HỘI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục



tải về 1.51 Mb.
trang7/22
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.51 Mb.
#16972
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22

Cơ cấu tổ chức: Trên nguyên tắc, Hội Hàng Phủ thường gồm 2 ủy ban: ủy ban Trị sự và ủy ban Cố vấn (có nơi gọi là Tư vấn), nhưng ban Tư vấn có thể bãi bỏ, bởi vì trong thực tế, đa số các giáo xứ đều không áp dụng. Chúng ta tóm lược những nét lớn của hai ban này:
Ban Trị sự (55)
+ Những thành viên: Ban Trị sự gồm có chánh trương, một phó trương, thơ ký, thủ quỹ, trương phiên (nhiều ít tùy mỗi xứ), các trùm họ và quản giáo của các họ đạo.
+ Nhiệm vụ: - Chánh trương: phục tùng cha xứ, trông coi các việc trong xứ, giữ sổ sách, lo trật tự, đạt giấy mời hội Hàng phủ với dấu ấn và chữ ký của cha xứ. - Phó trương: phụ tá chánh trương trong mọi việc, thay thế chánh trương khi ông vắng mặt. - Thủ quỹ: thừa lệnh cha xứ coi sóc của công hàng xứ. - thơ ký: Biên chép sổ sách (Điều lệ Hàng phủ, Công bản, Chi thu, Kế toán vào dịp lễ Phục Sinh và lễ Các Thánh, Nhân danh) Sổ luôn có hai bản và phải được cha xứ duyệt y. - Trương phiên: phụ tá chánh trương. - Trùm: làm đầu một họ và đại biểu trong Hội Hàng phủ. - Quản giáo: coi trẻ em trong họ, lo trật tự khuôn phép trong họ, ngồi ‘tọa thí kinh bổn’.
+ Tư cách và đức tính: Những ứng viên ban Trị sự phải có lòng đạo đức, có tiếng tốt, có học thức, khôn ngoan, công tâm, mẫn cán, trực tính, hòa nhã, không sinh sự, có thế giá trong dân (như trong hàng tổng lý). - Phải đứng tuổi (hàng chánh trương phải trên 40, hàng trương phiên, thủ quỹ trên 30 tuổi, quản giáo từ 25 dĩ thượng). Tránh những người khô khan, mang tai tiếng, hay gây sự, trộm cướp, rối rắm, nghiện hút, kiện cáo, chống đối giáo sĩ, đừng nể vì giầu sang. Trường hợp một người trong Ban hàng phủ mà sinh xấu ra như trên, thì phải khuyên răn đôi lần; bằng họ không sửa mình thì phải cất chức, không được bồi hoàn quyền lợi.
+ Bầu cử: Khi có đủ lý do thì đề cử lên, khỏi phải bầu phiếu. Bình thường phải bầu phiếu kín những chức vị thuộc ban Trị sự. Ai nhiều phiếu thì đắc cử; hai người đồng phiếu, thì ai nhiều tuổi sẽ đắc cử. Người trúng cử phải được cha xứ châu phê và đệ lên đức giám mục xin ngài chấp nhận và ban bằng, lúc đó mới thành. Đơn từ chức hay cách chức của một thành viên trong ban trị sự phải được cha xứ và cha tổng quản (cha chính địa phận) ký nhận. Còn đơn của Trùm hay Quản giáo thì chỉ cha xứ ký nhận là đủ.
+ Vị tân cử khao vọng: Mỗi quí chức tân cử vào ban Trị sự có thể tổ chức một tiệc khao trong ngày nhận nhiệm vụ và nộp một số tiền gây quỹ Ban Hàng Phủ: Chánh trương 20§, thơ ký, thủ quỹ, trương phiên 12§, trùm họ 6§, quản giáo 4§.
+ Hạn khóa: Nhiệm kỳ của một thành viên ban Trị sự là 6 năm.
+ Những đặc quyền thiêng liêng: Mỗi năm, cha xứ phải tổ chức cho quí chức một cuộc cấm phòng độ ba hay bốn ngày. Hơn nữa, sau một nhiệm kỳ 6 năm không bị điều gì chê trách thì khi qua đời, các ông chánh trương và phó trương được một lễ hát; các ông thư ký, thủ quỹ, trùm họ được hai lễ đọc; các vị quí chức khác được một lễ đọc.
+ Tính sổ : Mỗi năm hai lần, vào dịp lễ Phục Sinh và lễ Các Thánh, thủ quỹ phải đệ trình sổ sách cho Hội Đồng Quí Chức. Hội Đồng Quí Chức thảo luận ngân sách cho năm sau.
Ban Cố vấn:
+ Những người được mời: Các ‘chức sắc kỳ dịch’ tức các nhân sĩ dân sự, được ban Trị sự mời vào Ban Cố Vấn để tham khảo ý kiến về những công việc của giáo xứ.
+ Địa vị: Trong các buổi hội hay đình đám thì: Chánh phó tổng và các phẩm hàm ngồi ngang hàng với chánh phó trương. - Lý trưởng, chánh hương hội ngồi ngang hàng với thơ ký, thủ quỹ và trương phiên. - Phó lý, phó hội thơ ký, thủ quỹ hàng xã… ngồi ngang hàng với trùm và quản giáo.
+ Vọng: Vị tân cử của Ban Cố Vấn phải nộp 1§ ‘tiền nhập hội’ và có thể tổ chức một tiệc khao vọng theo những qui định của giáo xứ (56).
b) Hội đồng quý chức của họ đạo
Mỗi xứ đạo gồm nhiều họ đạo và mỗi họ đạo là tiềm thể của một xứ đạo mới. Tùy theo sụ quan trọng của mình, mỗi họ đạo sẽ có số người đại diện đông hay ít tham gia vào Hội đồng Quý Chức xứ. Ngoài ra, mỗi họ đạo phải được tổ chức chặt chẽ và điều khiển nghiêm trang bởi một hội đồng mà người lãnh đão không ai khác hơn là người lãng đạo của họ đạo. Thành phần của Hội Đồng quý chức họ đạo gồm có người đứng đầu là Trùm Họ, Biện Sở, Biện Nhất, người phụ tá là Trùm Phó, Biện Nhì, Biện Hai, người coi an ninh là “Thu Khoán”, Biện Ba, nhiều Trưởng Khu và Quản Giáo. Sau cùng, tất cả những điều mà cuốn Chỉ Nam đã ấn định cho Ban Trị Sự xứ đạo, đều có thể ứng dụng cho Hội Đống Quý Chức họ đạo (57).

c) Nội quy của họ đạo
Trước tiên, cuốn Chỉ Nam xác định rằng tất cả những nội quy của họ đạo đằu phải được giáo quyền duyệt y. Hội Đồng Quý Chức và ngay cả linh mục đều không có quyền lập định bất cứ một luật lệ nào mà không có phép của giám mục. Sau đó, cuốn Nội Quy phân biệt hai loại luật lệ của họ đạo: Thứ nhất là những luật lệ cải tổ, đặc biệt nhằm canh tân những tập quán liên quan đến tang chế và hôn nhân; Thứ hai là những luật hình sự, được thiết lập để tuyệt đối ngăn cấm những tội phạm về tôn giáo hay xã hội, tỷ như những tội phãm về phong hóa, những lạm dụng rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập ma túy,... Các chức việc đều phải lo sao để giáo dân tuân giữ cẩn mật tất cả nội quy của họ đạo (58).

Trên đây là phác họa tổng quát lịch sử Giáo Hội Việt Nam từ năm 1533 đến năm 1953. Trong dòng thời gian này, lịch sử của Hội Đồng Quí Chức các họ đạo tại Việt Nam đã dần dần được thể hiện. Hy vọng rằng, mặc dù đơn giản, việc trình bày của chúng tôi tạm đủ nói lên những nét chính của khuôn khổ lịch sử trong đó Hội Đồng Quí Chức được hình thành, vươn tiến, tuyên chứng đức tin, cộng tác với linh mục trong công cuộc truyền giáo bằng lời nói, bằng hoạt động, bằng đời sống, và ngay cả bằng máu đào. Và sau khi có một cái nhìn tổng thể về tổ chức Hội Đồng Quí Chức trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày trong chương tiếp theo về thực thể của họ đạo Việt Nam, vốn được xem là đơn vị căn bản của giáo phận, và nhất là được xem như một môi trường đặc biệt cho sự hình thành và cho mọi hoạt động của Hội Đồng Quí Chức.


-------------------------------------------
Chú thích
(I) MIRANI J. DELLE MISSIONI DE’PADRI DELLA COMPAGNIA DI GIESU NELLA PROVINCIA DEL GIAPPONE E PARTICOLARMENTE DI TUNKINO, tr. 188,264-265 ; LOUVET L. COCHINCHINE RELIGIEUSE, tr. 356-357 ; PHAN PHAT HUON, VIET NAM GIAO SU, tr. 122-123

(2) NGUYÊN HÔNG, LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM, I. tr. 99-100

(3) NGUYÊN HÔNG, sd. I tr. 105-107

(4) NGUYÊN HÔNG, sd. I tr. 150-151

(5) NGUYÊN HÔNG, sd. I tr. 167-168

(6) NGUYÊN HÔNG, sd. Itr.. 180-181

(7) NGUYÊN HÔNG, sd. I tr. 181-183

(8) NGUYÊN HÔNG, sd. I tr. 184

(9) NGUYÊN HÔNG, sd. I tr. 185-186

(10) SACCANO M. RELATION DES PROGRES DE LA FOI AU ROYAUME DE LA COCHINCHINE DES ANNEE 1636 ET 1647, Paris 1653 tr. 89-109

(11) LAUNAY A. HISTOIRE DE LA MISSION DU TONKIN I, tr.53

(12) LAUNAY A. sd.I, tr. 273

(13) LAUNAY A. sd. I, tr. 94, 97.

(14) LAUNAY A. HISTOIRE DE LA MISSION DE LA COCHINCHINE I, tr.. 107-108.

(15) LOUVET L. sd. I, tr. 268-284.

(16) LOUVET L. sd. I, tr. 290-294

(17) LOUVET L. sd. I, tr. 293

(18) LOUVET L. sd. I, tr. 242

(19) LOUVET L. sd.. I, tr. 271

(20) LOUVET L. sd. I, tr. 286-289

(21) LOUVET L. sd. I, tr. 285

(22) LOUVET L. NOTICE NECROLOGIQUE SUR MGR COLOMBERT, tr.8 ss

(23) Xem. LOUVET L. LA COCHINCHINE RELIGIEUSE I, tr.337-348 ; Mgr DEPIERRE sd. tr. 34-38

(24) - nt

(25) - nt

(26) Bản văn nhuận sắc và ấn hành bởi cha Ngô đình Thục trước hết giữ nguyên soạn văn, đoạn dẫn nhập, 5 chương và 70 điều, sau đó thêm vào một phụ lục gồm 2 khoản : 1) Quí chức hội, có 8 điều. 2) Tài chánh của Hội đồng quí chức, có 4 điều.

(27) THIÊN-CHÚA-THÁNH-GIÁO NHỰT-KHÓA CHÚA-NHỰT-PHÁP Imprimerie de la Mission tr. 629-660, Sài-Gòn 1898

(28) Xin xem chú thích (26)

(29) NKDP (1934) s.1286 tr.147

(30) In : SÁCH THUẬT LẠI CÁC THƯ CHUNG ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI II, Ké Sở 1924 tr. 185-206

(31) AD tr. 11-13

(32) AD tit IV cap III nn. I et II, tr. 111-112

(33) AD tit IV cap IV n.2/I tr. 113

(34) AD tit II cap unicum tr. 64-72

(35) AD tit III cap I n.II, tr. 75

(36) AD tit IV cap III n. III, tr. 112

(37) ACTA ET DECRETA SECUNDAE REGIONALIS TUNQUINENSIS, habitae in pago Ké So, A.D. 1912 in tại Kẻ Sở 1914 chia ra : Titulus “De personis” tr. 1-13, tit. II “De Rebus” tr. 35-38 tit III “Sacramentis” tr. 39-54 ; tit. IV «De cura christianorum» tr. 54-64

(38) AD tit IV cap I n.16 tr. 57

(39) AD tit IV cap I n.4 tr. 54

(40) AD, S.P. Pius XI : “Nulla Dies sine circulo “ ad promotores Actionis Catholicae, Romae 4 mars 1928, trg. PCI tr.. 113 note (I)

(41) PCI tr.. 107-117

(42) Những giáo phận khác không có cuốn Chỉ Nam. Nhưng, một cách thực dụng, tất cả các giáo phận Bắc Kỳ xử dụng cuốn Chỉ Nam của giáo phận Hà-Nội, giáo phận Vinh dùng Chỉ Nam của giáo phận Huế.

(43) Cuốn Chỉ Nam của giáo phận Sàii Gòn và Cao Miên (Le Directoire de COCHINCHINE OCCIDENTALE et de KAMPUCHIA) được in lần đầu tiên «để thực nghiệm» dưới đề tựa «Dự án tập quán cho sứ vụ Sài-Gòn», Hồng-Kông 1901. Bản văn này không còn tìm thấy. Nhưng chắc chắn là nó được nhuận sắc và ấn hành dưới tựa đề «Directoire» vào năm 1904. Hiện nay, chúng ta có một ấn bản của lần in thứ hai vào năm 1922, Sài Gòn, nhà in Tân Định.

(44) CUỐN CHỈ NAM GIÁO PHẬN HUẾ, 1940, nhà in Huế; CUỐN CHỈ NAM GIÁO PHẬN QUI NHƠN, 1942, nhà in Quy Nhơn. Hai huấn thị này có chung một cấu trúc. Tỷ dụ, Mục VI «Sự tổ chức những cộng đoàn tín hữu» được chia thành: Chương I «Những quí chức cộng đoàn tín hữu» (DH.93-103, DQN.112-117); Chương II «Hiệp hội thanh niên thanh nữ» (DH.104-105, DQN.118-120); Chương III «Đối xử trong trường hợp bất hòa» (DH 106-108, DQN.121-123) ; Chương IV «Dâng lễ và cầu nguyện cho những linh mục và ân nhân quá vãng» (DH.109-111, DQN.124-128); Chương V «Những bổn phận giáo dân trong cộng đoàn tín hữu» (DH.112-115, DQN.129-132) .

(45) DH.113, DQN. 130

(46) DH.114, DQN.131

(47) DH.99, DQN.113

(48) DH.99-100, DQN.113-114

(49) DH.101, DQN.115

(44) CUỐN CHỈ NAM GIÁO PHẬN HUẾ, 1940, nhà in Huế; CUỐN CHỈ NAM GIÁO PHẬN QUI NHƠN, 1942, nhà in Quy Nhơn. Hai huấn thị này có chung một cấu trúc. Tỷ dụ, Mục VI «Sự tổ chức những cộng đoàn tín hữu» được chia thành: Chương I «Những quí chức cộng đoàn tín hữu» (DH.93-103, DQN.112-117); Chương II «Hiệp hội thanh niên thanh nữ» (DH.104-105, DQN.118-120); Chương III «Đối xử trong trường hợp bất hòa» (DH.106-108, DQN.121-123); Chương IV «Dâng lễ và cầu nguyện cho những linh mục và ân nhân quá vãng» (DH.109-111, DQN.124-128); Chương V «Những bổn phận giáo dân trong cộng đoàn tín hữu» (DH. 112-115, DQN.129-132) .

(45) DH.113, DQN.130

(46) DH.114, DQN.131

(47) DH.99, DQN.113

(48) DH.99-100, DQN.113-114

(49) DH.101, DQN.115

(50) DH., DQN.

(51) DH.103, DQN.117

(52) DH.103, 222 DQN.117, 250

(53) DH.102, DQN.116

(54) CUỐN CHỈ NAM CỦA GIÁO PHẬN HÀ-NỘI có ấn bản đầu tiên vào năm 1941, dưới triều giám mục Fr Chaize, với tựa đề la tinh : «DIRECTORIUM VICARIATUS APOSTOLICI DE HANOI» phụ đề việt ngữ là «Luật chung địa phận Hà Nội» Nhà in Trung Hoa, Hà Nội.

(55) DHN.150

(56) DHN.152-153

(57)DHN. 151

(58) DHN. 154-157



CHƯƠNG III
KHUÔN MẶT

MỘT HỌ ĐẠO VIỆT NAM

Trong chương này chúng ta sẽ trình bày hai mục chính:


I. Một ngôi làng truyền thống Việt Nam

II. Khuôn mặt một họ đạo Việt Nam



MỤC I
MỘT NGÔI LÀNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Tổ chức của họ đạo Việt Nam giống như ngôi làng truyền thống và tựa như một đại gia đình. Như vậy để hiểu rõ hơn, trước hết chúng ta cần biết vài nét tổng quát về cách tổ chức đời sống dân sự và truyền thống.
I. Hình thành một ngôi làng
Con người sinh ra cho xã hội. Thiếu nó, con người không thể tự nuôi sống, tự vệ, tự tạo, và tiến bộ. Trong bản tính, con người có một sức mạnh hay đúng hơn một luật lệ thúc đẩy tìm kiếm sự

đồng hành với những người cùng loại. Luật này trước hết tạo ra gia đình tựa như một xã hội phôi thai. Và sau đó sinh ra ngôi làng, một đơn vị hành chánh ở Việt Nam (1)


Làng Việt Nam có nguồn gốc theo kiểu mẫu Trung Hoa từ thời nhà Chu thế kỷ XII trước công nguyên. Kiểu mẫu này đã du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ nhất bởi những tổng trấn Trung Hoa. Phần lớn, nhất là từ đời Gia Long (1802) sự thành lập những làng tùy vào óc sáng kiến của mỗi cá nhân (2). Người ta còn có thể nói làng Việt Nam thật sự là quy tụ của nhiều gia đình có những liên hệ về họ hàng, hợp lại với nhau ở một chỗ, gần một ngọn suối, dọc theo một con sông, ở giữa một cánh rừng v.v… để cùng nhau khai phá một vùng đất còn hoang vu, chưa trồng trọt.
Lý do tụ tập này có thể bởi sự kiện làng nguyên thủy quá đông đảo, cần phân nhỏ ra để dễ bề sinh sống, hay bởi những thiên tai xẩy tới hoặc do sự cạnh tranh 'bè phái' (clan) trong một gia tộc (3). Họ đã đến lập nghiệp tại một nơi, và để sinh tồn, để vươn lên trên những yếu kém và muốn đáp ứng mọi nhu cầu của đời sống, họ phải đoàn tụ lại, gắn bó với nhau hầu tạo nên sức mạnh và nguồn lợi sống.
Sau đó, để giải quyết quan hệ với nhau, những quyền lợi, bổn phận và bảo đảm sự thoải mái cho tập thể. những gia đình này đã có, hay đã lập được một quy chế. Và một ngôi làng mới đã thành hình.
Chúng ta có thể khẳng định rằng sự thành lập những thôn xóm hay làng xã mới luôn được chính quyền nhà vua khuyến khích. (5)
II. Sự tổ chức của làng
1) Những thôn, xóm
Làng được chia làm nhiều thôn khác nhau thường là do địa dư và sự liên hệ về giòng họ giữa những gia đình. Thôn này cách với thôn kia, mỗi thôn có tổ chức hành chánh riêng biệt, nhưng tất cả đều phải góp phần vào những chi phí của làng. Thôn gửi những đại diện tới các buổi họp công cộng, nhất là những buổi họp bất thường, thí dụ như: những công tác chính quyền buộc mọi làng trong tỉnh phải tham gia vì lợi ích chung.
Nhiều làng có tới chục thôn, làng khác không có. Tùy theo số dân cư hay theo vùng đất lớn nhỏ, mỗi thôn chia ra thành giáp hay khu, xóm. (6)
2) Dân số
Dân số trong làng gọi là 'dân làng' (7). Thường gồm có:
a) Dân đinh: Dân đinh là lớp dân hưởng mọi quyền của người công dân, có bổn phận tham gia vào công phí, phải đóng sưu thuế. Phải ghi danh trước 18 tuổi. Người ta phân ra những người phải đóng sưu thuế như sau:

+ Những chức sắc hay quan viên: những người có quyền chức, đỗ đạt, được triều đình phong chức tước.

+ Lão nhiêu, những người già từ 60 tuổi trở lên.

+ Lão hạng, gồm người già từ 55 đến 59 tuổi.

+ Tráng hạng hay tráng đinh, gồm đàn ông từ 21 đến 54 tuổi.

+ Hoàng đinh, người trẻ từ 18 đến 20 tuổi.


Trẻ em, những người chưa tới 18 tuổi và tất cả đàn bà ở mọi lớp tuổi đều không có tên trong "Đinh bộ" (sổ ghi những người đóng thuế) (8).
b) Dân ngoài hay dân lậu: người đến ở làng ít lâu rồi đi hay ở lại luôn, nếu tìm được cách sinh sống.
c) Dân ngụ : người phải trả một số tiền vì được làng cho trú ngụ.
3) Giới chức sắc
Chỉ có những người này mới được ghi danh, đến họp đại hội, và bỏ phiếu ở hội đồng các chức sắc (9). Họ có nhiệm vụ quản trị làng. Để được ứng cử vào hàng chức sắc, cần phải ghi tên trong sổ đinh và ít nhất là 20 tuổi; là điền chủ; hay đại thương gia, có lợi tức, là công chức đang làm việc hay đã hưu trí. Số chức sắc tùy thuộc sự quan trọng, điều kiện dân cư và tục lệ của mỗi làng.
Buổi họp của các chức sắc trong làng gồm có các thành phần tham dự:

'Dịch mục': chức sắc thành niên, được chọn trong số người trẻ và hoạt động nhất. Họ gánh vác mọi việc, đặc biệt thi hành lệnh bắt giữ ai khi có nghị quyết.

'Kỳ mục': chức sắc trưởng thành, chiếm đa số và là thành phần có nhiều ảnh hưởng nhất. Họ là những người sắp xếp mọi vấn đề, đệ trình, bàn cãi để xúc tiến công việc.
Giới chức sắc nắm trong tay những quyền hành rộng rãi. Họ giải quyết mọi vấn đề trong làng, dưới mọi hình thức và lấy những quyết định để bảo vệ quyền lợi của làng. Chính vì thế người ta nói "làng xã là một nhóm hành chính tự trị" hay "Làng xã tự quản lý mình" hoặc "Lệnh vua thua lệ làng" (10)
4) Trọng trách của chức sắc
Những trọng trách chính trong công việc của các chức sắc là: chia việc trong làng, tìm người lao động cho những công việc có lợi ích chung, khi có yêu cầu của quan tỉnh, nhận tất cả tiền lĩnh canh và tiền thuế lợi tức, ký lại hợp đồng cho thuê, thanh toán, thảo luận và tính sổ sách, nhận những tặng vật và di sản, vay mượn và thế đất của làng, quản trị, có quyền trong tất cả mọi việc có lợi ích chung, như xây cất đường làng, cầu, bờ ruộng và bờ đê, phân định phần tiền thuế thu nhập cho những người phải trả thuế, chọn và tuyển tân binh, tổ chức đội canh phòng trong làng, đưa ra tòa án và tiếp nhận những án xử, là người xử hòa giữa dân làng, bằng lời khuyên bảo khôn ngoan. Và nhiều khi còn xử những án nhẹ, nhiều nhất là 10 roi mây, tổ chức những nghi lễ thường lệ, những hội hè và trò vui công cộng, để ý đến việc giáo dục các em nhỏ, giúp những người nghèo khổ và bệnh tật v.v… (11)
5) Lý trưởng và những người phụ tá
a) Lý trưởng: Hội đồng chức sắc cần một người đại diện trong mối quan hệ với nhà nước, họ tìm ở giữa những thành viên một nguời để ủy quyền. Người này sẽ được bầu bởi tất cả những người dân đinh (dân làng trong sổ bộ). Được bầu, ông trở thành lý trưởng, giữ việc thi hành những quyết định của hội đồng (12)
Đó là một người có tài ăn nói hoạt bát và khéo léo, thông thạo việc bảo vệ quyền lợi cho những người bị áp bức; có khả năng tránh cho làng những chi phí và bảo vệ quyền lợi của dân. Nhờ có danh thơm tiếng tốt, ông được các chức sắc chọn lựa và dân làng bầu phiếu.
Ngay khi cuộc bầu cử được chấp nhận bởi 'chức sắc đặc trách cuộc bầu cử', và không ai khiếu nại vì 'ông lý trưởng có tiền án', thì chính 'chức sắc đặc trách cuộc bầu cử' trao cho ông lý trưởng một chứng chỉ và một con dấu ấn (mộc). Hai vật này là biểu hiệu cho chức vụ và quyền hành của lý trưởng: trên mọi giấy tờ chính thức phải mang dấu ấn và chữ ký của ông lý trưởng.
Trong làng, ông lý trưởng lãnh đạo tất cả những công việc quan trọng, ông đích thân đảm nhận mọi việc của hội đồng chức sắc mà chúng ta đã nói ở phần trên. Tất cả những liên hệ và mọi giấy chứng thực sẽ vô hiệu lực nếu không có dấu mộc của ông.
b) Phó lý : Ông lý trưởng không thể trông coi tất cả mọi việc mà ông có trách nhiệm, ông trao lại một phần quyền hành cho một người phụ tá được gọi là "phó lý". người này được dân làng bầu cử với trách niệm sẽ giúp đỡ, trợ tá, và khi cần thiết sẽ thay thế ông lý trưởng. Ông là người đặc biệt chịu trách nhiệm mọi việc linh tinh trong làng, xây cất và sửa chữa từ con đường đến bờ đê. Như lý truởng ông cũng nhận được một chứng thư của 'chức sắc đặc trách cuộc bầu cử', nhưng không có dấu ấn (mộc)
c) Xã tuần hay tuần phiên: Người canh giữ đồng hay khu rừng ban đêm. Trên nguyên tắc ông chịu trách nhiệm nếu có cướp bóc hoặc phá rối, đêm cũng như ngày, trong làng hoặc ngoài đồng. Vì ông không thể trông coi khắp nơi, người ta đặt một nhóm người gọi là 'tuần đinh' để phụ giúp ông.
d) Thủ bộ hay thủ bản: Người này giữ giấy tờ, sổ sách của làng. Ông giữ sổ đinh bộ là sổ chính thức có tên cả dân làng, và sổ điền bộ, sổ chính thức ghi những chi tiết của chủ đất.
e) Tiên Chỉ: là người cao niên, đức hạnh và thế giá trong làng. Ông được tín nhiệm bảo trì thuần phong mỹ tục trong làng, chủ sự các nghi lễ công cộng, quan tâm đến việc giáo dục trẻ em và giới trẻ (13).
Nhiệm kỳ: Thời nhiệm những viên chức của làng không có hạn định. Tùy theo tục lệ mỗi làng. (14)
6) Những sổ ghi chính thức của làng
Mỗi làng thường có ba sổ ghi: Đinh bộ, Điền bộ và Sổ Hàng xã
a) Sổ đinh bộ: Dành để ghi những người có thể và đang là chức sắc, những người dân đinh. Vì hoàn cảnh chiến tranh, có nhiều làng đã bê trễ lập sổ này. (15)
b) Sổ điền bộ: Khoảng thế kỷ thứ VI sau công nguyên, thời nhà Lý, mỗi làng đều nhận lệnh lập một cuốn sổ ghi gọi là Điền bộ, trong sổ mang từng chi tiết tất cả ruộng và đất trồng trọt thuộc về làng hay thuộc về mỗi gia đình trong làng.
c) Sổ hàng xã hay Sổ hàng thôn: Trong đó có từng chi tiết về bổn phận và quyền lợi của dân làng, ghi những vấn đề căn bản như về tôn ti, ngôi thứ và những tập tục địa phương.
7. Tài nguyên của làng
Những nguồn lợi của làng để trang trải các chi phí, do dân làng đóng góp, từ đất đai, những vườn chăn nuôi, bán những chứng khoán, lợi tức bất động sản chung, đến việc vay tiền khi số thu vào không đủ. Trong trường hợp này, sau một buổi họp, hội đồng chức sắc quyết định bổ trên mỗi dân làng một số tiền ấn định tùy từng hạng theo sổ hàng xã. Những nguồn lợi chung của làng xã phải dùng cho việc chung, không được dùng riêng tư.
Người thủ bộ giữ sổ ghi những chi phí và thu nhập. Ông cũng lo việc trả tiền cho người này hay thu hồi của người khác, dĩ nhiên với sự đồng ý của ông lý trưởng. Hàng năm, một bản tường trình được trao cho hội đồng làng xã về tình hình tài chánh của làng và những việc đã thực hiện trong năm.
Trước khi chấm dứt những gì liên quan đến sự tổ chức của làng xã Việt Nam, chúng tôi xin lưu ý những gì đã nói ở phần trên chỉ là những nét tổng quát. Dù việc tổ chức của làng đã đổi mới lại năm 1921 ở miền Bắc Việt Nam (Tonkin) (16) và năm 1927 ở miền Nam Việt Nam (Cochinchine) (17) nhưng vẫn còn giữ được những nét cổ truyền như ngày trước, còn như những làng ở miền Trung Việt Nam (Annam) không bị một sự thay đổi nào. Lẽ dĩ nhiên chúng tôi không nói ở đây khuôn mặt của một làng dưới chế độ xã hội hiện nay. Tất cả đều thay đổi, ở Bắc Việt Nam từ năm 1954 và Nam Việt Nam từ năm 1975 (18)
III. Đời sống của làng
1) Những buổi họp
Không có thể lệ ấn định ngày và số buổi họp. Khi các chức sắc nhận thấy cần bàn cãi trong hội đồng một vấn đề mà họ phải có giải pháp tức thời, họ quyết định triệu tập buổi họp. Người đi thông báo buổi họp là anh trưởng mõ. Anh này cầm mõ gỗ, đi khắp thôn xóm, khua mõ và rao thông báo mời các chức sắc và tất cả dân đinh đến dự buổi họp. Anh nói vắn tắt nhưng rõ ràng ngày tháng, nơi chốn và mục đích của buổi họp.
Những người đến tham dự buổi họp, sẽ ngồi ở chỗ dành cho mình theo thứ tự đã lập trong "sổ hàng xã". Chỉ những chức sắc mới có quyền phát biểu. Dân đinh được mời dự và được giải thích về những vấn đề đã mang ra bàn cãi.
Sau khi bàn cãi, các chức sắc cứu xét và đưa ra những đề nghị được thông qua hay gạt bỏ theo đa số những chức sắc có mặt. Sau hết, vấn đề được biểu quyết và giao cho các tráng đinh thi hành. (19)
2) Đình làng
Đình làng là ngôi nhà chung, là nơi các chức sắc và dân làng thường hội họp để lo công việc hay cùng tổ chức lễ hội. Đây là trung tâm đời sống của làng. Người ta cũng hay dùng nơi này để làm trường học cho các em nhỏ trong làng.
3) Một vài công việc hành chính
a) Sinh sản: Dân làng không bắt buộc phải làm khai sinh khi có một trẻ em mới chào đời. Nhưng nếu em nhỏ là trai và người ta muốn cho em hưởng những đặc quyền và trọng trách sau này thì phải báo cho các chức sắc biết. Những người này sẽ cho em bé một tên ghi trong "sổ hàng xã", sổ danh sách riêng của thôn xóm, và kể từ lúc đó, em nhỏ đựơc xem như một trong những công dân tương lai.
b) Cưới hỏi: Ngày xưa, đám cưới ở Việt Nam được xem như một nghi lễ căn bản tôn giáo, hoàn toàn không có hiệu lực nếu không tôn trọng những nghi lễ của xứ sở. Làng dùng quyền hạn để làm cho đám cưới dân sự thêm phần vững chắc khi có "nộp cheo" hay "cưới cheo", kèm theo một món quà. Thường các chức sắc hiện diện, và lý trưởng thay mặt dân làng nhận tiền cheo và món quà. Chỉ sau đó, mới được cưới dâu và đôi vợ chồng mới được về "sống chung".
c) Qua đời: Làng không ghi sổ những khai tử cũng như khai sanh. Tuy nhiên, gia đình có thể thông báo cho chính quyền trong làng biết khi có người thân qua đời. Nếu người chết có tên trong sổ "đinh bộ", thì bắt buộc phải khai báo để có thể tìm người thế chỗ.

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương