HÀ NỘI, 2014 MỤc lục các từ viết tắT 3


Tình hình phát triển trên thế giới của dịch vụ Truyền hình streaming



tải về 317.43 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích317.43 Kb.
#16399
1   2   3   4   5   6   7   8

1.4Tình hình phát triển trên thế giới của dịch vụ Truyền hình streaming

1.4.1Tổng quan


Mạng thông tin di động 3G đã được triển khai rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới với công nghệ áp dụng là WCDMA hay CDMA 2000, TD-CDMA hay TD-SCDMA với nội dung cung cấp cho người sử dụng ngày càng đa dạng và tiện lợi. Cùng với sự phát triển về công nghệ mạng thì số lượng thuê bao cũng tăng lên nhanh chóng. Theo kết quả nghiên cứu của hãng ABI thì tính đến hết quý 1/2010, toàn thế giới đã có xấp xỉ 4,8 tỷ thuê bao di động và con số này sẽ là khoảng hơn 5 tỷ vào cuối năm 2010. Trong đó, châu Phi sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, với mức tăng trưởng 22% so với năm trước, trong khi tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng lên 65% vào cuối năm 2010. Đồng thời cũng theo ước tính của Ericsson, mỗi ngày thế giới có thêm gần 2 triệu thuê bao di động mới, đồng thời số lượng thuê bao 3G trên toàn cầu đến nay cũng đã vượt qua con số 500 triệu.

Cũng theo một khảo sát trước đó của Ericsson cho biết, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu đang tăng nhanh gấp 10 lần so với lưu lượng sử dụng của dịch vụ thoại, và lần đầu tiên vượt qua dịch vụ thoại là vào năm 2009. Với sự ra đời của một loạt các điện thoại thông minh giúp cho người sử dụng có thể lướt web, xem phim, tải nhạc ngay trên chính điện thoại di động của mình. Điều này là không khả thi khi sử dụng các công nghệ 2G và các điện thoại đời cũ. Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình streaming trên nền mạng 3G tăng nhanh chóng tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số quốc Châu Âu do hạ tầng mạng đã đáp ứng và do điều kiện đi lại tại các quốc gia này.

Theo dự báo của Informa Telecoms & Media thì lợi nhuận hàng năm của thị trường di động toàn cầu sẽ đạt 1 nghìn tỉ USD vào năm 2013. Do lợi nhuận từ dịch

vụ thoại sẽ bị sụt giảm đáng kể từ năm 2010 trở đi nên dẫn đến việc đẩy mạnh các dịch vụ số liệu, được dự đoán sẽ tăng gấp đôi từ 148 tỉ USD vào 2007 đến 347 tỉ USD vào 2013. Kết quả, các dịch vụ số liệu sẽ tạo ra lợi nhuận chiếm tỉ lệ 19,2% vào 2007 lên 33,7% vào cuối 2013.


1.4.2Tại Mỹ


Hiện tại, Mỹ có khoảng trên 300 triệu thuê bao di động. Các nhà khai thác mạng sử dụng công nghệ GSM cũng như CDMA 2000 kết hợp với các công nghệ như AMPS, D-AMPS và TDMA. Ngay từ những năm 2006, đã có tới 10 khai thác dịch vụ di động sử dụng công nghệ HSDPA sau khi Cingular triển khai thành công công nghệ này vào năm 2005.

Sau khi triển khai thành công vào năm 2005, Cingular đã cung cấp các dịch vụ đa phương tiện như truyền hình trực tiếp cũng như truyền hình theo yêu cầu cho các đầu cuối di động. Khách hàng cần truy nhập vào Cingular’s MEdia Net Unlimited để nhận các dịch vụ video. Để xem video, cách đơn giản nhất là kích vào biểu tượng CV ( Cingular video). Vào năm 2006, Cingular triển khai dịch vụ video trên 20 thành phố lớn và đến nay hầu như đã triển khai khắp lãnh thổ nước Mỹ. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming.





Hình 4. Các thành phố Cingular cung cấp dịch vụ truyền hình streaming



Hình 5. Các nhà cung cấp dịch vụ trên nền 3G tại Mỹ

1.4.3Tại Châu Âu

1.4.3.1Triển khai dịch vụ truyền hình streaming ở Đức


Tại Đức, hầu hết các thuê bao di động hiện nay sử dụng mạng GSM (2G), với dịch vụ sử dụng chủ yếu chỉ đơn giản là thoại và nhắn tin. Do tốc độ truyển tải dữ liệu thấp nên không thích hợp triển khai cung cấp các dịch vụ truyền hình cho di động. Công nghệ mới áp dụng cho các ứng dụng phi thoại là GPRS đã được triển khai và là phân hệ trong chuẩn GSM, có mối liên quan chặt chẽ với các mạng di động 2G. Công nghệ này sử dụng chuyển mạch gói để truyền tải và giúp tăng tốc độ truyền khoảng 115 Kbps. Tuy nhiên trước nhu cầu đòi hỏi cần tăng tốc độ truyền tải, công nghệ EDGE đã được áp dụng triển khai giúp tăng dung lượng, thông lượng và tốc độ dữ liệu cho các kết nối lên tới 384 Kbps. Ngay từ những năm 2004, tất cả 4 nhà khai thác mạng di động triển khai mạng 3G với công nghệ áp dụng W-CDMA với tốc độ truyển tải trên 384 Kbps và điều quan trọng là công nghệ này giúp các nhà mạng cung cấp các dịch vụ đa phương tiện cho các thuê bao đầu cuối như dịch vụ truyền hình streaming cho di động, thoại thấy hình, MMS…

Trong 4 nhà khai thác cung cấp dịch vụ di động tại Đức thì Vodafone là nhà cung cấp lớn nhất. Vodafone sử dụng giải pháp của nhà thầu Siemens Mobile là tích hợp một giải pháp hoàn chỉnh cho dòng truyền tải (media streaming) vào trong mạng GRPS. Giải pháp này giúp cho các khách hàng của Vodafone có thể xem các clip hình ảnh trên máy điện thoại. Nội dung truyền tải qua cổng truyền tải thoại di động của Vodafone như tin tức trong ngày, các quảng cáo cho phim mới hay bản tin thể thao…Vodafone truyền tải nội dung cho khách hàng sử dụng công nghệ Streaming. Khi sử dụng công nghệ này, khách hàng không cần phải đợi đến khi một file được truyền tải hoàn toàn tới máy đầu cuối mà vẫn có thể nghe hay xem được. Ưu điểm của phương pháp này là âm thanh và hình ảnh được hiển thị mà không có khoảng thời gian trễ đáng kể nào và có thể sử dụng để truyền tải hình ảnh của sự kiện trực tiếp (streamed live). Nhờ sự ra đời của dịch vụ truyền hình streaming mà doanh thu của Vodafone tại Đức tăng lên đáng kể. Hiện tại, Đức chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming.


1.4.3.2Triển khai tại ISRAEL


Cellcom nhà khai thác di động hàng đầu tại Israel triển khai mạng “ Thin Multimedia” trên nền mạng GSM nhằm cung cấp dịch vụ video cho khách hàng vào 1/2003. SunyCom, một nhà cung cấp nội dung, các dịch vụ dữ liệu cho Cellcom. Cellcom đã triển khai các dịch vụ kênh truyền hình trực tiếp, video theo yêu cầu cho phép khách hàng có thể xem ngay trên máy di động 3G.

Với nội dung đa dạng và phong phú từ bản tin thể thao, các clip mới hay chương trình phim truyện đến dịch vụ như Video Mail đã được triển khai cung cấp cho khách hàng ngay khi Cellcom xây dựng mạng 3G thành công vào năm 2003. Các dịch vụ video trên nền mạng 3G của Cellcom áp dụng công nghệ truyền tải dòng.


1.4.3.3Triển khai tại Pháp


Orange France Telecom (OFT) nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Pháp đã triển khai 3G tại Pháp vào năm 2004 với công nghệ sử dụng WCDMA. Với tiêu chí: Thành công ngay từ khi ra mắt (First time right), Chọn đúng dịch vụ thiết thực (Có rất nhiều dịch vụ nội dung sử dụng nền tảng 3G, nhưng quan trọng nhất là phải biết loại dịch vụ nào phù hợp với thị hiếu người dùng di động bản địa). Ngoài ra, việc lựa chọn phạm vi triển khai dịch vụ 3G cũng rất quan trọng, vì không cần thiết phải phủ 3G ngay lập tức ở mọi nơi, mà nên tập trung vào những khu vực có tiềm năng phát triển nhất, chẳng hạn như các đô thị lớn), định hướng nhu cầu khách hàng (Chẳng hạn như giới thiệu những tiện ích và để khách hàng có những kinh nghiệm sử dụng thú vị mà không cần biết đó là dịch vụ 3G hay không), thiết bị đầu cuối phù hợp (Ngoài những khả năng tận dụng tối đa các lợi ích 3G mang lại như khả năng lướt web, soạn e-mail, văn bản với bàn phím QWERTY, tìm đường.... thiết bị đầu cuối cũng cần cài đặt sẵn các phần mềm để thân thiện với người dùng) cộng với các gói cước linh hoạt (với các gói dịch vụ cho kết nối không giới hạn trong 1 tháng hoặc kết nối chỉ trong 1 ngày, thậm chí chỉ trong nửa giờ cũng có thể đáp ứng) đã giúp cho OFT triển khai và thu được kết quả rất khả quan. Theo các chuyên gia thì dịch vụ thành công nhất của Orange France Teleco đầu tiên là e-mail vì mọi người đều muốn kiểm tra e-mail ở bất cứ đâu. Tiếp theo là các cổng thông tin chuyên cho di động, các dịch vụ thông tin về thời tiết, tình hình giao thông, tìm đường đi khi bị tắc đường... Thứ ba phải kể đến là các dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Và cuối cùng, đó là các kênh truyền hình dành cho ĐTDĐ. Hiện tại Pháp chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming.

1.4.4Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

1.4.4.1Tại Trung Quốc


Trung Quốc đã cấp 3 giấy phép 3G cho 3 nhà khai thác viễn thông bao gồm China Mobile, China Telecom và China Unicom vào tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, ba nhà khai thác viễn thông này đều sử dụng 3 chuẩn công nghệ khác nhau, theo đó China Mobile sử dụng chuẩn công nghệ TD-SCDMA do Trung Quốc phát triển, China Telecom sử dụng chuẩn công nghệ CDMA2000 còn China Unicom sử dụng chuẩn công nghệ WCDMA của Châu Âu.

Trong số 3 nhà khai thác kể trên thì China Mobile nhà khai thác di động lớn nhất thế giới với khoảng 493 triệu thuê bao vào thời điểm cuối tháng 6/2009 đã phát triển mạng di động 3G của họ theo công nghệ TD-SCDMA – đây là một trong ba công nghệ thông tin di động 3G trên thế giới do Trung Quốc phát triển. Dịch vụ 3G của China Mobile đang được kỳ vọng mang công nghệ TD-SCDMA phục vụ cho 70% dân cư và phủ sóng 200 thành phố của Trung Quốc. Vào giữa năm 2009, China Telecom cũng đã triển khai cũng đã triển khai mạng thông tin di động thế hệ thứ 3. Ngay sau khi triển khai mạng 3G, tập đoàn này đã cung cấp dịch vụ truyền hình streaming chất lượng cao tại các thành phố lớn của Trung Quốc. Các thuê bao di động 3G có thể truy nhập các ứng dụng đa phương tiện như Mobile TV trực tiếp, Video theo yêu cầu. Với việc sử dụng công nghệ 3G CDMA EVDO, cộng với phần nội dung được cung cấp bởi các mạng Nokia Siemens, dịch vụ truyền hình streaming của China Telecom có chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt hơn gấp nhiều lần so với 2G. Dung năng lớn, nhiều ưu điểm, độ ổn định và tin cậy cao là những điều kiện cần thiết để hỗ trợ phát quảng bá các sự kiện trực tiếp, Video theo yêu cầu. Hơn nữa dịch vụ truyền hình streaming điều khiển rất linh hoạt và dễ dàng mở rộng với các ứng dụng mới cho khách hàng.

Tính đến thời điểm hiên tại thì Trung Quốc chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming.

1.4.4.2Tại Singapore


Singapore là nước triển khai cung cấp dịch vụ thông tin di động 3G đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2001, Singtel một nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu tại Singapore đã chi tới 59 triệu USD để mua giấy phép sử dụng băng tần 3G. Vào tháng 7/2003 Singtel ký hợp đồng trị giá 220 triệu USD Singapore với Ericsson để xây dựng mạng 3G. Mạng 3G của Singtel dựa trên công nghệ W-CDMA và đi vào khai thác rộng trên khắp các khu vực trong cả nước vào cuối năm 2004. Ban đầu mạng di động của Singtel hỗ trợ tốc độ truyền tải vào khoảng 384 Kbps khi đang dịch chuyển. Mạng di động 3G của Singtel cho phép người sử dụng lướt Internet, xem, phát video thời gian thực, xem truyền hình streaming tốc độ cao, nội dung phong phú, đa dạng và tốc độ tải nhanh hay gửi được các file trong thư điện tử với dung lượng lớn trong khi vẫn đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, thời gian đầu khi triển khai thì dịch vụ này mặc dù có nhiều hứa hẹn như vậy song do 3G vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, do người ta còn ngần ngại và lo lắng về giá thành cao cũng như phản ứng từ phía người tiêu dùng. SingTel cũng thừa nhận rằng công chúng còn ngần ngại trước công nghệ mới, song họ hoàn toàn lạc quan rằng 3G sẽ trở nên phổ biến hệt như dịch vụ tin nhắn SMS. Nói chung, mạng 3G triển khai tại Singapore đã mang lại cho người dùng trải nghiệm phong phú với dịch vụ truyền hình streaming, video theo yêu cầu, điện thoại thấy hình và truyền tải dữ liệu tốc độ cao.

Tính đến thời điểm hiên tại thì Singapore chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming mà mới chỉ có các quy định liên quan đến quản lý nội dung của dịch vụ truyền hình streaming.


1.4.4.3Nhật Bản


Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai thành công mạng thông tin di động 3G với hai nhà khai thác cung cấp dịch vụ hàng đầu là NTT DoCoMo và KDDI. Vào năm 1999, NTT DoCoMo triển khai dịch vụ i-mode giúp người sử dụng có thể truy nhập Internet một cách dễ dàng. Năm 2004, NTT triển khai mạng FOMA với công nghệ WCDMA, trong khi KDDI áp dụng CDMA2000 được nâng cấp từ 1x EV-DO. Các dịch vụ trên nền mạng 3G rất đa dạng và phong phú như video call, truyền hình streaming, MMS, trình duyệt Web và shopping qua mạng đã được cung cấp cho người sử dụng. Ngay từ những năm 2006 số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G của Nhật Bản đã lên tới 45 triệu. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiên tại thì Nhật Bản chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming.



Hình 6. Sự phát triển các dịch vụ 3G của Nhật Bản

1.4.4.4Malaysia


Malaysia là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á triển khai dịch vụ 3G khá sớm. Nhà khai thác mạng di động hàng đầu Maxis được thành lập vào năm 1993 với các đầu số được cấp phép là “012”, “017” và “0142”. Maxis cung cấp dịch vụ trên băng tần 900 và 1800 MHz. Vào tháng 7/2005, Maxis cung cấp dịch vụ trên nền mạng UMTS tại băng tần 2100 MHz. Dịch vụ 3G của Maxis bao gồm thoại và phi thoại được cung cấp cho cả thuê bao trả trước và thuê bao trả sau. Ban đầu, các dịch vụ trên nền mạng 3G này chỉ được cung cấp tại các khu vực thành phố lớn như Kuala Lumpurm Selangor, Penang, Johor Bahru và Kuantan do phương châm kinh doanh của Maxis là “vùng phủ hạn chế”. Có nghĩa là dịch vụ 3G sẽ chỉ được triển khai trong các khu vực có lưu lượng dữ lượng lớn hay các khu vực trọng điểm về chính trị. Sau triển khai thành công giai đoạn đầu, Maxis đã có một chiến lược hướng nhiều đến người tiêu dùng hơn, sử dụng cổng thông tin di động và tỉ lệ số người sử dụng điện thoại 3G cao để định hướng. Trung bình, mỗi thuê bao của Maxis sử dụng 11MB dữ liệu mỗi tháng thông qua hơn 200 sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng để download. Maxis đã thu lợi từ việc có một cơ sở khách hàng 3G rất lớn và sẽ chiếm 30% tổng số thuê bao vào cuối năm 2009 (tăng từ 19% trong 2008). Hãng sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển doanh mục các thiết bị ứng dụng 3G, phát triển thị trường hiệu quả với các model điện thoại được tối ưu hoá cho các dịch vụ dữ liệu di động…

Vào tháng 9/2006, Maxis triển khai mạng 3,5G (HSDPA). Một số dịch vụ trên nền mạng 3G được Maxis cung cấp:



  • Video call và Video mail

  • Các dịch vụ dòng video chuyển mạch gói (bao gồm video theo yêu cầu, live channels và tải các clip video)

  • Giám sát giao thông (Maxis triển khai hơn 50 video camera xung quang khu vực thành Klang Valley, Penang & Johor Bahru)

  • 3G datacard

Hiện tại Malaysia chưa có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming trên nền mạng 3G.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 317.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương