Hồ sơ ngành hàng rau quả


Các hình thức tổ chức sản xuất rau quả



tải về 1.25 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.6Các hình thức tổ chức sản xuất rau quả


Hầu hết các loại cây ăn quả được trồng hoặc xung quanh nhà với một vài cây hoặc tại các vườn cây ăn quả tập trung với qui mô nhỏ từ 0,5 ha đến 2 ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của nhà nước đã hình thành và phát triển nhiều vườn cây ăn quả có diện tích rất lớn đến vài chục ha, nhất là ở trung du - miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ. So với các cây ăn quả, thì rau chủ yếu được trồng tại vườn nhà hoặc các vườn tập trung có qui mô nhỏ hơn nhiều chỉ từ vài trăm m2 đến dưới 1 ha.

Phần lớn các hộ nông dân chỉ mới trồng rau quả trong những năm gần đây. Theo một điều tra trong năm 2001 của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thì khoảng 1/2 nông hộ bắt đầu trồng rau quả từ năm 1990 và có tới 2/3 bắt đầu từ năm 1986. Trong phần lớn các trường hợp người dân đã trồng các cây khác trước khi chuyển sang canh tác trồng rau quả. Điều này cho thấy rằng, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những người dân trồng rau quả phát triển, và do vậy đã khuyến khích quá trình chuyển đổi từ những cây trồng khác trước đây, chủ yếu là cây lương thực như lúa gạo, sang những cây có giá trị kinh tế cao, bao gồm rau quả. Những cây ăn quả có mức lợi nhuận hấp dẫn và thị trường tiêu thụ tốt trong nước cũng như xuất khẩu, gồm nhãn, vải, xoài, đã có tốc độ tăng trưởng cao về diện tích.


2Tình hình thị trường trong nước


Tiêu thụ quả ngày một tăng theo trình độ phát triển kinh tế của từng nước, các nước có lợi tức cao thường tiêu thụ quả nhiều hơn các nước nghèo rất nhiều. Chỉ tính riêng cam quýt, mỗi đầu người Mỹ, Israel đã tiêu thụ trên 40 kg/năm… Sản lượng quả bình quân mỗi đầu người ở nước ta mới ở mức 47 kg/năm, Thái Lan 104 kg và Philippines 114 kg/người/năm.

Ở nước ta, phần lớn trái được tiêu thụ trong nước, một phần rất nhỏ được xuất khẩu dưới dạng xuất tươi, đồ hộp, đông lạnh, sấy khô… Các thành phố lớn, nơi mà thị dân có thu nhập cao hơn, nơi có nhiều khách du lịch là thị trường chính, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Các loại quả xuất khẩu chính là chuối, dứa, cam, chanh, thanh long Thị trường chính là : Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Đài Loan và một ít qua Canada, Pháp, Thụy Sĩ,…Dứa (thơm) và chôm chôm xuất dưới dạng chế biến được nhiều, đặc biệt gần đây Mỹ đã trở thành một khách hàng quan trọng. Xoài, nhãn là mặt hàng đang được chú ý ở các thị trường Trung Quốc, Campuchia…. Tuy nhiên các thị trường này nhiều bấp bênh. Công suất của các nhà máy chế biến ở miền Nam nước ta hơn 100.000 tấn/năm .

2.1Các kênh marketing sản phẩm rau quả


Do đặc điểm sản xuất rau quả khá phân tán và thị trường tiêu thụ thì chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, thị xã nên hầu hết các hộ nông dân không trực tiếp mang sản phẩm bán tại chợ. Họ thường bán cho những người thu gom, bán buôn tư nhân, đây thực sự là thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong kênh tiêu thụ rau quả. Tuy nhiên do đặc tính khác nhau của rau và quả nên kênh tiêu thụ của hai mặt hàng này cũng có những đặc điểm khác biệt.

Theo kết quả điều tra của IFPRI 2001, phần lớn sản phẩm của hộ được bán cho người thu gom và nhà bán buôn (với tương ứng là 50% và 30%), chỉ một lượng rất ít được bán cho các tổ chức khác. Các cơ sở chế biến tư nhân không phải là khách hàng chính của hộ sản xuất rau quả, trừ trường hợp ở Sơn La và Bắc Giang (bán phần lớn nhãn và vải cho các cơ sở tư nhân). Một số lượng ít rau quả được bán cho người bán lẻ (trừ các hộ sản xuất ở Hà Nội), và bán trực tiếp cho người tiêu dùng (chủ yếu ở Nghệ An và Hà Nội). Ngoại trừ một vài hộ hộ trồng dưa chuột ở Hưng Yên và vải ở Hải Dương. Tỷ lệ rất ít các hộ bán trực tiếp cho các nhà xuất khẩu. Điều này có thể cho thấy, các tổ chức xuất khẩu rau quả không mua trực tiếp từ hộ nông dân.

Tầm quan trọng của những người mua rau qủa khác nhau

Khoảng 70% lượng rau quả của người sản xuất được bán tại hộ gia đình, khoảng 19% được bán tại điểm bán buôn. Hầu như không có hộ sản xuất nào bán sản phẩm tại các nhà máy, cho thấy hầu hết hộ sản xuất bán cho các cơ sở chế biến chủ yếu tại hộ. Có sự khác nhau lớn giữa các vùng và tỉnh về địa điểm buôn bán rau quả. Chẳng hạn, trong khi lượng hàng hoá trung bình hộ sản xuất bán cho người bán lẻ chỉ chiếm 2,8%, nhưng ở Hà Nội con số này là 44,3%.

Dựa vào các kết quả điều tra và khảo sát thực tế, chúng ta có thể phác thảo kênh tiêu thụ rau quả của Việt Nam với các thành phân tham gia chính như sau:


2.2Số lượng cơ sở sản xuất rau quả chính


Các doanh nghiệp rau quả

2.3Sản lượng tiêu thụ rau quả nội địa


Bảng Khối lượng tiêu thụ rau quả nội địa (nghìn tấn)

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

5572.44

5938.86

6379.21

6602.08

7237.24

7312.8

7404.3

7711.22

7855.44

8124.58

Nguồn: FAO

Rau quả luôn là một thực phẩm rất phổ biến trong các bữa ăn tại hộ gia đình Hầu như tất cả các hộ gia đình Việt Nam đều tiêu thụ rau quả. Điều tra năm 1998 cho thấy tất cả các hộ đều tiêu thụ rau, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Mức tiêu thụ rau quả bình quân của Việt Nam là 71 kg / người/ năm1. Rau chiếm 3/4 (54 kg), trong khi quả chỉ chiếm phần còn lại (17 kg). Các sản phẩm quan trọng nhất là rau muống - chiếm 31% tổng số lượng rau tiêu thụ , và chuối - chiếm 50% lượng quả tiêu thụ. Giá trị tiêu thụ rau quả hàng năm (bao gồm cả tiêu thụ rau quả nhà tự trồng) là 126.000 đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ. Mặc dù quả chỉ chiếm 1/4 khối lượng rau quả tiêu thụ, nhưng thường có giá cao hơn, nên chiếm gần 40% tổng giá trị. Tiêu thụ rau quả chiếm khoảng 4% tổng giá trị chi phí tiêu dùng

Các sản phẩm quan trọng nhất là rau muống (chiếm 31% tổng số) và chuối (chiếm 17%). Giá trị tiêu thụ rau quả hàng năm (bao gồm cả tiêu thụ rau quả nhà tự trồng) là 126.000 đồng/người (hay 529.000 đồng/hộ). Mặc dù quả chỉ chiếm 1/4 khối lượng rau quả tiêu thụ, nhưng thường có giá cao hơn, nên chiếm gần 40% tổng giá trị. Tiêu thụ rau quả chiếm khoảng 4% tổng giá trị chi phí tiêu dùng.

Bảng Số lượng và giá trị tiêu thụ các loại rau quả bình quân đầu ngườivà hộ



Sản phẩm

Số lượng (kg/năm)

Giá trị (1000 đồng/năm)

bq đầu người

bq

hộ


bq đầu người

bq

hộ


Đậu

1

6

5

22

Rau muống

17

72

16

70

Su hào

4

15

5

22

Bắp cải

7

30

9

37

Cà chua

6

26

11

45

Rau khác

17

75

29

125

Cam

3

12

11

41

Chuối

9

37

16

68

Xoài

1

6

7

31

Quả khác

4

17

16

68

Các loại rau

54

224

76

321

các loại quả

17

72

50

208

Quả & Rau

71

296

126

529

Nguồn: MARD-IFPRI, 2001

T


Đồ thị 3 Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người (kg/người/năm)


uy nhiên mức tiêu thụ rau quả giữa các vùng là rất khác nhau. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh mức tiêu thụ cả rau và quả là cao nhất. Trung bình mức tiêu thụ rau bình quân của Hà Nội và thành phố HCM tương ứng là 106 kg /người/năm và tiêu thụ quả là 53kg/người/năm. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ rau và quả bình quân đầu người thì thấp hơn nhiều, như miền núi phía bắc (MNPB) chỉ đạt 27 kg rau/năm và 4 kg quả/năm, hay Đồng bằng sông Hồng chỉ có 9 kg quả/năm và 45 kg rau.

Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao

Nghiên cứu về mức tiêu thụ rau quả trung bình giữa các vùng cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại các trung tâm và thành phố lớn cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác trong cả nước . Điều này cho thấy có mức tiêu thụ rau quả phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân của các hộ. Nghiên cứu mức tiêu thụ rau quả theo thu nhập2 cho thấy tiêu thụ rau quả theo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26 kg đến 134 kg. Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần. Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng mạnh khi thu nhập tăng, nhưng su hào thì tăng chậm hơn rất nhiều

Hình Mức tiêu thụ rau quả phân theo nhóm chi tiêu



Theo số liệu điều tra năm 1998 có tới 43% rau quả mà các hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ là do nhà tự trồng. Phần tự trồng với quả cao hơn (54%) đối với rau. Trong số các hộ “thành thị” cũng có tới 8% rau quả do nhà tự trồng3. Ở nông thôn, đặc biệt là ở miền Bắc, thì tiêu thụ rau quả nhà tự trồng đóng một vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi rau quả tự trồng đóng vai trò ít quan trọng hơn đối với các hộ thành thị, chỉ chiếm 8% lượng rau quả họ tiêu thụ. Ngược lại, rau quả tự trồng chiếm 72% lượng rau quả tiêu thụ ở nông thôn miền núi phía Bắc và ít nhất là 60% ở những nơi khác thuộc nông thôn miền Bắc. Ở nông thôn miền Đông Nam bộ, các hộ chỉ dùng 27% số rau quả mà họ tự trồng được.

Đối với các hộ nghèo thì nguồn rau quả tự trồng đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với các hộ có thu nhập cao hơn. Phần rau quả tự sản xuất giảm từ 67% đối với các hộ nghèo xuống chỉ còn 18 % đối với các hộ giàu

Biểu Tỷ lệ tiêu thụ rau quả nhà tự sản xuất






Rau

Quả

Rau & quả

Vùng










Th.phố

6

11

8

Miền núi phía bắc

67

86

72

ĐBSH

54

78

60

Bắc Trung bộ

63

76

67

Nam trung Bộ

47

58

49

Tây Nguyên

26

74

42

Đông Nam Bộ

16

50

27

ĐBSCL

31

65

43

Phân loại chi tiêu







Rất nghèo

61

84

67

Nghèo

50

75

56

Trung bình

44

66

50

Khá

34

59

42

Giầu

14

25

18

Tổng

38

54

43

Nguôn: Phân tích điều tra về mức sống của Việt Nam năm 1998

N


Đồ thị 5: lượng tiêu thụ rau quả của Việt Nam (kg/người/năm)


ghiên cứu về nhu cầu rau quả cho thấy, trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ rau quả của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhất là đối với nhu cầu tiêu thụ quả. Lượng tiêu thụ rau bình quân hàng năm tăng từ 53 kg/người năm 1993 lên 54 kg/người năm 1998; và lượng tiêu thụ quả bình quân hàng năm tăng từ 13 kg/người năm 1993 lên 17 kg/người năm 1998. Chính vì thế, tổng lượng rau quả tiêu thụ bình quân đầu người/năm của Việt Nam tăng từ 66kg năm 1993 lên 71 kg năm 1998.

Nghiên cứu biến động nhu cầu tiêu thu rau quả trong các vùng của Việt nam cho thấy, trong những năm qua sự biến động lượng tiêu rau quả giữa các vùng rất khác nhau. Nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân đầu người tại các thành phố, vùng Đồng Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu long thì co xu hướng tăng lên nhưng tại một số vùng khác như Bắc Trung Bộ, Miền núi phía Bắc và đặc biệt là Tây Nguyên lại có xu hướng giảm xuống. Nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân đầu người/năm của khu vực Tây Nguyên giảm từ 88kg năm 1993 xuống chỉ còn 48 kg, giảm nhiều ở tiêu thụ rau (từ 74kg/người năm 1993 xuống còn 41 kg/người năm 1998).



frame4

Mặc dù, có sự biến đổi, tăng giảm khác nhau giữa các vùng nhưng nhìn chung là nhu cầu tiêu thụ rau quả của Việt Nam ngày càng tăng và đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phát triển sản xuất.

Nghiên cứu về chỉ số co giãn của các loại rau quả theo chi tiêu cho thấy, khi lượng chi tiêu cho cac hộ gia đình tăng thì nhu cầu của hầu hết các rau quả đều tăng và tăng mạnh đối với quả. Hệ số co giãn chi tiêu đối với cầu quả là 1,09.Điều này cho thấy, nếu chi tieu của hộ gia đình tăng 1% thì nhu cầu về qủa sẽ tăng 1,09%, cao hơn mức tăng chi tiêu. Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng, nhu cầu về quả tăng mạnh đối với xoài, cam và các loại quả khác. Nhu cầu về các loại rau cũng tăng lên khi chi tiêu tăng nhưng với mức độ thấp hơn.

Biểu Độ co giãn chi tiêu đối với rau và quả



Sản phẩm

Độ co giãn

Rau muống

0.40

Su hào

0.46

Bắp cải

0.70

Cà chua

0.88

Rau khác

0.48

Cam

1.45

Chuối

0.79

Xoài

1.38

Quả khác

1.12

Các loại rau

0.54

Các loại quả

1.09

Quả & Rau

0.74

Trong những năm gần đây, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam tăng lên đáng kể, mặc dù các số liệu thống kê rất khác nhau. Theo số liệu của FAO, nhập khẩu rau quả tăng từ mức 0 năm 1990 đến 11 triệu USD năm 1995 và khoảng 20 triệu USD năm 1998, chủ yếu là nhờ tự do hoá thương mại (hàng rào thuế quan và phi quan thế giảm) và mức sống của người dân Việt Nam tăng. Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là ở khu vực thành thị có sức mua tốt, ngày càng đa dạng hoá tiêu dùng, không chỉ ăn gạo như trước đây mà cả các sản phẩm chăn nuôi và rau quả. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu táo, lê, quýt và đào của Trung Quốc (chiếm tỉ lệ lớn nhất); sầu riêng, xoài, măng cụt và vú sữa của Thái Lan; nho và táo của Mỹ (theo USDA trị giá 2,3 triệu USD); kiwi và táo của New Zealand. Các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác.

Bảng Khối lượng nhập khẩu rau quả của Việt Nam



 

Đơn vị

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau

nghìn tấn

18

20

21

28

60

123

246

316

175

118

Khoai tây

tấn

8148

11055

11248

16233

6401

4510

20915

34595

38834

57033

Cà chua

tấn

161

138

177

524

100

 

0

5649

4754

10761

Dưa hấu

tấn

1523

3361

8651

1433

1149

468

1407

1290

178

241

Quả

nghìn tấn

31

47

65

71

148

44

106

156

201

185

Chuối

tấn

9422

 

 

4

633

49

0

 

99

26

Nho

tấn

1776

2477

2391

2990

4093

3683

6151

6165

6020

7912

Cam

tấn

8541

13630

4809

2468

1814

1715

1617

4808

7079

18459

Dứa

tấn

 

53

 

 

117

17

0

 

 

 

Nguồn: FAO

Bảng Kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam (triệu đô la)



 

Đơn vị

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Rau

nghin USD

7846

5785

5975

9263

15184

11132

22348

39900

11321

quả

triệu USD

382

516

161

177

1706

61

364

320

228

Nguồn: FAO

Bảng Nhập khẩu một số loại rau quả của Việt Nam (1998)



Sản phẩm

Kim ngạch nhập khẩu

Nước dẫn đầu

 

(1000 US$)




Táo

10.413

Trung Quốc

Quýt

5.395

Trung Quốc

Nho

3.324

Mỹ



8.837

Trung Quốc

Rau sạch khác

548

Trung Quốc

Rau sơ chế

180

Trung Quốc

Tổng

28.697




Ghi chú: Tổng KN nhập khẩu không bao gồm nhập khẩu các quả thứ yếu

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (2001)

Giá trị nhập khẩu thực tế có thể cao hơn số thống kê do lượng nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc và Thái Lan (qua Cam pu chia) không được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, nếu tính cả lượng nhập khẩu tiểu ngạch, thì nhập khẩu rau quả của Việt Nam chắc chắn vẫn nhỏ hơn lượng xuất khẩu.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương