Dẫn nhập Triết học Phật giáo Bài 1: ba thời kỳ phật giáo tt. Thích Nhật Từ Người khai sáng đạo Phật



tải về 0.56 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#9520
1   2   3   4   5   6

b) Các mô tả

- Niết-bàn được mô tả khi thì phủ định, khẳng định, lúc thì mang tính tâm lý và ẩn dụ.

- ẩn dụ: S. IV. 368-73: hòn đảo (dīpa), hang động (leṇa), nơi nương tựa (saraṇaṃ), bờ bên kia. [ S. I. 125, S. IV. 371-2]

- Khẳng định: = thanh tịnh của tâm, chẳng hạn như giải thoát khỏi khổ đau (asokaṃ), sự an ổn toàn triệt (khenaṃ), trạng thái thăng bằng của tâm (accutaṃ padaṃ), sự an tịnh (santaṃ), không còn bóng dáng của sợ sệt (akutobhaya), sự an bình tuyệt đối (paramā santi), từ mẫn (avyāpajjo), không giao động (acalaṃ) trạng thái vững chắc (akuppa), không thể lay chuyển (asaṃhīraṃ), bất động (asaṃkuppaṃ), nhu nhuyến (nipunaṃ), thanh tịnh (suddhi), sức khỏe toàn hảo (ārogya), trở nên thanh lương (sītibhūto); về phương diện cảm xúc, Niết-bàn được định nghĩa như sự hạnh phúc (sivaṃ), sự an lạc cao cấp nhất (nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ).

- Chuyển hóa, Niết-bàn (nibbāna) = giải thoát (mutti), giải phóng khỏi khổ đau (vimutti), giải thoát khỏi mọi ràng buộc (nibbānaṃ sabbaganthappamocanaṃ), sự an ổn tuyệt đối khỏi sự ràng buộc (yogakkhema), cứu cánh (antaṃ), thanh tịnh (suddhi), giải thoát khỏi các bất tịnh (asankiliṭṭha), và giải thoát khỏi các chấp mắc (anālaya), chân lý cao thượng nhất (paranaṃ ariya saccaṃ) v.v. . .

- Phủ định: đoạn diệt tham ái (taṇhakkhaya), thuộc không duyên khởi (asaṃkhata), sự chấm dứt các uẩn (nirodha), và không dính mắc (virāga).

- vô sanh, không còn bị sanh (ajāta), không già hay thoát khỏi già (ajarā), không bệnh tật (abyādhiṃ), không đau khổ (asokaṃ) không ô uế (asankiliṭṭhaṃ), bất tử (amata), không còn tái sanh (a-punabbhava), không còn trở thành (abhūta), vô vi (akata), không thuộc duyên khởi (asaṃkhata), hoàn toàn không còn tham luyến (asesavirāganirodha), không còn tham (aniccha), trạng thái không còn sợ hãi (akutobhaya), không còn phiền muộn (akhalita), không còn trở ngại (nirupatāpa), không bị tràn đầy (asambādha), không còn đối kháng (asapatta), vô hại (abyāpajja), không còn các lậu hoặc (anāsava), không còn mê hoặc (nippapañca), chấm dứt sự tái hiện hữu (bhavanirodho nibbānaṃ), chấm dứt của sanh và tử (jātimaraṇassa antaṃ), không còn các bất tịnh (asankiliṭṭha), không còn các vướng mắc (anālaya).

- sự chấm dứt các lậu hoặc của tâm (āsavānaṃ khayo / khīnāsavo), chấm dứt toàn bộ các phiền não (kilesa-parinibbāna), sự tiêu diệt hoàn toàn các bất thiện (akusalamūla), sự chấm dứt của hữu (bhavanirodho nibbānaṃ), sự chấm dứt của sanh tử (jātimaraṇassa antaṃ), và sự đoạn diệt của thế giới (loka-nirodha).

- sự chấm dứt toàn bộ tham ái (rāgakkhaya), sân hận (dosakkhaya) và vô minh (mohakkhaya).



c) Bản chất

- Niết-bàn(nibbāna // nirvāṇa) = chân lý về trạng thái vắng mặt hoàn toàn khổ đau (dukkha-nirodha-ariya-sacca) là mục đích tối hậu của con đường tâm linh Phật giáo ngay đời này.

- Trong mô thức của bốn chân lý, Niết-bàn là trạng thái an lạc cao cấp nhất (nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ), (Dhp. 203), một trạng thái vắng mặt toàn bộ sự không thỏa mãn hay là sự giải thoát khỏi khổ đau một cách toàn triệt (sabbadukkhapamocanaṃ).[ S. II. 278]

- Sự nhận chân hay chứng đắc Niết-bàn, do đó, được định nghĩa là sự chấm dứt toàn bộ khổ đau (anto dukkhassa).[ Ud. p. 80].

- Niết-bàn được chứng đạt ngay trong đời sống hiện tại [D. I. 156] thông qua sự thực hành toàn hảo đời sống đạo đức, thiền định và trí tuệ.[A. I. 8].



II. HAI KHUYNH HƯỚNG NGỘ NHẬN VỀ NIẾT-BÀN

Cần nói rằng các mô tả phủ định về Niết-bàn cũng không tránh khỏi việc hiểu sai và giải thích sai rằng Niết-bàn thuộc về chủ nghĩa siêu việt(transcendentalism). Các hiểu sai và giải thích sai này được thể hiện rõ trong tác phẩm Gṛ. Welbon, Niết-bàn của Phật giáo và các Nhà Giải Thích Phương Tây.[63]Phân tích và nghiên cứu kỹ lưởng tác phẩm này sẽ giúp chúng ta phân loại các giải thích sai lầm về Niết-bàn thành hai nhóm chính, đó là lối



1) Giải thích theo đoạn diệt luận (annihilationalist interpretation ofnibbāna)

- đồng hóa một cách sai lầm Niết-bàn với sự đoạn diệt, sự tiêu diệt vĩnh viễn sự sống.

- H. Oldenberg, "Cuộc Đời, Giáo Pháp và Tăng Đoàn của Đức Phật (Buddha: His Life, His Doctrine and His Order) xuất bản vào năm 1882. Sự phủ nhận của Phật giáo về một thực thể bản ngã thường sẽ dẫn đến kết luận cho rằng Niết-bàn là đoạn diệt, cả về phương diện tự nhiên và logic.

- GS. L.V. Poussin trong Con Đường Niết-bàn (The Way to Nirvāṇa) (1917, 1982): "Thật là an toàn khi chủ trương rằng Niết-bàn là sự đoạn diệt" (It may therefore be safely maintained that Niravāṇa is annihilation) (p. 117); "Rằng Niết-bàn là đoạn diệt bắt nguồn - ít nhất cho chúng ta - nhưng từ các nguyên lý tổng quát của triết học Phật giáo và từ các tuyên bố rõ ràng" (That Nirvāṇa is annihilation results-at least for us-but from the general principles of Buddhist philosophy and from clear statements" (p. 116).

- Niết-bàn là đoạn diệt (nirvāṇa is annihilation) = "absolute nihilisṃ" => đoạn diệt luận (ucchedavāda).

- S. III. 109-115: tỳ-kheo Yamaka: Ngay khi thân thể trở về với cát bụi, người đã nhổ sạch các phiền não lậu hoặc (āsava) sẽ bị đoạn diệt và không còn hiện hữu sau khi chết. Phật: Bậc đã giác ngộ không thể bị đồng hóa với hay tách rời khỏi năm nhóm nhân tính (pañcakkhandhā).

- Học thuyết này đã đánh đồng bản ngã với thân vật lý.

2) Giải thích theo siêu việt luận (transcendental interpretation ofnibbāna).

- Đối lập lại với đoạn diệt luận, nhiều học giả đã giải thích Niết-bàn là một thực tại siêu việt tuyệt đối (transempirical reality).

- Đồng hóa thực tại phi kinh nghiệm, dẫn tới thường hằng luận hay trở nên đồng nhất với Phạm Thiên của Áo Nghĩa Thư (UpaniṣadicBrahman) => thường kiến luận (sassatavāda).

- M. I. 484-8: Nếu người giác ngộ không thể bị đồng hóa với hay biệt lập khỏi năm nhóm nhân tính, và siêu việt khỏi bốn khả thể hiện hữu đó là hiện hữu (hoti), phi hiện hữu (na hoti), vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu (hoti ca na hoti ca) và phi hiện hữu và phi phi-hiện-hữu (neva hoti na na hoti),[68] thì sự giác ngộ của các ngài hay Niết-bàn phải là một thực tại, siêu việt khỏi bốn khả thể tính nêu trên.

- W. Rahula (1959, 1978): 35: "Câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi ṃiết-bàn là gì?" là điều này sẽ không bao giờ được trả lời một cách trọn vẹn và thỏa mãn bằng ngôn ngữ, bởi vì ngôn ngữ của con người quá nghèo nàn đến độ không thể giải thích được bản chất thật của thực tại tuyệt đối."

(The only reasonable reply to give to the question [what is nibbāna?] is that it can never be answered completely and satisfactorily in words, because human language is too poor to express the real nature of the Absolute Truth or Ultimate Reality which is Nirvāṇa).

- GS. N. Dutt (1980): 279: “Niết-bàn không thể suy tưởng đến được. Các mô tả về Niết-bàn do đó không thể trở thành tiêu chí. Do vậy, đạo Phật cho rằng Niết-bàn, chân lý cao thượng nhất, chỉ có thể được thực chứng trong từng cá nhân (paccattaṃ veditabbo viññūhi = pratyātmyavedya); Niết-bàn cũng không thể mô tả được (nippapañca) và như thế không cần phải tốn công để biểu đạt Niết-bàn; Niết-bàn rất thâm diệu và không thể truyền đạt từ người này sang người khác.

- GS. K. N. Jayatilleke (1980): 476: "không phải do có điều gì đó đức Phật không tuệ tri, nhưng những gì mà ngài biết rằng trong ý nghĩa siêu việt không thể chuyên chở được qua ngôn từ bởi lý do đơn giản ngôn ngữ và chủ nghĩa kinh nghiệm luôn có giới hạn của chúng. (not that there was something that the Buddha did not know, but that what he 'knew' in the transcendental sense could not be conveyed in words because of the limitations of language and of empiricism).

- S. Radhakrishnan (1977): 676ff: mang tính Áo Nghĩa Thư hay Vệ-đàn-đà, => chủ nghĩa thường kiến (sassadavāda), một học thuyết về một bản ngã siêu hình có thực thể thường hằng bất biến.

 Quy kết cho rằng đức Phật chủ trương đoạn diệt luận hay cho rằng Niết-bàn là một hình thức đoạn diệt, chỉ là do không phản ánh trung thực về bản chất của bốn chân lý cao thượng.



- Giáo sư R. E. A. Johansson (1969: 41-64) có thể được xem là học giả tiêu biểu cho lối giải thích Niết-bàn tương đối mới mẻ này.

- Vài năm sau đó giáo sư D. J. Kalupahana (1976: 82-9), A. Tilakaratne (1993: 69-82) và Y. Karunadasa (1994: 1-14), cũng là những học giả đáng được đề cập đến trong khuynh hướng giải thích này.

- Niết-bàn nếu là sự đoạn diệt thì đó là sự đoạn diệt của tất cả dòng chảy bất thiện của tâm (akusalacitta-kkhaya) và tất cả các phiền não lậu hoặc (kilesa-kkhaya); hoàn toàn không phải là sự đoạn tuyệt của hiện hữu, mặc dù người chứng đạt Niết-bàn không còn bị chi phối của chuổi sanh tử luân hồi. Đối tượng được đoạn tận khi một hành giả đạt ngộ Niết-bàn là khối khổ đau (dukkha) và các dòng chảy bất thiện của tâm (akusala cetasika), chứ không phải bản thân của sự sống (jīvitanirodha), lại càng không phải sự đoạn diệt con người cá nhân hay thế giới ngoại tại!

III. NIẾT-BÀN KHI CÒN SỐNG

1) Niết-bàn khi còn sống (kilesa-(pari)-nibbāna, hữu dư y Niết-bàn)

a) Khái niệm và bản chất

- còn gọi là sa-upādi-sesa-nibbāna/ upādi-sesa-(pari)-nibbāna

- Có nghĩa đen là Niết-bàn với năm nhóm nhân tính còn tồn tại.

- bậc A-la-hán đã diệt sạch các lậu hoặc của tâm (khīnāsavo), đã sống cuộc đời thánh thiện, hoàn tất những gì cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được đích đến, chặt đứt hoàn toàn các trói buộc của tái hiện hữu, giải thoát bằng trí tuệ (sammappaññā vimutto).

- It. 38: Năm giác quan vẫn còn. Do còn các giác quan, vị ấy vẫn còn phải kinh nghiệm qua các cảm giác, khổ hay hạnh phúc, thích hay không thích. Tham ái (rāga), sân hận (dosa) và vô minh (moha) đã chấm dứt.

- M. I. 140; S. III. 109-115; S. IV. 383ff: Không thể bị đồng hóa với hay tách rời khỏi năm nhóm nhân tính tâm vật lý, dù là cá thể hay tập thể.

- Khi còn sống, do hoạt lực của nghiệp trong quá khứ phối hợp với các giác quan và các nhóm nhân tính, các tiến trình tâm vật lý của vị ấy vẫn phải còn hoạt động, cho đến khi vị ấy lìa khỏi cõi đời. Nhưng nhờ sự chấm dứt toàn bộ các dòng chảy của các lậu hoặc tâm và các trói buộc tái hiện hữu, bậc giác ngộ không còn phải tái sanh nữa.

b) Mô tả 1 của Cảm Hứng Ngữ về Niết-bàn

- “Có (atthi) một cảnh giới (āyatana) nơi đó không có đất, nước, lửa, gió, không có không vô biên xứ, không có thức vô biên xứ, không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có thế giới này và thế giới bên kia hay cả hai; không có mặt trời, không có mặt trăng. Đây là điều ta gọi là giải thoát khỏi đến (āgatiṃ) và đi (gatiṃ), khỏi hình thành và phát triển (ṭhitiṃ) và hoại diệt (cutiṃ); không có bắt đầu (upapattiṃ) không có hình thành; không có kết quả và không có nguyên nhâṇ Đó thật ra là sự chấm dứt của đau khổ.” (Udāna 80)

(Atthi bhikkhave tad āyatanaṃ, yattha neva paỉhavī na āpo na tejo na vāyo na ākāsānañcāyatanaṃ na viññāṇānañcāyatanaṃ na ākiñcaññāyatanaṃ na nevasaññānāsaññāyatanaṃ nāyaṃ loko na paraloka ubho candimasūriyā, tad ahaṃ bhikkhave neva āgatiṃ vadāmi na gatiṃ na ỉhitiṃ na cutiṃ na upapattiṃ appatiỉỉhaṃ appavattaṃ anārammaṇam eva taṃ, esevanto dukkhassāti.).

- Niết-bàn là không duyên khởi, vô vi =>Niết-bàn không do bất cứ cái gì hình thành nên.

- Không thể bị đồng hóa với bất kỳ một cái nào của mười hai hiện hữu tương thuộc, bao gồm, bốn yếu tố của vật chất (mahābhūta-rūpa), bốn cảnh thiền vô sắc giới (arūpaloka), thế giới này (loka), thế giới bên kia (paraloka), mặt trời (suriya), và mặt trăng (canda), bởi vì các hiện hữu thuộc tính này mang tính duyên khởi và công cụ của những cái tương thuộc khác (conditioned and instrumental by inter-others).

- sự an tĩnh siêu việt thời gian (akāliko) vắng mặt hoàn toàn khổ đau, ngự trị. Niết-bàn không thể được tạo nên bởi bất kỳ sự vật hay chủ thể nào trong thế giới vật chất (rūpaloka) này, chẳng hạn như, đất (paṭhavi), nước (āpa), lửa (teja) và gió (vāya), cũng không thể được tạo nên bởi bất cứ vật gì trong thế giới vô sắc (arūpaloka), như cảnh giới không vô biên xứ (Ākāsānañcāyatana), thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatana), vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatana) và cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatana).

- Khi đạt đến được sự chấm dứt đau khổ (anto dukkhassa) thông qua sự diệt trừ tham ái (taṇhākkhaya), hành giả đạt được Niết-bàn, thoát khỏi mọi trở ngại của thế giới này (loka) hay thế giới bên kia (paraloka), chẳng hạn như ngày và đêm, sống và chết, đến và đi, v.v. . . Vị ấy sẽ hoàn toàn giải thoát khỏi các sợ hãi (akutobhaya).



c) Mô tả 2 của Cảm Hứng Ngữ về Niết-bàn

- bản chất của Niết-bàn và mối liên hệ của nó với tính không thực thể (vô ngã) cũng như con đường dẫn đến sự chứng đạt Niết-bàn:

“Sự nhận chân tính không thực thể [cuả mọi hiện hữu] quả thật là khó. Chân lý cũng không phải dễ dàng để nhận ra. Tham ái được tuệ tri đối với người tuệ giác và không còn gì vướng mắc đối với người đã thấy được [chân lý Niết-bàn].” (Duddasaṃ anattaṃ nāma, na hi saccaṃ sudassanaṃ; paỉividdhā taṇhā, passato natthi kiñcananti).

- Khái niệm "không còn" trong câu cuối không nên được đánh đồng với "cái không còn gì" (nothingness) hay "cái phi hiện hữu" (non-existence) =>Niết-bàn là đoạn diệt.

- "Không còn gì" = "không còn gì vướng mắc" = không còn gì của bóng dáng tham ái và khổ đau, bởi lẽ.

- Làm chủ và diệt sạch được mấu chốt tiếp xúc-cảm giác và tham ái thì sự chứng đạt Niết-bàn sẽ lập tức hiển hiện.

- Nếu có một thuộc tính của Niết-bàn thì thuộc tính đó là tính không thực thể (phi ngã, anatta). Niết-bàn là vô ngã.

d) Mô tả 3 của Cảm Hứng Ngữ về Niết-bàn

- “Này các tỳ-kheo, có một thứ hiện hữu vốn không được sinh ra (ajātaṃ), không bị trở thành (abhūtaṃ), không được tác tạo (akataṃ), không bị điều kiện hóa (asaṃkhataṃ). Này các tỳ-kheo, nếu cái không được sanh ra, không bị trở thành, không được tác tạo và không bị điều kiện hóa đó mà không có hiện hữu thì rõ ràng là sẽ không có sự giải thoát khỏi cái được sinh ra, bị trở thành, được tạo nên và bị điều kiện hóa, như chúng ta từng chứng kiến. Nhưng này các tỳ-kheo, do vì từng có sự hiện hữu của cái không được sanh ra, không bị trở thành, không được tác tạo và không bị điều kiện hóa, nên con đường thoát khỏi cái cái được sinh ra, bị trở thành, được tạo nên và bị điều kiện hóa sẽ được biết đến.”

- Atthi bhikkhave ajātaṃ abhūtaṃ akataṃ asaơkhataṃ, no ce taṃ bhikkhave abhavissa ajātaṃ abhūtaṃ akataṃ asankhataṃ, na yidha jātassa bhūtassa katassa sankhatassa nissaraṇaṃ paññāyethA. Yasmā ca kho bhikkhave atthi ajātaṃ abhūtaṃ akataṃ asankhataṃ, tasmā jātassa bhūtassa katassa sankhatassa nissaraṇaṃ paññāyati.

- Nếu đau khổ (dukkha) = điều kiện hóa thì Niết-bàn, sự chấm dứt khổ đau, là phi điều kiện hóa (asaṃkhataṃ).

- Trong Niết-bàn, không có tính điều kiện, tiến trình của tính điều kiện, các sự vật mang tính điều kiện về thời gian và không gian không thể hiện hữu trong Niết-bàn.

- Đặc tính vô sanh của Niết-bàn chỉ ra rằng Niết-bàn thoát khỏi ngoại diên của thời gian. Niết-bàn siêu việt tính thời gian (akāliko) hay vượt khỏi ranh giới của quá khứ, hiện tại và vị lai.

- Khác với năm nhóm nhân tính, Niết-bàn không còn phải bị vướng mắc vào sanh khởi.

Với tính chất không bị sinh ra hay vô sanh (abhūtaṃ), Niết-bàn không phải trải qua các giai đoạn trưởng thành, già nua và chết đi, như bao nhiên hiện hữu tương thuộc khác. Niết-bàn thoát khỏi tính tạo dựng (akata).

- Bản chất của Niết-bàn được mô tả bằng các thuật từ vô sanh (ajātaṃ), không bị trở thành (abhūtaṃ), không được tạo nên (akataṃ) và không bị điều kiện hóa (asaṃkhataṃ).

e) Mô tả 4 của Cảm Hứng Ngữ về Niết-bàn

“Đối với người còn chấp mắc sẽ có tính không vững vàng. Đối với người không còn vướng mắc, sự không vững đó sẽ không còṇ Một khi sự không vững vàng không thì sự an tịnh sẽ hiện hữu. Khi có sự an tịnh sẽ không có đam mê. Khi không còn đam mê, sẽ không còn sự đến và đi [trong luân hồi]. Khi không còn đến và đi thì không còn chết và tái sanḥ Khi không còn chết và tái sanh thì không còn đời này, đời sau và sự chuyển tiếp giữa chúng. Đó thật sự là sự chấm dứt của đau khổ.”

- (Nissitassa ca calitaṃ anissitassa calitaṃ natthi, calite asati passaddhi , passadhiyā sati rati na hoti, ratiyā asati āgatgati na hoti, āgati-gatiyā asati cutūpapāto na hoti, cutūpapāte asati nevidha na huraṃ na ubhayamantare, esevanto dukkhassāti).

- Sự chấm dứt của khối đau khổ hay sự chứng đạt Niết-bàn chỉ có thể hoàn thành được bằng "không chấp mắc" hay giải thoát mình khỏi vướng mắc.

- Sự không vướng mắc => an tịnh (tranquillity) không đam mê (no-delight) không đến không đi (no-coming-and-going) chết đi và tái sanh (dying-and-being-reborn) không còn đời này đời sau và sự chuyển tiếp giữa chúng (no-here-and-no-there-and-in-between). Nói khác đi, giải thoát khỏi chấp mắc sẽ làm cho giải thoát khỏi đau khổ trở nên hiện thực.

- Các mô tả này cho thấy rằng Niết-bàn chỉ có thể chứng đạt được khi có sự chuyển hóa tâm một cách trọn vẹn từ những trạng thái bất thiện đến sự diệt tận các dòng chảy lậu hoặc của tâm.

IV. NIẾT-BÀN SAU KHI CHẾT

- bị hiểu lầm nhiều nhất là vị trí sau khi chết(parammaraṇā) của bậc đã giác ngộ.

- Phật Nói Như Vậy 38 (Itivuttaka): “Thế nào là Niết-bàn vô dư y? Ở đây, một vị A-la-hán đã diệt sạch các dòng lậu hoặc và phiền não (khīnāsavo), đã sống hoàn thành đời sống thánh thiện, thực hiện hoàn mãn các điều cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã chứng đạt mục đích, chấm dứt được các trói buộc của tái hiện hữu, giải thoát bằng trí tuệ. Ở vị a-la-hán như vậy, trong đời sống này, tất cả các cảm giác không còn tham luyến nữa, đã hoàn toàn bị dập tắṭ Đây gọi là Niết-bàn vô dư y.”

- Không còn phải chịu cảnh trở thành hay tái hiện hữu, vì cảm giác hay kinh nghiệm giác quan (vedayitāni) đã hoàn toàn dừng nghỉ (sītibhūtāni).

- D. III. 216; S. IV. 259: Giải thoát khỏi 3 đau khổ: a) đau khổ vật lý (dukkha-dukkhatā, khổ khổ), b)đau khổ do thay đổi ngược chiều của sự vật (vipariṇāma-dukkhatā, hoại khổ), và c) đau khổ do các thay đổi tâm lý gây ra (saṃkhāra-dukkhatā, hành khổ).

- Bậc giác ngộ đã chấm dứt hoàn toàn tham ái (taṇhā), chấp mắc (upādāna) và vô minh (avijjā), những chất liệu của sanh tử.

- Đâu là tình trạng sau khi chết (parammaraṇā) của một bậc đã giác ngộ? a) Đoạn diệt hẳn, b) Có sự tiếp nối hiện hữu, cùng một hình thái hay khác hình thái, c) Bậc giác ngộ sau khi chết vượt khỏi mọi nạn vấn.

- M. I. 484-8: kinh dụ ngôn về lửa. Mười câu hỏi của Vacchagotta không được đức Phật trả lời (avyākata // avyākṛta):

1. Như Lai tồn tại sau khi chết (Hoti Tathāgato parammaraṇā).

2. Như Lai không tồn tại sau khi chết (Na hoti Tathāgato parammaraṇā).

3. Như Lai vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi chết (Hoti ca na ca hoti Tathāgato parammaraṇā).

4. Như Lai chẳng phải tồn tại chẳng phải không tồn tại sau khi chết (N’eva hoti na na hoti Tathāgato parammaraṇā).

=> Phật: "tất cả chúng đều ‘không thích hợp’ (na upeti) với tình trạng của bậc giác ngộ sau khi chết.

- dụ ngôn về một ngọn lửa đã bị dập tắt (nibbuto aggi). Hướng tiêu mất của ngọn lửa đã tắt cũng không truy ra được là phương đông, tây, nam hay bắc.

- Kinh Tập (Sutta-Nipāta) như sau: "Cũng như một ngọn lửa bị cơn gió thổi tắt không thể tính toán được. Cũng vậy, vị A-la-hán thoát khỏi danh và sắc."

- M. I. 139-40: "Trong thế giới hữu hình này, này các tỳ-kheo, ta nói rằng Như Lai không thể suy lường được (ananuvejjo)." Do Như Lai đã giải thoát khỏi năm nhóm nhân tính tâm vật lý

- S. I. 112: “Người đã từ bỏ mọi đo lường. Người đã chặt đứt dòng tham ái, ở đây, của danh và sắc [nāma-rūpa]. . . Các thần linh và con người không thể truy ra được sự vận hành của người ấy. Dù ở đời này, đời sau, trên các cõi trời hay dưới mặt đất.”

- Các lý luận logic (atakkāvacara) và các phương tiện nhận thức (pamāṇa//pramāṇa) đều trở nên vô dụng hay không thể áp dụng được.


- Anurādha Saṃyutta: Trong đời này, không thể hiểu biết được đức Như Lai qua chân lý và thực tại" (saccato thetato anupalabbhiyamāne). "Thật là không thích hợp để tuyên ngôn về tình trạng của Như Lai sau khi chết.

V. TIẾP XÚC VÀ CẢM GIÁC TRONG NIẾT-BÀN

- Niết-bàn = chấm dứt toàn bộ khối đau khổ (anto dukkhassa).



- D. III. 216: a) đau khổ gây ra từ thân xác (dukkha-dukkhatā, khổ khổ), b)đau khổ do thay đổi ngược chiều của sự vật (vipariṇāma-dukkhatā, hoại khổ), và c) đau khổ do thay đổi tâm lý (sakhāra-dukkhatā, hành khổ). => vẫn còn khổ thân.

- S. IV. 259: vắng mặt gốc rễ của lậu hoặc và phiền não là các đau khổ nội tâm (cetasika-dukkha) và những nỗi sợ hãi.

- Phật Thuyết Như Vậy 38: Vẫn còn xúc giác, kinh nghiệm qua các cảm giác hạnh phúc (sukha), đau đớn (dukkha), dễ chịu (manāpa) hay khó chịu (amanāpa) của thân.

- Người giác ngộ (arahat) không có phản ứng chấp trước. Hàng phàm phu (puthujjana) phản ứng chấp thủ.

- Kinh Madhupiṇdika-sutta: Tiến trình kinh nghiệm phàm gồm (i) tiếp xúc (phassa) của các cơ quan cảm giác (mắt, tai, mủi, lưởi, thân), đối tượng của chúng (màu sắc, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm) và các cảm giác phát sanh (các cảm giác thấy, nghe, ngủi, nếm, và nhận thức), (ii) khái niệm hóa bắt nguồn từ cảm giác (vedanā) và chấm dứt ở khuynh hướng ý niệm hóa giới hạn vào chủ thể, đối tượng và thời gian.

- M. I. 111-2: Do sự tiếp xúc của con mắt và vật thể màu sắc, nhận thức của con mắt (thấy) phát sanh. Sự gặp nhau (sagati) của ba yếu tố này được gọi là tiếp xúc (phassa). Do có sự tiếp xúc, các cảm giác (vedanā) phát sanh. Cái gì con người cảm nhận, con người có thể nhận thức được. Cái gì con người nhận thức được, con người sẽ lý luận về (vitakketi). Cái gì con người lý luận về, con người bị ám ảnh về khái niệṃ Cái con người bị ám ảnh một cách khái niệm là nguồn gốc của số lượng các nhận thức và sự ám ảnh, những thứ dồn con người vào các vật thể mà con mắt có thể nhìn thấy được, thuộc về quá khứ, hiện tại và vị lai. [Tương tự với bốn nhóm nhân tính còn lại là cảm giác (thọ), ý niệm hoá (tưởng), vận hành tâm (hành) và thức nhận biết (thức)].”

- Tránh các giải thích hay phản ứng cảm xúc về các điều kiện cũng như sự xuất hiện của thực tại. Bất động trước các điều kiện và sự hiện hữu của các sự vật hiện tượng thông qua sự tiếp xúc của các giác quan, đối tượng giác quan và các nhận thức phân biệt, con người trở thành vô chấp, không vướng mắc.

- Tiếp xúc => phản ứng cảm xúc và chấp mắc cảm xúc => tham ái, chấp giữ và chiếm thủ (upadhi), các đối tượng khoái lạc giác quan (kāmūpadhi), năm nhóm nhân tính tâm vật lý (khandhūpadhi), đam mê (kilesūpadhi) và chủ ý (abhisaṃkhārūpadhīti).

- S. IV. 231: Tiếp xúc kéo theo sự ra đời của các loại cảm giác (vedanā), như cảm giác thân thể (kāyika-vedanā) và cảm giác tâm (cetasika-vedanā) với ba phương diện: a) cảm giác hạnh phúc (sukha-vedanā), b) cảm giác đau khổ (dukkha-vedanā) và c) cảm giác trung tính (adukkhamasukha-vedanā).

- S. IV. 205: Người phàm: tham dục (rāga) nằm ở các cảm giác hạnh phúc (sukha-vedanā), khuynh hướng không ưa thích hay từ bỏ nằm ở các cảm giác đau khổ (dukkha-vedanā), và khuynh hướng vô minh nằm ngay các cảm giác trung tính (adukkhamasukha-vedanā).

- Cảm giác hạnh phúc => chấp thủ (ālaya / upādāna) về những sỡ hữu (upadhi). Các cảm giác đau khổ => sân. Các cảm giác trung tính => thờ ơ và ngu muội. Như vậy, tham dục (rāga / lobha), sân hận (dosa) và vô minh (moha) nằm trong nền tảng của các cảm giác, hạnh phúc, không hạnh phúc, và trung tính.

- S. IV. 216: "cái gì được kinh nghiệm như một cảm giác luôn nối kết với đau khổ (whatsoever is experienced as a feeling is associated with suffering).[ yaṃ kiñci vedayitaṃ taṃ dukkhasminti]

- A. II. 6, 36: bậc giác ngộ đã làm chủ được tâm tư (cetovasippatta) và điều khiển được các giác quan (samāhit indriyo), bằng hoạt động của tuệ tri về các sự vật như chúng đang là (yoniso manasikāra, như lý tác ý).

- S. IV. 233: Bậc giác ngộ đã tuệ tri hoàn toàn được bản chất của cảm giác: hiện tượng cảm giác (vedanā), sự xuất hiện của hiện tượng cảm giác (ayaṃ vedanāsamudayo), nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của cảm giác (ayaṃ vedanāsamudayagāminī), sự chấm dứt của cảm giác (ayaṃ vedanānirodho ti), con đường dẫn đến sự chấm dứt của cảm giác (ayaṃ vedanānirodhagāminī paṭipadāti), vị nguy hiểm của cảm giác (ayaṃ vedanāya ādīnavoti) và sự xuất ly khỏi cảm giác (ayaṃ vedanāya nissaraṇanti).

- Khi cảm giác xuất hiện, tồn tại và biến mất một cách song hành với chánh niệm (sati), tỉnh giác (sampajañña) và trí tuệ (paññā).[140]

- Trải qua các cảm giác đau đớn hay khó chịu của thân, bậc giác ngộ không cảm thấy đau khổ tâm, không có tức tối, nhăn mặt, xoa đầu, đập ngực hay than thở.

- A. IV. 157; D. III. 260: Bậc giác ngộ đã khắc phục trọn vẹn thế giới nhị nguyên của kinh nghiệm (aṭṭhalokadhamma) như: được (lābha) và mất (alābha); danh tiếng (yasa) và tai tiếng (ayasa); khen (pasaṃsā) và chê (nindā); hạnh phúc (sukha) và khổ đau (dukkha).

- Khi kinh nghiệm qua các cảm giác thân khổ: Cái này là vô thường (sā aniccā ti pajānāti), không nên dính mắc vào cái này (anajjhositā ti pajānāti), cái này không phải là đối tượng để thưởng thức (anabhinanditāti pajānāti).

- Udana 8, S. IV. 72: Bāhiya, ông phải huấn luyện bản thân như sau: trong cái được thấy chỉ có sự (hành động) thấy; trong cái được nghe chỉ có sự nghe; trong cái được tưởng tượng chỉ có sự tưởng tượng và trong cái được nhận thức chỉ có sự nhận thức."


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Giới thiệu Trưởng Lão Tăng Kệ & Trưởng Lão Ni Kệ
Khoa3 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Khoa3 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Bài 31: (tr. 135) 梧桐兩株 梧桐兩株,枝高葉大。霜降後,葉漸黃。西風吹來,落葉滿階。 Phiên âm: Ngô đồng lưỡng chu
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Chuyện Tiền Thân Đức Phật (I) Jàtaka Mục lục chưƠng mộT [01] phẩm apannaka

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương