Dẫn nhập Triết học Phật giáo Bài 1: ba thời kỳ phật giáo tt. Thích Nhật Từ Người khai sáng đạo Phật


Các quyền căn bản trong Phật giáo



tải về 0.56 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#9520
1   2   3   4   5   6

2. Các quyền căn bản trong Phật giáo

a) Quyền được bảo hộ sự sống (rights to life)

- Điều đạo đức đầu tiên “không được giết hại” (Ïātipātā veramaÏ­ sikkhāpadaò samādiyāmi).

- Phát triển tâm từ bi (mettā) và bất bạo động (ahiòsā, non-injury) là thực tập quyền sự sống (rights to life) và quyền an toàn cho con người (security of person).

- Không ứng xử hành hạ (torture), tàn nhẫn (cruel), phi nhân (inhuman) đối với con người và động vật.

- M. III. 75; A. III. 111: Tránh các nghề hủy diệt sự sống con người (human destruction businesses) như buôn bán vũ khí (sattha vaÏijjā), độc dược (visa vaÏijjā).

- Pháp Cú 131-32: Chúng sinh đều muốn hưởng hạnh phúc (sukhakāmāni bh‰tāni), sợ chết và bị đối xử tàn nhẫn (tasanti daϯassa … bhāyanti maccuno) nên không giết và không bảo giết.

b) Quyền không bị làm nô lệ (right to freedom from slavery)

- M. III. 75; A. III. 111: Phần quan trọng của chánh mạng (sammā-āj­va), gồm không buôn bán nô lệ (satta vaÏijjā) và buôn bán động vật (maòsa vaÏijjā) => đề cao luôn quyền động vật, một hình thái kêu gọi ý thức bảo tồn chim thú (migapakkhisu).

c) Quyền lao động

- Kinh Thiện Sinh (D.III.191): Trách nhiệm đạo đức của chủ lao động và công nhân dựa trên hành động chân chính (sammā-kammanta) của hai bên.

- Chính mạng (sammā-āj­va) là hình thái đề cao quyền thành lập doanh nghiệp và liên đoàn doanh nghiệp, quyền làm việc và quyền hợp đồng lao động, quyền trả lương bình đẳng cho công việc bình đẳng, quyền an toàn cho nhân công trong lao động, trong bảo hiểm, trong bệnh tật và về hưu.

d) Quyền phát ngôn

- Đạo đức 5-8 trong mười thiện (dasakusalakammapatha) khích lệ phát ngôn thiện.

- Kinh Kālāma (A.I.188): Nền tảng của tự do tư tưởng, tự do quan điểm, tự do ngôn luận.

e) Quyền giáo dục

- Quyền được giáo dục được đề cập trong Kinh Thiện Sinh (D.III.191).

- Cha mẹ : Một là ngăn chận con làm việc ác. Hai là chỉ dạy con làm việc lành.

- Con cái : Hai là trình báo và xin lời khuyên. Ba là không chống điều cha mẹ dạy. Bốn là không trái điều cha mẹ làm.

e) Quyền giáo dục

- Người dạy : Một là huấn luyện đúng với chánh pháp. Hai là dạy trò những điều chưa biết. Ba là giải rõ những điều thắc mắc. Bốn là truyền trao, không hề dấu nghề. Năm là giúp trò trưởng thành, hạnh phúc

- Người học: Ba là khát ngưỡng, cầu học không chán. Bốn là kính thuận những điều thầy dạy. Năm là nhớ, làm những điều đã học.

f) Quyền hội đoàn

- D. II. 73; A. IV. 15: Quyền tự do hội họp, thành lập hội đồng, tham gia cộng đồng, thành lập chính phủ và dịch vụ quần chúng

III. QUAN NIỆM CỦA PHẬT VỀ BÌNH ĐẲNG

1. Khái niệm

- "Egalitarianism" (Pháp: Egalitaire = bằng nhau) chủ nghĩa bình đẳng = bình đẳng giữa con người.

- Cách mạng công nghiệp ở phương Tây: Ý thức về việc loại bỏ giai cấp, đảm bảo công bằng xã hội ở mức độ cao nhất. => Bình đẳng là nền tảng hòa bình và thái bình.

- Dù thừa nhận có "sự khác nhau giữa cá thể" (Puggala-vematattà), Phật chủ trương bản chất căn bản của con người là giống nhau, cho dù có thể có sự khác nhau do di truyền, môi trường và biệt nghiệp.

- Bốn giai cấp (vaÏÏa // vaÙÏa) gồm Bà-la-môn (brāhmaÏa), vua chúa(kãatriya), thương gia và nông nghiệp gia(vai±ya)nô lệ (±‰dra) không phải là “trách nhiệm cao quý” (svadharma).

- D.III.81: Bà la môn là giai cấp cao nhất, các giai cấp còn lại là thấp kém hơn. Bà-la-môn đẹp đẽ, trắng trẻo, các giai cấp khác thì đen. Bà-la-môn thì thanh tịnh, các giai cấp khác thì bất tịnh. Bà-la-môn chính là con ruột của Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, là người thừa kế Phạm thiên (“the Brahmin caste is the highest caste, other castes are base; the Brahmin caste is fair, other castes are dark; Brahmins are purified, non-Brahmins are not, the Brahmins are true children of Brahmā, born from his mouth, born of Brahmā, created by Brahmā, heirs of Brahmā).



2. Các luận điểm bình đẳng trong Phật giáo

a) Luận điểm sinh học 

- Kinh Vàsattha thuộc Kinh tập: Thế giới động vật và thực vật có những đặc tính khác nhau về loài (lingam jàtimayan); mỗi loài có nhiều dạng (annanannà hi jàtiyo) và là đa dạng (puthù)

- Các loài căn bản: Loài vi trùng, côn trùng (patange), loài bò sát như rắn (pàdùdare... urage dìghapitthhike), loài cá (macche vàrigocare) và loài chim bay trên bầu trời (pakkhi... vihangamà)

- Không có những dấu vết khác nhau tương tự như trong loài người (evam natthi nasussesu lingam jàtimayam puthù).

- M. I. 494; S. II. 21: Dù khác nhau căn bản (puggala-vemattarā), con người có tính đồng nhất về gien, cộng nghiệp thể chất, giáo dục, kinh nghiệm.

- Phật chống lại các phân biệt xã hội trên nền tảng sinh học của con người.

2. Các luận điểm bình đẳng trong Phật giáo

b) Luận điểm nhân chủng học 

- Kinh Khởi thế nhân bổn: Từ khởi nguyên toàn thể nhân loại "giống nhau, nhưng không phải là không khác nhau" (annesan sadisanneva no asadisam).

- Các phân biệt xã hội: phân công lao động (săn bắn, thu hoạch thực phẩm), kinh tế nguyên thủy => kinh tế nông nghiệp, công nghiệp; khế ước xã hội và khế ước chính phủ.

- D.III.93: Bình đẳng là quy luật phù hợp với vũ trụ (dhammen'eva no adhammena).

c) Luận điểm pháp lý xã hội

- Kinh Assalàyana thuộc kinh Trung Bộ: Không có cái gọi là thể chế tập cấp cha truyền con nối. Bà la môn tự cho là tối cao không thể chấp nhận được.

- Ví dụ: Bang Yona-Kambayas (Yona-Kamgojesu) chỉ có hai giai cấp địa chủ và nông nô (ayyo c'eva dàso ca). Địa chủ trở thành nông nô và nông nô trở thành địa chủ" (Ayyo hutvà dàso hoti, dàso hutvà ayyo hoti). => Được làm vua, thua làm giặc.

- Kinh Madhura thuộc kinh Trung bộ: Phục vụ người khác theo yêu cầu, chẳng qua chỉ là quyền lực kinh tế; không liên hệ đến giai cấp xã hội.

- Quyền tối cao của Bà-la-môn chỉ là lời tuyên bố rỗng tuếch, không có sơ sở (ghoso yeva kho eso, lokasmiò).

d) Luận điểm pháp lý 

- Kinh Madhura: Bất luận vị trí xã hội, giới tính khi vi phạm luật pháp thì điều bị trừng phạt như nhau.

- Bất luận giai cấp hay đẳng cấp nào, tên ăn cướp vẫn là tên ăn cướp không hơn không kém, (Corot' eva sankham gacchati).

- Bốn giai cấp Sát-đế-lợi (Khattiya), Bà-la-môn (Bràhmana), Thương-gia (Vessa) và Nô-lệ (Sudda) không có khác biệt về pháp lý (Ime cattàro vannà samasamà honti: na' sam ettha kinci nànàkaranam...).

- Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Thưởng phạt là cán cân công bằng tương đối.

e) Luận điểm đạo đức 

- Quy luật đạo đức-tâm lý (karma) quyết định hạnh phúc hay khổ đau.

- Bất luận giai cấp nào, khi có hành vi xấu về tư duy, lời nói hoặc thân tạo tác, phải gánh lấy hậu quả bất hạnh.

- Trở nên thiện hay ác lệ thuộc vào tự do ý chí và hoàn cảnh đời sống.

- Kinh Sangiti thuộc kinh Trường bộ: Tính khí ác (Kanhàbhijàtiko samàno) => hành vi xấu (kanham dhammam abhijàyati) => hậu quả xấu ác đời này và đời sau; không thể trốn chạy.

e) Luận điểm đạo đức 

- Quy luật đạo đức-tâm lý (karma) quyết định hạnh phúc hay khổ đau.

- Bất luận giai cấp nào, khi có hành vi xấu về tư duy, lời nói hoặc thân tạo tác, phải gánh lấy hậu quả bất hạnh.

- Trở nên thiện hay ác lệ thuộc vào tự do ý chí và hoàn cảnh đời sống.

- Kinh Sangiti thuộc kinh Trường bộ: Tính khí ác (Kanhàbhijàtiko samàno) => hành vi xấu (kanham dhammam abhijàyati) => hậu quả xấu ác đời này và đời sau; không thể trốn chạy.

f) Luận điểm tâm linh

- Ai cũng có khả năng phát triển tâm linh và giải thoát (vimutti) khỏi các đau khổ (dukkha), nhờ nỗ lực tinh thần (padhàna).

- Tăng đoàn Phật giáo gồm 4 hội chúng Tăng (Bhikkhu), Ni (Bhikkhùni), Thiện nam (Upàsaka) và Tín nữ (Upàsakà). Khác biệt hạ lạp.

- V.II.239; A.IV.202: Giống các sông Gangà, Yamunà, Aciravatì, Sarabhù và Mahì khi chảy vào đại dương. Vào tăng đoàn chỉ còn là Sa-môn Thích tử (samaÏa Sākyaputtiyā tv’eva saôkhaò gacchati), bất luận xuất thân, dòng họ, tên tuổi (Jahanti puri màni nàmagottàni).

- Có tiềm năng giải thoát như nhau, trở thành thánh A-la-hán, Bồ-tát, Phật.
Bài 9 CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

1. NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP / CHIẾN TRANH

- Phật giáo gắn liền với bất bạo động và hoà bình.

- Không tán đồng các hình thức bạo lực, bạo quyền và quân phiệt. Trong chiến tranh, chùa là nơi trú ẩn an toàn.

- Hòa bình nội tại => hòa bình thế giới. Niết bàn là hòa bình lớn nhất.

- Tham lam, thù hận và cố chấp là gốc rễ xung đột => tôi muốn có quyền và sở hữu quyền (A.I.121).

- Chấp vào lạc thú, tài sản, đất đai, giàu sang, độc quyền kinh tế và ưu thế chính trị => xung đột (M.I.86).

- Phật giáo gắn liền với bất bạo động và hoà bình.

- Không tán đồng các hình thức bạo lực, bạo quyền và quân phiệt. Trong chiến tranh, chùa là nơi trú ẩn an toàn.

- Hòa bình nội tại => hòa bình thế giới. Niết bàn là hòa bình lớn nhất.

- Tham lam, thù hận và cố chấp là gốc rễ xung đột => tôi muốn có quyền và sở hữu quyền (A.I.121).

- Chấp vào lạc thú, tài sản, đất đai, giàu sang, độc quyền kinh tế và ưu thế chính trị => xung đột (M.I.86).

- Chấp ngã và ngã sở hữu (hình ảnh tôi, gia đình tôi, cộng đồng tôi, quốc gia tôi, tôn giáo tôi) mang tính vị kỷ, tiêu cực => xung đột (D.I.3).

- Cố chấp quan điểm => chiến tranh tôn giáo, thánh chiến. Tranh chấp ham muốn, độc tôn, độc chiếm (D.II.276).

- Phật khuyên không giận dữ khi bị xúc phạm; không vui mừng khi được khen (D.I.3) => đánh giá sự thật.



2. GIẢI PHÁP NHẬN DIỆN TÁC HẠI

- Dân Kapilavastu (Sakya) and that of Kilivastu (Koliya) tranh chấp nước sông, thóa mạ, dấy binh, độc chiếm. Phật xuất hiện, tất cả buông bỏ vũ khí. Ngài khuyên hãy nghĩ về sự hy sinh có giá trị cao quý hơn; nước không bằng sinh mạng => lãnh binh ngưng chiến tranh, giải pháp cả hai cùng có lợi.

- V.I.348: Vua Brahmadatta của Kasi xâm lăng và hành quyết vua nước yếu. Trước khi băng hà, vua này nói với con mình “Này Dìghàvu, oán thù sẽ không làm giảm đi oán thù, oán thù chỉ giảm đi do lòng không oán thù.” Dìghàvu phục hận. Ông học hát, được tuyển vào cung. Cả ba lần rút gươm giết vua, ông đều dừng lại vì nhớ lại lời trăn trối của phụ vương mình. Khi nhà vua thức, thì Dìghàvu xác nhận tung tích. Nhà vua tha mạng, Dìghàvu bèn nói: “Phụ hoàng tôi đã bị vua giết, nhưng nếu tôi giết vua thì người nào hưởng bổng lộc của vua cũng sẽ giết tôi, và người nào hưỏng được ân huệ của tôi cũng sẽ giết họ lại, cuối cùng thì thù oán sẽ không giải quyết được thù oán.”

- Kinh Duy Ma: Dùng từ tâm và thương cảm, chuyển hóa sinh linh, sống trong an hòa => hóa giải dị biệt.



3. GIẢI PHÁP ĐẠO ĐỨC BẤT BẠO ĐỘNG (Ahimsa)

1. Cam kết từ bỏ tâm sát hại sinh vật hữu tình, trực tiếp hay gián tiếp => không sử dụng và không biện minh bạo lực, bạo động, chiến tranh, tàn phá.

2. Phát triển tâm từ bi bác ái => chuyển hóa hận thù trực tiếp

3. Mưu sinh liêm chính (Không sản xuất và buôn bán vũ khí; không sản xuất và buôn bán độc dược) A.V.177. => Không gián tiếp và tạo thuận duyên cho sát hại có mặt.

Ajàtasattu tấn công, vua Pasenadi (chú Phật) bỏ chạy, Phật: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ được mọi chuyện thắng thua.” (PC. 201, S.I.83).

- Lần 2, Pasenadi thắng, bắt được Ajàtasattu, tịch thu vũ khí, nắm quân đội. Phật: “Cho đến lúc mà quả ác báo chưa chín mùi, thì kẻ điên nghĩ đó chính là cơ hội, nhưng khi ác báo đã đủ rồi thì kẻ điên chịu khổ. Giết người thì sẽ bị người giết lại, chinh phục người thì sẽ bị người chinh phục lại, sỉ nhục người sẽ bị người sỉ nhục lại. Phẩn nộ gây thêm phiền não. Ai lấy của ngưòi sẽ bị người lấy của lại, đó là luật tiến hoá cuả nghiệp báo.” (S.I.84).

- J.I.261: Kiếp xưa Phật là vua, khi biết nước bị xăm lăng: “Ta không muốn vương quốc nào được bảo vệ bằng cách gây tổn hại.” Khi bị bao vây, không tử thủ, mở cổng thành, bị truất phế và hạ ngục. Trong ngục, cầu nguyện vua xăm lăng hối cải => thành bạn tâm giao, hai nước giao hão hữu nghị. => không phải lúc nào cũng cứu vớt được sinh mạng.

- Dân Sakya bị tiêu diệt vì không tự chống nỗi kẻ xâm lược.

- PC 223: “Hãy chế ngự hận thù bằng thưong yêu, xoá điều ác bằng cách tạo điều thiện, thay lòng ti tiện bằng bố thí, chinh phục người gian dối bằng sự thật.”

- PC 103: Thay chiến trường đẫm máu thành vượt qua chính mình: “Chiến thắng ngàn quân địch ở chiến trường không bằng chiến thắng bản thân.”

- M.III.268: Thầy Punna vô úy, khi hoằng pháp cho dân Sunãparanta. Vẫn hiền khi chỉ sỉ nhục # đánh đập; đánh # ném đá; ném đá # dùng vũ khí; dùng vũ khí # chưa giết. Nhờ đó, độ được nhiều người tại đây.

- Manu-smrti của Ấn Độ giáo: Vua phải gây chiến để mở rộng uy quyền, không có tội ác khi nhà vua giết kẻ thù. Áo Nghiã thư, Bhagava Gità : Chết trận lên thiên đường.

- Vua Ấn Độ A Dục, Asoka, (268-239 TTL) từ bỏ thói quen quân sự và bạo lực trong vương quốc của mình. Pháp dụ ở Kalinga ghi lại nỗi kinh hoàng về tàn sát => từ bỏ xâm lăng, mở rộng vương quốc bằng hòa bình, liên minh. Vd. Liên kết với Sri Lanka, nơi con ông, là sư Mahinda, truyền bá Phật giáo.

- Kinh Đại Niết Bàn, Arya satyaka parivarta, dạy rằng nhà lãnh đạo liêm chính phải tìm cách tránh chiến tranh bằng thương thuyết, xoa dịu hay có những liên minh mạnh; tránh qủa báo của việc chém giết.

- Vua Cakkavatti trị vì bằng Chính Pháp của Phật (công bằng, đức độ và chính trực), không trực tiếp giết người, không gây ra sự giết người, không chinh phục và không gây ra sự chinh phục, không khổ và không gây khố cho ai. (S.I.116).

- A. IV.89: Ta là minh vương, Cakkavatti, không sử dụng bạo lực.”Ta đã có hơn một ngàn người tùy tùng mà còn là những anh hùng, những kẻ chinh phục được quân thù. Ta luôn nghĩ đến trần gian được biển vây bọc này, sẽ được chế ngự bằng chánh Pháp mà không cần có gây gộc hay kiếm cung.”



4. CHUYỂN HÓA SÂN HẬN VÀ TU NHẪN NHỤC

- Kiên nhẫn chịu đựng tích cực => giảm xung đột và hận thù

- Chuyển hóa cảm xúc tiêu cực và tâm lý tranh chấp.

- PC 42: “bất kể là loại hại gì, thù chỉ đem đến thêm thù, ghét chỉ đem thêm ghét, ác tâm thì chỉ gây thêm hại.”

- Chiêm nghiệm Thanh Tịnh Đạo Luận 300: “Giả sử như một người khác gây phiền não, khiêu khích ta bằng những hành vi khả ố, tại sao phải chịu đựng khi cơn giận nổi lên, và hãy làm như họ làm đối với mình hay sao? Khi ta nổi giận, có thể ta tạo cho họ phải khổ, có thể là không. Dù với sự tổn thương do sự nổi giận mang lại, chắc chắn một điều là chính mình bị khổ.”

- A.IV.94: Phản ứng lại bằng giận dữ hay bạo lực chỉ làm khổ bản thân. Kẻ thù muốn ta đau khổ, sợ hãi, cô lập, mất mát, tổn thương.

- Kinh 42 chương: Giận dữ người khác như thổi bụi chống lại gió => tổn hại trực tiếp.

- Trung Bộ: Diệt trừ phiền não bằng phương pháp xa tránh nơi nguy hiểm, người nguy hiểm, thú nguy hiểm, vạ lây.

- Bhodi-caryàvatara VI 47- 8: Hồi đáp giận dữ bằng cơn giận lớn hơn là tự đánh bại mình. Không kiềm chế mình trong cơn thịnh nội thì tự gieo địa ngục cho bản thân.

- A. I.220: Khổng lồ Vepaciti bị thần Saka, được hỏi vì sợ hãi hay yếu đuối, trả lời: “chỉ vì tôi không muốn đôi co với người điên.”

- Sutta Nipata I, 222: Khi bị nguyền ruả, ai là người không nguyền ruả lại, thì người đó thắng được hai lần.

- Kinh 42 chương: Không đáp trả lại cơn thịnh nộ, cha Da-xá nguyền rủa Phật khi con đi tu, Phật nói về ảnh dụ “Không nhận quà.

- PC 3: “Họ sỉ nhục, đánh đập, cướp giật tôi, phá hại tôi, ai còn bị giam hảm trong những ý nghĩ thù oán như thế thì oán hận không được xoa dịu.”

5. CHIẾN TRANH VỆ QUỐC

- D.III.133 : « Arahat, không thể giết một cách thoải mái bất cứ thứ gì. »

- D.I.178 : Tu sĩ phạm giới nếu đi xem quân đội chiến đấu, ngủ lại trong quân ; tránh bàn chuyện quân đội và chiến đấu.

- Kinh Đạt Bát Niết-bàn : Bi trí dũng trong chiến tranh vệ quốc: chiến đấu với ý nguyện bảo vệ dân chúng, đất nước, hơn là giết quân thù. Giết giặc ngoại xâm ít tội hơn là tội xâm lăng giết người.

- Kinh Đại Thừa cho phép sát sinh trong nghịch cảnh trừ khi việc này được bắt nguồn từ lòng từ tâm và thực hiện với thiện xão.

- Quân đội Trung Quốc dùng Thiên Vương Tỳ Sa Môn, Vaisravanan, làm nghi lễ chính trong thời nhà Tần, nhằm bảo đảm thắng trận để bảo vệ chánh pháp.

- Ở Nhật thì Thiên Vương Tỳ Sa Môn cũng như là thần linh phù hộ cho binh sĩ. Có sự phối hợp giữa Phật giáo và nhà nước từ năm 538 sau công nguyên. Triều đại Đức Xuyên, Tokugawa (1603-1867) là thời mà các sòhei, hay các sư tăng lãnh đạo đất nước.

- Tại Miến Điện, Aung San Suu Kyi đối kháng với chế độ quân phiệt theo chủ nghĩa Mác xit dân tộc.

- Tại Thái, Sulak Sivaraksa phục vụ hoà bình, nhân quyền, phát triển cộng đồng, đối thoại liên tôn và chống lại đảo chính của quân đội.

- Tại Việt Nam, Thích Nhất Hạnh nỗ lực chống chiến tranh từ năm 1964-75 và trợ giúp người tỵ nạn.

- Đức Lai Lạt Ma trở thành một biểu tượng trên toàn thế giới về giá trị Phật giáo => chống đối sử dụng bạo lực và thúc đẩy về tinh thần từ bi và trách nhiệm phổ quát trong một thế giới ngày càng tương thuộc nhau hơn.

- Dalai Lama và Aung San Suu Kyi đã nhận giải Nobel về hoà bình trong khi Ariyaratne, Ghosànanda và Nhất Hạnh đề được đề cừ để nhận giải.


Bài 10 KINH TẾ TỪ CÁI NHÌN PHẬT GIÁO

- Phật không cách mạng kinh tế, nhưng Phật pháp có đề cập đến những khía cạnh đạo đức của kinh tế học.

- Phật chỉ dẫn và những quy định liên quan đến những khía cạnh đặc biệt của kinh tế mà đến nay vẫn còn có liên hệ đến những học thuyết kinh tế học hiện đạ

- Phật dạy về bốn nhu cầu (paccaya) – ăn, mặc, ở và thuốc men (bhesajja).

I. HAI LOẠI CỦA CẢI: VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN

a) Tài sản vật chất (A.IV.5)

- Tu sĩ PG không quan tâm đến sự tiến bộ vật chất và tích luỹ của cải mà phải quan tâm đến tiến bộ tinh thần.

- Tại gia nên xem của cải không phải là cứu cánh. Làm việc vất vả với phương tiện hợp pháp và sự chân chánh để được của cải nhằm thực hiện những công việc tốt đẹp cho chính họ cũng như cho người khác.

- Của cải không phải là cái chí thiện của đời sống. Nhiều người sở hữu nhiều tiện ích và hưởng thụ sự tiện nghi xa hoa, nhưng vẫn không là những người hạnh phúc, do vì thiếu trí tuệ.

- Khổ của người sở hữu tài sản: nô lệ vào tài sản; cất dấu tài sản và đòi hỏi sự thoã mãn khoái lạc giác quan.

- Của cải vật chất là những pháp duyên sinh, không thể bảo đảm sự thoả mãn đối với vật sở hữu, vì nó vô thường. Bám chấp vào nó hay nô lệ cho nó sẽ đem đến ràng buộc và đau khổ.

- Pháp Cú: Của cải là tài nguyên làm lợi ích cho xã hội đối với người trí; nó cũng có thể trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của kẻ ngu vì họ trở thành nô lệ cho nó.

- Sự thủ chấp hay thái độ sai lầm đối với của cải vật chất đã tạo ra rắc rối.

- Đạo đức và trí tuệ mang lại hạnh phúc cho con người.

b) Tài sản tâm linh (D.III.163,267)

- Của cải vật chất không bảo đảm được cái hạnh phúc chân thực, đức Phật kêu gọi nỗ lực đạt được tài sản tâm linh, thánh tài (Ariyadhana):

(1). Tín tài (Saddhādhana), tin nhân quả, kiếp sao, tự lực.

(2). Giới tài (Sīladhana), ngăn ác, làm lành, tịnh tâm.

(3). Tàm tài (Hiridhana), hổ thẹn cá nhân về bất thiện pháp.

(4). Quý tài (Ottappadhana), hổ thẹn xã hội (sự ghê sợ) cái ác.

(5). Văn tài (Sutadhana), học rộng Phật pháp.

(6). Thí tài (Cāgadhana), bỏ bỏn xẻn, thích bố thí.

(7). Tuệ tài (Paññādhana), hiểu nhân quả, hiểu điều thiện ác, chánh kiến.

Bảy tài sản cao quí này không bị cướp đoạt, không bị hư hoại; làm cho tâm an lạc, giàu có.



II. PHƯƠNG THỨC TẠO RA CỦA CẢI

- Đạo Phật không xem của cải là điều xấu, hay cứu cánh trong tự thân của nó. Tuỳ thuộc phương cách tạo ra và mục đích sử dụng, của cải sẽ được khuyến khích hay bị lên án.

- Không quan trọng ta có bao nhiêu của cải, mà là cách thức sở hữu và sử dụng.

- Tăng Chi: Phát triển điền sản, của cải, ngũ cốc, người bạn đời và con cái, người làm công và nơi súc vật gồm trong mười sự phát triển mà một vị thánh đệ tử gắng làm để hoàn thiện mình.

- Đạo Phật khuyến khích một đời sống chánh đáng để thiết lập một xã hội tốt đẹp.

Pháp Cú: Không vì mình và mọi người mà ta làm điều xấu ác. Cũng không vì con cái, gia đình, bạn bè, vương quốc mà làm điều xấu ác, cũng không muốn thành công bằng những phương tiện bất thiện. Người như vậy là đạo đức, khôn ngoan và đúng đắn.

- Tăng II. 69: Phật cho rằng mắc nợ là khổ và không mắc nợ là nguồn gốc của hạnh phúc.

(1). Lạc sở hữu (Atthisukha) hợp pháp.

(2). Lạc hưởng thụ (Bhogasukha) tài sản để nuôi mạng, gia đình, làm công đức.

(3). Lạc vô trái (Anaṇasukha), khiến tâm tự do thoải mái.

(4). Lạc vô tội (Anavajjasukha), không lo sợ người khác chê trách.

- Phật phê phán hai thái độ bủn xỉn (nô lệ) và phung phí (hủy hoại) đối với của cải => khó làm hài lòng và an lạc.

- Trung đạo vượt lên trên hai cực đoan của (a) sự phóng dật trong chủ nghĩa hưởng thụ (nợ nần, đau khổ), và (b) sự nghèo khó, thiếu thốn mọi phương tiện cần thiết để có đời sống đạo đức tốt đẹp.

- PC 203-4: Đói là căn bệnh nặng. Tri túc là tài sản lớn.=> nói dối, lường gạt, trộm cắp, phạm pháp, bất ổn và rối loạn xã hội. => 4 điều kiện. Đó là (1) con người phải khoẻ mạnh, (2) không thiếu thốn lương thực, (3) sống trong môi trường thân thiện, và (4) tập thể hoà hợp.



III. CÁC NGHỀ MƯU SINH CHÂN CHÍNH

a) Các nghề nên tránh

- A. III. 207: năm nghề tà (Micchājīvavaṇijjā), hậu quả tổn hại xã hội

(1). Buôn bán vũ khí (Satthavaṇijjā).

(2). Buôn bán nô lệ (Sattavaṇijjā).

(3). Buôn bán thịt (Maṃsavaṇijjā).

(4). Buôn bán chất say (Majjavaṇijjā).

(5). Buôn bán thuốc độc (Visavaṇijjā).

b) Sự thủ đắc chân chánh

- Khích lệ sự thủ đắc và gia tăng của cải bằng đường chân chính và hợp pháp.

- Một người không hề nghĩ đến việc thủ đắc của cải được so sánh với người mù, trong khi một người không nghĩ đến gì khác ngoài việc có tiền bạc là một kẻ chột mắt. Chỉ người nào nghĩ đến việc thủ đắc và làm gia tăng của cải như cách y trau dồi việc thiện và tránh việc ác mới được tán thán là người có đủ hai mắt.

- Tránh: (i) có của cải bằng nghề bất lương (như gạt gẫm, trộm cắp, v.v…) hay những cách bất hợp pháp, (ii) trở thành nô lệ cho của cải, (iii) bủn xỉn và không trang trải của cải vì người khác hay vì lợi ích và sự an lạc của người khác, và (iv) dùng của cải như một phương tiện gây tổn hại và đau khổ cho người.



IV. THÁI ĐỘ ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI SỰ TIÊU DÙNG

- Sự tiêu dùng thích đáng làm tăng trưởng hạnh phúc thật sự của người tiêu dùng.

- Tiêu dùng từ lòng tham lam sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại.

- Tu sĩ hạn chế tối đa 3 nhu cầu tối thiểu là ăn, mặc, ngủ => không bám víu; sống giản đơn, thanh cao, tu học, tiến bộ tâm linh và phụng sự. Như con chim không để lại dấu vết. Vượt qua được chăm nôm, lo lắng, sợ hãi, chấp ngã sở hữu.



V. SỰ ĐIỀU ĐỘ VÀ HẠNH PHÚC

- Kinh tế hiện đại: Hoạt động kinh tế là để thoả mãn tối đa những ham muốn. Kinh tế học Phật giáo hướng về sự an lạc và hạnh phúc của cá nhân và xã hội qua sự điều độ.

- A.II.249: Bốn điều hưng thịnh gia đình

(1). Biết tìm lại cái đã mất (Naṭṭhagavesanā).

(2). Biết sửa chữa cái đã hư cũ (Jiṇṇapaṭisaṅkharanā).

(3). Biết tiết chế trong việc ăn xài (Parimitapānabhojanā).

(4). Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ chốt (Adhipaccasīlavantaṭhapanā).

- Lối sống điều độ trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong kinh tế học Phật giáo.

- Điều độ giúp ta thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện, => kiểm soát sự rắc rối do sản xuất quá mức và tiêu dùng quá độ.

- Điều độ về bốn nhu yếu ăn (phòng đói khát, mạng sống), mặc (bảo vệ cơ thể, lạnh nóng, ruồi muỗi), giường (giản đơn) và thuốc men (tránh đau đớn, khỏe và thọ).

- Công thức như sau: “hưởng hạnh phúc tối đa với tài sản tối thiểu.” => tiêu dùng thích đáng và khôn ngoan có quan hệ lớn đến phẩm chất đời sống kể cả sự tốt đẹp và đạo đức của cá nhân và xã hội.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Giới thiệu Trưởng Lão Tăng Kệ & Trưởng Lão Ni Kệ
Khoa3 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Khoa3 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Bài 31: (tr. 135) 梧桐兩株 梧桐兩株,枝高葉大。霜降後,葉漸黃。西風吹來,落葉滿階。 Phiên âm: Ngô đồng lưỡng chu
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Chuyện Tiền Thân Đức Phật (I) Jàtaka Mục lục chưƠng mộT [01] phẩm apannaka

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương