HÀ NỘI, 2014 MỤc lục các từ viết tắT 3


Tình hình chuẩn hóa trong nước



tải về 317.43 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích317.43 Kb.
#16399
1   2   3   4   5   6   7   8

1.8Tình hình chuẩn hóa trong nước


Tính đến thời điểm hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông mới chỉ ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 36: 2011/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất” áp dụng cho chất lượng dịch vụ thoại trên mạng thông tin di động mặt đất. Đối với các dịch vụ phi thoại trên nền mạng 3G thì đã có nhiều đề tài cấp bộ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn liên quan như đề tài mã số 93-10-KHKT-TC “Rà soát tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng các dịch vụ trong mạng 3G và đề xuất áp dụng ở Việt Nam”, đề tài mã số 61-10-KHKT-RD “ Nghiên cứu, đề xuất phương án đo kiểm, đánh giá chất lượng dịch vụ trên mạng 3G” hay đề tài mã số 62-10-KHKT-TC “Nghiên cứu xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ nhắn tin SMS của mạng di động”. Riêng đối với các dịch vụ truyền hình streaming hiện tại chưa có đề tài tiêu chuẩn nào.

Truyền hình streaming là dịch vụ mới đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Hiện tại có nhiều tổ chức tiêu chuẩn tham gia chuẩn hóa chất lượng dịch vụ truyền hình streaming. Chất lượng dịch vụ truyền hình streaming là một phần rất quan trọng đối với nhà cung cấp dịch vụ và các nhà quản lý viễn thông để đảm bảo cung cấp được dịch vụ tốt nhất đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Tuy nhiên, do là dịch vụ khá mới nên tiêu chuẩn đối với dịch vụ truyền hình streaming cho đến thời điểm hiện tại chưa được xuất bản nhiều và mới chỉ có tiêu chuẩn quốc tế ETSI TS 102 250 của Ủy ban Viễn thông Châu Âu có thể coi là sở cứ tốt nhất để đánh xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền hình streaming.



Hiện nay tại Việt Nam có 4 nhà cung cấp dịch vụ đã triển khai mạng 3G và cung cấp dịch vụ truyền hình streaming cho khách hàng nên rất cần có bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền hình streaming cho mục đích quản lý và đảm bảo quyền lợi khác hàng.

1.9Phân tích lựa chọn sở cứ

1.9.1Tiêu chuẩn quốc tế


Trong các phần trước nhóm thực hiện đề tài đã giới thiệu về dịch vụ truyền hình streaming, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng truyền hình streaming, năng lực mạng 3G và tình hình chuẩn hóa chất về chất lượng dịch vụ truyền hình streaming của các tổ chức quốc tế cũng như tại Việt Nam. Hiện tại có thể nói bộ tiêu chuẩn ETSI TS 102 250 của ETSI và ITU-T J.247, ITU-R BS.1387-1 của ITU có thể được coi là sở cứ tốt nhất để đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình streaming vì các lý do sau:

  • Mạng 3G UMTS do ETSI chuẩn hóa và được ITU chấp thuận trong khuyến nghị IMT-2000, do vậy về mặt tương đối, các tiêu chuẩn của ESTI về chất lượng dịch vụ trong mạng UMTS đã được các nước triển khai mạng tuân theo và áp dụng;

  • ETSI TS 102 250 được ban hành tháng 4 năm 2011 nên đảm bảo tính cập nhật;

  • Trong phần cập nhật tình hình tiêu chuẩn hóa của các tổ chức quốc tế gồm các tiêu chuẩn QoS của ITU, ETSI và Việt nam cho thấy ngoài các tham số về chất lượng nói chung, thì các tham số kỹ thuật về chất lượng cho các dịch vụ cụ thể trong mạng di động hiện chủ yếu được ETSI quy định trong ETSI TS 102 250;

  • Tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2 nêu ra khá đầy đủ bộ tham số đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình streaming như: Độ không khả dụng của dịch vụ, thời gian truy nhập dịch vụ, chất lượng âm thanh, hình ảnh, v.v…; Bộ tham số này được chia thành nhiều phần, bao gồm: định nghĩa chung cho tham số, công thức tổng quát, các giá trị điểm lật tương ứng được quan sát từ phía người dùng cũng như từ phía kỹ thuật mạng lưới;

  • Tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-3 mô tả quy trình đo cần thiết để thực hiện đo kiểm, xác định các tham số kể trên;

  • Hầu hết các tổ chức chuẩn hóa trên thế giới ngoài ETSI và 3GPP đều không có các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming. Duy chỉ có ITU với khuyến nghị ITU-T J.247 liên quan đến truyền hình streaming với chỉ tiêu điểm chất lượng hình ảnh và ITU-R BS.1387-1 với phương pháp đo đánh giá chất lượng âm thanh;

  • Hiện nay, giải thuật đánh giá điểm thoại MOS cho dịch vụ thoại di động đã được ITU xuất bản trong khuyến nghị ITU-T P.861/P.862 (còn gọi là PSQM và PESQ) áp dụng cho mã hóa băng hẹp và P.863 (còn gọi là POLQA) áp dụng cho mã hóa băng rộng, và giải thuật này được hầu hết các hãng máy đo trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên đối với truyền hình streaming trên mạng di động 3G thì âm thanh được truyền tải không chỉ có thoại mà còn có nhạc, âm thanh khác nên giải thuật để đánh giá chất lượng không thể áp dụng khuyến nghị ITU-T P.861/P.862 hay ITU-T P.863. Xuất phát từ thực tế là cảm nhận của con người đối với âm thanh nói chung và tín hiệu thoại là hoàn toàn khác biệt nên thuật toán lượng tử hóa các đoạn mẫu âm thanh (bao gồm tín hiệu thoại, âm nhạc, tiếng động…) có yêu cầu khác hẳn so với tín hiệu thoại. Hơn nữa trong lời thoại của con người khi được lấy mẫu bao gồm cả những khoảng lặng trong khi với đoạn nhạc thì tính chất không như vậy khiến cho giải thuật căn chỉnh phân đoạn (alignment) áp dụng cho 2 loại tín hiệu là khác nhau. Qua khảo sát, nghiên cứu nhóm thực hiện đề tài lựa chọn giải thuật đánh giá chất lượng âm thanh sử dụng khuyến nghị ITU-R BS.1387-1 để đánh giá chất lượng âm thanh trong dịch vụ truyền hình di động trên mạng 3G; Khuyến nghị này cho phép đánh giá chất lượng âm thanh theo phương pháp khách quan. Trên thị trường đã có nhiều đơn vị cung cấp thương mại thư viện giải thuật tương thích hoàn toàn với ITU-R BS.1387-1 (ví dụ PEAQ của hãng Opticom) có thể áp dụng để đánh giá chất lượng âm thanh;

  • Tiêu chuẩn ETSI TS 102 250 không đưa ra các giá trị cụ thể của các chỉ tiêu để đánh giá, để xác định mức ngưỡng cho các chỉ tiêu, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện đo kiểm trực tiếp các tham số trong tiêu chuẩn này bằng các máy đo chuyên dụng như Nemo, TEMS với các mạng 3G hiện có tại Việt Nam là Mobifone, Vinaphone, Viettel và liên danh giữa EVN Telecom và Hà Nội Telecom và áp dụng lý thuyết xác suất thống kê trên kết quả thực tế để đề xuất mức ngưỡng cho các chỉ tiêu. Cụ thể:

    • Đối với các chỉ tiêu có giá trị mỗi phép đo mang giá trị nhị phân (thành công/không thành công) thì áp dụng phân phối nhị thức như mục 2.a trong Phụ lục A

1.9.2Tiêu chuẩn trong nước


Hiện nay các tiêu chuẩn ngành về chất lượng dịch vụ đã được Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ thuật. Về cơ bản cấu trúc của Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm hai phần chính:

  • Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật: quy định các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến dịch vụ;

  • Chỉ tiêu chất lượng phục vụ: trong phần chỉ tiêu này quy định các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đối với nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng

Trong số các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ viễn thông thì QCVN 36:2011/BTTTT “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất” được nhóm thực hiện đề tài lựa chọn làm sở cứ để xây dựng chỉ tiêu về chất lượng phục vụ cho dự thảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền hình streaming. Lý do bởi đa số các mạng 3G của các doanh nghiệp Việt Nam triển khai đều đi từ 2G, 2,5G và tiến tới 3G nên chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong QCVN 36:2011/BTTTT áp dụng cho dịch vụ thoại di động có thể được áp dụng lại tương đương trong bộ tiêu chuẩn này.

1.10 Phương pháp đo kiểm xác định ngưỡng

1.10.1Giới thiệu một số hãng máy đo


Như đã nói trong phần khảo sát tình hình chuẩn hóa của các tổ chức trên thế giới thì hiện nay ITU đã xuất bản khuyến nghị ITU-T J.247 bao gồm các giải thuật của các hãng máy đo và có đánh giá độ tương quan giữa yếu tốt chủ quan và khách quan để đánh giá chất lượng hình ảnh của dịch vụ truyền hình streaming nói riêng và Video nói chung. Trong phần này, nhóm thực hiện đề tài giới thiệu một số hãng máy đo và thuật toán sử dụng đánh giá chất lượng Video và các thông số KPI cho dịch vụ truyền hình streaming.

1.10.1.1Anite


Anite với dòng sản phẩm Nemo Outdoor cho phép phân tích các chỉ số KPI đối với chất lượng dịch vụ truyền hình streaming trong mạng 3G. Giải thuật mà Anite sử dụng có tên gọi là PVI (Psytechnic Video IP Monitor). PVI là phương pháp non-intrusive, mô hình không tham chiếu để đo chất lượng video dựa trên việc phân tích luồng của dịch vụ truyền hình streaming. Phân tích luồng video bao gồm các thông số trễ, mất gói, jitter để tính toán điểm chất lượng thoại, hình ảnh và các thông số khác[17].

1.10.1.2Opticom GmbH


Thuật toán đánh giá chất lượng hình ảnh của Opticom là PEVQ. PEVQ là mô hình tham chiếu đầy đủ với phương pháp Intrusive xác định điểm MOS nhờ ước lượng suy giảm chất lượng video do quá trình nén và mã hóa. PEVQ rất hữu ích và thích hợp cho việc nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng hưởng trong quá trình nén chẳng hạn như méo, giật hình ảnh[17].

1.10.1.3Agilent


Agilent với sản phẩm phần mềm phân tích trễ (TPA) để giảm sát, phân tích và sửa lỗi thại, dữ liệu và các dịch vụ video trên các mạng IP bao gồm Ipv4 và Ipv6. TPA đánh giá suy giảm chất lượng hình ảnh qua mô hình không tham chiếu. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì giải pháp của Agilent áp dụng cho Mobile TV chứ không thích hợp với các khung của Mobile TV với độ phân giải QCIF[17].

1.10.1.4Spirent


Spirent với các công cụ đo kiểm chất lượng video theo cả hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất là theo mô hình đầy đủ đo kiểm chất lượng video trong mạng IPTV như thiết bị Abacus 5000. Phương pháp thứ hai là phương pháp đo kiểm chất lượng video theo chủ quan dựa trên chuẩn ITU J144 với thang điểm MOS từ 1 tới 5[17].

1.10.1.5Ericsson Research


Ericsson phát triển giải thuật chỉ số chất lượng dòng video VSQI để ước lượng chất lượng dịch vụ truyền hình streaming. Giải thuật VSQI áp dụng theo mô hình không tham chiếu và được áp dụng trong thiết bị đo TEMS. Điểm MOS theo giải thuật này có giá trị từ 1 đến 5. VSQI có hai phiên bản là static và dynamic[17].

1.10.1.6Tektronix


Tektronix phân tích chất lượng hình ảnh dựa trên mô hình tham chiếu đầy đủ. Dòng sản phẩm của Tektronix là PQA500 và MTS 4000. Nói chung cả hai dòng sản phẩm này được sử dụng phát hiện lỗi của các loại mã và được sử dụng trong phát hiện lỗi của hệ thống truyền hình số[17].

1.10.2Phương pháp đo kiểm


Ở trên nhóm thực hiện đề tài đã giới thiệu một số hãng thiết bị đo và thuật toán sử dụng tương ứng. Như đã biết, đánh giá chất lượng hình ảnh và các tham số KPI khác phụ thuộc rất nhiều vào các ứng dụng và thiết bị đầu cuối do vậy những thiết bị được thiết kết cho IPTV sẽ không sử dụng khi thực hiện đo kiểm thử nghiệm chất lượng dịch vụ truyền hình streaming của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Mặt khác Nemo có phần mềm được thiết kế để mô phỏng các hoạt động của thiết bị đầu cuối và có thuật toán để tính toán các tham số KPI cho dịch vụ truyền hình streaming. Do vậy nhóm thực hiện đề tài chọn hai dòng thiết bị là Nemo Outdoor V5 hỗ trợ đầu cuối Z560, N6720 để thực hiện đo kiểm.

Sử dụng phương pháp đo mô phỏng tạo phiên dòng truy nhập dịch vụ truyền hình streaming của các nhà cung cấp dịch vụ trên địa bàn nông thôn, thành phố, ngoại ô và thời gian đo kiểm vào các giờ có lưu lượng trong ngày.



Bảng 2. Kết quả đo chi tiết

Địa bàn

Tỷ lệ không truy nhập được dịch vụ (%)

Thời gian truy nhập dịch vụ (s)

Tỷ lệ gián đoạn phát lại dòng (%)

Tỷ lệ lỗi giải phóng phiên

(%)

Thời gian giải phóng phiên

(ms)

Tỷ lệ lỗi dòng dữ liệu được tạo đệm lại (%)

Thời gian dòng dữ liệu được tạo đệm lại

(s)

Hà Nội

2,65

6,63

2,98

0

600

4,75

4,32

Đồng Nai

0,00

6,16

0

0

210

0

3,50

Phú Thọ

0,00

7,95

1,84

0

341

2,90

3,68

Ngoài các chỉ tiêu quy định trong bộ tiêu chuẩn ETSI 102-250, nhóm thực hiện đề tài bổ sung thêm chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ khách hàng theo QCVN 36:2011/BTTTT “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất”.

Trong chuẩn ETSI 102-250-2 có chỉ tiêu sự đồng bộ giữa thoại và hình, tuy nhiên theo khảo sát, giải thuật đánh giá khách quan cho chỉ tiêu này còn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển, việc đánh giá chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho phương pháp chủ quan, sử dụng ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, trên thị trường thiết bị đo kiểm còn chưa có đơn vị nào cung cấp máy đo thực hiện được chỉ tiêu này nên nhóm thực hiện đề tài đề xuất không đưa chỉ tiêu này vào dự thảo tiêu chuẩn.

Trong các chỉ tiêu kỹ thuật mà chuẩn ETSI 102 250 -2 xuất bản có hai chỉ tiêu liên quan đến phát lại dòng dữ liệu, cụ thể là: Tỷ lệ lỗi bắt đầu phát lại dòng dữ liệu và thời gian phát lại dòng dữ liệu, tuy nhiên theo đánh giá của ETSI cũng như theo khảo sát cũng như đo kiểm thực tế của nhóm thực hiện đề tài thì hai chỉ tiêu này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi loại thiết bị đầu cuối khách hàng sử dụng và phần mềm hiển thị nội dụng. Chẳng hạn khi thiết bị đầu cuối sử dụng phần mềm hiển thị như Real Player hay Window Media thì kết quả đo về hai chỉ tiêu này khác nhau rất lớn. Chính vì những lý do trên, nhóm thực hiện đề tài đề xuất loại bỏ hai chỉ tiêu này trong bản dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia.

1.10.3Hình thức xây dựng


Bản dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế với hình thức biên soạn lại có sửa đổi.

Khuôn mẫu, bố cục và cách trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật tuân thủ theo quy định trong thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.


  1. Nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật


1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Ký hiệu và chữ viết tắt

5. Quy định kỹ thuật

5.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật

5.1.1 Tỷ lệ không truy nhập được dịch vụ truyền hình streaming.

5.1.2 Thời gian truy nhập dịch vụ.

5.1.3 Chất lượng âm thanh.

5.1.4 Chất lượng hình ảnh.

5.1.5 Tỷ lệ gián đoạn phát lại dòng.

5.1.6 Tỷ lệ lỗi giải phóng phiên.

5.1.7 Thời gian giải phóng phiên.

5.1.8 Tỷ lệ lỗi dòng dữ liệu được tạo đệm lại.

5.1.9 Thời gian dòng dữ liệu được tạo đệm lại.

5.2. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ

5.2.1. Dịch vụ trợ giúp khách hàng.

  1. Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn


Bảng 3: Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN-xxx:2011/BTTTT

Tiêu chuẩn viện dẫn

Sửa đổi, bổ sung

1.Phạm vi áp dụng

ETSI 102 250-2, Điều 1

Bổ sung cho phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ hiện hành

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

ETSI 102 250-2, Điều 2

Sửa đổi, có bổ sung thêm các tiêu chuẩn viện dẫn khác

3.Thuật ngữ và định nghĩa

ETSI 102 250-2, Điều 3.1

Sửa đổi, bổ sung thêm một số thuật ngữ, chữ khác.

4.Ký hiệu và chữ viết tắt

ETSI 102 250-2, Điều 3.2

Sửa đổi, bổ sung thêm một số ký hiệu và chữ viết tắt khác.

5.Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ truyền hình streaming







5.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật







Tỷ lệ không truy nhập được dịch vụ truyền hình streaming (SS_NA)

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.4

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

Thời gian truy nhập dịch vụ

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.5

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

Chất lượng âm thanh

- ETSI 102 250-2, Điều 6.5.7

- ITU–R BS.1387-1



ETSI chưa có giải thuật đánh giá chất lượng đoạn âm thanh và có đề xuất tuân theo chuẩn ITU–R BS.1387-1

Chất lượng hình ảnh

- ETSI 102 250-2, Điều 6.5.8

- ITU-T J.247



Chấp thuận theo thuật toán đánh giá chất lượng hình ảnh quy định trong chuẩn J.247 của ITU-T.

Tỷ lệ gián đoạn phát lại dòng

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.6

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

Tỷ lệ lỗi giải phóng phiên dòng

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.12

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

Thời gian giải phóng phiên dòng (TSTT)

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.13

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

Tỷ lệ lỗi dòng dữ liệu được tạo đệm lại (SRFR)

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.14

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

Thời gian dòng dữ liệu được tạo đệm lại (TSRT)

ETSI 102 250-2, Điều 6.5.15

Sửa đổi, bổ sung thêm mức ngưỡng.

5.2 Chỉ tiêu chất lượng phục vụ







Dịch vụ trợ giúp khách hàng

QCVN 34:2011/BTTTT, điều 2.2.4

Chấp thuận nguyên vẹn


  1. Kết luận


Hiện nay, ở Việt Nam công nghệ 3G phát triển rất nhanh, kèm theo đó là các dịch vụ ứng dụng viễn thông sử dụng hạ tầng truyền tải mạng di động 3G cũng được nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ. Đặc biệt trong số đó, dịch vụ truyền hình streaming của mạng di động 3G đang được ứng dụng rất rộng rãi và rất được khách hàng ưa chuộng. Chính vì vậy yêu cầu về công tác quản lý đối với chất lượng dịch vụ truyền hình streaming của mạng di động 3G là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Tiêu chuẩn này có thể được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình streaming và các cơ quan quản lý áp dụng để quản lý chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Với việc dự thảo tiêu chuẩn được ban hành chính thức sẽ giúp cho dịch vụ truyền hình streaming được phát triển bền vững, ổn định, người sử dụng được tiếp cận dịch vụ có chất lượng tốt nhất, nhà khai thác đảm bảo doanh thu và thị trường cạnh tranh lành mạnh./.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 317.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương