Hệ thống sông Thái Bình



trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1 Mb.
#13676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Với kết quả tổng điểm tính được là 38 điểm, đối chiếu với các mức chất lượng nước sông ở bảng 1 cho thấy, chất lượng nước sông Cầu đoạn sinh cảnh 1 (xã Quang Châu) năm 2010 đạt mức trung bình (mức 3).

3.4.2.2. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại sinh cảnh 2

Khi tính điểm dựa trên phân hạng ở bảng 14 cho các chỉ số tổ hợp cá ở sinh cảnh 2 được trình bày ở bảng 16.



Bảng 16. Bảng kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước tại sinh cảnh 2 bằng chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI)

Stt

Các chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

1

Tổng số loài cá

58

3

2

Số loài cá đáy, gần đáy

19

3

3

Số loài cá nổi – sống ở tầng nước

39

3

4

Số loài cá bống

3

3

5

Số loài cá trơn không vảy

13

5

6

Số loài cá nhạy cảm

4

3

7

% số cá thể ăn tạp

50,0%

3

8

% số cá thể ăn động vật không xương sống, côn trùng

34,48%

3

9

% số cá thể cá dữ ăn động vật có xương sống, tôm

15,51%

5

10

Độ phong phú

Ít

1

11

% số cá thể lai tạp, ngoại nhập

12,06%

1

12

% số cá thể bị bệnh, dị tật, u, hỏng vây và các khuyết tật khác

0,05%

3

Tổng:

36

Với kết quả tổng điểm tính được là 36 điểm, đối chiếu với các mức chất lượng nước sông ở bảng 1 cho thấy, chất lượng nước sông ở sinh cảnh 2 năm 2010 đạt mức trung bình (mức 3). Tuy nhiên kém hơn so với sinh cảnh 1 và sinh cảnh 3. Nguyên nhân chính là do nước ở sinh cảnh 2 thường chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải ở làng Thổ Hà, xã Vân Hà. Đây là một làng nghề có truyền thống nấu rượu nên lượng nước thải thường xuyên đổ ra sông Cầu rất nhiều.



3.4.2.3. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại sinh cảnh 3

Khi đánh giá chất lượng nước ở sinh cảnh 3 dựa theo phương pháp IBI theo cách tính điểm ở bảng 14, ta kế có kết quả như sau (Bảng 17).



Bảng 17. Bảng kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước tại sinh cảnh 3 bằng chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI)

Stt

Các chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

1

Tổng số loài cá

59

3

2

Số loài cá đáy, gần đáy

20

3

3

Số loài cá nổi – sống ở tầng nước

39

3

4

Số loài cá bống

4

3

5

Số loài cá trơn không vảy

13

5

6

Số loài cá nhạy cảm

5

3

7

% số cá thể ăn tạp

49,15%

3

8

% số cá thể ăn động vật không xương sống, côn trùng

35,59%

3

9

% số cá thể cá dữ ăn động vật có xương sống, tôm

15,25%

5

10

Độ phong phú

Vừa

3

11

% số cá thể lai tạp, ngoại nhập

11,86%

1

12

% số cá thể bị bệnh, dị tật, u, hỏng vây và các khuyết tật khác

0,017%

5

Tổng:

40

Với kết quả tổng điểm tính được là 40 điểm, đối chiếu với các mức chất lượng nước sông ở bảng 1 cho thấy, chất lượng nước sông ở sinh cảnh 3 năm 2010 đạt mức trung bình (mức 3). Vậy chất lượng nước ở sinh cảnh 3 tốt hơn cả hai sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2. Nguyên nhân là do ở sinh cảnh 3 ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải từ những hộ dân sống trong xã Tiên Sơn. Tuy nhiên, chất lượng nước ở đây cũng chịu ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp đổ vào, do đó mà chất lượng nước ở sinh cảnh 3 cũng chỉ đạt mức trung bình.


3.4.3. Nhận xét kết quả đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số tổ hợp sinh học cá với kết quả đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp hóa học

Sau khi đánh giá chất lượng nước sông Cầu bằng chỉ số tổ hợp sinh học cá và bằng phương pháp hóa học chúng tôi có nhận xét như sau: đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số tổ hợp sinh học cá có kết quả tương tự giống với đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp hóa học. Kết quả về chất lượng nước ở đoạn hạ lưu sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là ở mức trung bình, đáp ứng mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy và các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước thấp. Phương pháp sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá để đánh giá chất lượng môi trường nước có nhiều ưu điểm dễ tiến hành và không tốn kém. Còn đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp hóa học thì khó tiến hành và tốn kém hơn.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

1. Vùng hạ lưu sông Cầu thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bước đầu đã xác định được 59 loài cá thuộc 52 giống, 25 họ và 8 bộ.

2. Thành phần loài cá phân bố có sự khác nhau theo không gian.

3. Bước đầu bổ sung thêm 34 loài cá vào danh sách các loài cá sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

4. Chất lượng nước sông Cầu chảy qua ba địa điểm nghiên cứu thuộc huyện Việt Yên đều ở mức trung bình, nhưng đoạn sông thuộc địa phận xã Vân Hà có chất lượng nước kém hơn đoạn sông chảy qua xã Tiên Sơn và xã Quang Châu (cầu Đáp cầu).

Kiến nghị:

Dựa trên các kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước bằng các phương pháp hóa học và sinh học, các tác động đến môi trường lưu vực sông Cầu và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, chúng tôi có một số kiến nghị sau đây:

1. Nhiệm vụ bảo vệ con sông là rất to lớn, thuộc trách nhiệm của cả cộng đồng do vậy phải có nỗ lực của mỗi ngành, mỗi địa phương, đặc biệt là 6 tỉnh trong lưu vực sông Cầu trên cơ sở thống nhất mục đích và phương hướng hành động.

2. Xây dựng chương trình hành động bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên và môi trường của các địa phương và các ngành trên có sở quy hoạch tổng thể bảo vệ và khai thác bền vững môi trường lưu vực sông Cầu.

3. Cần có thêm các khảo sát về thành phần các loài cá tại sông Cầu để có một kết quả toàn diện về thành phần các loài cá ở đây. Từ đó UBND huyện Việt Yên, mà trực tiếp là với Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bắc Giang đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi cá tại đây.

4. Phương pháp sử dụng bộ chỉ số IBI để đánh giá chất lượng nước có nhiều ưu điểm và cho kết quả tương tự như phương pháp sử dụng các chỉ tiêu thủy lý, hóa. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện phương pháp này để áp dụng cho việc đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực của Việt Nam.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Bộ khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt.

  3. E.P.Odum (1979), Cơ sở sinh thái học tập II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

  4. Nguyễn Hữu Dực, Dương Quang Ngọc, Nguyễn Thị Nhung (2004), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá sông Chu thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và Kỹ thuật

  5. Hà Đình Đức (2008), Động vật có xương sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  6. Lê Thu Hà (1995), Chất lượng nước hồ Hoàn kiếm, Luận văn Thạc sỹ khoa học.

  7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

  8. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 2, 3, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

  9. Nguyễn Thị Thu Hè (2000), Điều tra khu hệ cá của một số sông suối tây Nguyên, Luận án Tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội.

  10. Nguyễn Thị Nam Hiền (2008), Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước tại sông Chu thuộc địa phận huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ khoa học.

  11. Thạch Mai Hoàng, Nguyễn Thành Nam (2009), Bài giảng thực tập thiên nhiên (cá, lưỡng cư), Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

  12. Nguyễn Xuân Huấn (2003), Sinh thái học quần thể, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

  13. Nguyễn Xuân Huấn (1997), Thành phần loài cá và tình hình khai thác cá ở hồ Cấm Sơn, tỉnh Bắc Giang, Báo cáo Đề tài.

  14. Lưu Thi Lan Hương (1982), Đặc trưng sinh lý sinh thái về dinh dưỡng của cá Trắm cỏ, Rô phi và cá Chép lai Hưng – Việt, Luận án phó tiến sĩ sinh học.

  15. Nguyễn Công Minh (1998), Góp phần nghiên cứu chất lượng nước và quần xã thực vật nổi hồ Ba Bể, Luận văn Thạc sĩ khoa học.

  16. Trần Kiên, Trần Hồng Việt (2000), Động vật có xương sống, Nxb Giáo dục.

  17. Lê Vũ Khôi (2005), Động vật học có xương sống, Nxb Giáo dục.

  18. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, Nxb Giáo dục.

  19. Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Kiều Oanh, Nguyễn Xuân Huấn (2010), Nghiên cứu đa dạng sinh học cá và sử dụng chỉ số tổ hợp đa dạng sinh học cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở một số suối thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 2A, trang 689-695.

  20. Dương Quang Ngọc (2007), Góp phần nghiên cứu cá lưu vực sông Mã thuộc địa phận Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

  21. Pravdin I.F (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Bản dịch của Phạm Thị Minh Giang), Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

  22. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

  23. Nguyễn Xuân Quýnh, CLive Pinder, Steve Tilling (2004), Giám sát sinh học môi trường nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

  24. Nguyễn Kiêm Sơn (2000), Khu hệ cá suối thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo và đánh giá môi trường nước bằng sử dụng chỉ số đa dạng, chỉ số tổ hợp sinh học cá, Báo cáo đề tài.

  25. Nguyễn Kiêm Sơn (2007), Đánh giá hiện trạng môi trường nước và thành phần loài cá ở sông Bồ (Thừa Thiên – Huế), Báo cáo khoa học về Sinh thái và TNSV tại Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ hai, Nxb Nông nghiệp, trang 576.

  26. Vũ Trung Tạng (1995), Tiếp cận sinh thái học với việc phát triển tài nguyên, quản lý đất và đánh giá tác động môi trường, Chủ đề VII – quản lý các hệ sinh thái ở nước, Khoa đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

  27. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, Nxb Giáo dục.

  28. Vũ Trung Tạng (2004), Sinh học và sinh thái học biển, Nxb ĐH QGHN

  29. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, Nxb Giáo dục.

  30. Vũ Trung Tạng (2008), Sinh thái học các hệ sinh thái nước, Nxb Giáo dục.

  31. Đặng Ngọc Thanh (1974), Thủy sinh học đại cương, Nxb Đai học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

  32. Mai Đình Yên (1968), Điều tra sơ bộ về nguồn lợi cá trung lưu sông Cầu, Báo cáo Đề tài.

  33. Mai Đình Yên (1970), Sơ bộ nghiên cứu khu hệ cá ở một số sông suối miền núi Bắc Việt Nam và đặc điểm sinh học của một số loài cá phổ biến, Tập III, Tập san Sinh vật – Địa học, trang 33 – 41.

  34. Mai Đình Yên và cộng sự (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb Koa học và Kỹ thuật.

  35. Mai Đình Yên và cộng sự (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

  36. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979), Ngư loại học đại cương, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

  37. UBND huyện Việt Yên (2007), Báo cáo tóm tắt quy hoặch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 – 2020.

Tiếng Anh

  1. Amanda Bremmer and Greg Klassen (2001), A review of the index of biotic integrity (IBI), New Brunswick (Saint John) University press.

  2. Boyd (1990), Water quality in Pond for Aquaculture, Alabana agricutral experiment Station, Auburn University.

  3. Calabrese (1969), Effect of Acid and Alkalies on survival of Bluegills and Largemouth Bass, U.S. Fish Wildl.Ser.

  4. Eschmeyer W. N (1998), Catalog of Fishes, Academy of Sciences, California, USA.

  5. Karr J.R, Fash K.D, Angermeier P.L, Yant and I.J.Schioser (1986), Assesing biological integrityin in Running Waters. A method and Its Rationale, Illinois Natural History Survey Special Publication 5.

  6. Kottelat M. (2001), Freshwater Fishes of Northern Vietnam, the World bank.

  7. Leivestad (1982), Physiological effect of acid Strees on fish.

  8. Madhya Pradesh (1998), Application of an index of biological integrity (IBI) to fish assemblages of the rivers Khan and Kshipra

( Fresh Biology), India.

  1. Rainboth (1996), Fishes of the Cambodian Mekong, FAO, Rome

  2. Swingle (1961), Relationship of pH of pond water to their suitability for fish culture.

Các trang Web

  1. http://picompany.com.vn/Default.aspx?Mod=ViewCategory&CateID=197&NewsID=268

  2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u_%C3%B4xy_h%C3%B3a_sinh_h%E1%BB%8Dc.

  3. http://www.epa.gov/ceiswebl/ceishome/etlas/bioindicator

MỤC LỤC





Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương