đạo Cu Mi (37).
3. Sự trở lại của cả tập đoàn
Một họ đạo còn có thể thiết lập bởi việc trở lại của nhiều gia đình, nhiều khi cả thôn. Thường thường, một nhóm trung bình từ 10 đến 12 gia đình trong làng đến tìm gặp linh mục để xin được rửa tội. Linh mục khuyến khích họ và tuyển lựa thêm ít người nữa cùng khao khát như vậy. Khi có đủ số đông, linh mục gửi một thày giảng đến giúp họ xa tránh những tập tục ngoại giáo, rồi ứng tiền để dựng một chòi lá hay căn nhà gỗ, làm nhà nguyện cho họ đạo mới khai sinh. Nếu như chỉ có hai hay ba gia đình thì linh mục sẽ giúp cho họ tới lập nghiệp gần một ngôi làng công giáo tránh ảnh hưởng người ngoại đạo.
Đây là cha Cadière đã ghi lại: "Trong một ngôi làng đã lập được một họ đạo, có một, hai, mười gia đình trở lại, họ nhập với những gia đình công giáo khác để thích nghi đời sống đạo, để được giúp đỡ, rồi từ từ họ sẽ quen dần với sự cầu nguyện và chịu các bí tích của đời sống người giáo dân. Linh mục sẽ được bớt gánh nặng và có thể dạy họ giáo lý và giúp đỡ họ một cách thiết thực về vật chất. Mặt khác những cuộc trở lại riêng rẽ làm cho làng xã và nhà cầm quyền ít chú ý hơn" (38).
Chúng ta cũng có thể lấy làm thí dụ điển hình sự khai sinh của họ đạo Cửa Bạng và họ đạo An Vực mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên (39).
III. Ý nghĩa của từ 'Họ đạo' trong ngôn ngữ Việt Nam
Những khác biệt của sự thành hình các họ đạo như trên đã nói lên phần nào ý nghĩa chữ 'họ đạo' trong ngôn ngữ Việt Nam. Ở đây, một lần nữa chúng tôi xin mượn lời của cha Cadière để dẫn giải. Ngài viết: "Tại Việt Nam, họ đạo là một tế bào chủ yếu của công trình truyền giáo và của đời sống công giáo. Họ đạo bao gồm từ 'Họ', tiếng của người Việt Nam, trước tiên nêu bật ý nghĩa 'gia đình', 'họ hàng', thứ đến, theo nghĩa rộng hơn, áp dụng cho 'một nhóm người' hay 'một đoàn thể'. Từ này đã cho chúng ta thấy họ đạo dưới một khía cạnh thật đặc biệt. Thật ra, ở Việt Nam, quan hệ họ hàng, không phải là sự tụ họp lại của những người cùng có liên hệ một họ như ở Âu Châu. Sự liên hệ mà từ 'họ' muốn bày tỏ, bao hàm ý nghĩa rộng hơn, bởi vì ở Việt Nam, liên hệ họ hàng còn được tạo nên bởi việc thờ cúng tổ tiên, và như vậy, mối liên hệ không chỉ có tính chất tôn giáo mà còn thêm liên đới huyết tộc gắn bó những người cùng gốc gác với nhau, nó bao gồm cả những quyền lợi chung trong phạm vi tôn giáo. Như thế họ đạo, tương tự như họ đạo ở Âu Châu, không chỉ là sự tập họp những cá nhân, vào thời giờ ấn định, trong một nhà thờ. 'Họ đạo' không phải là một cơ thể giả tưởng với những thành phần, nhiều hay ít, có cùng một đức tin, nhưng đó là một cơ thể có thật, vững chắc và sống động " (40).
IV. Công trình tổ chức một họ đạo
Mặc dù gặp phải những khác biệt và khó khăn lớn lao gây ra bởi tình hình địa lý, khí hậu từ Bắc vào Nam, chiến tranh liên tiếp; bởi những khó khăn về chính trị, ngay cả sau cuộc bách đạo; bởi tâm tính khác biệt của người miền Bắc và miền Nam; bởi những phương pháp truyền đạo riêng của những linh mục dòng Tên, dòng Đaminh và hội Thừa Sai Paris v.v…, công trình truyền giáo tại Việt Nam có một sự may mắn lớn, đó là cách đồng nhất trong việc tổ chức các họ đạo, và các Hội Đồng Quí Chức trong họ đạo. Vì thế chúng tôi không ngần ngại nói rằng phần trình bày của chúng tôi là một sự tổng hợp có thể áp dụng với những giới hạn cần thiết, cho bất cứ họ đạo nào, Hội Đồng Quí Chức nào ở Việt Nam (41).
1) Theo mẫu một ngôi làng cổ truyền
Giáo xứ là sự tập hợp của nhiều họ đạo nằm trong những làng, thôn, cách biệt nhau. Đó là một trong những sắc thái độc đáo của các giáo xứ ở Việt Nam (42). Họ đạo lớn nhất, nơi linh mục cư ngụ gọi là 'họ chánh' hay 'họ trị sở', những họ khác gọi là 'họ lẻ'.
Dĩ nhiên giáo dân phải theo những điều luật quản trị chung áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng khuôn khổ hành chính dân sự không đủ đối với đời sống đạo của giáo dân. Bởi thế họ ghép cách tổ chức của ngôi làng vào cách tổ chức đời sống họ đạo, đồng thời gạt ra những điều tiêu cực và thế vào đó những yếu tố xác thực, phù hợp với đạo giáo. Vì vậy người ta cho rằng hầu hết những họ đạo Việt Nam được tổ chức giống theo như một ngôi làng hay một thôn xã thời xưa
Như vậy họ đạo Việt Nam có tổ chức theo cấp bực, giống như chúng ta đã thấy ở trong ngôi làng cổ truyền. Trong cấp bực của xã hội, hành chính và tôn giáo này gồm có linh mục, Hội Đồng Quí Chức và những giáo dân.
2) Linh Mục.
Là nguời duy nhất có trách nhiệm làm trôi chảy mọi việc trong họ đạo đã được trao phó cho ngài (43). Vì vậy ngài là người đứng đầu chỉ huy họ đạo hay giáo xứ. Ngài nắm trong tay tất cả mọi quyền cần thiết để điều khiển giáo xứ, trừ truờng hợp Giáo luật dành riêng cho đức giám mục. Để trông nom những giáo dân được ủy nhiệm cho ngài, ngài có một dấu triện riêng (44).
Đối với người công giáo Việt Nam, nhất là đối với những chức việc, linh mục là cha linh hồn, là người đại diện cho Chúa, là thầy dạy. Mọi người đều nghe theo, kính trọng, tin tưởng và vâng lời ngài. Nhưng cùng lúc, giáo dân theo dõi đời sống của linh mục.
Họ xem như một tai tiếng lớn khi thấy linh mục thiếu trang nghiêm trong đời sống mục vụ. Và do đó có những chuyện đáng tiếc xảy ra giữa họ đạo và linh mục. Vì ý thức được những vấn đề này, trong những thư chung của các giám mục, những cuốn Chỉ Nam và văn bản các công nghị đã luôn khuyến khích các linh mục phải gắng sức sống cho đúng đời sống tu trì: lòng đạo sâu xa, sự nhiệt tình trong công việc tông đồ, chăm sóc và kiên nhẫn với giáo dân, kín đáo trong mục vụ, nghiêm chỉnh trong cách ăn mặc, về lời nói, trong đời sống riêng tư cũng như khi thi hành công việc mục vụ. Linh mục là con người mô phạm.
Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi hân hạnh đưa ra dưới đây những văn bản thực tế về mục vụ của linh mục họ đạo.
a) Tận tụy trong công việc tông đồ: Tận tụy là đức tính đặc trưng của các mục tử. Dù là cha sở hay cha phó, linh mục luôn nhớ rằng: một khi lãnh nhận thừa tác mục vụ và sứ vụ tông đồ, các ngài phải lo phục vụ dân Chúa bằng đức tính tận tụy và cứu rỗi các linh hồn bằng đời sống thánh thiện. Vậy, trước hết linh mục phải săn sóc những giáo dân đã được rửa tội và những người tân tòng đang học giáo lý. Nhưng ngài cũng không quên những người dân ngoại đang khao khát Tin Mừng và cần được giúp đỡ (45).
b) Kiên nhẫn với giáo dân: Tự bản tính, người Việt Nam ít nóng nảy và rất kiên nhẫn. Vì thế các linh mục phải giữ sao không nên nóng giận: đạt được sự bình thản là yếu tố cần có của những người lãnh đạo… Nóng giận làm giảm bớt uy tín, sự kiên nhẫn của linh mục làm cho mọi người nghe theo và kính trọng hơn là sự thông minh trong công việc hoạt động: Patientia opus perfectum habet (46).
c) Đời sống gương mẫu: Ở nơi cha, con người và linh mục chỉ làm một, nghĩa là ngài luôn là linh mục ở mọi nơi và mọi lúc. Đời sống của ngài là sự thực hành những gì ngài giảng dậy. Người ta sẽ đặt câu hỏi khi thấy một linh mục giảng trước công chúng phải hãm mình nhưng thích tìm kiếm thức ăn ngon; ca tụng điều đơn giản, không bám víu, nhưng lại xa hoa trong cách sống và phục sức; ca ngợi giá trị đức khó nghèo nhưng chính mình lại chạy theo tiền bạc. Sống làm sao để giáo dân có thể thấy những gì cha giảng dậy là điều cha thực hành mỗi ngày, lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau. Có như vậy, việc tông đồ mới trổ sinh hoa trái (47). Một linh mục sống như vậy mới có thể kéo níu sự hợp tác của giáo dân trong việc tông đồ, mà đầu tiên là các chức việc.
3) Quí Chức.
Linh mục là người duy nhất chịu trách nhiệm điều hành các công việc trong họ đạo mà ngài đã được giao phó, với sự giúp đỡ của Hội Đồng Quí Chức (48) chúng tôi xin trình bày kỹ lưỡng trong những trang kế tiếp.
a) Mục đích và ý nghĩa của sự thiết lập Hội Đồng Quí Chức: Các chức việc được so sánh như 72 môn đệ của Chúa Giêsu. Giống như Chúa Giêsu, các Bề Trên trong Giáo Hội lo thiết lập Hội Đồng Quí Chức để giúp các linh mục trong việc truyền giáo và mục vụ. Nghĩa là tham gia vào thừa tác vụ của linh mục. Những văn bản chính thức sau đây đã xác định :
Trong cuốn Chức Sở Mục Lệ, đức cha Colombert đã khẳng định: "Trước kia Chúa đã chọn 72 môn đệ. Trước khi đến nơi nào giảng dậy, Chúa sai các môn đệ đi trước để sửa soạn đường cho Chúa. Ngày nay, theo gương Chúa Giêsu, các Bề Trên trong Giáo Hội cũng chọn các chức việc trong họ đạo để họ giúp các linh mục. Ý định của các Bề Trên khi chọn các chức việc trong họ đạo trước tiên vì mục đích thiêng liêng: mở rộng nước Chúa, cho danh Chúa cả sáng, mang ơn cứu độ đến mọi nơi.
Sau nữa, các Bề Trên muốn các quí chức tham gia vào việc quản trị trong họ đạo, như những cộng tác viên của các linh mục, và trong những phạm vi cho phép hay trong những trường hợp cần thiết, quí chức có thể thay thế linh mục. (49).
Trong thư chung đề ngày 07.09.1899, đức cha P.M Gendreau đã viết : "Họ đạo nào cũng phải có các quí chức giúp linh mục lo việc mục vụ, lo các bí tích, trông coi các linh hồn và luôn giữ trật tự, yên ổn trong họ đạo hầu làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Vì thế người ta có thông lệ đề cử một người để trông coi họ chính và những người khác trông họ lẻ và từng khu xóm. Thông lệ này rất tiện lợi và tất cả các họ đạo phải áp dụng" (50)
Sau hết, công đồng Indochine năm 1934 đã nhấn mạnh: "Trong xứ chúng ta, Hội Đồng Quí Chức đã được thiết lập từ lâu, có thể giúp đỡ rất nhiều trong cách tổ chức Công Giáo Tiến Hành. Hội Đồng Quí Chức đã giúp các cha trong công việc tông đồ về cả phạm vi thiêng liêng và phạm vi thế tục. Phải nói, quí chức rất hữu ích trong việc giúp giáo dân sống vững niềm tin và tiếp xúc với lương dân" (51).
b) Những danh xưng của các chức việc. Giống như những điều chúng tôi đã nói về Hội Đồng Chức Sắc của làng, Hội Đồng Quí Chức của họ đạo, tuy có những điểm trùng hợp trên nét chính, nhưng cũng có nhiều khác biệt về chi tiết cho mỗi vùng hay mỗi giáo phận. Chúng ta sẽ thấy rất rõ khi nói đến các danh xưng và số người trong ban chức việc. Những danh xưng này rất phức tạp và nhiều thể loại. Chúng ta xem theo từng miền, từ miền Bắc tới miền Trung và miền Nam
Các giáo phận ngoài Bắc (Tonkin): Nghĩa là ở những vùng Thanh Hóa, Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn và Hà Nội, những thành viên của Hội Đồng Quí Chức đều có danh xưng giống nhau.
- Hội Đồng Quí Chức được gọi là 'Hội hàng phủ', hay 'Ban hàng xứ', 'Ban Phủ xứ' hoặc 'Hội đồng xứ'.
- Hội Đồng Quí Chức gồm có 'Ban tư vấn' và 'Ban trị sự' lo việc hành chánh. Trong thực tế, Ban tư vấn chỉ có trong một vài giáo xứ lớn ở mỗi giáo phận miền Bắc. Ở miền Trung và trong Nam không có Ban tư vấn.
- Thành viên của Ban trị sự hay đúng hơn của Hội Đồng Quí Chức trong mỗi giáo xứ gồm có 'chánh trương', 'phó trương', 'thư ký', 'thủ quỹ', 'tuần kiểm'; trong mỗi họ đạo, nghĩa trong một họ chính có cha sở và nhiều họ lẻ, thì có người đứng đầu họ đạo là 'trùm họ' hay 'giữ việc' hoặc 'thủ việc', người phụ tá là 'trùm phó', người lo an ninh gọi là 'thu khoán' và những người lo dạy giáo lý trẻ em là các 'quản giáo'.
Các giáo phận miền Trung (Annam): Là vùng Vinh, Huế, Quy Nhơn và Kontum, những thành viên của Hội Đồng Chức Việc hầu như cùng mang một danh xưng :
- Hội Đồng Quí Chức gọi là 'Ban chức sở' hay 'Ban chức việc'.
- Thành viên của Hội Đồng Quí Chức là: Trong mỗi giáo xứ có 'trùm cả' hay 'trùm chính', những người phụ trùm cả là 'câu nhất', 'câu nhì' v.v… trong mỗi họ đạo, người đứng đầu là 'biện sở' hay 'biện nhất', rồi những phụ tá là 'biện nhì', 'biện ba' v.v… tùy theo tầm quan trọng của họ đạo. Mỗi người trông coi một công việc đặc biệt, các quản giáo thì gọi là 'cai sĩ'.
Các giáo phận miền Nam (Cochinchine) Gồm Sài Gòn, Vĩnh Long, những thành viên của Hội Đồng Chức Việc giữ cùng một danh xưng :
- Hội Đồng Quí Chức được gọi là 'Hội Đồng quới chức’ hay 'Ban quới chức' hay 'Hàng chức sở'.
- Thành phần của Hội Đồng Quí Chức gồm: Trong mỗi giáo xứ, có người chủ tịch danh dự là 'trùm phủ' (phẩm chức này chỉ có ở vài giáo xứ lớn), ông chủ tịch gọi là 'trùm', phó chủ tịch là 'câu nhất', rồi 'câu nhì' v.v… và có nhiều ông 'biện' giữ những chức vụ khác như thư ký, thủ quỹ v.v… vì vậy phải có 'biện việc', 'biện hai', 'biện ba'… tùy theo tầm quan trọng của họ đạo.
Nhận xét quan trọng: nên chú ý rằng ở mỗi họ đạo được chia ra từng khu, người giữ trách nhiệm được gọi là 'trưởng khu' hay 'trưởng xóm' ở miền Bắc, là 'biện phái' ở miền Trung và là 'Giáp trưởng' ở miền Nam. Trong cuốn Chức Sở Mục Lệ và trong tất cả những tài liệu chính thức tương tự, người ta nói đến trách nhiệm của trưởng khu, nhưng không công nhận người đó là thành viên của Hội Đồng Quí Chức. Luôn luôn trưởng khu chỉ được xem như bước đầu phải qua cho những ai muốn ứng cử sau này để bước lên một chức vụ cao hơn (52). Ngoài ra, danh dự nhất trong Hội Đồng Quí chức là ông chủ tịch, nhưng hoạt động nhiều, quan trọng, và trong coi mọi việc là ông trùm họ. Vì thế, trong tất cả các văn kiện liên quan đến Hội Đồng Quí Chức, người ta nói đến các ông trùm họ nhiều hơn ông chủ tịch hay những chức việc khác. Theo diễn tiến chúng tôi sẽ trình bày về đời sống của họ đạo nhiều hơn của giáo xứ, về những hoạt động tông đồ của các chức việc trong họ đạo nhiều hơn là các chức việc ở giáo xứ.
Bảng tóm lược những danh xưng của Hội Đồng Quí Chức và các Thành Viên.





MiềnBắc (Tonkin)

Annam (Huế)

Trong Nam (Cochinchine)

Danh xưng của Hội Đồng Quí Chức

Ban phù xứ, Ban hàng xứ, Ban chức việc

Ban chức sơ, Ban chức việc

Ban Chức sơ, Hội đồng quới chức

Các ban của Hội Đồng Quí Chức

Ban trị sự (1), Ban tư vấn







Các thành của HĐQC theothứ bậc ở họ lẽ

Chánh Trương- Phó trương- thư ký- tuần kiểm- Thủ quỹ.

Trùm cả- Câu I- Câu II- Câu III v.v…

Trùm I (Câu I) - Trùm II- (Câu II) (2)

Thành viên của HĐQC theo thứ bậc ở họ chính

Trùm họ, thư việc, Trùm phó, Thủ quỹ, Thu khoán, Quản giáo (3)

Biện sở I Biện sở II v.v… Cai sĩ

Biện sở - Biên II - Biên việc - Biên III v.v…

Chưa phải là HĐQC

Trưởng khu, Trưởng xóm

Biện phái Giáp

Giáp (4)

1) Những ủy ban này chỉ có ở những giáo xứ lớn của miền Bắc

2) Trong các giáo xứ nhỏ, không có chức Trùm mà có chức Câu.

3) Ở nhiều họ đạo các giáo lý viên, nhất là giáo lý viên nữ, không được kể là thành viên của Hội Đồng Quí Chức.

4) Trưởng khu, Biện phái, Giáp không phải thành viên của Hội Đồng Quí Chức.



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương