HỘI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục



tải về 1.51 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.51 Mb.
#16972
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

1) bản tường trình của E.M.D.
Tác giả viết: 'Chúng tôi đang sống trong năm hồng ân 1848, đàm thoại với nhau. Các giáo lý viên thường nói với tôi về cuộc thi giáo lý diễn ra hàng năm tai Kẻ Sen. Mọi họ đạo của hai miền đều được mời tham gia. Có một ngày, tôi nói với cha Trung và các thầy giảng là phải tổ chức cuộc thi. Mọi người đều đồng ý. Và chủ nhật tiếp theo đó, họ đã loan báo công khai trong nhà thờ là sắp có cuộc thi về giáo lý. Đối với trẻ em, đây quả là một niềm vui sốt dẻo. Và có một tháng để chuẩn bị. Sau cùng, thời điểm ấn định cho cuộc thi đã tới. Mỗi ứng sinh, mà Hội Đồng Chức Việc của họ đạo biết là có khả năng đi thi, phải ghi danh trước. Cuộc thi tiếp diễn trong hai buổi tối liền tại hai họ đạo. Cuộc thi thứ nhất tại nhà nguyện Kẻ Bạng. Nhà nguyện tuy lớn, nhưng không đủ chỗ cho những người tham dự… Cha Trung, con người nghiêm nghị và khả kính, chủ tọa cuộc thi. Các vị chấm thi, do các chức việc tuyển chọn từ mỗi họ đạo, an tọa phía giữa.
Một hồi chiêng loan báo cuộc thi bắt đầu. Sau khi khẩn cầu Chúa Thánh Thần, một vị mặc áo thụng dài, rút ra từ đáy thùng phiếu tên của hai ứng viên dự thi, và lớn tiếng gọi tên ứng thi. Một vị khác, cũng mặc áo thụng dài, rút trong thùng phiếu khác, một thẻ có ghi rõ các câu hỏi 'về Kinh và Bổn' là đề tài cuộc thi, và ông cũng đọc lớn tiếng. Và cuộc thi bắt đầu.
Hai thí sinh hỏi thưa lẫn nhau theo những câu hỏi ghi sẵn trên thẻ đã rút ra, trong thinh lặng hoàn toàn… Đôi khi một tiếng trống làm gián đọan: Đó là khi một trong hai thí sinh đọc sai một chữ. Bấy giờ, họ phải ngưng lại để các vị chấm thi xét xem sự sai lỗi đó nặng nhẹ như thế nào… Trong cuộc thi giáo lý, các thí sinh phải cố cho được hạng nhất hay hạng nhì: Thí sinh nào đọc trôi chảy những lời kinh hay những câu bổn đã út số, thí sinh ấy được đứng thứ nhất. Chỉ một chữ đọc lên ngần ngừ, thí sinh sẽ bị tụt xuống hạng hai. Bị ba lần sai, thì chả còn gì để nói; lần thứ tư, thí sinh sẽ bị khiển trách… Xong cuộc thi, hai chức việc mặc áo thụng xướng tên của những thí sinh thắng cuộc thi. Kèn trống nổi lên, rước những người thắng cuộc thi đi tới bàn thờ Đức Mẹ. Họ tôn vinh Mẹ Maria đã giúp họ đạt được kết quả tốt trong cuộc thi giáo lý, họ đọc kinh dâng mình cho Đức Mẹ, và sau đó trở lại phòng thi nhận phần thưởng giữa những tiếng hoan hô và những bản kèn rộn ràng…
Cuộc thi ở Kẻ Bạng diễn ra suốt đêm, và còn tiếp tục đêm sau, trong khi ở họ đạo Kẻ Sen: mọi việc cũng diễn tiến y như vậy… Cuộc thi kéo dài cho tới ban sáng, kết thúc bằng một Thánh lễ Tạ ơn do cha Trung cử hành… Tuy nhiên, nơi người An Nam, một lễ hội, dù là tôn giáo, sẽ không toàn vẹn, nếu không kết thúc bằng một bữa ăn… (29)
2) Tường trình của cha Vignau
Cha viết: "Trong mỗi họ đạo Việt Nam, hầu như mọi người đều tham dự vào cuộc thi Giáo lý, thanh thiếu niên cũng như thiếu nhi, trưởng thành cũng như quí vị có tuổi, ai cũng phải biết đạo. Thật đáng thán phục! Và để thôi thúc lòng nhiệt thành của mỗi người, từ lâu đã tổ chức hai lần trong một năm, những cuộc thi giáo lý, trong mỗi họ đạo hay trong mỗi hạt. Ai nấy đều được mời tham dự. Tân tòng hay đạo dòng, mọi người đều muốn tham dự buổi thi giáo lý. Đây là dịp lễ lớn trong họ đạo. Các thí sinh được triệu tập theo nhóm, chứ không có tính cách cá nhân, vì không phải là cuộc thi về phép Rửa Tội. Ban đầu, chia theo họ đạo, rồi trong mỗi họ đạo, tùy theo lứa tuổi, được chia thành những nhóm nhỏ: các ông bà cao niên, trung niên nam nữ, tráng niên, tráng nữ, các em học sinh lớn, thiếu nhi, nam một bên, nữ một bên. Ngày thi, mọi người hao hức tới, mỗi nhóm đều nôn nao đợi phiên mình. Lúc đầu là một thách đố: họ đạo thi với họ đạo, trẻ với già, các em nam với nữ… Ai sẽ được nhỉ, nếu đức giám mục không cấm chơi trò chơi may rủi này?. Trong một phòng nhỏ, các vị kỳ lão nhớ lại trong ký ức những phần thi kinh bổn mà họ có thể được hỏi thí sinh. Câu hỏi thường được lập lại một phần trong cuộc thi giáo lý lục cá nguyệt trước. Câu trả lời là nhắc lại một lời cầu nguyện hay giải thích một trong những đoạn Phúc Âm ngày chúa nhật, giải thích một trường hợp cụ thể… Buổi thi giáo lý thường do cha xứ hay thầy giảng với các chức việc điều hành" (30).
VII. Phần thưởng.
Các cuốn Chỉ Nam của giáo phận Huế và giáo phận Qui Nhơn mong ước rằng: 'Để các em hứng khởi và ganh đua cần có phần thưởng cho những em chuyên cần và học hỏi nhiều hơn' (31). Cha Vignau đã viết: 'Buổi chiều ngày thi, khi loan báo long trọng những người hay những nhóm được trúng thưởng và lãnh thưởng, ban chấm thi không quên ra hình phạt, năm hay sáu xu mà những người lười biếng phải nộp đền. Thường có nhiều phần thưởng hơn là hình phạt. Các chức việc, sau khi đã quan sát những phần khảo thí, và khi có vấn đề, thực hay hư, đều trình lên cha xứ. Mỗi nhóm sẽ nhận một phần thưởng như bằng khen, tràng hạt, ảnh đeo, hình tượng; nhiều khi cũng trao tặng bánh trái và thuốc men (32).

MỤC II
RAO GIẢNG TIN MỪNG
I. Thừa tác vụ của linh mục
Linh mục chọn những người ngoại giáo như một phần gia nghiệp trong cánh đồng của Chúa. Các ngài yêu thương họ hết lòng. Giống như anh nông phu gắn bó với ruộng vườn, nên hết lòng cày bừa cho kỹ. Linh mục phải luôn giầu lòng bác ái đối với họ, cố làm những gì có thể giúp anh em ngoại giáo, nhằm dẫn đưa họ về đức tin. Ngài bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Nếu linh mục thân thiết với phần gia nghiệp của ngài là người ngoại giáo thân thương, thì ngài sẽ liên lỉ cầu nguyện để họ được ơn trở lại. Không có lời cầu nguyện, lòng nhiệt thành sẽ không mang lại hiệu quả bền bỉ và lâu dài. Nếu một người ngoại giáo nào đó tìm gặp một linh mục để nói chuyện về tôn giáo, thì ít là vì những lý do riêng, ngài không nên từ chối cuộc đàm thoại này. Ngài cần tỏ ra lịch thiệp và kiên tâm. Không nên quá thúc dục người nghe và ép họ trở thành tín hữu. Ngài sẽ trình bày những chân lý đức tin làm sao cho họ có thiện cảm và niềm xác tín; ngài cân nhắc mọi lời nói khi bàn về tà thần, ngẫu tượng và lối thờ cúng…
Như chúng ta thấy, môi trường hoạt động của linh mục rất rộng rãi. May thay, ngài có những cộng sự viên, giúp ngài tại một hay nhiều họ đạo xa cách nhau hay nằm gọn trong những làng ngoại giáo. Cộng tác viên của linh mục là những thầy giảng, nữ tu hay đại chủng sinh đang đi thực tập, và những tín hữu đạo đức và nhiệt tâm tông đồ, nhất là các chức việc của mỗi họ đạo. Ngài phải huấn luyện những người tín hữu ưu tuyển này thành những tông đồ của Tin Mừng (33).
II. Mục đích chọn những chức việc.
Ngay từ buổi đầu, cách thức chọn chức việc cũng tương tự như cách thức Chúa Giêsu đã chọn 72 môn đệ trước kia: Muốn đến rao giảng Tin Mừng ở một nơi nào, Ngài đều sai các môn đệ đi chuẩn bị trước. Ngày nay, các vị bề trên trong Giáo Hội cũng theo gương Chúa Giêsu tuyển chọn các chức việc của các họ đạo với mục đích đó: Ngay từ đầu, một trong mục đích thiêng liêng chủ yếu là truyền giáo, là mở rộng nước Thiên Chúa cho mỗi ngày thêm rộng lớn, thêm vinh quang, và cho ơn cứu độ mỗi ngày được tràn lan đến mọi người, mọi nơi… Nghĩa là củng cố niềm tin của người Kitô giáo và rao truyền Tin Mừng cho người ngoài Kitô giáo. Khoảng 100 năm sau, các cuốn Chỉ Nam của giáo phận Huế và giáo phận Quy Nhơn cùng lập lại một luận cứ như trên: "Các chức việc đã hoàn tất bao nhiêu việc trong quá khứ, nhằm mở rộng đạo Chúa tại Việt Nam. Các vị còn phải phấn đấu hơn nữa, hoặc bằng gương lành, hoặc bằng lời nói, để dẫn độ những người đồng hương ngoài Kitô giáo, trở lại, tin nhận Thiên Chúa chân thật. Và đây là mục đích của việc chọn lựa quí chức" (35).
Để đạt được mục đích rao giảng Tin Mừng, theo lịch sử, các chức việc phải tận tụy cho việc dạy bổn cho các người mới theo đạo, thăm viếng và chăm sóc người ngoại đạo khi đau yếu, tham dự vào việc cử hành bí tích Rửa Tội các trẻ em hay người lớn sắp ly trần v.v…
III. Dạy kinh bổn cho người mới theo đạo
1) Một sự cộng tác thật cao qúy
Một trong những công tác thật cao quí, biểu hiện sự tham gia thân thiết giữa các linh mục và những chức việc của họ đạo, đó là lòng nhiệt thành dạy kinh bổn cho những người mới theo đạo. Chính do sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, mà sự cộng tác này đã được thể hiện ngay từ khi Tin Mừng được loan truyền vào Việt Nam. Các tín hữu nhiệt thành, nam cũng như nữ, đều đảm nhận trách nhiệm dạy kinh bổn cho những người mới theo đạo, khi thiếu bóng linh mục, thầy giảng hay nữ tu, hay lúc không có mặt những vị này.
Ngay từ những trang đầu của Lịch sử Truyền giáo tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến bao gương mẫu cao quí. Vì tầm giới hạn của việc nghiên cứu, chúng tôi chỉ có thể nêu lên vài trường hợp: ông chức việc có tuổi Gioan Kim thuộc họ đạo An Vực, hai vị chức việc đầu tiên của họ đạo Văn Nô, ông bà Phanxica của họ đạo mới Quảng Bình, ông Đa Minh, chức việc của một họ đạo tại Thuận hóa, ông Nicolas Hào, chức việc của một họ đạo tại Qui Nhơn, bà chức việc Madeleine và ông Antoine Tê, chức việc của một họ đạo tỉnh QuảngNam (36).
Chúng ta đã thấy: qua những tấm gương sáng ngời của những chức việc, chúng ta đã thấy bản văn của Công Đồng Indochine (Đông Dương) và những cuốn Chỉ Nam rút ra từ Công Đồng này, lập lại không ngừng và tự tin rằng "Trong đất nước ta, qui chế cổ xưa của Hội Đồng Chức Việc và của các bậc chỉ huy họ đạo có thể giúp chúng ta rất nhiều trong công giáo Tiến hành. Họ đã giúp các vị Thừa Sai trong việc bảo tồn đức tin nơi tín hữu và loan truyền đức tin đến cho lương dân" (37).
2) Một trong những điểm nổi bật của nội quy.
Năm mươi năm trước khi Công Đồng Indochine nhóm họp, tức năm 1884, đức cha Colombert đã lập lại cho quí chức: "Việc giảng dậy kinh bổn cho người mới theo đạo là một trong những bổn phận quan trọng. Các chức việc phải nhớ rằng: các bề trên tha thiết xin họ tận tâm lo cho phần rỗi của các linh hồn trong họ đạo, ngay cả những người ngoại đạo cư ngụ trong họ đạo. Vậy, các chức việc có đủ khả năng hãy tận lực rao truyền đức tin, tìm gặp những người mới theo đạo, dạy cho họ kinh nguyện sáng chiều, hãy khôn khéo duy trì mọi liên hệ tốt đẹp với lương dân hầu rao giảng đức tin cách dễ dàng và hiệu lực hơn. Như vậy, chính cha sở phải giúp quí chức sống vững đức tin, và quí chức phải bao bọc đức tin lẫn cho nhau ngay trong họ đạo. Tắt một lời, cha xứ phải quan tâm đến quí chức giống như cha mẹ đối với con cái trong tuổi ấu thơ. Theo đó, các chức việc phải nằm lòng những nguyên tắc căn bản của đức tin và thuộc sách 'kinh bổn cho người mới theo đạo'. Họ phải hiểu sâu lẽ đạo để dạy cho người mới theo đạo, nhất là khi những người này lâm bệnh nặng. Lại nữa, cha xứ phải giúp các chức việc, nhất là các ông trùm họ đạo, biết trả lời sao cho đúng những vấn nạn người ta đặt ra, và đồng thời phải kiên tâm lắng nghe và tuân theo những lời chỉ bảo của cha xứ" (38).
3) Hai trường hợp cụ thể.
Trung thành với qui tắc vàng ngọc này, nhiều chức việc đã tỏ ra xứng đáng với phẩm cách của người cha, người thày, người tông đồ bên cạnh những người tân tòng. Họ xứng đáng là những cộng tác viên gần gũi với các linh mục. Hai gương tốt sau đây minh chứng điều đó:
• Cha Thuyết phụ trách họ đạo Cái Bông, họ này thuộc về xứ Cái Bè. Cha lo sửa lại nhà thờ, thu xếp các hoạt động của họ đạo và chọn ra một ông trùm và nhiều chức việc cho họ đạo. Mọi chức việc đều nhiệt tâm dạy đạo cho các tân tòng như các thầy giảng đã từng làm (39).
• Ông Gioan Baotixita Sốc, trùm họ đạo Giông Miêu, thuộc xứ Cái Mơn. Ông hết tâm lo lắng cho họ đạo, chi xuất lúa gạo không tính toán. Ông cam đoan lo lương thực cho các nữ tu tới họ đạo, trả lương cho ông từ, giúp đỡ tiền nong và cấp đất đai cho những bổn đạo nghèo từ phương xa tới lập nghiệp, ông lo cho cả dân ngoại chưa trở lại đạo nữa. Ông qua đời năm 1894, sau 27 năm đứng đầu họ đạo. Tiếp nối sự nghiệp của ba, ông Long, con trai ông Sốc, cũng làm trùm, cư xử rất đại lượng và nhiệt tâm với họ đạo (40).
IV. Thăm hỏi và chăm sóc những người ngoại đạo đau ốm.
Giáo dân và nhất là các chức việc được ủy thác đi thăm viếng và chăm sóc, không những các bệnh nhân công giáo mà cả những bệnh nhân không công giáo nữa. Đây là một công tác tông đồ có hiệu quả của những bổn đạo sống giữa lương dân. Đức ái kèm theo lời cầu nguyện luôn luôn là một phương thức tốt nhất để loan truyền Tin Mừng. Khi bổn đạo hay tin có một người ngoại đạo ngã bệnh trong làng mình, vì thường thì họ đạo chỉ là một phần hay một nửa của làng dân sự, hay trong những làng lân cận, họ thường luân phiên thăm hỏi bao nhiêu lần có thể, để ủy lạo, an ủi, trao tặng vật, thuốc men, trò truyện với người ốm về tôn giáo. Tóm lại 'khi một ai đó (bổn đạo hay lương dân) bị liệt giường trong xóm mình, vị chức việc phải thường xuyên thăm viếng' (41). Cuốn Chỉ Nam của giáo phận Sài Gòn còn nhấn mạnh thêm: 'Nội quy của các chức việc đòi hỏi họ đi thăm viếng và trợ giúp bệnh nhân. Họ phải nhất tâm chu toàn bổn phận nàỵ' (42).
Cần nói thêm rằng: thăm hỏi và chăm sóc những người đau ốm là việc tông đồ mà các chị nữ tu dòng Mến Thánh Giá đã chu toàn thật tốt đẹp và hiệu quả hơn cc chức việc và những người công giáo khác. Các chị thể hiện công việc với tâm tình dịu dàng, kiên nhẫn và nhân ái. Nhiệm vụ này đã được chính luật dòng xác nhận: 'Điều luật thứ năm là các nữ tu phải thay phiên nhau, theo sự cắt đặt của Mẹ Bề Trên, đi thăm viếng, huấn dụ và chăm sóc bệnh nhân cho tới khi họ qua đời hay khỏi bệnh' (43).
V. Cầu nguyện cho người ngoại đạo đau ốm.
1) Ưu tiên của kinh nguyện.
Cầu nguyện luôn có một vai trò then chốt trong việc đem lương dân tìm vào đạo Chúa. Nếu mọi bổn đạo biết làm việc tông đồ bằng lời cầu nguyện, nếu lòng nhiệt thành làm việc tông đồ của họ đạo luôn được hun nóng bởi lời cầu nguyện, thì mọi sứ vụ truyền giáo của giáo dân, của họ đạo, của linh mục… sẽ thu được kết quả dồi dào, sẽ đánh động được nhiều trái tim cứng cỏi của lương dân. Không có lời cầu nguyện, không thể nào hoán cải được lương dân.
Ý thức tầm quan trọng của cầu nguyện, Công Nghị Tonkin năm 1900, khi bàn về 'những phương thức truyền bá Đức Tin ' đã dạy rằng: "Vì việc trở lại đạo của dân ngoại với Chúa Kitô là mục đích chính của những công cuộc truyền giáo, các người thợ tông đồ phải hết sức lưu tâm. Họ phải nhớ rằng việc hoán cải các tâm hồn là công trình hoàn toàn siêu nhiên và là kết qủa của ơn thánh Chúa, và ơn thánh này đạt được chủ yếu là nhờ lời cầu nguyện. Do đó, phương thức đầu tiên và chính yếu để quảng bá đức tin, là việc cầu nguyện thiết tha với Chúa, xin Ngài tỏa sáng và đánh động tâm hồn người ngoại giáo. Hơn thế, lời cầu nguyện của nhiều người sẽ đem lại nhiều ơn Chúa hơn cho việc tông đồ. Các bổn đạo phải cầu nguyện với Chúa, hết tâm hồn, nhiệt thành và bền bì cho sự hoán cải của lương dân. Trong mỗi hạt, cần thiết lập một hiệp hội, tỷ như hiệp hội 'Cầu nguyện cho việc Truyền Giáo"… (44)
2) Hiệu quả của những gương lành.
Nhưng kinh nguyện phải đi đôi với gương lành, hy sinh, công việc đạo đức. Nói tắt là đời sống công giáo gương mẫu. Bởi lương dân không biết được lời cầu nguyện của bổn đạo, nhưng họ chứng kiến đời sống lương thiện công chính, hành vi đậm đà yêu thương, công việc bác ái, lời nói bao dung… của mỗi người tín hữu. Sống giữa môi trường của những lương dân như vậy, người công giáo phải là chứng nhân của đức tin, của đạo giáo, nghĩa là qua đời sống gương mẫu của người công giáo, dân ngoại sẽ thiện cảm với đạo, rồi dần dần nhận ra Thiên Chúa tình yêu… và xin gia nhập Giáo Hội.
Vì vậy, các nghị phụ Công Nghị Tonkin năm 1900, không quên nhấn mạnh tới gương tốt mà các bổn đạo thể hiện đối với lương dân: "Đây quả là sự giao thiệp liêm chính và hợp luật Chúa của các bổn đạo sống giữa lương dân, nhất là khi bổn đạo hiếu hòa, không lăng nhục ai, liêm chính và công bình trong các khế ước, tín trung trong lời nói, nhân ái và quả cảm, nhu hòa trong những giao tiếp xã hội. Vì vậy, chúng ta nên khuyến khích bổn đạo tăng cường những tương quan tốt đẹp này, như những hình thức tông đồ hữu hiệu. Nhờ đó, họ sẽ hợp tác tích cực hơn trong việc hoán cải lương dân. Quả vậy, nhiều bổn đạo đã lo rửa tội cho những trẻ em của lương dân trong giờ lâm tử, và họ sẽ loan truyền đạo Công Giáo cho những người lớn trong những điều kiện tương hợp. Nếu những lương dân này lắng nghe, các quí chức sẽ dẫn họ đến gặp linh mục hay thầy giảng để họ được giáo huấn thêm" (45).
3) Những câu chuyện đầy khích lệ.
Chúng tôi cảm thấy thật sung sướng khi đọc trong những tài liệu lịch sử về việc rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam, những mẩu chuyện nho nhỏ về lời cầu nguyện của bổn đạo cho lương dân. Những mẩu chuyện này nói lên tầm quan trọng và hiệu quả của việc cầu nguyện, lòng bác ái siêu nhiên, lòng nhiệt thành tự phát của các bổn đạo được thể hiện vì phần rỗi của anh chị em lương dân. Không thể trích dẫn mọi chuyện, chỉ xin đan cử vài chuyện như sau:
a) Một thiếu phụ giàu có thuộc làng Kê Thiên Nhiên (sic), từ 22 năm qua, bà bị một căn bệnh hiếm hoi hoành hành. Ông chồng đã chi phí biết bao tiền của cho việc cúng tế và mọi thứ mê tín mong bà khỏi bệnh, nhưng vô hiệu. Cuối năm nay (1685), ông khẩn khoản xin một chức việc thuộc họ đạo lân cận, để xin Chúa chữa bệnh cho vợ ông. Cầu được ước thấy, vợ ông đã lành bệnh. Khỏi bệnh, bà, ông chồng và người chị họ đã xin trở lại đạo, ngoại trừ hai người chị của người thiếu phụ này (47).
b) Một nữ bổn đạo còn trẻ tuổi, thuộc làng Kẻ Tràm. Bà đã thành hôn với một người ngoại đạo và tuyên bố bỏ đạo. Về sau bà bị bệnh nặng. Mười năm mang bệnh hoạn. Tháng 5 năm nay, người mẹ, thấy con mình có thể lâm tử, đã khuyên con xin vài bổn đạo quen thân cầu nguyện xin Chúa chữa lành. Linh nghiệm thay, mấy người bổn đạo chưa hết một tuần thì bà đã lành bệnh... Bà đã hoán cải và xin xưng tội ngay… Người chồng, toàn thể gia đình, và nhiều người đồng hương, rất cảm động trước phép lạ này. Họ xin theo đạo. Theo gương họ, số người xin tòng giáo mỗi ngày tăng thêm. Trong số những tân tòng này, có hai người giầu có, đức độ và quyền thế, đã cho đất và xuất tiền xây một nhà thờ khá đẹp làm nơi thờ phượng chung (48).
c) Bà vợ của ông lý trưởng làng Kẻ Ô không thể khỏi bệnh bằng những phương thuốc và mê tín đã xử dụng đối với một căn bệnh đã làm bà suy nhược từ nhiều năm tháng. Bà xin bổn đạo cầu nguyện và hứa sẽ vào đạo… Bà được khỏi bệnh… Nhưng ngay sau đó, bà quên lời hứa và bỏ rơi việc vào đạo Chúa… Mấy năm sau, bà bị một chứng bệnh ngặt nghèo hơn trước. Biết mình có lỗi, bà đã mời các bổn đạo tới nhà, xin họ cầu nguyện cho được khỏi bệnh và để thực thi 'lời hứa vào đạo', bà xin một linh mục đến ban phép Rửa Tội cho bà. Nhưng thấy rằng không đủ thời giờ giảng dạy cho bà những mầu nhiệm căn bản trong đạo, đồng thời muốn thử thách sự kiên tâm của bà, và muốn 'phạt bà về sự thất tín', linh mục đã hoãn lại việc rửa tội cho bà. Việc khoan giãn này đã làm bà xao xuyến rất nhiều, nhưng cũng thành bài thuốc tốt cho bà. Linh mục bắt bà phải tạm bỏ công việc gia đình, đến một họ đạo lân cận để học thêm kinh bổn trong khoảng một tháng, thắm nhuần cách sống đức tin bền vững. Thời gian trôi qua, bà đã được diễm phúc lãnh nhận bí tích Rửa Tội với bốn người con và 37 dân làng (49).
d) Lời cầu nguyện của một chức việc: Cha Martin, cha xứ của Bùi Chu, đã quả quyết rằng ông Giuse Hoan, một chức việc của họ đạo Thuận Hóa thuộc vùng ngài quản nhiệm, do lời cầu nguyện, đã chữa lành một người bên lương mà không phương thuốc nào làm ông bớt đau (50).
Còn nhiều câu chuyện khác nữa, nhưng bốn chuyện nhỏ trên đây cho phép chúng tôi kết luận bằng một câu viết thật đẹp đăng trong tờ báo 'Mission du Tonkin': "Thật kỳ diệu khi Thiên Chúa đã dùng những người nam, nữ, đơn sơ và nghèo túng, đọc lên những lời nguyện đơn thường, nhằm tác dụng những cuộc khỏi bệnh bất thường, theo đó đã khơi mầm nơi những người ngoại đạo, dù họ phải đối diện với một vài bệnh nhân, mà không có phương thức nào, không có tà thần nào có thể chữa khỏi, tựa như một châm ngôn "hãy mời các tín hữu đến, họ sẽ cầu xin Thiên Chúa cho quí ông và chữa bệnh cho các ông" (51).
VI. Rửa tội cho những trẻ em hay người lớn lúc lâm tử
1) Các bề trên đồng lòng nhấn mạnh và khích lệ
Chúng tôi có thể nói rằng mục đích chính yếu của những cuộc thăm viếng và chăm sóc các bệnh nhân ngoại giáo, trẻ em hay người lớn, là nhằm cứu rỗi linh hồn của họ bằng phép Rửa Tội. Công tác này quả thật đáng phục, được thực hiện bởi các linh mục, thầy giảng, nữ tu, các chức việc và giáo hữu đạo đức.
a) Mọi cuốn Chỉ Nam đều nhấn mạnh rằng: 'Linh mục phải chọn trong số tín hữu đạo đức của họ đạo, những người giáo dân đạo đức, nhiệt thành và có khả năng chuyên lo việc rửa tội. Phải cho họ đạo biết tên tuổi những 'người chuyên lo rửa tội này', để khi gặp trường hợp khẩn cấp, người ta biết chạy đến với họ. Dĩ nhiên, các chức việc, thày thuốc và bà mụ (hộ sinh) là những người ưu tiên được chọn 'lo việc rửa tội' (52). Thật vậy, những minh xác này đã nói lên ước vọng của Công Nghị Tonkin lần đầu tiên năm 1900: 'Hortandi valde sunt ommnes christiani, ut ad hoc tam excellens misericordiae opus inquerendi et baptizandi filios infidelium in articulo mortis, praecipue vero medici et obstetrices' (53).
b) Trong cuốn Chức Sở Mục Lệ, đức cha Colombert cũng nhấn mạnh rằng: 'Người chức việc phải ưu tư về công tác thánh thiện này, nghĩa là việc cử hành bí tích Rửa Tội cho những trẻ em ngoại giáo sắp ly trần. Quí chức phải nhớ rằng cử hành bí tích Rửa Tội cho trẻ em hấp hối là một công việc nhiều ơn phúc trước mặt Chúa, vì đó là mở cửa thiên đàng cho các linh hồn. Như vậy, người được rửa tội chắc hẳn được vào nước Chúa (54). Đàng khác, trong họ đạo không có linh mục, các chức việc phải chọn trong cộng đoàn mình một hay hai phụ nữ đạo đức và nhiệt thành, giới thiệu họ với cha sở, để ngài dạy cho họ biết phải hành xử ra sao, trao cho họ một khoản tiền dành cho tuổi thơ thánh đức này, hầu giúp các bà trong công tác tông đồ. Các ông cũng phải cho cha biết tên những cô mụ và những thày thuốc trong làng, vì những người này thường gặp những trường hợp, trẻ em hay người lớn, cần kíp muốn được rửa tội. (55) Họ phải ghi vào sổ mỗi lần rửa tội cho người ngoại giáo sắp ly trần. Họ giữ cẩn thận sổ này hầu trình cho cha xứ khi ngài hỏi đến (56).
c) Những khoản chi hay phần thưởng: Nhằm khuyến khích bổn đạo trong việc rửa tội cho những người ngoại giáo sắp ly trần, các giám mục sẵn sàng hoàn lại những chi tiêu cần thiết và ban thưởng cho những người đã tận tâm lo việc rửa tội. Đức cha Thaurel (Chiêu) đã trình bày điều này trong thư chung đề ngày 27/8/1868: 'Chúng tôi xin các linh mục và giáo dân lưu tâm tới những người ngoại giáo trong việc dẫn dắt họ về đức tin. Những gì đã chi ra, cần cho chúng tôi biết để chúng tôi hoàn lại đầy đủ. Chúng tôi chỉ mong một điều là giáo dân và quí chức quan tâm đặc biệt tới việc rửa tội cho dân ngoại, và tường trình lại cho các bề trên. Xin các cha xứ cũng ghi danh những người xứng đáng trong công tác rửa tội này, hầu ban cho họ phần thưởng tưởng lệ xứng đáng theo lòng họ mong muốn, nhất là khi một người cần cặp mắt kính, thì phải nói rõ người đó bao nhiêu tuổi' (57).
2) Vài con số đáng khích lệ.
Chúng tôi xin đưa ra một vài con số tiêu biểu để làm bằng chứng: Theo phúc trình năm 1818-1819, đức giám mục Hà Nội cho biết trong giáo phận ngài đã rửa tội 18.180 trẻ em ngoại đạo sắp ly trần; đức giám mục Bùi Chu cho biết con số 8.126 em (58). Trong tờ phúc trình năm 1937-1938, thành quả của công tác tông đồ 'rửa tội cho trẻ em thuộc gia đình lương dân' là 16.624 em trong giáo phận Hà Nội, 3.520 em thuộc giáo phận Bùi Chu (59). Riêng giáo phận Sài Gòn, thì năm 1818, có 1.257 trẻ em ngoại đạo sắp ly trần được rửa tội (60), năm 1884, có 2.790 em (61), năm 1921 có 4.484 em (62), và năm 1923 có 8.333 em (63).
Chúng ta đừng quên rằng, song song với việc rửa tội cho những trẻ em ngoại đạo sắp ly trần, còn phải nói tới công trình các gia đình công giáo chuộc trẻ em ngoại đạo về làm con nuôi và cho các em vào đạo. Thư chung của đức cha P.M. Gendreau (Đông) đề ngày 21/11/1890, đã nhấn mạnh về sự kiện này (64). Cha Launay đã nêu lên con số 3.808 trẻ em ngoại giáo được các gia đình công giáo thuộc giáo phận Bùi Chu mua làm con nuôi trong năm 1918-1819 (65).
3 )Một mẩu truyện đẹp.
Để kết thúc, chúng tôi xin trích dẫn dưới đây một mẩu truyện đẹp giữa cha Patuel, cha xứ họ đạo Bái Thượng hiện nay thuộc giáo phận Thanh Hóa, và mấy bà 'chuyên lo việc rửa tội cho trẻ em ngoại giáo'. Không ra ngoài đề lịch sử mục vụ, mẩu truyện này cho chúng ta thấy rõ tinh thần cộng tác tông đồ giữa linh mục và bổn đạo thật đáng mừng, lòng nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn của người công giáo Việt Nam thật cao quý. Cha Patuel thuật lại như sau:
Trong họ đạo của tôi, có một nhóm phụ nữ thánh thiện, chuyên tâm cầu nguyện và đi tìm rửa tội cho những trẻ em sắp ly trần. Tôi thấy họ thường trẩy đi với một thúng thuốc để thăm viếng những làng lân cận. Địa bàn hoạt động của các bà rộng khoảng 20 cây số. Thúng thuốc của họ nổi tiếng lắm. Thuốc viên, thuốc lá của người công giáo xem ra linh nghiệm hơn các thang thuốc của mấy thầy lang thông thường. Đi tới đâu, các bà cũng được hoan hỉ tiếp đón. Nhiều khi, các bà được người ta từ xa đến mời về làng của họ. Sau mỗi chuyến đi về, các bà có thêm nhiều kinh nghiệm, học hỏi được nhiều chuyện như tục ngữ Việt Nam quen nói 'đi một ngày đàng, học một sàng khôn'… Hôm nay gặp lại các bà, thấy các bà vui vẻ với nụ cười hạnh phúc, tôi hiểu ngay: các bà đã thành công, đã rửa tội được một hay hai em nhỏ ngoại giáo! Tôi cố tâm khuyến khích các bà và nài nỉ các bà nhận vài món thuốc tôi tặng thưởng. Nhưng tôi không khuất phục được các bà, vì những người phụ nữ can đảm này thâm tín rằng, nếu họ chấp nhận sự giúp đỡ, hoặc bằng tiền của, hoặc thuốc men, họ sợ bị đánh mất công đức của những lần rửa tội. Có những cuộc rửa tội mà họ không ghi vào sổ được. Những cuộc 'rửa tội đặc thù' mà dường như họ đã mất nhiều công sức, nhưng không biết ai sẽ được thừa hưởng công lao của họ. Nếu sự thể là thế, và các bà cũng hài lòng như thế. Bởi lẽ, dù những phúc trình cuối năm có thiếu sót chăng nữa, thì con số các linh hồn gia tăng cho nước trời vẫn không suy giảm. Cũng như mọi lần, đến thăm viếng tôi, hôm nay chúng tôi chỉ nói về những cuộc rửa tội. Bà Anna nói với tôi : - "Thưa cha, năm nay con không 'thành công' như năm ngoái ". - "Bao nhiêu? ". - "Không nhiều". - "Vậy là bao nhiêu?" - "Thưa sáu linh hồn" -"Sáu linh hồn! Tuyệt vời, tôi chúc mừng bà nhiều"… Bà Maria ngồi bên cạnh, có vẻ hồi hộp. Tôi hỏi bà: - "Chắc bà cũng thành công như thế!" - "Thưa cha, năm nay con không được mùa bao nhiêu" - "Ít hơn bà Anna sao?". - " Thưa cha, vâng, con không đạt được như vậy, vì bà Anna đã 'ăn cắp' của con một linh hồn. - "Ăn cắp! bà có cáo gian không đấy? Làm sao bà ta đánh cắp được ?". Bà Anna phản đối: - "Con đâu có 'ăn cắp'. Em bé được rửa tội đó thuộc về con mà". - "Sao vậy hả? bà giải thích cho tôi nghe xem!" - "Vâng, sự kiện là như thế này: hay tin có một em nhỏ ở làng bên cạnh Bái Thượng sắp ly trần, cả hai chúng con cùng chạy gấp đến dò cơ hội. Phải mất nhiều tháng lắm để đạt được giờ hạnh phúc này. Cả hai chúng con đua tranh nhau, thỉnh thoảng người này xin người kia nhường bước. Bà Maria nói với con: 'Chị đã có hai vụ rửa tội hơn em rồi, chị nhường cho em vụ này đi'. Con trả lời: "Nhường, em còn trẻ mà chị đã già, em còn có thời giờ để rửa tội nhiều 'vụ' hơn. Chị đã già rồi, em vui lòng nhường cho chị thiên thần này nhá v.v…". - "Cha hiểu rồi, cha hoan hô cả hai chị em và cha cầu chúc năm tới cả hai chị em sẽ được mùa, sẽ 'dâng cho Chúa nhiều thiên thần nhé!"… (66)


tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương