Hệ thống sông Thái Bình


- Hàm lượng oxy sinh hóa (BOD)



trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1 Mb.
#13676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

- Hàm lượng oxy sinh hóa (BOD):

Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD - Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand), là một chỉ số được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng, mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng của nguồn nước [49].



- Các chất hòa tan trong nước:

Chất hòa tan trong nước thiên nhiên bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Có thể chia làm ba nhóm lớn là: chất vô cơ hòa tan, chất hữu cơ hòa tan và chất khí hòa tan [31].



  • Chất vô cơ hòa tan: Chất vô cơ hòa tan trong tự nhiên gồm 3 thành phần:

+ Thành phần muối cơ bản là thành phần chủ yếu của muối vô cơ hòa tan trong nước thiên nhiên. Trong nước ngọt thành phần này chiếm tới 90 – 95%, trong nước có nồng độ muối cao, tới 99%. Thành phần muối cơ bản này gồm các muối clorit, sunfat cacbonat, hidrocacbonat của Na, Mg, Ca và K. Thành phần này tồn tại trong nước thiên nhiên dưới dạng các ion chủ yếu: Cl, SO4, HCO3, CO3, Na, K, Mg, và Ca.

+ Các nguyên tố tạo sinh (biogen) gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ hòa tan của N, P và Si, là các chất cần thiết cho sự tạo thành cơ thể sống. Thuộc vào nhóm này còn có thể kể cả một số muối khác như Na, Ca, K, Mg…và được gọi chung là các muối dinh dưỡng. N ở trong nước ở dạng các ion NH4+, NO2-, NO3-, và các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan trong nước. P cũng ở dạng vô cơ và hữu cơ hòa tan hoặc không hòa tan trong nước. Dạng vô cơ trong nước tự nhiên là H3PO4 và các dẫn xuất. Si trong nước tự nhiên ở dạng hòa tan có thể là H4SiO4 và các dẫn xuất.

+ Các nguyên tố vi lượng bao gồm các nguyên tố có hảm lượng rất nhỏ, nhưng rất quan trọng đối với đời sống thủy sinh vật. Các nguyên tố này rất nhiều và càng ngày càng được phát hiện nhiều thêm bằng các phương pháp phân tích hiện đại. Các nguyên tố phổ biến là: Fe, Ni, Pb, Cu, Mn, Co, …


  • Chất hữu cơ hòa tan:

Trong thành phần nước tự nhiên, ngoài lượng chất hữu cơ chứa trong sinh vật, còn có thành phần chất hữu cơ ở các dạng khác ngoài sinh vật như chất hữu cơ hòa tan, chất vẩn và chất keo [31].

  • Chất khí hòa tan:

Trong nước thiên nhiên có các chất khí hòa tan, trong đó các chất khí thường gặp và có hàm lượng cao như: O­2, CO2, N2, CH4, H2S, NH3.

Nguồn gốc của các chất khí này là: từ không khí đi vào nước (O­2, CO2, N2) hoặc do các quá trình sống của thủy sinh vật và các quá trình chuyển hóa vật chất xảy ra trong thủy vực (CO2, CH4, H2S, NH3, H2) hay do quá trình phân giải khí và chuyển hóa ở các lớp đất sâu dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp lực cao (CO2, CO, H2S, NH3, HCl…). Đối với nước trên mặt đất, hai nguồn gốc trên là chủ yếu, còn đối với nước ngầm, nguồn gốc thứ ba là chủ yếu.

Để đánh giá chất lượng nước, thường dùng chỉ tiêu hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO). Nồng độ oxy hòa tan là chỉ thị quan trọng thể hiện chất lượng nước trong thủy vực [6]. Oxy hòa tan có trong thủy vực là từ không khí và từ hoạt động quang hợp của thực vật trong tầng quang hợp. Lượng oxy này sẽ được tiêu thụ trong quá trình hô hấp, trong các quá trình ôxy hóa các chất trong thủy vực, nếu ở hàm lượng cao có thể thoát ra ngoài không khí. Ở nền đáy, oxy còn được chuyển từ oxit mangan khó hòa tan trong nước lắng xuống đáy. Khi mất oxy, chất này lại trở thành hợp chất Mn hòa tan, lấy lại oxy trong nước rồi lại lắng xuống đáy.

+ Khí Cacbonic: Cũng từ không khí, từ hoạt động hô hấp của thủy sinh vật và từ các quá trình phân hủy chất hữu cơ mà tạo ra trong nước. CO2 hòa tan trong nước được tiêu thụ trong quá trình quang hợp, trong quá trình chuyển hóa thành HCO3 và CO32- và có thể thoát ra ngoài nước.

Hàm lượng oxy và CO2 trong nước của các thủy vực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ nước và nồng độ muối,… Hàm lượng oxy và CO2 trong thủy vực còn biến đổi theo mùa, theo ngày đêm, theo độ sâu, theo hoạt động sống của thủy sinh vật, các quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ trong thủy vực và theo sự thay đổi đặc tính vận động của khối nước. Phân bố của oxy và CO2 trong các thủy vực cũng theo quy luật nhất định. Các tầng nước trên thường giàu oxy, có khi tới bão hòa, rồi giảm dần theo độ sâu. Các tầng nước sâu thường giàu CO2 và nghèo oxy, có khi còn có các khí độc (CH4, H2S).

+ H2S: Trong thủy vực, H2S được hình thành do hoạt động của vi khuẩn thối rữa phân hủy chất hữu cơ và vi khuẩn lưu huỳnh khử sunfat trong nước. Loại thứ nhất hay gặp ở nước ngọt, loại thứ hai hay gặp ở biển và đại dương, nơi có nhiều sunfat. Khối lượng H2S sinh ra trong thủy vực nhiều khi rất lớn, làm nhiễm độc một diện tích rất rộng trong thủy vực. H2S là khí rất độc, trực tiếp hay gián tiếp gây tác hại cho thủy sinh vật. Có những thủy sinh vật chết ở nổng độ H2S rất nhỏ. H2S còn làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, thu hẹp diện tích hoạt động bắt mồi của thủy sinh vật trong các thủy vực [31].

1.4. Khái quát về chỉ số tổ hợp sinh học (Index of Biotic Integrity - IBI)

1..4.1. Lịch sử của chỉ số tổ hợp sinh học – IBI

Chỉ số tổ hợp sinh học được phát triển bởi James R. Karr từ năm 1981 và đầu những năm 80. Ban đầu Ông đã sử dụng quần xã cá trong các dòng suối vùng phía tây ở miền Trung nước Mỹ để tính điểm IBI. IBI được phát triển bởi vì có nhiều ưu điểm như có tính hiệu quả, dễ sử dụng, không tốn kém và khá chính xác [38,42].

IBI là cách tiếp cận sử dụng phương pháp so sánh để đo tổ hợp sinh học (Moyle và Randall, 1998). Tổ hợp sinh học được kiểm tra bởi so sánh giá trị IBI của một vị trí bị tác động xấu với một vị trí không bị xáo trộn hoặc ít bị xáo trộn nhất (Karr, 1981). Các giá trị IBI được xác định dựa trên hầu hết các thuộc tính hệ thống sống mà có chứa thông tin về cấu trúc, chức năng và tổ chức của các quần xã sinh vật (Osborne và các cộng sự 1992). Nhờ có các thuộc tính này mà IBI phản ánh các thành phần của HST, kết cấu nơi sống và dinh dưỡng, sức sống cá thể và sự phong phú loài (Hughes và các cộng sự, 1998) [38,42].

1.4.2. Ý nghĩa của việc sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học để đánh giá chất lượng môi trường nước

- Ý nghĩa của chỉ số tổ hợp sinh học:

Khi so sánh các kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước bằng các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học thì cục môi trường Mỹ (EPA) nhận thấy rằng 50% trường hợp suy giảm môi trường nhận biết bằng các chỉ số sinh học trùng với sự suy giảm các chỉ số hóa học. Ngược lại chỉ có 3% trường hợp nhận biết bằng các chỉ số hóa học trùng với các chuẩn mực sinh học. Tù kết luận đó EPA dùng chỉ số tổ hợp sinh học để đánh giá môi trường có nhiều thuận lợi và chính xác hơn [24].

+ Phương pháp phân tích lý, hóa học xác định các yếu tố riêng lẻ trong môi trường nước ô nhiễm. Tác động này rất khác với tác động tổng hợp của toàn bộ các yếu tố. Tác động tổng hợp này chỉ được thể hiện qua các dữ liệu sinh học, do phương pháp sinh học thu được kết quả tác động tổng hợp của nhiều yếu tố trên cá thể sinh vật hoặc qua quần xã sinh vật trong môi trường nước bị ô nhiễm [31].

+ Phương pháp phân tích lý, hóa xác định chất lượng môi trường nước chỉ ở trong một thời điểm tức thời nhưng các chất ô nhiễm có thể biến đổi hoàn toàn theo thời gian. Trong khi đó, phương pháp sinh học thể hiện chất lượng môi trường nước qua một quá trình diễn ra trong một thời gian nhất định đủ cho một vài chu kỳ sống của sinh vật chỉ thị [44].

+ Các phương pháp kỹ thuật phân tích lý, hóa học hiện nay chưa có khả năng xác định các chất có hàm lượng siêu nhỏ trong môi trường nước nằm dưới giới hạn phân tích. Trong khi đó phương pháp sinh học có khả năng gián tiếp xác định được các chất có hàm lượng siêu nhỏ, dựa vào khả năng tích tụ sinh học của sinh vật chỉ thị.

+ Có đến hơn 1500 chất ô nhiễm được thải vào trong môi trường nước song chỉ có 25 chất trong số đó là được xác định. Với số lượng lớn các chất độc hại như vậy thì không thể có phân tích hóa, lý nào có thể kiểm soát được các hóa chất thực tế đang gây ô nhiễm [31].

- Ý nghĩa của chỉ số tổ hợp sinh học cá:

Những nghiên cứu sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học IBI đã ứng dụng ở nhiều sinh vật khác nhau như: cá, động vật không xương sống, sự kết hợp giữa cá và những sinh vật khác. Nhưng chỉ số tổ hợp sinh học cá lại được ứng dụng nhiều nhất trong số các nhóm sinh vật và cá được sử dụng cá để phát triển IBI [38]. Vì cá có nhiều ưu điểm sau:

+ Cá có mặt ở hầu hết tất cả các loại môi trường nước, từ những dòng suối rất nhỏ đến những dòng suối lớn và cả những thủy vực có môi trường bị ô nhiễm.

+ Cá là sinh vật chỉ thị trong thời gian dài (vài năm) và phản ánh môi trường sống rộng bởi vì chúng sống tương đối lâu dài và di chuyển nhiều.

+ Các mẫu cá thu thập được, nhìn chung bao gồm một loạt các loài cá mà chúng đại diện cho các khâu khác nhau trong chuỗi thức ăn (cá ăn tạp, ăn mùn bã hữu cơ, cá ăn động vật phù du, cá ăn thủy sinh vật bậc cao, cá dữ ăn cá…). Chúng có xu hướng tổ hợp được các khâu thức ăn bậc thấp vì thế cấu trúc thành phần khu hệ cá phản ánh tổng hợp các điều kiện môi trường sống.

+ Nhiều loài cá nằm ở phần chóp của chuỗi thức ăn trong thủy vực và chúng lại được con người sử dụng làm thực phẩm. Chính vì thế, cá là đối tượng quan trọng để đánh giá nhận biết ô nhiễm.

+ Cá là đối tượng dễ thu thập và dễ phân loại đến loài. Các mẫu cá có thể phân loại, đếm ngay tại hiện trường và thả trở lại môi trường nước.

+ Các nguồn sách phân loại cá (khóa phân loại) chuẩn, thường có sẵn hơn là nguồn sách phân loại đối với các thủy sinh vật khác.

+ Môi trường sống của nhiều loài cá con người biết rõ hơn so với môi trường sống của các thủy sinh vật khác.

+ Các thông tin về phân bố của các loài cá thường được biết nhiều và rõ ràng hơn so với bất kì loài thủy sinh vật nào khác.

Chính vì thế, dùng chỉ số tổ hợp sinh học cá để đánh giá tình trạng môi trường thủy vực là một trong những biện pháp rẻ tiền mà có hiệu quả được áp dụng ở Mỹ và rất nhiều nước khác trong đó có Việt Nam [24,38,40].



1.4.3. Những nghiên cứu sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá để đánh giá chất lượng môi trường nước

1.4.3.1. Trên thế giới

IBI được các nhà khoa học sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Ngay từ đầu những năm 1980, tại Mỹ đã có trên 30 bang sử dựng IBI (Karr et al, 1986). Lần đầu tiên IBI được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước ở các dòng suối thuộc phía tây ở miền Trung nước Mỹ. Sau đó nó được biến đổi đi và sử dụng ở những vùng khác ở phía bắc nước Mỹ và ở Canada, Mexico, Pháp, Ấn Độ, …(Hghes et al 1998). IBI được sử dụng dựa trên các quần xã cá ở phía nam Carolina Coastal Plain để đánh giá tác động của môi trường (Paller và các cộng sự, 1996) và ở các dòng sông thuộc Nam Phi (Kleynhans, 1996). Adams và các cộng sự (1992) đã so sánh các quần thể cá dọc theo một dòng sông ô nhiễm. Hall và các cộng sự (1994) đã sử dụng IBI để so sánh các quần thể cá ở các dòng suối thuộc Maryland Coastal Plain để đánh giá chất lượng nước.

Kerans và Karr (1994) đã sử dụng IBI để xác định các điều kiện sống ở các dòng suối thuộc Tennesee. Frenzel và Swanson (1996) sử dụng IBI ở các thủy vực vùng trung tâm Nebraska (Mỹ). Ganasan và Hughes (1998) đã sử dụng IBI ở các dòng sông thuộc Trung Ấn [38,42].

Fausch và cộng sự (1984) sử dụng 12 chỉ số để tính IBI. Bramblett và cộng sự (1991) khi đánh giá suy thoái môi trường sông vùng đồng bằng miền tây dùng 9 chỉ số. John Lyon (1992) phát triển kỹ thuật chỉ thị sinh học để kiểm định sinh học qua IBI đối với vùng nước ấm Winconsin cũng dùng 12 chỉ số. Robert M. Perez và J. Gammon (1987) khi nghiên cứu vùng sông Willamette dùng 13 chỉ số IBI. John Lyon, Sonia Navarro, Perez và cộng sự (1997) tính IBI đối với suối và sông ở vùng trung tâm phía tây Mexico dùng 10 chỉ số. Khi chỉ số IBI để đánh giá môi trường sông Xen ở Pháp, Oberdoff và Hughes (1992) đã dùng 12 chỉ số. Ganasan và Hughes (1997) khi sử dụng IBI ở sông Khan và sông Kshipra thuộc Ấn Độ cũng dùng 12 chỉ số [24, 38,42].



1.4.3.2. Ở Việt Nam

Nguyễn Kiêm Sơn (2000) là người đầu tiên ở Việt Nam đã sử dụng IBI dựa trên khu hệ cá để đánh giá chất lượng nước suối thuộc vườn Quốc Gia Tam Đảo bằng cách sử dụng 12 chỉ số [24]. Năm 2007, Nguyễn Kiêm sơn cũng đã sử dụng chỉ số IBI cá để đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Bồ (Thừa Thiên – Huế) [25]. Nguyễn Thị Nam Hiền (2008) đã sử dụng IBI bằng cách tính điểm cho 12 chỉ số ĐDSH cá ở sông Chu thuộc địa phận huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá [10]. Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Kiều Oanh, Nguyễn Xuân Huấn (2010) cũng sử dụng bộ 12 chỉ số IBI để đánh giá chất lượng nước suối ở khu BTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai [19].



1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Sông Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21007 – 22018 vĩ bắc, 105028 – 106008kinh đông, là phụ lưu của sông Hồng, có diện tích lưu vực 6.030 km2. Lưu vực sông Cầu là một phần của lưu vực sông Hồng – Thái Bình (chiếm khoảng 8% diện tích lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam). Tổng chiều dài các nhánh sông trong lưu vực dài khoảng 1.600 km. Lưu vực sông Cầu bao gồm toàn bộ hay một phần lãnh thổ của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hải Dương.

Lưu vực sông Cầu có cả ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi. Địa hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Chợ Đu, Đu, sông Công, sông Cà Lồ…Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ 10 km trở lên [49].

- Khí hậu, thời tiết

Khí hậu lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, có mùa đông khá lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ phân hóa mạnh mẽ trong toàn lưu vực. Vùng thấp (dưới 100m) nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5 - 230C; vùng có độ cao đến 500m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 2000C; vùng cao trên 1.000m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 17,5 - 180C. Nhiệt độ cao nhất trong lưu vực đạt đến 400C (tại Hiệp Hòa - Bắc Giang), còn nhiệt độ thấp nhất là – 10C (tại Bắc Kạn). Lưu vực sông Cầu có lượng mưa khá lớn, lượng mưa hàng năm vào khoảng từ 1.500 - 2.700mm. Trong lưu vực tồn tại một trung tâm mưa lớn đó là Tam Đảo. Ở đây lượng mưa hàng năm có thể đạt đến 3.000mm. Vùng có lượng mưa lớn này kéo dài sang phía Đông qua thành phố Thái Nguyên, với lượng mưa năm vượt quá 2.000 mm.



- Thủy văn và nguồn nước

Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực sông Cầu như sau:

+ Trên sông Cầu: 4,50 km3/năm, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992 km3/năm (chiếm 19,8%), sông Cà Lồ là 0,8800 km3/năm (chiếm 19,5%).

+ Mức bảo đảm nước trung bình năm của toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng 116.103 m3/km2 và 2.250 m3/người. Giá trị này thấp hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2.500.103 m3/km2 và 10.800 m3/người). Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng 2 là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất.Trong những năm gần đây, do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu thế cạn kiệt. Theo thống kê, trong thời kỳ 1960 – 1991, trên lưu vực xuất hiện 22 trận lũ lớn, trong đó có 11 trận đặc biệt lớn (tại Phả Lại Hmax > 7m). Những năm gần đây, lũ quét đã xảy ra ngày càng nhiều hơn ở các sông suối nhỏ thượng nguồn sông Cầu, sông Công. Lũ quét đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản của nhân dân. Một số trận lũ quét điển hình trên lưu vực sông Cầu như: Trận lũ ở đầu nguồn sông Công (1963), trên sông Ràng (1973), sông Công (1978), tại Bắc Kạn năm 2000 và năm 2001 ở Thái Nguyên và Bắc Kạn [49].



1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Việt Yên là huyện trung du nằm phía Tây – Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A, có tổng diện tích tự nhiên 1.714.410 ha. Việt Yên với 19 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 17 xã. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12 km. Dân số, tính đến năm 2006, toàn huyện có 161.394 người. Trong đó, thành thị có 14.435 người, chiếm 8,94%; nông thôn chiếm 146.959 người, chiếm 91,06%.



- Tình hình kinh tế:

Giai đoạn từ 2001 – 2006: Giá trị sản xuất toàn nền kinh tế năm 2001 có 388836,72 triệu đồng, năm 2006 đạt 940208,91 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất trong giai đoạn này là 19,31% / năm. Trong đó:

+ Nhóm ngành nông nghiệp có giá trị sản xuất năm 2001 là 237190,40 triệu đồng, năm 2006 là 337535,00 triệu đồng đạt tăng trưởng bình quân 7,31% / năm.

+ Ngành Lâm nghiệp có giá trị sản xuất năm 2001 là 73, 54 triệu đồng, năm 2006 là 1448,00 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 81,49% / năm.

+ Ngành Nuôi trồng thủy sản có giá trị sản xuất năm 2001 là 4015,00 triệu đồng, năm 2006 là 11771,00 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 24% / năm.

+ Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng có giá trị sản xuất năm 2001 là 77.767,34 triệu đồng, năm 2006 là 389246, 49 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 38% / năm.

+ Nhóm ngành dịch vụ đạt giá trị sản xuất năm 2001 là 73878,98 triệu đồng, năm 2006 là 213427,42 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 23,64% / năm.

- Tình hình y tế giáo dục:

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chuyên môn, công tác y tế – dân số – gia đình và trẻ em đang được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển. Thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/HU của Huyện ủy Việt Yên về chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2005, trong những năm qua hệ thống mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường học tiếp tục được phát triển. Nhìn chung phong trào học tập, giáo dục của Việt Yên hoạt động tốt và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Việt Yên luôn là những huyện đi đầu trong các hoạt động về giáo dục của tỉnh. Chất lượng đào tạo và học tập ở mức cao.



- Văn hóa thông tin, thể thao:

Các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú, nhận thức của các cấp ủy Đảng và nhân dân về vai trò văn hóa thông tin đối với đời sống xã hội được nâng lên, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin được đông đảo cán bộ nhân dân trong huyện hưởng ứng [37].



1.5.3. Những nghiên cứu về ĐDSH cá ở khu vực nghiên cứu

Ở tỉnh Bắc Giang đã có các công trình nghiên cứu về thành phần các loài cá như sau:

Mai Đình Yên, 1970, “Sơ bộ nghiên cứu khu hệ cá ở một số sông suối miền núi Bắc Việt Nam và đặc điểm sinh học của một số loài cá phổ biến ” đã thu thập được 23 loài cá ở trung lưu của sông Thương cách thượng nguồn khoảng 40 km [33].

Nguyễn Xuân Huấn, 1997, “Nghiên cứu cá ở vùng hồ Cấm Sơn” với 32 loài [13].

Đối với khu hệ cá sông Cầu, cho đến nay chỉ có nghiên cứu của Mai Đình Yên (1968), “Điều tra sơ bộ về nguồn lợi cá trung lưu sông Cầu” tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với danh sách gồm 60 loài cá [32].
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước tại sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.



2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Trong suốt thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa và thu mẫu vào 7 đợt diễn ra trong cả hai mùa khô và mưa như sau:

Đợt 1: 09 – 12/10/2009

Đợt 2: 02 – 07/12/2009

Đợt 3: 02 – 10/03/2010

Đợt 4: 10 – 17/04/2010

Đợt 5: 02 – 07/07/2010

Đợt 6: 03 – 05/09/2010

Đợt 7: 05 – 07/10/2010

Với tổng số ngày đi thực địa là 39 ngày

Sau mỗi đợt thu mẫu và nghiên cứu tại thực địa chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Bộ môn động vật có xương sống thuộc khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đoạn hạ lưu sông Cầu chảy qua huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tiến hành thu mẫu dọc 3 đoạn sông đại diện cho ba sinh cảnh khác nhau (Hình 1):

Sinh cảnh 1 – Đoạn sông ở khu vực cầu Đáp Cầu (cầu Bắc Ninh cũ):

Đoạn dòng sông này chảy qua khu dân cư đông đúc, dịch vụ thương mại phát triển, có hiện tượng khai thác cát, sỏi mạnh nhất huyện (xã Quang Châu)

Sinh cảnh 2:

Đây là đoạn dòng sông chảy qua khu dân cư đông đúc có làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà ở phía Bắc Giang, với ngành nghề chính là chưng cất rượu, làm bánh đa nem và chăn nuôi gia súc, và phía bên tỉnh Bắc Ninh tiếp giáp với sông Cầu có nhiều nhà máy Giấy. Do đó, đoạn sông này có nhiều nước thải, chất thải ra các ao hồ xung quanh làng rồi chảy vào lưu vực sông.

Sinh cảnh 3:

Đây là doạn dòng sông chảy qua khu dân cư thưa thớt, ít chịu tác động của hiện tượng khai thác cát, sỏi (xã Tiên Sơn).




Hình 1. Sơ đồ điểm lấy mẫu tại lưu vực sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu cá

2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu cá ngoài thực địa

a. Khảo sát trên thực địa

Nguyên tắc thu mẫu:

- Thu mẫu của tất cả các loài bắt gặp, thu số lượng nhiều đối với những loài lạ.

- Thu mẫu vào những mùa khác nhau trong năm.

- Thu mẫu bằng tất cả các phương tiện đánh bắt.



Dụng cụ thu mẫu:

- Các loại dụng cụ đánh bắt như: chài, lưới nhiều cỡ mắt, kích điện, đó, vợt tay,…

- Các dụng cụ cần thiết khác: formalin 40%, găng tay cao su, túi nilon, lọ nhựa, khăn lau tay, sổ sách, bút chì, giấy can, máy ảnh .v.v..[11].

Cách thu mẫu:

- Đi cùng dân chài để thu mẫu cá.

- Nhờ người dân địa phương thu mẫu hộ bằng cách đặt lọ nhựa chứa formalin đã pha loãng 8 lần ở các nhà dân đánh cá gần sông Cầu.

- Tiến hành mua cá ở các chợ ven sông và của những người dân chài đang đánh cá trên sông.



Xử lý và bảo quản mẫu:

- Mẫu cá sau khi thu thập có thể tiến hành làm mẫu (tạo dáng cho cá với các đặc điểm nhận dạng được thể hiện rõ, như làm cho các tia vây đều xòe và ở vị trí tự nhiên như cá còn sống bằng formalin nguyên chất); tiến hành chụp ảnh đúng quy cách (đặt đầu cá quay về phía trái người chụp với phần lưng ở phía trên, chụp thẳng đứng theo mặt bên của cá) [11].

- Mẫu thu xong được đựng vào lọ nhựa và định hình, bảo quản bằng dung dịch formalin (8 thể tích nước : 1 thể tích formalin nguyên chất). Tiếp theo ghi nhãn bằng bút chì và giấy can. Trên nhãn ghi địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, tên địa phương. Sau đó mang mẫu về phòng thí nghiệm của Bộ môn động vật có xương sống thuộc thuộc khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội để phân tích định loại.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương