HỘI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục


VI. Sự đóng góp vô lường của các cộng đoàn tu sĩ



tải về 1.51 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.51 Mb.
#16972
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

VI. Sự đóng góp vô lường của các cộng đoàn tu sĩ.
Công trình tái thiết Giáo Hội Việt Nam về mọi mặt như chúng ta vừa thấy đòi hỏi sự đóng góp của mọi tầng lớp dân Chúa. Không chỉ các giám mục và linh mục, các thầy giảng và quí chức họ đạo, nhưng còn có chừng 40 cộng đoàn tu sĩ đã thật sự dấn thân và tận lực hoạt động để vừa tái thiết vừa phát triển Giáo Hội Việt Nam. Những cộng đoàn tu sĩ này đã đóng góp theo những đường hướng khác nhau nhưng rất phong phú, với những phương thức khác biệt nhưng hiệu lực. Tiếc là bị hạn chế bởi khuôn khổ của bài nghiên cứu, chúng tôi không thể làm gì hơn là chỉ nêu danh những cộng đoàn chính yếu với năm tháng đầu tiên cập bến Việt Nam.

Những cộng đoàn chiêm niệm: Dòng Kín Sài Gòn (1861), Hà Nội (1865), Bùi Chu (1923) và Thanh Hóa (1929). Dòng Xitô (1923) và dòng Biển Đức (1936).

Những cộng đoàn truyền giáo: Dòng Phanxicô (1577), Dòng Đaminh (1738), Dòng Chúa Cứu Thế (1929).

Những cộng đoàn giáo dục: Sư huynh trường Công Giáo (1866), Dòng Thánh Tâm (1925), Hội Xuân Bích (1929).

Những cộng đoàn từ thiện: Dòng Chúa Quan Phòng (1876), Dòng Nữ Tử Bác Ái (1928), Dòng nữ Phanxicô (1932).

Những cộng đoàn giáo dục - bác ái; Dòng Mến Thánh Giá (1669), Dòng Saint Paul de Chartres (1866), Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (1920) (108).
VII. Tòa Khâm Sứ Toà Thánh
Đứng đầu Giáo Hội Việt Nam (và Cao Miên, Lào) là Đức Khâm Sứ Tòa Thánh. Tòa Khâm Sứ được thiết lập ngày 20.05.1925 đầu tiên ở Huế, đến năm 1951 chuyển ra Hà Nội. Các đức khâm sứ Tòa Thánh là đức cha Constantino Ajuti, quốc tịch Ý (1928-1936), đức cha Antonin Drapier (1936-1950), đức cha Jonh Dooley (1950-1959 (109).

Cần lưu ý rằng, hai lần kể từ khi lập hai giáo phận đầu tiên (1659), Roma đã gửi qua Việt Nam hai Vị Kinh Lược Tòa Thánh (Visiteur Apostolique): lần thứ nhất vào năm 1739, là đức cha Achard de la Baume, giám mục Harlicarnasse, ngài từ trần tại Huế ngày lễ Phục Sinh, 02.04.1741 (110); và lần thứ hai, vào năm 1922 là đức cha Lecronat sj, giám mục Archialus và Đại Diện Tông Tòa ở Sienlisien (Trung Hoa) (110).


VIII. Công Đồng Đông Đương 1934.
Công việc đầu tiên đáng ghi nhớ của đức khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam là triệu tập một công đồng cho tất cả các giáo phận (đại diện tông tòa) ở Đông Dương năm 1934 tại Hà Nội. Công Đồng Đông Dương quy tụ tất cả các giám mục tại Việt Nam, Cao Miên và Lào. Công đồng đặt dưới quyền chủ tọa của đức tổng giám mục Columbano Dreyer, khâm sứ Tòa Thánh. Một cách chung, có thể nói: các nghị phụ của công đồng thảo luận cách rộng rãi những vấn đề mà chúng ta đã đọc được trong văn bản của công nghị Bắc Kỳ năm 1900, trừ những điểm liên quan đến tổ chức Công Giáo Tiến Hành theo thông điệp ‘Nulla dies sine circulo’ (Không ngày nào mà không hội họp) của đức giáo hoàng Piô XI ban hành ngày 4.3.1928 (111). Sau đây là những kết quả quan trọng của công đồng:

Thống nhất, ít ra là trong các đường hướng chung, các hoạt động truyền giáo trong toàn nước Việt Nam cho dù trên bình diện chính trị, Việt Nam bị chia thành ba miền (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ) từ năm 1874 và mỗi miền đặt dưới một chế độ khác nhau, thuộc địa hay bảo hộ.

Chấm dứt giai đoạn tái thiết và từ nay bắt đầu giai đoạn phát triển hay củng cố với phong trào Công Giáo Tiến Hành mà chính Tòa Thánh nhiệt liệt khuyến khích.

Thúc đẩy các giáo phận củng cố và phát triển tất cả những công trình đã tái thiết hay mới thực hiện theo tinh thần chung của công đồng bằng cách soạn thảo những cuốn Chỉ Nam riêng cho mỗi giáo phận. Cụ thể, sau cuốn Chỉ Nam của giáo phận Sài Gòn và Cao Miên (1922), là cuốn Chỉ Nam của giáo phận Huế (1940), của giáo phận Hà Nội (1941) và của giáo phận Quy Nhơn (1942). Những cuốn Chỉ Nam này trung thành với những quyết định của Công đồng Đông Dương.
IX. Máu của các Vị Tử Đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu.
Đúng như lời ông Tertulien đã nói: “Sanguis Martyrum, semen christianorum” (Máu các vị tử đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu). Số người công giáo Việt Nam năm 1890 là 708.000 và năm 1953 lên tới 1.800.000 trên 36.000.000 dân cư Việt Nam. Các linh mục Việt Nam, từ con số 4 vào năm 1668 đã tăng lên 43 vào năm 1700, 119 vào năm 1800, 385 vào năm 1900 và 1.300 vào năm 1954. Ngoài ra còn có chừng 1.931 nhà thờ và 4.071 nhà nguyện, nghĩa là 6.000 họ đạo và mỗi họ đạo đều có một Hội Đồng Quý Chức hay Hội Đồng Chức Việc. Sự thật, người công giáo mới chỉ là 1/10 hay 10% dân số Việt Nam. Tuy nhiên, họ đã tạo thành một khối dân quan trọng, đồng nhất trong niềm tin, trong hành động và trong cơ cấu tổ chức. Các họ đạo là những đơn vị cơ bản của giáo phận mà năm 1659 mới chỉ có hai, và sau thời bách hại tức năm 1888 có 8, nhưng đến năm 1954 đã lên 15 giáo phận. Hơn thế, năm 1933 là năm tấn phong giám mục tiên khởi Việt Nam, đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (113). Và năm 1954 có 7 giáo phận đã giao về cho các giám mục Việt Nam. Họa đồ dưới đây cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lịch sử của Giáo Hội Việt Nam từ khởi thủy cho đến năm 1954.
X. Họa đồ phát triển lịch sử của Giáo Hội Việt Nam từ 1659 đến 1954.
1).Giáo phận Bắc Việt (1659-1679)






Giáo phận Hà Nội (1679) Giáo phận Hải Phòng (1679)

GP Vinh (1846)
Gp Bùi Chu (1848)

Gp Bắc Ninh (1883)



Gp Hưng Hóa (1895)
Gp Phát diệm (1902)


Gp Lạng Sơn (1913)

Gp Thanh Hóa (1932)
Gp Thái Bình (1936)

2). Giáo phận Nam Kỳ (1659-1844)




Gp Sài Gòn (1855) Gp Quy Nhơn (1844)






Gp Cao Miên (1850 Gp Huế (1850)

Gp Kon Tum (1832)
Gp Vĩnh Long (1938)

LES VICARIATS APOSTOLIQUES DU VIETNAM EN 1953

------------------------------------------


Chú thích
(1) Những tài liệu về thời đầu truyền giáo tại Việt Nam ít được phổ biến. Chúng tôi rút ra từ một bài báo ký tên V.B. với tựa đề “Les premiers missionnaires européens en pays d’Annam et au Cambodge 1533-1633’, trg Annuaire Pontifical Catholique de 1928 tr. 599 và tt. – Xem LÊ THÀNH KHÔI, Le Viêtnam, Histoire et civilisation, I Paris 1955, tr. 288; A. VŨ VĂN ĐÌNH, De Fontibus Juris Particularis Ecclesiastici Missionis Vietnamensis, Roma 1964 tr. 34 chú thích (5).

(2) Theo Ordonnez de Cevallos trg ‘Historia de las Missiones Dominicas en Tungkin’, Avila de Gisbert, 1928, impenta Catolica, Pedro de la Gasca 6, ‘Thánh Tôma Tông Đồ có lẽ đã đích thân đến Bắc Việt và đã hối cải một ông hoàng trở lại… rồi đến thế kỷ XIII, Kitô giáo xâm nhập vào Việt Nam do đoàn quân của Khoubilai Khan… và thế kỷ XIV, dưới triều đại của The-an-Nan (1318-1342) (Chê–a-Nam), cha đáng kính Odorico de Pordenone, dòng Phanxicô, đã viếng thăm Champa: “Cha đã chứng kiến những điều diệu kỳ, như có những đàn cá chạy đến tôn chào đức vua, mười bốn con bạch tượng ăn mặc diễm lệ và một con hải quy kếch sù, to lớn hơn cái chuông của thánh Martin thành Padoue, nhưng không có tôn giáo…” – Xem thêm PHAN PHÁT HUỒN, ‘Việt Nam Giáo Sử’ I, tr. 25; NGUYỄN HỒNG, ‘Lịch Sử Truyền Giáo ở Việt Nam’ I, tr. 17. – GUENNOU J. ‘Vigne Nouvelle aux Missions d’Indochine’ trg SCP FMR I, tr.573.

(3) MGR DEPIERRE ‘Situation du Christianisme en Cochinchine à la fin du XIXe Siècle’, Saigon 1898, tr.6 ; P. GRANJEAN, ‘Le Statut des Missions en Indochine’, Hà Nội 1941, tr. 24 ; VŨ VĂN ĐÌNH sd. Tr.34, chú thích (6) ; GENNOU sd. I, tr. 573-574.

(4) P. GRANJEAN sd. tr.25 ; GENOU J. sd I, tr. 574

(5) VŨ VĂN ĐINH, sd, tr. 56, chú thích (10)

(6) Mgr DEPIERRE, sd. tr.9

(7) VŨ VĂN ĐÌNH, sd, tr.36 chú thích (11).

(8) VŨ VĂN ĐÌNH, sd. tr. 36, chú thích (12).

(9) Cần lưu ý rằng chúng ta gọi Nam Kỳ (Conchinchine) từ 1600 đến khi quân Pháp chiếm đóng thì không phải là Nam Kỳ mà thủ đô là Sài Gòn, còn Anam mà thủ đô là Huế, thì đúng hơn là Centre-Annam, xem CHAPOULIE R. ‘Aux Origines d’une Eglise’, I, tr. 8: ‘L’origine de la division Tonkin et Cochinchine’.

(10) Xem VŨ VĂN ĐÌNH sd, tr. 37 chú thích (16); CHARMOT CL. ‘Histoire de l’Evangélisation’ trg Sacerdos (1974), ss 155-157, tr. 55-57.

(11) VŨ VĂN ĐÌNH, sd. tr.38 chú thích (19) ;- GENOU sd, trg. SCPFMR I tr.575-577

(12) VŨ VĂN ĐÌNH sd tr. 38 chú thích (20) – MGR DEPIERRE sd. tr.10

(13) Xem ROMANET DU CAILLOT, ‘Essai sur les Origines du Christianisme au Tonkin et dans les autres Pays Anamites’ tr. 83-144, - PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.24-31; - NGUYỄN HỒNG, sd. I. tr. 29-31.

(14) Năm 1614, Daifusama, hoàng đế nước Nhật ra lệnh trục xuất tất cả các thừa sai và bắt bớ người công giáo. Một nhóm người Nhật công giáo đã chạy qua Hội An (Faifô) và Cửa Hàn (Touranne). Xem NGUYỄN HỒNG sd; I, tr.46

(15) Theo PHAN PHÁT HUỒN, sd I tr.35 chú thích (1), thì các linh mục dòng thánh Aucơtinh đã đến Hội An như là các tuyên úy của thủy quân Bồ Đào Nha vào khoảng năm 1595; - xem BARTOLI, ‘Istoria della Compagnia di Giesu’, IV, tr.184; - NGUYỄN HỒNG, sd. I, tr.63.

(16) RHODES A. ‘Divers Voyages et Missions’ tr. 74; - BARTOLI sd. tr.30.

(17) Xem NGUYỄN HỒNG, sd. I. tr.73-94 ; - BARTOLI sd. tr. 207-230

(18) NGUYỄN HỒNG sd. I. tr.99-105

(19) Xem NGUYỄN HỒNG, sd. I. tr.105-106

(20) RHODES A. ‘Histoire du Royzume de Tonkin et des grands progrès que la prédications de l’Evangile y a faits en la conversion des infidèles’ tr.292.

(21) BONIFACY ‘Les débuts du Christianisme en Annam’ tr.11.

(22) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.82

(23) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.88

(24) BARTOLI sd. IV. tr. 182

(25) Xem RHODES R. Divers Voyages et Missions… tr.156-157

(26) LAUNAY A. ‘Histoire générale de la Société des Missions Etrangères de Paris’, I, tr.7

(27) NGUYỄN HỒNG sd. I. tr.60

(28) NGUYEN HỒNG sd. I, tr.128

(29) NGUYỄN HỒNG sd. I, tr.138

(30) NGUYỄN HỒNG sd. I, tr.175

(31) NGUYỄN HỒNG sd. I, tr.199

(32) Nhiều tác giả nói rằng: Các linh mục Việt Nam đầu tiên là quý cha Jean Huế, Benoit Hiền. Trong cuốn ‘Việt Nam Giáo Sử’ cha Phan Phát Huồn đưa ra những tư liệu chính xác chứng tỏ ngược lại. Vì thế ở đây chúng ta chấp nhận ý kiến của cha Huồn. Xem PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.136-138

(33) NGUYỄN HỒNG sd. I. tr. 206

(34) BARTOLI sd. IV, tr. 89

(35) Xem BORRI C. ₡Relatione della nuova missione delli PP della Comagnia de Giesu al Regno della Cocincina’ tr.181

(36) NGUYỄN HỒNG sd. I, tr.133-140

(37) NGUYỄN HỒNG sd. I. tr.155.

(38) NGUYỄN HỒNG sd. I. tr. 193-197 ; - PHAN PHÁT HUỒN sd.I. tr.93

(39) RHODES A. ‘Divers voyages et Missions …’ tr.194

(40) RHODES A. ‘Divers voyages et Missions …’ tr.197

(41) NGUYỄN HỒNG sd. I, tr.199-201

(42) NGUYỄN HỒNG sd. I, tr.180-183

(43) RHODES A. ‘Divers voyages et Missions…’ tr.211

(44) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.114

(45) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.145

(46) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.146

(47) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.154-156

(48) PHAN PHÁT HUỒN sd, I, tr.172-173

(49) PHAN PHÁT HUỒN sd, I, tr.160,180-185

(50) NGUYỄN VĂN QUẾ ‘Histoire des pays de l’Union Indochine’ tr.141 ; PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.228

(51) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.210

(52) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.342-343

(53) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.343

(54) PHAN PHÁT HUỒn sd. I, tr.354-379;

(55) TRỊNH VIỆT YÊN ‘Máu tử đạo trên đất Việt’ tr.67

(56) CHAPOULIE H. sd. I, tr. 110-113; - LOUVET L. ‘La Cochinchine Religieuse’, I, tr. 254, - VŨ VĂN ĐÌNH sd. tr. 40

(57) CHAPOULIE H. sd. I, tr.144-145 – LAUNAY A. ‘Histoire de la Mission du Tonkin’ I, tr. 24-26 ; ‘Histoire de la Mission de la Cochinchine’ I, tr.7-9.

(58) RHODES A. ‘Divers voyages et Missions…’ tr. 102 chú thích (1). – MADRAS ‘Catholic directory for 1883 : Missions Annamites’ tr. 196-199.

(59) Đức cha FALLU Đại Diện Tông Tòa Bắc Kỳ, bấy giờ bận công việc Giáo Hội tại Âu Châu đã giao quyền giám quản Tông Tòa của ngài cho đức cha Lambert de la Motte. Xem PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr. 448.

(60) CHAPOULIE H. sd I. tr.235-236. - LAUNAY A. ‘Histoire générale de Société des MEP’ L tr. 140-141; - PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.106-107; 134-135.

(61) LAUNAY A. ‘Histoire de la Mission de Cochinchine’ I, tr.107-108; PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.106-107

(62) LOUVET H. sd. I. tr.362 –LAUNAY A. ‘Histoire de la Mission de Cochinchine’ II, tr.149-206.

(63) Xem PERZ L. ‘Los Espanoles en el imperio de Annam’ trg Archive Ibero - Americano XXVII (Madrid 1927) tr.176-195

(64) Trg Regiona de PP Domenicani’ (Roma 1757) tr.14

(65) LAUNAY A. ‘Memorial de la Société des Missions Etrangères de Paris’ 1916, tr.408

(66) Văn khố Bộ Truyền Giáo tr.162-175

(67) Trg ‘Annales de la Prop. De la Foi 29’ (Lyon 1857), tr.63

(68) RHODES A. ‘Relatio ad B.R.E. Cardinales’ (in Annamitica Ecclesia) trg LAUNAY A. Documents historiques relatifs à la Société des M.E.P., Paris 1904, I, tr. 507-508 : «… Et certe miser Japonias Ecclesias status, cui nulla nuno humana industria subvenire potest, probe ostendit quam necessarios singulis Ecclesìs pastores qui de sufficientibus sacerdotibus mature providere illis possint, ne postest igniente persecutione, nullum possit adhibent remedium ut in Japonia patet… Ne igitur simile dannum Ecclesiae Anamiticae accedat, opere pretium est ut egregius aliquis est sanctus vir ad hoc divinum opus elegatur… Nullo autem modo id Regis Catholici jurisdictioni officit, tum quis non petuntur proprì eorum locorum episcopi, sed tantum ad alias Ecclesias in partibus pertinentes, qui in praesznti necessitate Christianis illis consultant ne sine sacramentis interis decedant…».

(69) Mgr DEPIERRE sd. tr.10

(70) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.113

(71) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.141-143.

(72) LOUVET H sd.II tr.336: - PHAN PHÁT HUỒN sd I. tr.351

(73) LOUVET H. sd, II . tr.359 ; - PHAN PHÁT HUỒN sd I tr.353

(74) LOUVET H. sd, II, tr.346 ; - PHAN PHÁT HUỒN sd I. tr.352

(75) CHAPOULIE sd, I; tr.325-326; - DESTOMBES ‘Le collège général de la Société des MEP’ tr.7 – LAUNAY A. ‘Histoire de Mission de Cochinchine’ I, tr.84-89.

(76) BONIFACY sd. tr. 91

(77) Trg ‘Missionnes Catholicae descriptae 1891’ (Ex typographia polyglotta S.C. de Prop. Fidei, Roma), tr.237

(78) PHAN PHÁT HUỒN sd.I. tr.112

(79) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.121, 167

(80) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.291, 307

(81) NGUYỄN HỒNG sd. I. tr.126-128, 160-163

(82) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.448-461

(83) Năm 1818, nước Pháp đòi vua Gia Long nhượng cửa Touranne và đảo Côn Sơn cho nước Pháp; năm 1856 vua nước Pháp gửi một lá thư cho vua Tự Đức khiển trách là đã giết các thừa sai Pháp. Xem PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.308.

(84) LOUVET H. sd. II, tr.228

(85) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.315

(86) PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.362.

(87) TRẦN TRỌNG KIM ‘Việt Nam sử lược’ tr.525; - LÊ THÀNH KHÔI ‘Le Vietnam’ tr. 376-377. PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.367.

(88) TEYSSEYRE, ‘Un Missionnaire albigeois en Cochinchine’ phần phụ lục, tr. 339-357: Chúng tôi xin đặt công nghị Nam Kỳ (Cochinchine) 1880 vào thời kỳ tái thiết, bởi vì, mặc dầu có sự phân chia lịch sử, các giáo phận của Miền Nam thực tế đã được bình định từ hòa ước1874 ký kết giữa Việt Nam và Pháp.

(89) Xem ‘Acta et Decreta Primae Regionalis Synodi Tunquinensis 1900’, Kẻ Sở, Ex typis Missionis Tunquini Occ. 1905.

(90) Phần lớn các thư chung được tập trung lại, được in ra và phổ biến trong các cuốn: 1) ‘Les lettres pastorales de Mgr Miche et Mgr Colombert, vicaires apostoliques de la Cochinchine Occidentale’, Sàigòn, 1908 ; 2) ‘Những thư chung của đức cha Chiểu và đức cha Phước đã làm từ 1868-1890’, Kẻ Sở 1890 ; 3) ‘Thư chung của Bề Trên địa phận Tây Đàng Ngoài từ 1895-1906’, 3 cuốn, Kẻ Sở 1905 ; 4) ‘Sách thuật lại các thư chung địa phận Tây Đàng Ngoài’, Kẻ Sở 1908; 5) ‘Mười bảy thư chung của ba giám mục địa phận Sàigòn’, 3 cuốn, nhà in Tân Định, 1918 ; 6) ‘Thư chung địa phận Thanh’, 2 cuốn, Hồng Kông, 1920.

(91) Mgr Colombert: Mùa Chay 1880, 1881, 1883, 1884, 1886, 1901; Mgr Gendreau: Phục Sinh 1889, Mùa Vọng 1890, Mùa Giáng Sinh 1905; Mgr Marcou : Mùa Giáng Sinh 1903, Mùa Chay 1908, 1911.

(92) Mgr Miche, ngày 15.08. 1869; Mgr Colombert: thư chung vào Tháng Đức Bà 1876, Mùa Vọng 1877, Lễ Ba Vua 1882; Mgr F.M. Gendreau: Mùa Giáng Sinh 1899, 1908

(93) Mgr Miche: các thư ra ngày 15.08.1869, Mgr Colombert, thư ra ngày 01.01.1881, Mùa Chay 1882, 1900; Mgr Theurel, thư ra ngày 27.08.1868; Mgr Pigunier thư ra 27.02.1869; Mgr P.M. Gendreau thư ra ngày 21.11.1850, ngày 08.02.1899, Mùa Chay 1911; Mgr Marcou thư ra ngày 02.03.1888, ra ngày 08.09.1908, Mùa Chay 1911, 1916, 1917.

(94) Mgr P.M. Gendreau: Các thư ra ngày 01.01.1847, 07.09.1894, 08.09.1903, 09.11.1903; Mgr Marcou các thư ra Giáng Sinh 1902, 08.09.1908, Mùa Chay 1914.

(95) Thư viết cho M. Alary, trg LAUNAY A. ‘Histoire de la Mission de Cochinchine’ III., tr.221.

(96) Mgr DEPIERRE sd. tr.34.

(97) Trưng dẫn trong PHAN PHÁT HUỒN sd. I. tr.345

(98) Khoản 17, ch.II, trg TEYSEYRE, sd. tr.345

(99) Trg ‘Missiones Catholicae descriptae 1907’, tr.258

(100) Mgr DEPIERRE sd. Tr.36

(101) Trg ‘Missiones catholicae descriptae 1907’ tr.234

(102) Các khoản 18-37, ch. III, trg TTEYSEYRE sd. tr.345-349

(103) Tiết I, ch.V, tr.51-54

(104) Khoản 50 ch.III, trg TEYSEYRE sd. tr.352

(105) Tiết IV ch. VIII, tr.121-124

(106) Tiết IV ch.IX tr.138-140

(107) Trg ‘Missiones catholicae descriptae 1927’ (Roma 1930) tr.116

(108) PHAN PHÁT HUỒN sd. II, tr.241-365

(109) Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh chuyển vào Sàigòn năm 1557 và đóng cửa năm 1976.

(110) PHAN PHÁT HUỒN sd. I, tr.113; GUENOU J. ‘Les Missions d’Indochine au 18e siècle’, trg SCPFMR cuốn II , tr.979-980

(110’) VŨ VĂN ĐÌNH sd. Tr.51

(111) Xem PCI, tr.115 chú thích (1)

(112) Những con số lấy lại hoặc từ ‘L’Annuaire Pontifical 1953’, hoặc từ ‘La Mission en Indochine 1939’ hoặc từ ‘Việt Nam Công Giáo Niên Giám 1964 (Sàigòn), hoặc nữa từ báo MISSI số đặc biệt về Việt Nam (01968) s.319 tr.114-115.

(113) Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng sinh ngày 07.08.1860, tại Gò Công, địa phận Sàigòn. Ngài theo học trường các Sư Huynh Lasan tại Mỹ Tho và Sàigòn, rồi vào chủng viện Sàigòn, và chịu chức linh mục ngày 19.09.1898. Trong nhiều năm, ngài làm thư ký của tòa giám mục, nhưng vì lý do sức khoẻ, ngài phải xin đi coi xứ ở Bà Rịa. Mười năm sau, ngài được bổ nhiệm làm cha sở họ Tân Định. Sau bảy năm, ngày 10.01.1933, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó cho đức cha Marcou, giáo phận Phát Diệm. Ngài được chính đức giáo hoàng Piô XI tấn phong tại đền thờ Thánh Phêrô ngày 11.06.1933. Ngày 20.10.1935, đức cha Marcou từ chức và đức cha Nguyễn Bá Tòng chính thức coi sóc địa phận Phát Diệm. Ngài từ trần năm 1950. Xem PHAN PHÁT HUỒN sd. II, tr.249-251.


CHƯƠNG II
DIỄN TIẾN LỊCH SỬ

CÔNG TRÌNH TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG QUÍ CHỨC

HỌ ĐẠO VIỆT NAM

Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày bốn mục chính :


I. Được thành lập nhưng chưa được thừa nhận hợp pháp bởi giáo quyền.

II. Được thừa nhận hợp pháp bởi giáo quyền nhưng tổ chức còn non kém.

III. Không những được tổ chức mà còn được định chế hóa

IV. Được thích ứng theo định chế Công Giáo Tiến Hành



MỤC I
ĐƯỢC THÀNH LẬP NHƯNG CHƯA ĐƯỢC

THỪA NHẬN HỢP PHÁP BỞI GIÁO QUYỀN

(1553-1670)

I. MỘT SÁNG KIẾN HỮU HIỆU
Ngay từ buổi đầu công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, những giáo sĩ truyền giáo, nhất là các cha dòng Tên, kế đó là các vị Thừa sai Paris và các cha dòng Đaminh, cùng theo một phương pháp chung: để bổ túc sự thiếu sót giáo sĩ cho công cuộc truyền giáo tại Tonkin (Bắc Kỳ, Bắc Việt, Bắc Bộ Việt Nam) và tại Cochinchine (Nam Kỳ, Nam Việt, Nam Bộ Việt Nam) các ngài tổ chức các hình thức cộng tác viên bậc giáo dân. Có những cộng tác viên các ngài gọi là các thầy giảng: những người này sống theo sát các ngài, quản gia nhà cửa các ngài, sẵn sàng đi những nơi các ngài sai phái đến để dạy giáo lý, ban phép rửa tội, an ủi bệnh nhân, nói chung là làm tất cả những gì không đòi hỏi phải có chức năng linh mục. Những người khác các ngài gọi là quí chức, được chọn từ những gia trưởng có học thức và có lòng nhiệt thành nhất trong mỗi họ đạo. Các quí chức hoạt động tại chỗ trong phạm vi họ đạo của họ, và cũng như các thầy giảng, họ đảm đương tất cả những gì có thể làm trong việc giúp đỡ các cha điều hành xứ đạo và truyền giáo cho lương dân (1).
Chính hình thức cộng tác viên thứ hai này – những quí chức – là đối tượng của công việc khai triển của chúng tôi. Những khi cha xứ vắng mặt, những quí chức thay thế ngài điều hành giáo dân, dạy giáo lý, chủ xướng kinh hạt. Trong thời buổi bách hại, họ là mối dây liên lạc giữa giáo dân và cha xứ. Họ bảo vệ giáo dân trước chính quyền. Rất nhiều quí chức đã hy sinh mạng sống vì đức tin, cho tương lai của họ đạo, hoặc cho mạng sống của chính cha xứ. Chính vì thế người ta gọi họ là những «ông trùm của cộng đoàn tín hữu, là trái tim hay linh hồn của cộng đoàn giáo dân, cánh tay mặt của cha thừa sai, cộng tác viên thân tín và quý trọng của những giáo sĩ thừa sai, hội trưởng của tiểu Giáo Hội địa phương». Để nói lên cụ thể công trình những quí chức đã thực hiện trong thời đầu công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, chúng ta hân hạnh nêu lên dưới đây mấy trường hợp lịch sử.
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP LỊCH SỬ
1) Ba vị quí chức đầu tiên của họ đạo Cửa-Bạng.
Vào năm 1627, cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez, rời Nam Kỳ để đến Bắc Kỳ. Ngày 19 tháng 3, lễ thánh Giuse, các ngài dạt vào Cửa-Bạng (hiện nay là xứ Ba-Làng thuộc giáo phận Thanh Hóa). Sau ít ngày thuyết giảng, các cha rửa tội cho 32 người dân làng thuộc mọi thành phần xã hội, có những người là dân làng Cửa Bạng, và những người khác là dân làng lân cận, các cha chọn lựa 3 vị có ảnh hưởng nhất trong số những vị tân giáo hữu (tân tòng) này để bổ nhiệm họ làm quí chức của họ đạo mới. Ba vị này một là thầy đồ, vị kia là một thân hào và vị thứ ba là một thầy pháp. Thầy đồ là người có học thức nhất trong làng, sau khi đã nhận phép rửa tội ông trở thành môn đệ của Chúa Kitô, và trở thành thầy giáo giảng dạy những điều chân thực của tân đạo giáo cho dân làng. Ông được cha Alexandre de Rhodes trao cho một cuốn kinh nhật tụng để học hỏi và sau đó dạy lại cho những người khác. Thầy pháp xưa kia là người tin thờ mê tín và ma thuật, từ khi lãnh nhận đức tin công giáo ông từ bỏ tất cả và trở thành một giáo hữu đạo đức và một quí chức nhiệt thành. Ông luôn luôn có mặt trong những buổi hội họp của cộng đoàn họ đạo. Thân hào là người thường mang nặng mê tín nhưng nhờ nghe theo giảng thuyết của các cha, ông chấp nhận đức tin và trở thành người giáo hữu tốt lành. Nhà của ông được dâng cho các cha làm nơi lưu trú, nơi hội họp thường nhật của giáo dân để học giáo lý hay cầu nguyện. Ngày chúa nhật, ngôi nhà của ông được dùng như là «ngôi chùa» của cộng đoàn tín hữu (2).

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương