HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05



tải về 1.95 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích1.95 Mb.
#1691
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Cầu chì tự rơi FCO-24kV:

Cầu chì tự rơi FCO-24kV phải thỏa mãn các thông số kỹ thuật sau.



TT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Yêu cầu kỹ thuật

1

Điện áp định mức

kVrms

24

2

Điều kiện lắp đặt




Ngoài trời

3

Tần số định mức

Hz

50

4

Điện áp chịu đựng tần số nguồn đến đất và giữa các cực







4.1

- Ướt (10 s)

kVrms

50

4.2

- Khô (1 phút)

kVrms

60

5

s (BIL) đến đấtĐiện áp chịu đựng xung sét 1,2/50 và giữa các cực

kVpeak

125

6

Dòng điện định mức

A

100

7

Dòng điện ngắn mạch không đối xứng định mức (1s)

kArms

12

8

Dòng đóng, cắt MBA không tải

A

2,5

9

Dòng đóng, cắt đường dây không tải

A

10

10

Chiều dài đường rò bề mặt

mm

³ 430

11

Tiêu chuẩn chế tạo




IEC 265, 282

ANSIC37.41 ANSIC37.42



Bảng tính chọn dây chảy:

*MBA 3 pha:



TT

Dung lượng MBA (kVA)

Loại dây chảy 22kV

1

75

3K

1.2.1.11. Aptomat:

TT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Yêu cầu

1

Kiểu

 

3 pha, 3 cực

2

Điện áp định mức

V

600

3

Tần số hệ thống

Hz

50

4

Điện áp chịu đựng tần số nguồn trong (1 phút)

kV

2.5

5

Điện áp xung định mức (1.2/50 ms)

kV

8

6

Khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch Icu (tại điện áp 380/400V)

 

 




- Iđm = 150A

kA

35

8

Số lần thao tác

Lần

10.000

9

Đặc tính bảo vệ : Đặc tính C (Theo tiêu chuẩn IEC947-2)

 

 

10

Giải chỉnh định :

 

 

10.1

Áptômát Iđm < 250A

 

 




- Bảo vệ quá dòng (Overload protection)

 

(0,8 - 1) Iđm

 

- Bảo vệ ngắn mạch (Short circuit protection)

 

(5 - 10) Iđm


Một số văn bản quy phạm tham khảo

TCVN 4086: 1985 Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.

TCVN 4756 : 1989 nối đất và nối không các thiết bị điện,

TCVN 2737: 1995 Tiêu chuẩn tải trọng và tác động.

11 TCN 19-21:2006 Quy phạm trang bị điện năm 2006 ban hành kèm theo quyết định số 19/2006QĐ-BCN ngày 11/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

QĐKT – ĐNT 2006 Quy định kỹ thuật điện nông thôn 2006 ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN



.Yêu cầu khởi động động cơ máy bơm điện

Cung cấp điện cho trạm bơm cần phải đáp ứng các yêu cầu khởi động động cơ cho vận hành máy bơm điện. Việc khởi động động cơ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các động cơ điện đồng bộ và không đồng bộ của các tổ máy bơm phải được khởi động trực tiếp từ điện áp toàn phần của lưới điện;

- Đối với các động cơ điện công suất lớn, có thể áp dụng cách khởi động qua bộ điện kháng trên cơ sở chỉ dẫn của nhà máy chế tạo động cơ.

- Khi xác định khả năng khởi động trực tiếp của động cơ đó, phải xét tới các điện kháng thực tế của hệ thống điện lực theo chỉ dẫn của nhà máy chế tạo động cơ

d.5. Yêu cầu tiếp đất, bảo vệ chống sét và bảo vệ quá điện thế

- Tiếp đất là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các phụ tải thuộc trạm bơm có chức năng bảo vệ quá điện thế, bảo vệ an toàn khi rò điện ra vỏ động cơ, vỏ thiết bị và bảo vệ chống sét của biến áp và hệ thống các phụ tải trong trạm bơm. Khi thi công các thiết bị tiếp đất phải theo thiết kế và các quy định của ngành điện

- Để bảo vệ chống sự truyền điện thế cao qua các kết cấu kim loại ở trên mặt đất và ở bên ngoài công trình thì cột điện gần công trình nhất và vị trí đường dây điện đi vào trong nhà và công trình cần bảo vệ phải được kết nối với thiết bị tiếp đất với điện trở sung không quá 20 . Có thể kết nối vào thiết bị tiếp đất để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp;



Lắp đặt hệ thống điện:

- Lắp đặt điện phải tuân theo tiêu chuẩn: TCNV 3333-2005, TCXDVN 394-2007 và theo các yêu cầu của Thiết kế công trình. Việc lắp đặt hệ thống điện phải đảm bảo an toàn cho con người, không bị nguy hiểm do tiếp xúc với những bộ phận mạng điện của thiết bị dùng điện trong khi vận hành bình thường và ngăn ngừa các bộ phận kim loại bình thường không mang điện của thiết bị dùng điện, hoặc các bộ phận của công trình chạm vỏ khi sự cố.

- Bảo đảm trang thiết bị làm việc an toàn trong môi trường đã định, không sinh ra tia lửa điện trong môi trường có nguy cơ cháy nổ. Bảo đảm khả năng tách rời về điện với hệ thống điện. Tại đầu vào phải có thiết bị cắt điện chung để bảo vệ cho hệ thống điện bên ngoài khi có sự cố. Các thiết bị bảo vệ được chọn sao cho chúng có tác động theo phân cấp có chọn lọc.

Khi bố trí các thiết bị điện trong nhà trạm bơm phải bảo đảm cho công tắc lắp đặt được đơn giản, bảo đảm thuận tiện, sử dụng an toàn trong quá trình vận hành sản xuất cũng như công tác bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị của trạm bơm và bảo đảm chiều dài các đường cáp dẫn điện là ngắn nhất.



Lắp đặt chống sét công trình:

- Lắp đặt chống sét cho công trình tuân theo tiêu chuẩn TCVN 46-2007.

- Cọc và dây tiếp địa không được sơn. Cọc được đóng ngập sâu dưới mặt đất theo thiết kế.

- Dây tiếp địa phải được hàn chắc chắn vào cọc tiếp địa, sau khi hàn phải kiểm tra múi hàn trước khi lấp đất.

- Cọc đỡ dây thu dẫn sét chôn chắc chắn vào tường , sau khi hàn xong sơn chống gỉ cho dây thu và dẫn sét bằng 2 lớp sơn dẫn điện.

- Cọc tiếp địa , dây dẫn giữa các cọc tiếp địa phải thi công theo thiết kế.

- Sau khi lắp đặt hệ thống thu sét xong phải nối ngay với hệ thống tiếp đất. Phải nghiệm thu từng thành phần công việc trước khi lấp đất.

C.Công tác hoàn thiện:

Thi công công tác hoàn thiện công trình, ngoài việc tuân thủ theo những quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5674-1992 và TCXDVN 303:2004, cần phải tuân theo những quy định về an toàn lao động, về phòng cháy chữa cháy cũng như những tiêu chuẩn khác liên quan đã được Nhà nước ban hành

Đối với những kết cấu chế tạo và gia công sẵn ở nhà máy, công tác hoàn thiện được thực hiện ngày trong quá trình chế tạo và phải tuân thủ theo những quy định riêng.

Nhà thầu sẽ phải thiết lập một quy trình thực hiện công tác hoàn thiện cho từng hạng mục công việc riêng của toàn bộ gói thầu và một quy trình thực hiện hoàn thiện tổng thể công trình (nếu như trong thiết kế đã không nêu cụ thể). Quy trình này phải được trình và chấp thuận từ bên Giám sát và Chủ đầu tư. Trong quy trình này cần thiết phải nêu cụ thể từng công việc của công tác hoàn thiện và những sai số cho phép có thể chấp thuận được.



5. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn

Sau khi kết thúc công việc lắp ráp thiết bị cần tiến hành công tác mở máy hiệu chỉnh. Tiến hành kiểm tra độ chính xác của thiết bị và hệ thống thiết bị phụ, kiểm tra tính an toàn chịu kéo của bu lông nối ghép mặt bích và tấm móng, kiểm tra khe hở giữa BXCT và các phần tĩnh của thân máy, cân bằng các góc quay cánh BXCT của bơm trục, chất lượng lắp ổ trục, độ đồng trục giữa máy bơm và động cơ, kiểm tra dầu trong ổ trục và trong hệ thống điều chỉnh.

Sau khi kết thúc công tác chuẩn bị, cần mở máy thử nghiệm. Để làm điều này cần đưa vào hoạt động các hệ thống phụ trợ: hệ thống chân không, hệ thống cấp nước kỹ thuật khi cần thiết bôi trơn vòng bít và làm mát ổ trục, hệ thống điều chỉnh, sau đó là các tổ máy. Thời gian mở máy thử nghiệm lần đầu thường xảy ra vài giây. Sau khi dừng máy, cần kiểm tra cẩn thận và loại bỏ các khuyết tật được phát hiện. Sau đó ta mở máy lại (chạy rà). Trong giai đoạn chạy rà tiến hành xác định mực dầu và nhiệt độ dầu trong hộp dầu ổ định hướng, kiểm tra sự làm việc của vòng bít, kiểm tra sự đốt nóng các cuộn dây động cơ điện, mức độ rung của tổ máy, kiểm tra kết cấu phần công trình xây dựng. Thời gian kiểm tra chạy thử có thể mất 2 đến 3 giờ.

Sau khi ngắt, kiểm tra lặp lại và loại bỏ những khuyết tật của tổ máy thì tiến hành đóng máy vào chạy phụ tải công tác, trong thời gian này còn tiến hành kiểm tra nhiệt độ ổ trục và cuộn dây của động cơ điện một lần nữa, kiểm tra lưu lượng nước làm mát, xác định các thông số máy (như lưu lượng nước khi bơm với các cột nước khác nhau, công suất, hiệu suất, mức rung động, hiện tượng khí thực). Thời gian chạy với phụ tải công tác tiến hành 8 đến 10 giờ. Sau khi dừng và kiểm tra lặp lại thì ban nghiệm thu và đơn vị khai thác sẽ kiểm tra lần cuối. Trong quá trình tiến hành thử nghiệm kiểm tra tổ hợp thiết bị cần theo chỉ tiêu của nhà máy chế tạo và thông số thiết kế. Thời gian thử nghiệm thường quá 20 giờ đối với máy bơm nhỏ và trung bình, 12 giờ đối với máy bơm lớn.

Những công việc chính về vận hành trạm bơm do nhân viên vận hành thực hiện tuân theo quy định của nhà máy chế tạo và theo đúng quy tắc an toàn kỹ thuật. Yêu cầu về nhân viên vận hành phụ thuộc nhiều vào chức năng và mức độ tự động của trạm. Trên các trạm bơm tưới bơm nước từ kênh sang kênh khác nhân viên vận hành cần có mặt thường xuyên để đóng ngắt máy theo chỉ huy của bộ phận điều độ và theo dõi sự làm việc của thiết bị và công trình, loại bỏ kịp thời những hỏng hóc.

Trong quá trình trạm làm việc bình thường tiến hành theo dõi phụ tải của tổ máy, nhiệt độ ổ trục và các cuộn dây của động cơ điện, hiệu chỉnh hệ thống thiết bị phụ và mức rung của máy. Kiểm tra trạng thái của trục, ổ trục , vòng tiếp xúc, vòng góp, các khung và các các áp tô mát, các thiết bị cao áp, khớp bù, van phá chân không, hệ thống điều chỉnh và các van dựa vào các dụng cụ đo đã được lắp đặt.



6. Yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ:

Tuân thủ Qui phạm an toàn trong xây dựng về cháy, nổ. Phải thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trường; khu vực có vật liệu dễ cháy nổ như xăng dầu, bình hơi, thiết bị có áp lực cần bố trí vị trí có khoảng cách an toàn tới khu vực dân cư, có biển báo và trang bị dụng cụ, phương tiện phòng chữa cháy thích hợp.



7. Yêu cầu về vệ sinh môi trường

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi côngxây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm dừng thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

Các tổ chức, cá nhân để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

8. Yêu cầu về an toàn lao động

Nhà thầu phải quan tâm đầy đủ đến an toàn của người lao động, thiết bị, vật tư, công trường, công trình và công trình lân cận. Đảm bảo trật tự cho công trình không để xảy ra tình trạng nguy hiểm cho người lao động.

Phải báo cáo cho chủ đầu tư các chi tiết về bất kỳ tai nạn, hư hỏng nào trong hoặc ngoài công trường. Trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng hư hỏng hay chết người Nhà thầu phải báo cáo ngay lập tức bằng các phương tiện nhanh nhất sẵn có. Thực hiện đầy đủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ khai báo, điều tra nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc canh giữ công trình, nguyên vật liệu và máy móc đưa vào sử dụng cho việc thi công công trình kể từ ngày khởi công công trình đến ngày cấp giấy chứng nhận nghiệm thu bàn giao công trình.

Tuân thủ Qui phạm an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91 và các tiêu chuẩn an toàn khác về tiếng ồn, điện, hàn, khoan, sơn, gia công gỗ, gia công kim loại, sử dụng thiết bị...

9. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công

Nhà thầu phải biện pháp cụ thể về huy động nhân lực và thiết bị máy móc đảm bảo theo tiến độ đã đề ra.

Nhà thầu phải lập biểu đồ cung ứng nhân lục và thiết bị.

Do tính đặc thù của dự án nâng cao năng lực cho người dân địa phương nên khuyến khích các nhà thầu sử dụng nhân công lao động tại địa phương.



10. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục:

a/ Trình bày về giải pháp kỹ thuật thi công các hạng mục:

- Trình bày về tổ chức thi công của gói thầu.

- Trình bày biện pháp quản lý chất lượng của nhà thầu. Các chỉ tiêu chất lượng công trình chủ yếu nhà thầu sẽ thực hiện được. (Lưu ý: Nhà thầu cần thuyết minh cụ thể nguồn cung cấp vật tư nguyên liệu, quy cách phẩm chất được sử dụng vào công trình).

b/ Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện hợp đồng :

Trình bày sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu; lập biểu tiến độ thi công cho từng hạng mục và toàn công trình kèm theo biểu đồ phân bổ nhân lực và máy móc, thiết bị thi công tương ứng. Biểu tiến độ thi công lập theo sơ đồ ngang. Trên đó có ghi rõ số lượng, công suất các loại máy, thiết bị chủ yếu, số ca máy làm việc, số lượng lao động của đơn vị. Các nội dung phải phù hợp với thời gian thi công.



11. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu;

- Nhà thầu phải thực hiện việc kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy trình quy phạm thi công, theo quy định kỹ thuật thi công trong hồ sơ mời thầu và theo phương án kỹ thuật chất lượng thi công nêu trong hồ sơ dự thầu.

- Khi thi công các bộ phận công trình sẽ bị che khuất, Nhà thầu phải báo trước cho Kỹ sư phụ trách giám sát 24 giờ để Kỹ sư phụ trách giám sát, và Nhà thầu tiến hành kiểm tra, nghiệm thu bộ phận đó trước khi bị che khuất. Nếu kỹ sư phụ trách giám sát không tham dự thì phải báo cho Nhà thầu biết để Nhà thầu chủ động bố trí công việc. Nếu Kỹ sư phụ trách giám sát không dự được mà không báo thì Nhà thầu có quyền đơn phương kiểm tra, nghiệm thu và cho tiến hành thi công hạng mục công trình ẩn dấu hay bị che lấp. Tuy nhiên nếu Nhà thầu gian dối trong việc tự kiểm tra nghiệm thu, nếu Kỹ sư phụ trách giám sát phát hiện được thì không những Nhà thầu có lỗi mà còn phải chịu phạt nặng do sai phạm. Nhất thiết phải có biên bản nghiệm thu chất lượng mới được chuyển bước thi công.

- Kỹ sư phụ trách giám sát thường xuyên kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng chất lượng và số lượng, máy móc thiết bị thi công, máy móc thí nghiệm và công trình thi công, tổ chức sản xuất tại hiện trường.

- Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ chất lượng công trình nếu đảm bảo yêu cầu. Nếu có nhiều sai phạm phải lập biên bản và có biện pháp xử lý với Giám đốc điều hành nếu có nhiều sai phạm. Chủ đầu tư, Kỹ sư phụ trách giám sát có quyền yêu cầu Giám đốc điều hành thi công đưa vật liệu, máy móc thiết bị thi công kém chất lượng kể cả cán bộ kỹ sư điều hành và công nhân lao động có sai phạm về chất lượng thi công ra khỏi công trình.

Nhà thầu phải theo dõi và kiểm tra chất lượng công tác thi công ở cả bãi vật liệu lẫn ở công trình. Yêu cầu công tác tự kiểm tra chất lượng thi công, tiến độ của nhà thầu thực hiện theo Quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình Xây dựng

IV. Các bản vẽ

Liệt kê các bản vẽ1.



STT

Ký hiệu

Tên bản vẽ

Phiên bản / ngày phát hành

1










2





















Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương