HÀ NỘI, 2014 MỤc lục các từ viết tắT 3



tải về 317.43 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích317.43 Kb.
#16399
1   2   3   4   5   6   7   8

1.6Kết luận


Dịch vụ truyền hình streaming là dịch vụ mới được triển khai tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với dịch vụ truyền hình streaming các đầu cuối có thể xem các nội dung mà không cần phải tải hết dữ liệu về như phương thức truyền thống. Cũng như là loại hình dịch vụ khác, có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ truyền hình streaming cụ thể trong phần này nhóm thực hiện đề tài đề cập đến là QoE, QoS và suy giảm tại phía đầu cuối. QoE là chất lượng tổng thể của hệ thống theo quan điểm cảm nhận của người sử dụng. QoE là thước đo chất lượng đầu cuối-tới-đầu cuối tại mức dịch vụ từ phương diện đối tượng sử dụng và chỉ thị hệ thống đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng tốt như thế nào trong khi đó QoS là thước đo chất lượng tại mức gói xét từ khía cạnh mạng. QoS còn liên quan đến tập hợp các công nghệ (các cơ chế QoS) cho phép nhà quản lý mạng kiểm soát các tác động của tắc nghẽn đối với chất lượng ứng dụng cũng như sắp xếp các dịch vụ phân biệt thành các luồng lưu lượng mạng xác định hoặc cho đối tượng sử dụng đã được lựa chọn. Các tham số đo QoS có thể bao gồm các tham số tại lớp mạng như tỉ lệ mất gói, trễ hay rung pha. Với việc dịch vụ truyền hình streaming được triển khai rộng khắp trên thế giới cũng như tại Việt Nam và là một loại hình dịch vụ mới nên hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa này nhằm đưa ra được bộ tiêu chuẩn thống nhất cho dịch vụ truyền hình streaming.
  1. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật


Nội dung phần này trình bày về tình hình tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ truyền hình streaming trên thế giới bao gồm: thông tin về các tổ chức tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ truyền hình streaming; các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming của các tổ chức tiêu chuẩn hóa trên thế giới hiện nay; tình hình tiêu chuẩn hóa dịch vụ truyền hình streaming tại Việt Nam và lựa chọn sở cứ xác định tài liệu tham chiếu chính cho bộ tiêu chuẩn kỹ thuật.

1.7Tình hình tiêu chuẩn hóa truyền hình streaming trên thế giới


Chuẩn hóa mạng thông tin di động 3G do 3GPP và 3GPP2 thực hiện. 3GPP phát triển mạng GSM tiến tới mạng UMTS, trong khi đó 3GPP2 tiến lên mạng 3G dựa trên nền mạng CDMA. Tiến trình này bao gồm tích hợp mạng từ 2G với đặc trưng là mạng chuyển mạch kênh dựa trên mạng báo hiệu SS7 tiến tới các mạng 3G với core IP. Để thực hiện được công việc này thì đòi hỏi các nhà mạng phải qua nhiều bước trung gian. Các mạng 2,5G (GPRS và EDGE) trong họ GSM và CDMA2000 1x và 3x được bổ sung khả năng chuyển mạch kênh mà không làm thay đổi cấu trúc như các chuẩn mã hóa thoại. Đối với dịch vụ truyền hình streaming thì có rất nhiều tổ chức chuẩn hóa như ITU, ETSI, IEC/ISO… đã nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn, khuyến nghị liên quan đến chất lượng dịch vụ truyền hình streaming, dưới đây là một vài các tổ chức chuẩn hóa quan trọng:

1.7.1ITU


Liên minh viễn thông quốc tế ITU đã có nhiều các khuyến nghị liên quan đến quá trình mã hóa, giải mã, xử lý hình ảnh và âm thanh cho dịch vụ truyền hình streaming. Các khuyến nghị này bao gồm:

  1. ITU-T Recommendation H.263: "Video coding for low bit rate communication"

Khuyến nghị ITU-T H.263 được đề xuất bởi nhóm nghiên cứu SG-16 của ITU. Khuyến nghị này quy định về việc mã hóa hình ảnh cho truyền tải thông tin tốc độ bit thấp đồng thời cũng đề xuất các mã khác nhau có thể được sử dụng để nén các thành phần ảnh động cho các dịch vụ nghe nhìn tốc độ thấp. Theo khuyến nghị này thì bộ mã hóa nguồn có thể mã hóa các tín hiệu video theo 5 khuôn dạng nguồn video được chuẩn hóa là Sub-QCIF, QCIF, CIF, 4CIF, 16 CIF ngoài ra còn có khả năng được mã hóa theo nhiều khuôn dạng khác. Ngoài giải thuật về mã hóa nguồn video cơ bản thì khuyến nghị H.263 cũng đề xuất 16 tùy chọn mã hóa bổ sung nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh tại phía đầu thu.

  1. ITU-T Recommendation H.264: "Advanced video coding for generic audiovisual services”

Khuyến nghị này là sự phát triển kế tiếp của các tiêu chuẩn mã hóa video hiện có (H.261, H.262, H.263) để đáp ứng việc nén ảnh động cho các dịch vụ: truyền hình hội nghị, quảng bá truyền hình, truyền tải luồng qua Internet… Khuyến nghị này cũng cho phép sử dụng một cách linh hoạt việc nén video cho các môi trường mạng khác nhau.

  1. ITU-T Recommendation G.722.2: “Wideband coding of speech at around 16 Kbps using Adaptive Multi-Rate Wideband (AMR-WB)”

Khuyến nghị ITU-T G. 722.2 được đề xuất bởi nhóm nghiên cứu SG-16 của ITU -T và được phê duyệt vào tháng 2 năm 2002. Khuyến nghị này tập trung vào bộ mã hóa và giải mã thích ứng đa tốc độc băng rộng với chất lượng cao cụ thể đó là các tín hiệu thoại băng thông 7KHz. Bộ thích ứng đa tốc độ băng rộng hoạt động tại giải rộng tốc độ từ 6,6 Kbps tới 23,85 Kbps. Các định dạng khung quy định tại phụ lục trong khuyến nghị này cũng được thông qua bởi 3GPP trong tiêu chuẩn kỹ thuật 3GPP TS 26.201.

  1. ITU-R Recommendation BS.1387-1: “Method for objective measurements of perceived audio quality”.

Khuyến nghị này đưa ra phương pháp đo kiểm khách quan đánh giá chất lượng âm thanh, bao gồm 4 phụ lục. Phụ lục 1 miêu tả các ứng dụng và đo kiểm các tín hiệu. Phụ lục 2 bao gồm các mô hình đo kiểm tra và mức ngưỡng đánh giá, độ tin cậy phép đo. Phụ lục 3 phác thảo mô hình trong khi phụ lục 4 miêu tả cụ thể nguyên lý và đặc tính phép đo đánh giá chất lượng âm thanh. Khuyến nghị này đưa ra các thông số để đánh giá chất lượng âm thanh: Tỷ số tạp âm (Disturbance Index), đo chất lượng âm thanh cảm nhận (Perceptual Audio Quality Measure), Ước lượng cảm nhận (Perceptual Evaluation), phép đo cảm nhận chủ quan ( Perceptual Objective Measure) và phương pháp Tollbox. Dựa trên khuyến nghị này, hãng OPTICOM của Đức đã xây dựng giải thuật chi tiết và thương mại hóa thư viện giải thuật PEAQ (Perceptual Evaluation of Audio Quality) để đánh giá, cho điểm theo thang điểm MOS đối với tín hiệu âm thanh đi kèm với tín hiệu truyền hình streaming và hoàn toàn tuân thủ theo ITU-R BS.1387 [24].

  1. ITU-T Recommendation J.247: “Objective perceptual multimedia video quality measurement in the presence of a full reference”.

Khuyến nghị J.247 bao gồm các hướng dẫn và các khuyến nghị lựa chọn thiết bị đo chất lượng video có độ tương quan cao với cảm nhận của con người để sử dụng trong các ứng dụng đa phương tiện với phương pháp đo theo mô hình tham chiếu đầy đủ. Và trong khuyến nghị này đưa ra các các phương pháp đo kiểm chất lượng hình ảnh dựa trên các phương pháp của các đơn vị: NTT, OPTICOM, Psytechnics và Yonsei. Trong khuyến nghị J.247 có đưa ra giải thuật PEVQ (Perceptual Evaluation of Video Quality) để đánh giá chất lượng và cho điểm MOS đối với luồng video. Điều này được thực hiện bằng cách trích mẫu video bị suy giảm trên mạng, phân tích và so sánh với tín hiệu video chuẩn. Kết quả của giải thuật là cho ra kết quả điểm MOS của luồng video được kiểm tra. Cùng với đó, chất lượng trải nghiệm (QoE) của người sử dụng để đánh giá chất lượng video cũng được bàn thảo trong khuyến nghị.

Phương pháp đo kiểm theo mô hình tham chiếu đầy đủ có thể được sử dụng khi tín hiệu video chuẩn phải sẵn sàng tại điểm đo hay áp dụng cho trường hợp các phép đo tại thiết bị đơn lẻ hay trong phòng thử nghiệm. Các phương pháp ước lượng đều dựa trên xử lý hình ảnh với độ phân giải VGA, CIF và QCIF.

Khuyến nghị này áp dụng cho các dịch vụ truyền tải tốc độ bằng hay thấp hơn 4Mbit/s tới các đầu cuối di động. Các điều kiện sau đây được thừa nhận để phương pháp đo có giá trị với từng độ phân giải:


  • PDA/mobile(QCIF): tốc độ 16 Kbps đến 320 Kbps

  • CIF: 64 Kbps đến 2 Mbit/s

  • VGA: 128 Kbps đến 4 Mbit/s

Các mô hình ước lượng được đề xuất trong khuyến nghị này không thể thay thế hoàn toàn phương pháp đo chủ quan. Các giá trị hệ số tương quan giữa 2 phương pháp đo thường rơi vào khoảng 0,95 tới 0,98. Nếu áp dụng các mô hình trong khuyến nghị này để thực hiện so sánh hệ thống video (như so sánh các mã hóa với nhau) thì nên sử dụng phương pháp định lượng (như trong ITU- J.149) để xác định độ chính xác của mô hình cho ngữ cảnh thực tế.

Các mô hình trong khuyến nghị này được xác nhận giá trị bằng cách thực hiện đo kiểm video mà khung mẫu dừng hình lên tới 2 s và các mô hình trong khuyến nghị này không được xác nhận giá trị cho việc đo kiểm video mà có độ trễ tăng tuyến tính (chẳng hạn như tín hiệu video không loại các khung lỗi sau một khung dừng hình).



Bảng 1. Độ tương quan giữa các mô hình giải thuật của các hãng

STT

Độ phân giải

NTT

OPTICOM

Psytechnics

Yonsei

PSNR

1

VGA

0,786

0,825

0,822

0,805

0,713

2

CIF

0,777

0,808

0,836

0,785

0,656

3

QCIF

0,819

0,841

0,830

0,756

0,662

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn của tổ chức ITU liên quan đến các định dạng, mã hóa và giải mã hình ảnh và âm thanh được sử dụng trong công nghệ truyền hình di động qua 3G cũng như tiêu chuẩn chất lượng hình ảnh.



Hiện tại ITU xuất bản khuyến nghị ITU-T J.247 và ITU-R BS.1387-1có thể được sử dụng để đánh giá đến chất lượng hình ảnh, âm thanh của dịch vụ truyền hình streaming trên nền mạng 3G.

1.7.2IETF


IETF tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, phát triển và quyết định các chuẩn giao thức dùng trong mạng IP. Do phương thức truyền tải nội dung trong mạng lõi của hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G sử dụng công nghệ truyền streaming media thời gian thực dựa trên các giao thức RTP/UDP/IP nên các tiêu chuẩn có liên quan đến truyền hình streaming bao gồm:

  1. IETF RFC 2326: "Real Time Streaming Protocol (RTSP)"

Là giao thức streaming thời gian thực dùng để thiết lập và điều khiển luồng stream như âm thanh và hình ảnh, đôi khi RTSP hoạt động như kiểu “điều khiển mạng từ xa” cho các server đa phương tiện.

  1. IETF RFC 4566: "SDP Session Description Protocol”

Định nghĩa khuôn dạng dữ liệu cho giữa máy chủ PSS và client PSS. Máy chủ PSS sẽ cung cấp loại hình dữ liệu hình ảnh và âm thanh theo SDP và SDP sẽ gửi tới client PSS mô tả loại dữ liệu media MIME mã hóa trong phiên.

  1. IETF STD 0006: "User Datagram Protocol"

Là giao thức gói dữ liệu người sử dụng (UDP), định nghĩa việc điều khiển và truyền dữ liệu hình ảnh và âm thanh truyền qua mạng UDP/IP.

  1. IETF STD 0007: "Transmission Control Protocol"

Là giao thức điều khiển truyền tải (TCP), định nghĩa việc điều khiển và truyền dữ liệu hình ảnh và âm thanh truyền qua mạng TCP/IP.

  1. IETF RFC 3550: "A Transport Protocol for Real-Time Applications"

Là một giao thức truyền tải cho các ứng dụng thời gian thực, định nghĩa giao thức truyền dữ liệu cho các ứng dụng hình ảnh và âm thanh thời gian thực bao gồm phản hồi chất lượng đường truyền, mô tả thuật toán điều khiển thời gian truyền của RTCP, nhận bản tin đánh giá tốc độ.

  1. IETF RFC 3551:"RTP Profile for Audio and Video Conferences with Minimal Control"

Giao thức này còn có tên gọi khác là giao thức AVP cấu hình RTP cho audio và video conference với mức điều khiển tối thiểu nhằm tối thiểu hóa các quy tắc giữa các phiên truyền hình ảnh và âm thanh.

  1. IETF RFC 4867: "RTP Payload Format and File Storage Format for the Adaptive Multi-Rate”

Định dạng tải RTP và định dạng lưu trữ file cho các bộ mã hóa thích ứng đa tốc độ (AMR), thích ứng đa tốc độ băng hẹp (AMR-NB) và thích ứng đa tốc độ băng rộng (AMR-WB).

  1. IETF RFC 3016: "RTP Payload Format for MPEG-4 Audio/Visual Streams"

Định dạng tải tin RTP cho các treaming audio/visual MPEG-4 bao gồm mã hóa âm thanh aacPlus and MPEG-4 AAC, mã hóa hình ảnh MPEG-4 cho file MIME;

  1. IETF RFC 4629: "RTP Payload Format for the ITU-T Rec. H.263 Video"

Định dạng tải RTP cho H.264 video bao gồm mã hóa hình ảnh H.263 cho file MIME.

  1. IETF RFC 3711: "The Secure Real-time Transport Protocol (SRTP) Multimedia files"

Là giao thức bảo mật truyền dữ liệu hình ảnh và âm thanh thời gian thực.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn của tổ chức IETF liên quan đến các định dạng file hình ảnh và âm thanh, giao thức điều khiển và truyền media qua mạng TCP/UPD/IP thời gian thực và được ứng dụng trong dịch vụ truyền hình streaming trên mạng 3G.



Hiện tại IETF chưa có các khuyến nghị liên quan chất lượng dịch vụ truyền hình streaming trên nền mạng 3G.

1.7.3ISO/IEC


Tổ chức ISO/IEC nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho quá trình nén, giải nén, xử lý và hiển thị các ảnh động, âm thanh mã hóa và tổ hợp của chúng. Các tiêu chuẩn của ISO/IEC liên quan đến định dạng hình ảnh và âm thanh cho dịch vụ truyền hình di động bao gồm:

  1. ISO/IEC 14496-x: "Information technology – Coding of audio-visual objects

Tiêu chuẩn này có rất nhiều phần trong đó phần 3 được xuất bản năm 2005 dành riêng cho Audio với nội dung chủ yếu là định dạng mã hóa âm thanh accPlus và AAC cho truyền tải dòng hình ảnh và âm thanh trong định dạng file MPEG-4. Đây là một chuẩn mới của âm thanh theo tiêu chuẩn quốc tế, tích hợp nhiều kiểu khác nhau của mã hóa âm thanh, giữa âm thanh tự nhiên và âm thanh tổng hợp. Việc phát triển mã hóa âm thanh tiêu chuẩn hóa quốc tế MPEG-4 đã tạo ra một kỷ nguyên mới của âm thanh kỹ thuật số. Phần 2 được xuất bản năm 2004 với các nội dung liên quan đến hình ảnh bao gồm định dạng mã hóa và giải mã hình ảnh MPEG-4 Level 3 cho truyền hình di động. Phần 10 của bộ tiêu chuẩn này được xuất bản vào năm 2010 với mục định dạng mã hóa và giải mã hình ảnh H.264, còn được gọi là tiêu chuẩn MPEG-4 phần 10. ISO/IEC 14496-10:2010 được phát triển để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng nén hình ảnh cho các ứng dụng khác nhau như phương tiện lưu trữ kỹ thuật số, truyền hình, truyền thông tin thời gian thực. ISO / IEC 14496-10:2010 bao gồm đặc tả về kỹ thuật của mã hóa video tiên tiến (AVC) và mở rộng liên kết để cho phép mã hóa video mở rộng (SVC) và mã hóa (MVC). Phần 12 định dạng file ISO trong MPEG-4 và quy định cấu trúc sử dụng của các định dạng tập tin cơ sở phương tiện truyền thông ISO.

  1. ISO/IEC 10918-1:1993: "Information technology – Digital compression and coding of continuous-tone still images – Requirements and guidelines"

Tiêu chuẩn này định dạng hiển thị hình ảnh JPEG trong file MPEG-4, với các đặc điểm kỹ thuật bao gồm: Xác định các quy trình để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh nguồn sang dữ liệu hình ảnh nén, Xác định các quy trình để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh nén sang dữ liệu hình ảnh nguồn, cung cấp các hướng dẫn cho việc thực hiện trong thực tế. Cùng với đó xác định các mã đặc trưng cho hình ảnh nén số liệu.

  1. ISO/IEC 15444-12:2005: "Information technology – JPEG 2000 image coding system – Part 12: ISO base media file format"

Tiêu chuẩn này chỉ ra một phương thức xác định suy hao do nén và mất dữ liệu cho các hình ảnh kỹ thuật số. Cải thiện các tính năng của JPEG bằng cách chỉnh sữa và khả năng mở rộng. JPEG 2000 cho phép mã hóa hình ảnh siêu dữ liệu trong XML.

  1. ISO/IEC 10646-1:2000: "Information technology – Universal Multiple-Octet Coded Character Set (UCS) – Part 1: Architecture and Basic Multilingual Plane" định dạng văn bản trong hiển thị hình ảnh.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn của tổ chức ISO/IEC liên quan đến các định dạng, mã hóa và giải mã hình ảnh và âm thanh được sử dụng trong công nghệ truyền hình di động qua 3G. Hiện tại ISO/IEC chưa có các khuyến nghị liên quan chất lượng dịch vụ truyền hình streaming trên nền mạng 3G.


1.7.4ESTI và 3GPP


3GPP chuẩn hóa UMTS vào cuối năm 1999 và tập chung chủ yếu vào giao diện vô tuyến mới WCDMA và kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới. Tổ chức này dự kiến đưa ra các tiêu chuẩn quy định về các mã video, âm thanh, khuôn dạng file media và thủ tục thiết lập phiên truyền tải. Phiên bản chuẩn hóa R99 đưa ra cơ chế làm việc cho các mạng có khả năng thiết lập các phiên video-streaming hay cuộc gọi thoại thấy hình sử dụng các mã âm thanh và hình ảnh đã được chuẩn hóa và khuôn dạng file media nói chung. Truyền hình streaming có thể được truyền tải sử dụng chuẩn chung gọi là 3GPP-PSS. Phiên bản 4 trong năm 2001 được xuất bản nhằm cải thiện các giao diện vô tuyến, kiến trúc và truyền tải UMTS. Tuy nhiên, tính đột phá phải đến khi phiên bản 5 được xuất bản bao gồm hỗ trợ HSDPA và giới thiệu hệ thống IP đa phương tiện. Phiên bản này cũng đưa ra khái niệm chung mạng truy nhập vô tuyến mặt đất IP UMTS. IP UTRAN sử dụng IP như một giao thức truyền tải cho lưu lượng vô tuyến giúp cho việc định tuyến mềm dẻo hơn. Phiên bản 6 hỗ trợ cho H.264 và MBMS.

Tổ chức 3GPP đưa ra tất cả các tiêu chuẩn liên quan đến tiêu chuẩn streaming gói PSS, kiến trúc hệ thống quảng bá, dịch vụ, yêu cầu kỹ thuật của đường truyền vô tuyến, phân phối tín hiệu quảng bá, bảo mật và tính cước... Các tiêu chuẩn này bao gồm:



  1. ETSI TS 102 250 “Speech Processing, Transmission and Quality Aspects (STQ) QoS aspects for popular services in GSM and 3G networks”

Đây là bộ tiêu chuẩn khá đầy đủ của ETSI được xuất bản đề cập trực tiếp đến rất nhiều loại hình dịch vụ trong mạng GSM cũng như mạng 3G, trong đó có dịch vụ Truyền hình streaming (phần Video Streaming). Nội dung cụ thể của bộ tiêu chuẩn này có thể được tóm tắt như sau:

  • ETSI TS 102 250-1: Tiêu chuẩn này xác định các vấn đề về chất lượng dịch vụ đối với các mạng GSM và 3G, đồng thời cũng tóm tắt một cách tổng quan nhất về các dịch vụ sẽ được trình bày trong các phần từ ETSI 102 250-2 đến ETSI 250-7. Tiêu chuẩn này cũng phân biệt rõ khái niệm “ chất lượng dịch vụ QoS”, “Chất lượng mạng” và “Chất lượng theo đánh giá của người sử dụng QoE”;

  • ETSI TS 102 250-2: Tiêu chuẩn này định nghĩa các tham số chất lượng dịch vụ phổ biến của mạng GSM, mạng 3G và cách tính toán các tham số đó. Trong bộ tiêu chuẩn này không có giá trị các điểm ngưỡng đối với từng chỉ tiêu của các dịch vụ;

  • ETSI TS 102 250-3: Tiêu chuẩn này mô tả các thủ tục cơ bản khi thực hiện phép đo chất lượng dịch vụ trên mạng GSM, mạng 3G theo các thiết lập và các tham số của các phép đo đó;

  • ETSI TS 102 250-4: Tiêu chuẩn này định nghĩa các yêu cầu tối thiểu đối với thiết bị đo chất lượng dịch vụ của các mạng GSM và mạng 3G theo cách mà các giá trị và điểm lật cần thiết để tính toán tham số chất lượng dịch vụ như được định nghĩa trong ETSI TS 102 250-2 để có thể đo theo các thủ tục nêu trong ETSI TS 102 250-3. Thiết bị đo đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sẽ cho phép thực hiện các phép đo một cách tin cậy và liên tục;

  • ETSI TS 102 250-5: Tiêu chuẩn này đưa ra các bài đo cụ thể cần thiết để cho phép việc đo so sánh các mạng GSM và 3G khác nhau cả bên trong và ngoài nước;

  • ETSI TS 102 250-6: Tiêu chuẩn này mô tả các bước tính toán thống kê số liệu đo kiểm chất lượng dịch vụ của mạng GSM và 3G mà có sử dụng các hệ thống đo khảo sát;

  • ETSI TS 102 250-7: Tiêu chuẩn này mô tả các bước đo của các phép đo chất lượng dịch vụ của mạng GSM trong đó các kết quả thu được bằng cách áp dụng cách thống kê nội suy.

  1. 3GPP TS 26.140: “Multimedia Messaging Service (MMS); Media formats and codes”

Tiêu chuẩn này bao gồm các quy định cho định dạng file và mã hóa cho dịch vụ đa phương tiện trong mạng cung cấp 3GPP. Phạm vi của tiêu chuẩn này bao hàm các mã cho thoại, hình ảnh, âm thanh, đồ họa và tích hợp đa phương tiện, các cơ chế đồng bộ.

  1. 3GPP TS 26.141: “IP Multimedia System (IMS) Messaging and Presence; Media formats and codecs”

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu cơ bản về truyền dẫn và các mã hóa được sử dụng trong các bản tin IMS. Đồng thời tiêu chuẩn này định nghĩa tập các loại phương tiện truyễn thông bắt buộc cho các dịch vụ.

  1. 3GPP TS 26.346: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS); Protocols and codecs”

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về ngôn ngữ SMIL 3GPP và mô tả phương thức cung cấp dịch vụ tải dữ liệu và streaming trong chế độ quảng bá và chế độ đa hướng cũng như mã hóa file truyền trong mạng cung cấp MBMS. MBMS là một dịch vụ điểm – đa điểm, trong đó dữ liệu được truyền từ một thực thể nguồn duy nhất đến nhiều người. Truyền cùng một luồng dữ liệu cho nhiều người, cho phép chia sẻ tài nguyên mạng. MBMS có 2 chế độ, broadcast và multicast. Mục tiêu của tài liệu này là định nghĩa một loạt các phương tiện truyền thông như các mã, các giao thức truyền tải, ứng dụng MBMS để tối đa hóa sử dụng lại các thành phần dịch vụ đã được quy định như MMS, PSS.

  1. 3GPP TS 26.234: “Transparent end-to-end Packet-switched Streaming Service (PSS); Protocols and codecs”

Định nghĩa giao thức và các bộ mã hóa cho PSS trong hệ thống 3GPP bao gồm giao thức cho điều khiển tín hiệu, chuyển mạch, truyền hình ảnh và âm thanh, tương thích tốc độ và bảo vệ. Các mã hóa âm thanh, video, hình ảnh tĩnh, ảnh và chữ được xác định.

  1. 3GPP TS 26.244: “Transparent end-to-end packet switched streaming service (PSS); 3GPP file format (3GP)”

Mô tả định dạng file 3 GPP (3GP) theo định dạng file ISO và các đặc điểm tương thích với MMS và PSS;

  1. 3GPP TR 26.950: “Technical Specification Group Services and System Aspects; Study on Surround Sound codec extension for PSS and MBMS”

Bao gồm một số nghiên cứu liên quan đến việc mã hóa âm thanh vòm, tái tạo âm thanh ở điện thoại di động trong PSS và MBMS.

  1. 3GPP TS 33.246: “3G Security; Security of Multimedia Broadcast/ Multicast Service (MBMS)”

Bao gồm các vấn đề bảo mật trong MBMS. Chức năng quản lý khoá MBMS được sử dụng để cung cấp các thiết bị đầu cuối có thẩm quyền với các khoá cần thiết để giải mã các tập tin và các luồng. BM-SC chịu trách nhiệm cho sự phát sinh và phân phối các khoá MBMS tới các đầu cuối. Một đầu cuối yêu cầu một khóa khi nó cần để giải mã dữ liệu. Các yêu cầu này cũng có thể được khởi đầu bằng một bản tin từ BM-SC để chỉ ra một khoá cập nhật. Hệ thống quản lý khoá được dựa trên việc sử dụng các thẻ SIM hay USIM. Các thẻ SIM thường được hiểu là các thẻ thông minh trong các hệ thống 2G và USIM là các thẻ thông minh trong các hệ thống 3G UMTS.

  1. 3GPP TS 22.233: “Transparent end-to-end packet-switched streaming service; Stage 1”.

Tiêu chuẩn này mô tả chung về dịch vụ truyền tải luồng chuyển mạch gói và các yêu cầu chung để cung cấp dịch vụ. Giai đoạn 1 là tập hợp các yêu cầu mà nó sẽ được hỗ trợ cho việc cung cấp một dịch vụ truyền tải luồng. Những yêu cầu này sẽ áp dụng vào các nhà khai thác mạng, nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị đầu cuối và nhà sản xuất mạng. Những yêu cầu này phần lớn là độ chính xác của các gói dịch vụ chuyển mạch streaming PSS.

  1. 3GPP TS 26.233: “End-to-end transparent streaming service; General description”

Mô tả truyền dịch vụ PSS trong suốt trong mạng, bao gồm miêu tả các kịch bản được sử dụng, khái niệm dịch vụ, các thiết bị có liên quan, các khái niệm tổng thể về end-to-end. Các giao thức PSS và các bộ codec được xác định trong tiêu chuẩn này.

  1. 3GPP TS 26.245: “Transparent end-to-end Packet switched Streaming Service (PSS);

Timed text format” mô tả cấu trúc của phần chữ trong các file 3GPP tải xuống.

  1. 3GPP TS 26.246: “Transparent end-to-end Packet-switched Streaming Service (PSS); 3GPP SMIL language profile”

Xác định cấu hình ngôn ngữ SMIL 3GPP, dựa trên tiêu chuẩn của W3C: “W3C Recommendation: "Synchronized Multimedia Integration Language (SMIL 2.0)” để xây dựng ngôn ngữ tích hợp đa phương tiện.

  1. 3GPP TR 26.937: “Technical Specification Group Services and System Aspects; Transparent end-to-end packet switched streaming service (PSS); RTP usage model”

Miêu tả đặc điểm của dịch vụ PSS bao gồm quan hệ giữa hiệu quả sử dụng đường truyền vô tuyến và chất lượng QoS của dịch vụ streaming, tối ưu hóa các gói truyền hình ảnh và âm thanh.

  1. 3GPP TS 23.246: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS); Architecture and functional description”.

Tiêu chuẩn này mô tả giải pháp cấu trúc và chức năng cung cấp dịch vụ MBMS trong mạng GPRS và EPS và truyền tải dịch vụ MBMS. Bao gồm những khuyến nghị về cách thức mà người dùng các dịch vụ MBMS chỉ ra ở đây. Ngoài ra các đặc điểm kỹ thuật của MBMS theo TS 26.346 được tập trung hơn các khía cạnh sử dụng dịch vụ được mô tả trong TS 23.246.

  1. 3GPP TR 23.846: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS); Architecture and functional description”

Mô tả các yêu cầu về chức năng và kiến trúc MBMS. Trung tâm dịch vụ broadcast/multicast (BM-SC) được bổ sung vào mạng. BM-SC thực hiện việc cung cấp và phân phát các dịch vụ quảng bá di động. BM-SC đóng vai trò là điểm vào đối với các dịch vụ phân phát nội dung muốn sử dụng BM-SC. BM-SC thiết lập và điều khiển các phần mang truyền tải tới mạng lõi di động và có thể được sử dụng để định trình và phân phát các kênh truyền dẫn MBMS. BM-SC cung cấp hai giao diện tới mạng lõi. Qua giao diện Gmb, BM-SC trao đổi thông tin điều khiển với node hỗ trợ Gateway GPRS (GGSN). Giao diện Gi truyền tải dữ liệu nội dung tới GGSN. Các nhà cung cấp nội dung phân phát các nội dung của mình tới BM-SC (nhà cung cấp nội dung không phát nội dung tới tất cả người sử dụng qua các kênh dành riêng mà chỉ phát nội dung tới BM-SC). BM-SC sẽ phân phát các nội dung này tới người sử dụng.

  1. 3GPP TS 22.146: “Multimedia Broadcast / Multicast Service (MBMS); Stage 1”

Mô tả dịch vụ cung cấp đa hướng và đơn hướng bao gồm các yêu cầu cơ bản về dịch vụ MBMS.

  1. 3GPP TS 25.346: “Introduction of the Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS) in the Radio Access Network (RAN); Stage 2”

Mô tả các yêu cầu kỹ thuật của mạng vô tuyến để hỗ trợ dịch vụ MBMS. Trong kiến trúc MBMS bao gồm cả hai mạng truy nhập vô tuyến (Radio Access Network - RAN) là UTRAN và GERAN. Các UTRAN/GERAN sẽ hỗ trợ các cơ chế phân phối hiệu quả dữ liệu MBMS trong chế độ multicast. Hỗ trợ việc khởi xướng và chấm dứt các truyền dẫn MBMS của mạng lõi, có thể nhận được dữ liệu MBMS từ mạng lõi qua giao diện Iu được chia sẻ bởi nhiều UE. Hỗ trợ cả tính di động intra-RNC/BSC và inter-RNC/BSC của các máy thu MBMS. Tính di động được hỗ trợ sẽ làm hạn chế sự mất mát dữ liệu. Vì vậy, những dịch vụ người sử dụng MBMS có thể đối phó với những mất mát dữ liệu tiềm tàng do tính di động của UE.

  1. 3GPP TR 25.803: “Technical Specification Group Radio Access Network; S-CCPCH performance for MBMS”

Mô tả vận hành S-CCPCH trong MBMS và vận hành theo yêu cầu của thiết bị đầu cuối.

  1. 3GPP TR 25.905: “Improvement of the Multimedia Broadcast Multicast Service (MBMS) in UTRAN”

Bao gồm các kết quả nghiên cứu các lộ trình chuyển đổi và khuyến nghị;

  1. 3GPP TS 43.246: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS) in the GERAN; Stage 2”

Mô tả các yêu cầu trong việc cung cấp dịch vụ MBMS trong GERAN. MBMS trong mạng truy nhập GERAN có thể sử dụng tới 5 khe thời gian trong đường xuống cho một kênh MBMS đơn. Phụ thuộc vào sơ đồ điều chế và việc định cỡ mạng, tốc độ kênh có thể đạt được từ 32 Kbps tới 128 Kbps. Dung lượng tế bào tổng cộng phụ thuộc vào số lượng tần số được hỗ trợ bởi tế bào đó. MBMS phiên bản 6 (3GPP) đã giới thiệu một số phương pháp để tăng dung lượng kênh MTCH, trong đó phương pháp kết hợp mềm được đặc biệt chú ý. Phương pháp kết hợp mềm được định nghĩa là phương pháp kết hợp ở thiết bị đầu cuối các tín hiệu vô tuyến thu được từ một số máy phát trong các tế bào lân cận phát cùng loại dịch vụ. Phương pháp kết hợp mềm yêu cầu truyền dẫn tín hiệu vô tuyến cần được đồng bộ giữa các tế bào.

  1. 3GPP TR 25.992: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS); UTRAN/GERAN requirements”

Xác định các yêu cầu của UTRAN và GERAN MBMS trong việc hỗ trợ TSG RAN và TSG GERAN.

  1. 3GPP TS 23.107: “Technical Specification Group Services and System Aspects; Quality of Service (QoS) concept and architecture”

Mô tả các cấu trúc QoS trong hệ thống 3GPP và đưa ra các ứng dụng trong mạng cung cấp dịch vụ UMTS và truy nhập vô tuyến.

  1. 3GPP TS 25.446: “Technical Specification Group Radio Access Network; MBMS synchronisation protocol (SYNC)”

Mô tả giao thức đồng bộ trong MBMS bao gồm trong giao thức Iu trong UTRAN và M1 trong E-UTRAN.

  1. 3GPP TS 29.061: “Interworking between the Public Land Mobile Network (PLMN) supporting packet based services and Packet Data Networks (PDN)”

Mô tả kết nối mạng chuyển mạch gói giữa PLMN và mạng cung cấp dịch vụ thông qua A/Gb mode và Iu mode. Trong tiêu chuẩn này chỉ ra các yêu cầu cho việc kết nối giữa PLMN và PDN, PLMN và PLMN. Đối với kết nối giữa EPC PLMN và các mạng bên ngoài, các tài liệu hiện nay là hợp lệ cho cả truy nhập 3GPP và truy nhập không 3GPP.

  1. 3GPP TS 33.246: “3G Security; Security of Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS)”

Mô tả quy trình bảo mật dịch vụ MBMS trong hệ thống 3GPP (UTRAN, GERAN và E-UTRAN). Chỉ ra các thủ tục quản lý khóa bảo mật và nhận dạng khóa MSK, Khoá này được thay đổi thường xuyên và được phân phối, ghép xen trong các luồng broadcast thực sự. Khoá lưu lượng được bảo vệ bởi một khoá phiên MBMS (MSK), khoá này được phân phối qua chế độ unicast. Chỉ các thiết bị đã đăng ký và được nhận thực với BM-SC mới có thể thu được MSK. MSK lại được bảo vệ chống lại sự nghe trộm bằng khoá người sử dụng MBMS (MUK), khoá MUK nhận được từ một khoá bí mật được chia sẻ (Ks).

  1. 3GPP TS 22.246: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS) user services; Stage 1”

TS 22.146 miêu tả các yêu cầu liên quan đến tốc độ truyền dữ liệu, các yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Ngoài ra tiêu chuẩn này cũng định nghĩa MBMS và các kịch bản về bảo mật, tính cước, các khía cạnh về chất lượng dịch vụ. Do MBMS có thể phân chia dịch vụ tới người sử dụng với các tốc độ tải khác nhau nên tiêu chuẩn này cũng đưa ra các kịch bản cho các dịch vụ MBMS.

3GPP TS 26.237: “IP Multimedia Subsystem (IMS) based Packet Switch Streaming (PSS) and Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS) User Service; Protocols”

Tiêu chuẩn này miêu tả hai phương pháp là Streaming và download để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. Ngoài ra tiêu chuẩn TS 26.237 cũng mô tả tổng quan về hệ thống MBMS và mô tả việc sử dụng IMS để khởi tạo và điều khiển dịch vụ người sử dụng PSS và MBMS.



  1. 3GPP TR 26.946: “Multimedia Broadcast/Multicast Service (MBMS) user service guidelines”

Báo cáo kỹ thuật này mô tả mô hình mạng cung cấp dịch vụ MBMS và hướng dẫn dịch vụ người sử dụng MBMS;

  1. 3GPP TS 32.273: “Telecommunication management; Charging management; Multimedia Broadcast and Multicast Service (MBMS) charging”

Tiêu chuẩn này là một trong chuỗi về tiêu chuẩn tính cước và quản lý cước trong mạng UMTS/GSM. Mục đích chính của tiêu chuẩn này là miêu tả tính cước trong MBMS bao gồm cả tính cước online đối với các dịch vụ thời gian thực và offline đối với các bản ghi lưu dữ liệu cước CDR trong khu vực nhóm mạng, hệ thống phụ và dịch vụ đơn lẻ.

  1. 3GPP TS 22.105: “Technical Specification Group Services and System Aspects Service aspects; Services and service capabilities”

Tiêu chuẩn này tập chung chủ yếu vào miêu tả, định nghĩa các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng.

  1. 3GPP TS 23.107: “Technical Specification Group Services and System Aspects; Quality of Service (QoS) concept and architecture”

Tiêu chuẩn này cung cấp một khung về chất lượng dịch vụ trong mạng UMTS. Mục đích chính là liệt kê các thuộc tính có thể áp dụng được cho các dịch vụ trong UMTS và dịch vụ truy nhập vô tuyến cũng như mô tả chất lượng dịch vụ trong các phần tử mạng 3G.

1.7.5Nhận xét


Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến truyền tải video trên mạng 3G, IETF tập trung chủ yếu các chuẩn liên quan đến giao thức truyền tải mà các mạng di động 3G phải sử dụng để truyền tải nội dung đến với các đầu cuối, trong khi đó tổ chức chuẩn hóa IEC/ISO quan âm nhiều nén và giải nén ảnh động âm thanh. Tuy nhiên tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ thì hiện tại mới chỉ có ETSI/3GPP đưa ra, cụ thể là ETSI 102-250 và ITU với khuyến nghị IT-T J.247 về chất lượng hình ảnh và ITU-R BS.1387-1 về chất lượng âm thanh.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 317.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương