Hệ thống sông Thái Bình


b. Các phương pháp điều tra khác



trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1 Mb.
#13676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

b. Các phương pháp điều tra khác

Tiến hành thu thập thông tin từ những người dân đia phương bằng các phiếu phỏng vấn, bằng cách đàm thoại trực tiếp với họ để có được những hiểu biết của họ về thành phần loài cá (tên địa phương, địa điểm và phương tiện đánh bắt, môi trường sống, các loại thức ăn, độ sâu khi đánh bắt và loài nào nhiều, loài nào ít…).



2.3.1.2. Phương pháp phân tích cá trong phòng thí nghiệm

a. Phương pháp định loại hình thái

- Các số đo (mm):

Chiều dài toàn thân cá (L), chiều dài trừ vây đuôi (Lo), chiều cao lớn nhất của thân (H), chiều dài đầu (T), đường kính mắt (O), khoảng cách hai ổ mắt (OO), khối lượng cá [21,34].

Ngoài ra còn có các số đo: chiều cao nhỏ nhất của thân (h), khoảng cách trước vây lưng (DA), khoảng cách từ vây lưng đến vây đuôi (DB), khoảng cách trước vây hậu môn (Y), khoảng cách trước vây bụng (z), chiều dài cuống đuôi (p), chiều dài gốc vây lưng (Dl), chiều dài gốc vây hậu môn (Al), chiều dài gốc vây ngực (Pl), chiều dài gốc vây bụng (Vl) [21,34].

- Các số đếm:

D: số tia vây của vây lưng, A: số tia vây của vây của vây hậu môn, P: số tia vây của vây ngực, V: số tia vây của vây bụng, C: số tia vây của vây đuôi, Sq: số vảy của đường bên, GR: số que mang của cung mang thứ nhất, Pt: công thức của răng hầu [21].

Cách viết số đếm là: gai cứng (hay vây đơn), được kí hiệu bằng chữ số La Mã; tia không hóa xương và các tia vây phân nhánh kí hiệu bằng chữ số Ả Rập và hai loại số đếm này viết cách nhau bởi dấu (,).

- Ví dụ: D III, 7 nghĩa là vây lưng có 3 tia vây không phân nhánh và 7 tia vây phân nhánh.

Cách viết Vảy đường bên: Sq = 42 3 - 4 47,

4- 6


có nghĩa là vảy dọc đường bên dao động từ 42 đến 47 vảy, vảy phía trên đường bên có 3 - 4 vảy, vảy phái dưới đường bên có 4 - 6 vảy [11]

b. Định loại cá

- Các bước định loại:

Sơ bộ phân nhóm cá theo hình thái bằng cách dựa vào các đặc điểm hình thái ngoài theo hướng dẫn của I.F.Pravdin (1968) [34].

Tiến hành xác định các số đo, đếm trên từng loài cá, sau đó so sánh với tài liệu để xác định tên loài chính xác (tên khoa học), sau đó sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại của Eschmeyer, 1998 [41].
- Quy tắc định loại:

+ Định loại cá chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái của cá, theo các khóa phân loại của các tài liệu chính sau:

Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên, 1978

Cá nước ngọt Việt Nam” tập 1, của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001

Cá nước ngọt Việt Nam” tập 2 và tập 3 của Nguyễn Văn Hảo, 2005

Fresh fishes of Northern Viet Nam” của Maurice Kottelat, 2001

+ So mẫu ở Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đối với một số loài khó xác định.

+ Mỗi loài nêu tên Việt Nam, tên khoa học kèm theo tác giả và năm công bố.



2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước

2.3.2.1. Phương pháp vật lý, hóa học

a. Cơ sở đánh giá môi trường nước theo phương pháp lý, hóa học

Dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 2008 (Phụ lục 3). Theo tiêu chuẩn này, nước có giá trị các thông số hoặc nồng độ các chất tương ứng với mục đích sử dụng ở các mức như sau:

A1 - Sử dụng tốt cho các mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1, B2.

A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2.

B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp [2].



b. Với các mẫu thủy lý hóa

Các chỉ tiêu thủy lý hóa được xác định trong nghiên cứu này bao gồm: pH, COD, DO, BOD5, NH4+, NO3-, PO4 3-, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn, độ muối, hàm lượng một số kim loại nặng như: As, Pb, Cu, Zn, Mn, Ni, Fe, Sn…

Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành đo và phân tích trực tiếp được 6 thông số như: nhiệt độ, độ dẫn, độ đục, hàm lượng oxy hòa tan (DO) và pH bằng cách sử dụng máy TOA. Còn một số thông số khác như: COD, BOD5 hàm lượng một số muối hòa tan và hàm lượng một số kim loại nặng thì chúng tôi sử dụng kết quả từ nguồn số liệu của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang. Trong bản luận văn này, chúng tôi đi sâu đánh giá môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bằng phương pháp sinh học, cụ thể là phương pháp sử dụng chỉ số tổ hợp đa dạng sinh học cá (IBI - Index of biotic intergrity).

2.3.2.2. Phương pháp sinh học - phương pháp sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá

Khi so sánh kết quả đánh giá môi trường nước bằng các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học thì cục môi trường Mỹ (EPA) thấy rằng, 50% trường hợp suy giảm môi trường nhận biết bằng các chỉ số sinh học trùng với suy giảm các chỉ số hóa học. Ngược lại chỉ có 3% trường hợp nhận biết bằng các chỉ số hóa học trùng với chuẩn mực sinh học. Từ đó EPA rút ra kết luận là dùng chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI- Index of biotic intergrity) có nhiều điểm thuận lợi trong việc đánh giá môi trường nước [24].

Phương pháp này sử dụng cách tính 12 chỉ số của James R.Karr [24,38,42], bao gồm:


  1. Tổng số loài cá

  2. Số loài cá đáy, gần đáy

  3. Số loài cá nổi – tầng mặt

  4. Số loài cá bống

  5. Số loài cá trơn không vảy

  6. Số loài cá nhạy cảm

  7. % số loài ăn tạp

  8. % số loài ăn ĐVKXS, côn trùng

  9. % số cá thể cá dữ ăn ĐVCXS, tôm

  10. Độ phong phú

  11. % số cá thể lai tạp, ngoại nhập

  12. Số cá thể bị bệnh, dị tật, hỏng vây và các khuyết tật khác

Cả 12 chỉ số trên được đánh giá theo thang điểm 3 cấp: xấu (1 điểm), trung bình (3 điểm), tốt (5 điểm).

Các chỉ số 1, 4, 5, 10, 11 và 12 được tính dựa trên số mẫu thực tễ đã thu và số loài đã xác định. Các chỉ số còn lại (2, 3, 6, 7, 8, 9) được thống kê và tính toán dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau, kết hợp với số liệu điều tra, khảo sát ngoài thực địa.

Đánh giá chất lượng nước của thuỷ vực theo 6 mức độ được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Các mức độ về chất lượng nước của thuỷ vực [42]

Mức

Đặc điểm môi trường

1

(Rất tốt)



Môi trường rất tốt khi đạt 56-60 điểm, với đặc trưng môi trường ở tình trạng tốt nhất, không có tác động của con người. Có tất cả các loài cá sống trong vùng nước đặc trưng cho sinh cảnh bao gồm hầu như tất cả các loài cá nhạy cảm và tồn tại đầy đủ các thế hệ, tất cả các nhóm kích thước, ổn định về cấu trúc dinh dưỡng.

2

(Tốt)


Môi trường tốt khi đạt 45-55 điểm, với đặc trưng bởi sự giàu có thành phần loài nhưng dưới mức mong đợi. Đặc biệt là mất đi những loài nhạy cảm nhất với môi trường thay đổi. Một số loài có mật độ và phân bố kích thước dưới mức tối ưu. Cấu trúc dinh dưỡng có dấu hiệu bị tác động (stress).

3

(Trung bình)



Môi trường trung bình khi đạt 34-44 điểm, đặc trưng bởi có dấu hiệu suy thoái tăng thêm, do mất đi các loài nhạy cảm, số loài ít đi. Cấu trúc dinh dưỡng bị thiên lệch ( ví dụ: tăng tần suất của các loài cá ăn tạp hoặc một số loài chống chịu), các lứa tuổi trên của các loài cá dữ thuộc bậc cuối xích thức ăn trở nên hiếm.

4

(Xấu)


Môi trường xấu khi đạt 23-33 điểm, với đặc trưng bởi các loài cá ăn tạp, các loài chịu đựng tốt với môi trường bị ô nhiễm và các loài phân bố rộng ở mọi sinh cảnh chiếm ưu thế; ít loài ăn thịt bậc cao; tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống nhìn chung suy giảm; cá lai tạo và cá bị bệnh thường hay gặp.

5

(Rất xấu)



Môi trường rất xấu khi đạt 12-22 điểm, với đặc trưng là số loài ít mà đại bộ phận là các loài cá du nhập vào hoặc là các loài cá chịu đựng tốt với môi trường ô nhiễm; thường gặp các dạng cá lai, cá mắc các bệnh, cá bị nhiễm ký sinh, cá bị hỏng vây hoặc các khuyết tật khác.

6

(Cực xấu)



Môi trường ô nhiễm rất nặng, không có cá, khi có số điểm < 12

2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu theo thuật toán thống kê

- Tính trung bình mẫu ()



( : tổng các giá trị của mẫu trong n lần nhắc lại; n số lần nghiên cứu lấy mẫu nhắc lại).

- Tính độ lệch chuẩn ().



- Tính sai số của mẫu:



Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài cá ở sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Cấu trúc thành phần loài cá

Qua 7 đợt khảo sát, nghiên cứu thành phần loài cá tại sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đến nay chúng tôi đã xác định được danh sách gồm 59 loài cá thuộc 52 giống, 25 họ và 8 bộ. Trong đó có 42 loài thu được mẫu, còn 7 loài quan sát trực tiếp mà không thu mẫu do cá lớn và dễ nhận biết và 10 loài được ghi nhận thông qua điều tra phỏng vấn những người dân chài đánh cá trên sông. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.



Bảng 2. Danh lục thành phần loài cá và sự phân bố cá ở sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Sinh cảnh

Nguồn

Sl mẫu

1

2

3




I. BỘ CÁ TRÍCH

CLUPEIFORMES



















1. Họ cá Măng biển

Elopidae
















1

Cá Măng biển

Elops saurus (Linnaeus, 1766)

+ +

+

+ +

C

2




2. Họ cá Trích

Clupeidae
















2

Cá Cháy

Tenualosa reevessii (Richardson, 1846)

+

+

+

I

0

3

Cá Mòi cờ

Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758)

+

+

+

I

0

4

Cá Mòi chấm

Clupanodon punctatus (Schlegel, 1846)

+

+

+

I

0




3. Họ cá Lành canh

Engraulidae
















5

Cá Lành canh trắng

Coilia grayii (Richardson, 1844)

++

+

++

C

6




4. Họ cá Ngần

Salangidae
















6

Cá Ngần

Protosalanx hyalocranius (Abbott, 1901)

++

++

++

C

4




II. BỘ CÁ CHÉP

CYPRINIFORMES



















5. Họ cá Chép

Cyprinidae



















Phân họ Cá Lòng tong

Danioninae
















7

Cá Mại sọc

Rasbora cephalotaenia steineri ( N. & P., 1927)

+++

++

+++

C

3




Phân họ Cá Trắm

Leuciscinae
















8

Cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)

++

+

++

C

2

9

Cá Trắm cỏ

Ctenopharyngodon idellus (Cuv. & Val., 1844)

++

+

++

C

2

10

Cá Chày mắt đỏ

Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846)

+++

+++

+++

C

6




Phân họ Cá Mương

Cultrinae
















11

Cá Mương xanh

Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1853)

+++

+++

+++

C

4

12

Cá Mương nâu

Hemiculter songhongensis (Hao & Nghia, 2001)

+++

+++

+++

C

4

13

Cá Ngão (cá Thiểu)

Culter erythropterus (Basilewsky, 1855)

+++

+++

+++

C

4

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương