Hồ sơ ngành hàng rau quả


Các sản phẩm chính của ngành hàng hoặc là nguyên liệu thô cho những sản phẩm nào



tải về 1.25 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.3Các sản phẩm chính của ngành hàng hoặc là nguyên liệu thô cho những sản phẩm nào


Rau quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng gồm năng lượng, chất đạm, vitamin và muối khoáng. Các loại rau đậu giàu chất đạm có thể thay thế cho nguồn đạm động vật chẳng hạn như đậu nành. Các loại rau quả giàu vitamin, muối khoáng … không chỉ có ít trong việc cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bảo vệ cho con người chống lại bệnh tật. Một số loại khoai củ như khoai tây, khoai lang có thể dùng thay thế một phần lương thực trong bữa ăn hàng ngày. Rau quả cũng là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm (chế biến dầu thực vật, mứt, nước quả,…)

Giá trị sử dụng của rau

Giá trị sử dụng của quả

1.4Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng rau quả


Diện tích đất trồng trọt của Việt Nam vào khoảng 12,4 triệu ha, trong đó diện tích cây hàng năm chiếm 10.3 triệu ha. Trong tổng 2.13 triệu ha diện tích trồng cây lâu năm, diện tích cây ăn quả đạt 589.4 ngàn ha, chiếm khoảng 27.5% diện tích cây lâu năm và 4.7% tổng diện tích trồng. Trong những năm qua, diện tích cây ăn quả cũng phát triển khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 6.5%/năm trong giai đoạn 1990-2001. Trong giai đoạn gần đây (1996-2001), tốc độ tăng diện tích cây ăn quả (9.35%/năm) cao hơn nhiều so với giai đoạn nửa đầu thập kỷ 90 (3.67%/năm).

Bảng Diện tích rau quả của Việt Nam qua các năm (nghìn ha






1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau

360

377

411,7

459,1

464,6

514,6

560,6

577,8

605,9

635,1

Cây ăn quả

375.5

426.1

447.0

512.8

565.0

609.6

677.5

724.5

746.8

766.9

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Bảng Giá trị sản xuất rau quả của Việt Nam qua các năm (tỷ đồng)






1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Sơ bộ 2005

Rau

5088.2

5440.8

5681.8

6179.6

6332.4

6844.3

7770.8

8030.3

8284.0

8937.3

Quả

5688.3

6132.4

6091.2

6131.2

6105.9

6402.3

6894.9

7017.3

7354.8

8008.3

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Bảng Sản lượng rau quả của Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)






1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau

4706,9

4969,9

5236,6

5792,2

5732,1

6777,6

7485,0

8183,8

8876,8

9640,3

Quả

1750

1800

1850

1850

2200

2300

2500

2620

2750




Nguồn : Tổng cục Thống kê, FAO

Bảng Năng suất rau quả của Việt Nam qua các năm (kg/ha)






1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau

11232

12581

12202

11745

12436

12695

12471

12404

12404

12572

Quả

10938

10909

10882

10882

11892

11500

11905

11910

12273

12222

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Các vùng trồng cây ăn quả ở Việt Nam:



  • Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích cây ăn quả lớn nhất nước, do có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả ở ĐBSCL năm 2003 là 253.000 ha một số tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn như: Tiền giang 48.396 ha (chiếm 20% diên tích toàn vùng); Bến Tre 35.500 ha (chiếm 14,9%) Cần Thơ 34.796 ha (chiếm 14,6%). ĐBSCL có các loại quả đặc sản như: bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng sữa hạt lép, sầu riêng Ri6, xoài cát Hoà Lộc, xoài cát chu, vú sữa Vĩnh Kim, đu đủ đài loan tím, dứa (dứa), chuối già, chuối cau, măng cụt, chôm chôm, cam sành, quít đường, quít tiều…

  • Vùng Đông Bắc giữ vị trí thứ 2 về diện tích trồng cây ăn quả, diện tích tính đến năm 1998 là 57.400 ha bao gồm các loại cây ăn quả có diên tích lớn là cây có múi, nhãn, vải

  • Vùng Đông Nam Bộ chiếm vị trí thứ 3 về diện tích là 56.600 ha (1998) bao gồm các loại cây ăn quả có diện tích lớn là: chuối, điều

  • Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả truyền thống của Việt Nam mặc dù diện tích chỉ chiếm hàng thứ tư. Năm 1998 có 44.300 ha, bao gồm chủ yếu là chuối, vải, nhãn cây có múi.

  • Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích cây ăn quả đến năm 1998 có 39.600 ha diện tích nhiều nhất là chuối, cây có múi.

  • Vùng Tây Bắc chỉ mới phát triển cây ăn quả năm 1998 đạt diện tích 24.900 ha, bao gồm diên tích lớn nhất là nhãn, vải, chuối.

  • Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích cây ăn quả không nhiều, năm 1998 đạt 18.000 ha. Trong số này diện tích chuối chiếm đa số.

  • Vùng Tây Nguyên là vùng trồng cây ăn quả ít nhất nước ta. Năm 1998 cả vùng chỉ có 7.900 ha, chủ yếu là diện tích trồng chuối.

Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh. Trung bình trong giai đoạn 1990-2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4.4%/năm. Trong 5 năm gần đây, xu hướng tăng diện tích rau đậu (5.23%/năm) cao hơn so với giai đoạn đầu của thập kỷ 90 (3.56%). Trong khi đó, trong giai đoạn 1990-2001, diện tích cây hàng năm chỉ tăng bình quân 2.08%/năm, và có xu hướng tăng chậm hơn vào giai đoạn gần đây. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm 6.7% diện tích cây hàng năm và 5.6% diện tích trồng trọt cả nước.

Bảng Tăng trưởng diện tích cây trồng của Việt Nam, 1990-2001



Chỉ tiêu

Diện tích gieo trồng 2001 (000 ha)

Tăng trưởng bình quân hàng năm (%)

1990-95

1996-2001

1990-2001

Tổng diện tích trồng trọt

12447.5

2.65

2.90

2.77

Cây hàng năm

10311.8

2.26

1.90

2.08

Rau và đậu

698.8

3.56

5.23

4.39

Cây lâu năm

2135.7

6.24

9.13

7.68

Cây ăn quả

589.4

3.67

9.35

6.51

M
Đồ thị Diện tích cây ăn quả các vùng (000 ha)


ột trong những loại cây ăn trái lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Năm 1993, diện tích của các loại cây này thậm chí không được thống kê trong sách niên giám thống kê hàng năm. Từ năm 1994 diện tích các loại cây này tăng gấp 7 lần từ 27 ngàn ha lên 190 ngàn ha, đạt tốc độ tăng bình quân 29%/năm. Hiện nay diện tích của các loại cây ăn trái này chiếm 29% tổng diện tích cây ăn quả (theo số liệu năm 2001). Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam, nhãn thì trồng cả miền Nam và miền Bắc. Chuối cũng là cây trồng rất quan trọng của Việt Nam, chiếm 17% diện tích cây ăn quả (năm 2001). Diện tích trồng chuối tăng trưởng rất thấp, chỉ đạt 1.5%/năm. Lượng chuối sản xuất cho tiêu dùng của hộ gia đình là khá lớn. Diện tích dứa thực sự không có sự tăng trưởng trong những năm qua, có thể do sự sụp đổ của thị trường COMECON đối với sản phẩm dứa tươi và dứa hộp trong thời gian 1989-1991. Trong giai đoạn 1990-2002, diện tích dứa chỉ tăng bình quân 0.7%/năm. Ngược lại, diện tích cây có múi và xoài tăng bình quân tương ứng 16.4% và 11%/năm (xem Bảng 2). Những cây ăn quả chính như nhãn, vải, chôm chôm, chuối, dứa, cây có múi, và xoài chiếm khoảng 73% diện tích trồng cây ăn quả của cả nước .

Bảng Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả chính (1000 ha)



Năm

Cam, chanh, quýt

Chuối

Xoài

Dứa

Nhãn, vải, chôm chôm

1990

15

88

16

39

-

1991

21

89

15

38

-

1992

26

90

15

35

-

1993

45

94

18

29

-

1994

55

92

30

29

27

1995

60

92

21

26

38

1996

67

96

26

26

62

1997

67

92

31

26

91

1998

71

89

37

29

114

1999

63

95

41

32

131

2000

68.6

98.5

46.7

36.5

168.8

2001

75

102.4

45.2

35.8

181

2002

78

105

46.5

40

190

Tăng trư­ởng hàng năm 1990-2002

16.4%

1.5%

11.4%

0.7%

29.0%

Xu hướng biến động về sản lượng của các loại cây ăn quả khá tương ứng với sự thay đổi về diện tích: sản lượng nhãn, vải, chôm chôm và cay có múi tăng rất nhanh, trong khi sản lượng chuối hầu như không tăng còn sản lượng dứa có xu hướng giảm xuống. Điều đáng chú ý là đối với các loại quả chủ yếu, tốc độ tăng diện tích cao hơn tốc độ tăng sản lượng. Điều này cho thấy rằng trong thập kỷ 90, năng suất của một số cây ăn quả chủ yếu giảm xuống. Trong các loại cây ăn quả, sản lượng dứa giảm nhiều nhất, từ 468 ngàn tấn năm 1990 xuống 185 ngàn tấn năm 1995, giảm trên 60% và chủ yếu là giảm trong 2 năm đầu thập kỷ 90 (1990-1992).

Bảng Sản l­ượng một số cây ăn quả chính (1000 tấn)



Năm

Cam. chanh, quýt

Chuối

Xoài

Dứa

Nhãn, vải, chôm chôm

1990

119

1.221

173

468

-

1991

121

1.286

140

420

-

1992

160

1.366

112

264

-

1993

250

1.398

119

258

-

1994

286

1.375

136

235

180

1995

379

1.282

153

185

223

1996

445

1.319

188

185

276

1997

393

1.316

165

199

405

1998

402

1.208

181

244

429

1999

405

1.243

189

263

545

2000

426.7

1124.8

177.3

291.4

616.6

2001

442.6

1248.5

178.8

284.5

654.2

2002

485

1365

186

360

694

Tăng trưởng hàng năm 1990-2002

13.7 %

1.14 %

1.5%

-0.6%

19.1%

Nghiên cứu những đặc điểm sản xuất rau quả theo vùng cho thấy ĐBSCL chiếm khoảng 2/3 sản lượng cây có múi, dứa và xoài. Sản xuất chuối phân tán hơn, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, Đông nam Bộ và ĐBSH. Đối với rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và xúp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng Cơ cấu sản l­ượng một số loại rau quả phân theo vùng (1999)



Vùng

Rau

Quả có múi

Chuối

Xoài

Dứa

Nhãn, vải, chôm chôm

ĐBSH

29.1

8.4

27.7

0.6

8.8

7

Đông Bắc

13.3

8.6

9.3

1.1

3.6

9.1

Tây Bắc

1.6

0.6

2.1

2.1

0.4

0.9

Bắc Trung Bộ

7.4

9.5

7.4

0.8

9.3

1

Nam Trung Bộ

6.2

1.8

8.2

7.6

7.3

0.1

Tây Nguyên

2.1

0.2

2.6

2

0.9

0.1

Đông Nam Bộ

17.1

3.9

14.5

32.9

0.6

14.7

ĐBSCL

23.3

66.9

28.2

52.8

69.1

67.1

Tổng

100

100

100

100

100

100

Đến nay, Việt Nam đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tạp trung, phân bổ tại một số tỉnh trọng điểm như sau:

  • Vải-nhãn-chôm chôm được tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và vùng Đông Bắc. Các tỉnh trồng nhiều vải nhãn là Bắc Giang (25,5 nghìn ha), Bến Tre (16,2 nghìn ha), Tiền Giang (13,5 nghìn ha), Vĩnh Long, Sơn La, Hải Dương (xấp xỉ 9,5 nghìn ha);

  • Chuối được trồng rải rác ở tất cả các nơi trên toàn quốc. Các tỉnh trồng chuối chủ yếu là Thanh Hoá, Cà Mau (7-8 nghìn ha), Đồng Nai, Sóc Trăng (6 nghìn ha);

  • Cây có múi được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Cần Thơ (13,1 nghìn ha), Bến Tre, Vĩnh Long (6 nghìn ha). Bên cạnh đó 2 tỉnh Hà Giang và Nghệ An cũng có trên 4 nghìn ha;

  • Dứa cũng được trồng tập trung tại ĐBSCL, như Kiên Giang (9,2 nghìn ha), Tiền Giang (7,8 nghìn ha), Bạc Liêu (3,6 nghìn ha);

  • Xoài được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Tiền Giang (6 nghìn ha), Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang (trên 3 nghìn ha). Bên cạnh đó, các tỉnh Bình Phước và Khánh hoá cũng có trên 4 nghìn ha xoài.

Dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng cây ăn trái cả nước lên đến 750.000 ha, sản lượng đạt 9 triệu tấn. Tuỳ theo đặc tính của từng vùng và lợi điểm tượng đối sẳn có mà chọn chủng loại cây trồng thích hợp. Dự kiến sẽ phát triển là: xoài, nhãn, thanh long, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, chuối, dứa, vú sữa, bòn bon Thái, ổi , hồng, nho…

Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương