Dẫn nhập Triết học Phật giáo Bài 1: ba thời kỳ phật giáo tt. Thích Nhật Từ Người khai sáng đạo Phật


VI. SỰ NGHÈO KHỔ VÀ RỐI LOẠN XÃ HỘI



tải về 0.56 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#9520
1   2   3   4   5   6

VI. SỰ NGHÈO KHỔ VÀ RỐI LOẠN XÃ HỘI

a) Nguyên nhân nghèo khó

- Kinh Khởi Thế Nhân Bổn: Rối loạn xã hội (dhana) do tư hữu và Rối loạn xã hội do nghèo khổ (daliddiya).

- Sự suy đồi xuất hiện vào giai đoạn có sự nghèo khổ của người dân cùng với hậu quả của sự làm biếng, tham lam tiêu dùng không hợp pháp, và chủ nghĩa cá nhân (atta) bắt đầu có mặt. Vì thiếu nỗ lực chân chính để kiếm sống, sanh ra do sự tham lam thủ đắc nhiều tài sản hơn, con người sanh ra trộm cắp, lừa gạt, bạo hành và điều này mang lại sự bất ổn và rối loạn xã hội.

- Để đảm bảo công bằng, an ninh và hạnh phúc xã hội, người dân chọn ra một người xứng đáng nhất, về thể chất, đạo đức và trí tuệ để làm vua (mahasammata). Cai trị dân đúng theo chánh pháp.

- Tránh năm suy sụp (Vbh.128, 184)

(1). Suy sụp thân quyến (Ñātibyasana), quyến thuộc bị ly tán.

(2). Suy sụp tài sản (Bhogabyasana), nợ nần, khánh tận.

(3). Suy sụp bệnh hoạn (Rogabyasana).

(4). Suy sụp giới hạnh (Sīlabyasana), phạm pháp, trái lương tâm.

(5). Suy sụp tri kiến (Diṭṭhibyasana), theo ác kiến.

- D.III, 70-76: Nghèo khổ là điều kiện chính phát sinh ra những tội ác và rối loạn xã hội và làm suy sụp đất nước. Làm hư hoại cấu trúc xã hội, phá huỷ đạo đức của xã hội, làm gia tăng tội phạm và bạo hành, và cuối cùng đưa đất nước đến một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn giữa người có của và người không có.

- Kinh Khởi thế nhân bổn: Do không cấp tài sản cho người thiếu thốn, sự nghèo khó tăng nhiều. Từ sự gia tăng nghèo khó này sẽ làm gia tăng việc trộm cắp. Từ trộm cắp gia tăng việc dùng khí giới. Từ sự gia tăng sử dụng khí giới, sự cướp đoạt sinh mạng người khác gia tăng. Từ sự gia tăng sát hại đó tuổi thọ con người giảm xuống. Sắc đẹp giảm xuống, con cái của những người có tuổi thọ tám mươi ngàn năm chỉ còn sống đến bốn mươi ngàn năm… Như vậy do việc hàng hoá không được ban ra… sự nói dối… nói điều ác… sự vô đạo đức … nói lời nhục mạ … câu chuyện vu vơ… sự tham lam phóng đảng, và tính dâm đảng đồi truỵ… cho đến cuối cùng là thiếu tình thương con cái và sự mộ đạo, và thiếu sự thăm hỏi đối với người trưởng tộc gia tăng… trong số những con người như thế xuất hiện mười bài học đạo đức trong việc xử thế sẽ cùng biến mất, tiếp đó mười bài học về hoạt động phi đạo đức sẽ vô cùng phát triển, sẽ không có một lời đạo đức nào giữa con người như thế và càng ít những con người đạo đức hơn nữa.

Giữa những người như thế, kẻ nào thiếu tình cảm con cái và sự mộ đạo, và không có chút tôn trọng đối với người trưởng tộc – đó là những người đáng để tôn trọng và tán thán - thế giới sẽ rơi vào chỗ rối loạn… Giữa những con người như thế sự oán cừu sâu sắc lẫn nhau là lẽ thường, sân hận dữ dội, những tư tưởng phiền não sẽ xuất hiện, thậm chí như con muốn giết mẹ, mẹ muốn giết con, con muốn giết cha, cha muốn giết con. Giữa những người như vậy sẽ sinh ra một giai đoạn đấu kiếm bảy ngày, trong suốt thời gian đó họ nhìn nhau như nhìn những con dã thú, kiếm bén sẽ xuất hiện nơi tay, và ý nghĩ “đây là một dã thú, đây là một dã thú” sẽ tước đi mạng sống của nhau bằng thanh kiếm của họ.

b) Trách nhiệm của giới lãnh đạo

- Kinh Khởi thế nhân bổn:

+ Nhà lãnh đạo không tổ chức các tế lễ lãng phí,

+ Tăng cường an ninh,

+ Thực thi luật pháp trừng phạt nghiêm minh.

+ Cung cấp và hỗ trợ kinh tế

(i) Nông dân và người làm nghề nông nghiệp nên được cấp cho những phương tiện thiết yếu như hạt giống, phân bón, trâu bò và những dụng cụ cần thiết cho nghề nông. Như vậy sản phẩm sẽ được sản xuất nhiều hơn với chất lượng cao hơn.

(ii) Nhà buôn và doanh nhân nên được cung cấp vốn liếng chủ yếu để họ có thể đầu tư hợp pháp với hiệu suất kinh tế cao hơn.

(iii) Nhân viên nhà nước hay những người phục vụ trong chánh phủ nên được trả lương thích đáng để nhổ tận gốc rễ của việc lạm dụng chức quyền và tham nhũng.

(iv) Những người khó khăn tài chánh nên được miễn thuế để họ có thể nhân cơ hội này mà tăng tiến công việc của họ.



VII. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

a) Các yêu cầu căn bản ( A.IV.281)

(1). Có sự nỗ lực (Uṭṭhānasampadā), tháo vát, thành thạo, làm việc hiệu quả cao.

(2). Có sự bảo quản (Ārakkhasampadā), gìn giữ những gì thu hoạch được.

(3). Có bạn tốt (Kalyānamittatā), bạn hiền thiện, đạo đức.

(4). Có cuộc sống thăng bằng (Samajīvitā), không sống tiêu xa phung phí, cũng không keo kiết bón rít.

b) Bốn yếu tố phát triển (A IV, 282- 283)

(i) Chuyên cần và siêng năng với bổn phận và công việc.

(ii) Trú ngụ ở nơi tốt đẹp, tiện lợi, và kết giao với người đạo đức và có trí.

(iii) Tin tưởng vào Phật, pháp, tăng và giữ gìn đức hạnh.

(iv) Tránh rượu, ma tuý, và không lãng vãng ở đường phố vào những giờ giấc không thích hợp.

c) Kế hoạch kinh doanh (A IV, 284- 285):

1. Có năng lực và nghị lực.

2. Có sự thận trọng.

3. Hợp tác với những người có tài, người có tinh thần xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt.

4. Cuộc sống được cân bằng.

d) Bốn ngõ suy sụp (Apāyamukha) nên tránh (A.IV. 283)

1. Mê nữ sắc điếm đàng (Itthīdhutta),

2. Nghiện rượu (Surādhutta) .

3. Đam mê cờ bạc (Akkhadhutta) .

4. Kết bạn xấu (Pāpamittatā).

VIII. KẾT LUẬN

- Đạo Phật chấp nhận sự tiện nghi vật chất bằng những nỗ lực chân chánh, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại đời sống tốt đẹp và hạnh phúc.

- Của cải chỉ có thể quan trọng hàng thứ yếu nếu và chỉ nếu nó đưa đến an lạc, hạnh phúc và sự phát triển đạo đức cho mình và cho người.

- “Nghèo nàn là sự đau khổ trên đời này” [1] đạo Phật không phán đoán các giá trị con người hay một quốc gia qua số lượng của cải vật chất, cũng không cho của cải là cuộc sống tốt đẹp.

- Đạo Phật không lên án sự tích luỹ của cải, vì đạo Phật thấy rõ của cải tự thân nó không phải là một điều xấu.

- Giá trị đạo đức của tài sản có thể được phê phán từ đường lối hay phương cách nó được thủ đắc, và quan trọng hơn nữa là nó được sử dụng vào mục đích gì. Sự tích luỹ của cải bằng phương tiện bất hợp pháp và những đường lối phi đạo đức đều không được khuyến khích. Sử dụng của cải cho mục đích làm tổn hại sự an lạc của kẻ khác phải bị lên án.

- Điều quan trọng là người sở hữu không nên làm nô lệ cho của cải vật chất, vì sự chấp thủ vào của cải tạo ra gánh nặng và ràng buộc.

- Ngoài việc sử dụng của cải như là nguồn lợi lạc cho các công ích xã hội, con người cũng nên tu tập và nuôi dưỡng tài sản tâm linh vì nó cần thiết cho sự tiến bộ đạo đức và đời sống đạo đức thật sự.


Bài 11 THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

I. NGUỒN GỐC CỦA THẾ GIỚI

a) Nguồn gốc (Trung A hàm 3,II.18; A.I.173)

* Thần ý luận (issara nimmana hetu) => Duy thần = Đại phạm thiên là đấng sáng thế,

* Ngẫu nhiên luận (ahetu apaccaya).

* Duy vật luận.

* Duy tâm luận

- Thanh Tịnh Đạo Luận: “Không thể tìm ra một tạo vật, một Brahma hay một vị nào khác làm chủ vòng luân chuyển đời sốn;. chỉ có hiện tượng diễn tiến, tùy thuộc những điều kiện”.

- Pháp giới trùng trùng duyên khởi:

“Cái này có thì cái kia có

Cái này không thì cái kia không.

Cái này sanh thì cái kia sanh

Cái này diệt thì cái kia diệt.” (M. III 63)

- Thế giới hình thành và vận hành do duyên (paccaya), điều kiện (nidana), tập khởi (samudaya).

- Trường 22, Thế Bản duyên: Do nghiệp tái sinh trước, lầm nhận mình là đấng sáng thế.

- PG không truy nguyên ủy của sự sống và vũ trụ; chỉ gián tiếp nói về sự sống trên địa cầu.



b) Bốn nguyên tố vật chất (Dhātu) = sắc đại hiển (Mahābhūta, bhūtarūpa): D.I.214; Vism.443

1. Địa giới (Paṭhavīdhātu), nguyên tố đất, nguyên tố tạo hình thể của sắc pháp.

2. Thủy giới (Āpodhātu), nguyên tố nước, kết dính, quến tụ, gom lại.

3. Hỏa giới (Tejodhātu), nguyên tố lửa, nóng hoặc lạnh; có tính năng đốt cháy, làm sắc pháp biến đổi.

4. Phong giới (Vāyodhātu), nguyên tố gió, di động, chuyển động, co giãn chuyển dịch.

II. BỐN GIAI ĐOẠN CỦA THẾ GIỚI

a) Kiếp

- Một đại kiếp = 80 trung kiếp = 160 tiểu kiếp. Mỗi trung kiếp = 2 tiểu kiếp.

- Đại Trí Độ: Mỗi tiểu kiếp = 84.000 tuổi, sau mỗi 100 năm, giảm 1 tuổi; cho đến còn 10 tuổi thọ. Quay trở lại từ 10 tuổi, cứ 100 năm tăng 1 tuổi, cho đến 84.000 như cũ (Đại, 2, 100 hạ). => số liệu không thống nhất.

- Thành kiếp (hình thành 20 trung kiếp), trụ kiếp (20 trung kiếp= phát triển = 4,46 tỉ năm), hoại kiếp (thú hoại, giới hoại => hỏa tai, thủy tai, phong tai), không kiếp (hết oxy, mất sự sống) => thế giới không tận diệt quá sớm như đồn thổi.



b) Ngũ trược ác thế (Đại 32, 220)

- Gồm: thọ trược, kiếp trược, phiền não trược, kiến trược, hữu tình trược.

- Thời kiếp sơ: Tất cả là hóa sinh (sắc thành ý), con người tự phát quang, không phân biệt giới tính, nếm mùi đất, thân thể nặng, phân biệt, tranh chấp, tổ chức xã hội (đất đai, nhà cửa, tư hữu hóa, phân chia, tranh đấu. Khế ước xã hội hình thành.

- Ham hưởng thụ khoái lạc, giảm nhân nghĩa, thích 10 ác.

- Đối diện với 3 nạn: binh đao (chiến tranh), tật bệnh, nghèo đói.

III. BA THẾ GIỚI (Loka, Bhava, D.III.215;M.I.294)

a) Ba thế giới

(1). Cõi dục giới (Kāmaloka) vui dục.

(2). Cõi sắc giới (Rūpaloka) phạm thiên hữu sắc.

(3). Cõi vô sắc giới (Arūpaloka) phạm thiên vô sắc.



b) Hữu tình trong ba thế giới (Trường, Đao Lợi thiên; Đại 1, 135 hạ): Gồm 41 loại

  • Dục giới (Kāmāvacara-bhūmi, hay kāmaloka) (21)

a) Địa ngục (Niraya, 8)

b) Ngạ quỷ (Pittivisaya 1)

c) Bàng sanh (Tiracchānayoni 1)

d) Atula (Asurakāya 1)

e) Nhân loại (Manussa 4): Với bốn châu: Bắc cu-lô, Nam thiệm bội, Đông thắng thần, Tây ngưu hóa.

f) Dục thiên (6): 1. Tứ đại thiên vương (Catummahārājika), 2. Cõi đao lợi (Tāvatiṃsa, tettiṃsā), 3. Cõi dạ ma (Yāmā), 4. Cõi đâu suất (Tusita), 5. Cõi hóa lạc (Nimmānaratī), 6. Cõi tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī).



Sắc giới(Rūpāvācarabhūmi, hay rūpaloka) (16)

a) Sơ thiền (3):1.Phạm chúng thiên (Brahmapārisajjā), 2. Cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohitā), 3. Cõi Đại phạm thiên (Mahābrahmā).

b) Nhị thiền (3): 1. Thiểu quang thiên (Parittābhā), 2. Cõi vô lượng quang thiên (Appamāṇābhā), 3. Cõi quang âm thiên (Ābhassarā)

c) Tam thiền (3): 1. Thiểu tịnh thiên (Parittasubhā), 2. Cõi vô lượng tịnh thiên (Appamāṇasubhā), 3. Cõi biến tịnh thiên (Subhakiṇhā)

d) Tứ thiền (7): 1. quảng quả thiên (Vehapphalā), 2. Cõi vô tưởng thiên (Asaññīsatta), 3. Cõi vô phiền thiên (Avihā), 4. Cõi vô nhiệt thiên (Atappā), 5. Cõi thiện kiến thiên (Sudassana), 6. Cõi thiện hiện thiên (Sudassī), 7. Cõi sắc cứu cánh thiên (Akiniṭṭhā)

Vô sắc giới(Arūpāvacarabhūmi hay arūpaloka) (4)

1. Cõi không vô biên xứ (Ākāsānañcāyatanabhūmi),

2. Cõi thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatanabhūmi),

3. Cõi vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatanabhūmi),

4. Cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi)

IV. ĐIỀU KIỆN SANH VÀ BỐN SỰ SINH (Yoni):

a) Điều kiện sanh (Trung Bộ): tinh cha, trứng mẹ, giao phối trong ngày thọ thai, tâm tái tục.

b) Bốn loại sanh (D.III.230; M.I.73)

1. Thai sanh (Jalābuja) sinh từ bào thai mẹ, như con người và một số bàng sanh (trâu, bò v.v...)

2. Noãn sanh (Aṇḍaja) sanh ra từ vỏ trứng, như loài chim, rắn, rồng, cá v.v....

3. Thấp sanh (Saṃsedaja) sanh ra từ chỗ ẩm thấp, nhơ nhớp, như là côn trùng (ruồi, muỗi, sâu bọ v.v...).

4. Hóa sanh (Opapātika) sanh ra từ sự biến hóa tự nhiên.

V. BỐN LOẠI VẬT THỰC NUÔI SỐNG CHÚNG SANH (Āhārā)

- D.III.228; M.I.48, S.II.101, Vbh.401:

1. Đoàn thực (Kabaliṅkārāhāra) vật thực nhai nuốt như cơm cháo v.v... = sắc vật thực.

2. Xúc thực (Phassāhāra) hội tụ của căn - cảnh - thức - sẽ làm duyên cho thọ sanh khởi.

3. Tư niệm thực (Manosañcetanāhāra) tư tâm sở, sự cố ý hành động tạo ra thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, sẽ làm nhân cho quả tái tục trong các hữu.

4. Thức thực (Viññāṇāhāra) thức uẩn hay tâm thức, pháp làm duyên trợ danh sắc.

- Tạp 13, 552; Câu xá 22: “Tứ thực lấy gì làm nhân? Do đâu mà sinh? Tứ thực lấy dục mà phát sinh.”

VI. PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI (Kinh Hoa Nghiêm)

a) Pháp giới trùng trùng duyên khởi

- Vũ trụ và vạn hữu hỗ tương phụ thuộc, hỗ tương giao thiệp, không trở ngại lẫn nhau.

- Tương tác “một là tất cả, tất cả là một” => nhất chân pháp giới, được biểu hiện qua 4 mặt:

1) Sự pháp giới: Thế giới của đời sống hiện thực.

2) Lý pháp giới: Thế giới lý tưởng mang tính quy luật.

3) Lý sự vô ngại pháp giới: Thế giới thể hiện lý trong sự, sự và lý cùng hòa điệu.

4) Sự sự vô ngại pháp giới: Thế giới tương giao hòa điệu giữa các sự và các hiện thực.

b) 10 huyền môn dung thông vô ngại

1- Đồng thời cụ túc tương ưng môn

2- Quảng hiệp tự tại vô ngại môn

3- Nhất đa tương ưng bất đồng môn

4- Chư pháp tương tức tự tại môn

5- Ẩn mật hiển liễu câu thành môn

6- Vi tế tương dung an lập môn

7- Nhân đà la võng cảnh giới môn

8- Thật sự hiển pháp sinh giải môn

9- Thập thế cách pháp dị thành môn

10- Duy tâm hồi chuyển dị thành môn.




Bài 12 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

I. CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO CON NGƯỜI

a) Năm thủ uẩn (Pañcupādāna-kkhandha): D. III.278; S.III.47; PS.II.109; Vism.505:

1. Sắc thủ uẩn (Rūpūpādānakkhandha), nội sắc uẩn (lục phủ ngũ tạng...), ngoại sắc uẩn (địa, thủy, hỏa, phong).

- Thắng Pháp: Sắc pháp được cấu tạo bởi bốn đại chủng: đất, nước, gió, lửa (mahabhutani) và tứ đại sở tạo sắc (upadaya rupani) là sắc do 4 đại hợp thành. Cái gì cứng là địa đại, ướt là thủy đại, nóng là hỏa đại, động là phong đại.

2. Thọ thủ uẩn (Vedanūpādānakkhandha), khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Câu xá luận: ‘Thọ lãnh nạp tùy xúc’ có nghĩa là sự lãnh nạp tùy theo cảnh của xúc .. thọ y nơi xúc mà sanh vậy’

3. Tưởng thủ uẩn (Saññūpādānakkhandha), kinh nghiệm, hồi tưởng và ký ức về sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Gồm có tưởng sắc, thọ, tưởng... thức tưởng.

- Câu xá luận: ‘Tưởng thủ tượng vi thể’, nghĩa là tưởng có công năng đối cảnh rồi chấp giữ các hình tượng sai khác.

- Thành duy thức luận nói: Tác nghiệp của tưởng là thi thiết các loại ngôn từ và tên gọi để xây dựng các cảnh tướng. ‘Cũng như những cảm giác (thọ), tưởng được phát sanh do sự tiếp xúc giữa 6 căn với ngoại giới. Chính những tri giác này, nhận biết sự vật là vật lý hay tâm linh’

4. Hành thủ uẩn (Saṅkhārūpādānakkhandha) tư duy, nghĩ thiện ác bao gồm mọi hoạt động xấu hay tốt của ý chí và những gì được xem là nghiệp (kamma).

- Ðại Thừa ngũ uẩn luận: ‘Tư là chủ của hành uẩn vì nó dẫn đầu tất cả các pháp’, vì chức năng của tư là hướng ý đi vào phạm vi các hành động. Hành bao gồm sắc tư, thọ tư, . . thức tư, là sự thể hiện, hình thành các pháp hữu vi. Cũng chính là nghiệp thiện, ác dẫn chúng sinh đi thọ thai và luân hồi sanh tử.

5. Thức thủ uẩn (Viññāṇūpādānakkhandha), sáu thức giác quan.

- Thiền sư Khuê Phong nói: ‘Thức như huyễn và mộng mị, chỉ bản tâm là thực có’.

b) Vô ngã luận (anatta vada)

- S.I.134: “Tự ngã (atta/ atman) chẳng phải tự có, chẳng do ai tạo, do nhân duyên (ketum paticca) mà sinh, do nhân duyên mà diệt, cũng như hạt giống ngoài đồng ruộng gặp đất, nước và ánh sáng mà nảy nở.”

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

(1) Thân thể giống như hoa đốm: chẳng phải ngẫu nhiên, tự nhiên.

(2) Cảm giác do duyên tiếp xúc, hội đủ duyên thì có, thiếu duyên thì tan, vốn là hư vọng.

(3) Tri giác giống như việc tưởng trái mơ chua thì tiết ra nước miếng, nghĩ đến leo dốc cao thì lòng bàn chân ghê rợn => hư vọng.

(4) Tâm tư như dòng nước chảy mạnh, làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau.

(5) Thức ấm như hư không, đặt trong dụng cụ nào thì có hình thù đó.

- Trị liệu khổ đau: Tương Ưng bộ III, 95. 96 (TMC dịch):

“Thế nào là năm uẩn? Bao gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, quá khứ, hiện tại, vị lai thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần... Cần phải như thật quán với chánh trí huệ: năm uẩn là vô thường, cái gì vô thường cái đó gây khổ đau, cái gì khổ đau thì hãy quán chiếu rằng ‘Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi’



II. NGUỒN GỐC CON NGƯỜI

a) Các học thuyết căn bản

* Thần ý luận (issara nimmana hetu) => Duy thần = Đại phạm thiên là đấng sáng thế,

* Ngẫu nhiên luận (ahetu apaccaya).

* Duy vật luận.

* Duy tâm luận

b) Vòng luân hồi 12 mắc xích (Paṭiccasamuppāda):

Vin.I.1; S.II.1; Vbh.135; Vism.517: Mười hai duyên sinh = hữu luân (bhavacakka) = bánh xe sanh tử.

1. Vô minh (Avijjā) si mê, thiếu trí tuệ về nhân quả và đạo đức.

2. Hành do duyên vô minh (Avijjāpaccayā saṅkhārā) phi phúc hành, phúc hành và bất động hành.

3. Thức do duyên hành (Saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ) gồm sáu thức giác quan do nghiệp hành tạo ra.

4. Danh sắc do duyên thức (Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ). Danh là ba uẩn sở hữu tâm đồng sanh với thức uẩn quả. Sắc ở đây là sắc nghiệp tục sinh.

5. Lục nhập do duyên danh sắc (Nāmarūpa-paccayā saḷāyatanaṃ), còn gọi là sáu nội xứ: nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, và ý xứ.

6. Xúc do duyên lục nhập (Saḷāyatanapaccayā phasso) sự tiếp xúc giữa căn với cảnh và thức, gồm có nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.

7. Thọ do duyên xúc (Phassapaccayā vedanā) gồm khổ, lạc và phi khổ, phi lạc, hoặc khổ, lạc, ưu, hỷ và xả.

8. Ái do duyên thọ (Vedanāpaccayā taṇhā) dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

9. Thủ do duyên ái (Taṇhāpaccayā upādānaṃ) gồm dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ.

10. Hữu do duyên thủ (Upādānapaccayā bhavo). Hữu ở đây là nghiệp hữu, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp có thiện và bất thiện.

11. Sanh do duyên hữu (Bhavapaccayā jāti) tức sanh hữu, cõi sống của chúng sanh như là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu, hoặc ngũ uẩn hữu, tứ uẩn hữu và nhất uẩn hữu.

12. Lão, tử => sầu, bi, khổ, ưu, ai do duyên sanh (Jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhado-manassupādāyāsā).



A- Ba thời (Addhā):

1. Quá khứ: gồm hai chi là vô minh và hành.

2. Hiện tại: gồm tám chi là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu.

3. Vị lai: gồm hai chi là sanh, Lão-tử, (sầu - bi - khổ - ưu - ai).



B- Bốn yếu lược (Saṅkhepa):

1. Nhân quá khứ: vô minh, hành.

2. Quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.

3. Nhân hiện tại: ái, thủ, hữu.

4. Quả vị lai: sanh, lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-ai.

C- Hai mươi hành tướng (Ākāra):

a) 5 nhân quá khứ: vô minh, hành, ái, thủ, hữu.

b) 5 quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.

c) 5 nhân hiện tại: vô minh, hành, ái, thủ, hữu.

d) 5 quả vị lai: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.

D- Ba luân (Vaṭṭa):

1. Phiền não luân: vô minh, ái, thủ.

2. Nghiệp luân: hành và hữu.

3. Quả luân: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh, lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-ai.



E. Tương tích nghiệp và nhân cách

- Nghiệp và quả rất thỏa đáng. Bảo toàn nhân cách đời trước và đời sau.



F. Chặt đứt sanh tử

a) Thuyết thuận chiều (Anuloma), là trình bày theo khía cạnh tập khởi của khổ uẩn (Dukkhakkhandhassa samudayo hoti). Như là "Avijjāpaccayā saṅkhārā (Vô minh duyên hành) v.v... => thấy rõ khổ tập thánh đế.

b) Thuyết nghịch chiều (Paṭiloma), là trình bày theo khía cạnh đoạn diệt của khổ uẩn (dukkhak-khandhassa nirodho hoti). Như là Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho (do sự đoạn diệt vô nhiễm hoàn toàn đối với vô minh nên hành diệt) v.v..."

III. NGHIỆP HAY HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

a) Bản chất hành vi đạo đức

- M.I.373: Ba nghiệp (Kamma) tạo quả dị thục: (1). Thân nghiệp (Kāyakamma), (2) Khẩu nghiệp (Vacīkamma), (3) Ý nghiệp (Manokamma).

- Hành vi con người do tự do ý chí (Cetanā) đạo diễn và dẵn dắt => thôi thúc thực hiện.

- Cộng hưởng nghiệp thiện (Vbh. 339): (1) Lợi điểm sanh thú, (2) Lợi điểm thân thể, (3) Lợi điểm thời kỳ, (4) Lợi điểm sở hành.

- Nghiệp dẫn đi tái sinh, hưởng phước hay chịu khổ đều do nghiệp.

- Sự chuyển nghiệp ở kiếp sống này => không có số phận, định mệnh.



Bốn nghiệp theo phương thức trổ quả (Pākadānapariyāyena)

1. Trọng nghiệp (Garukakamma), là nghiệp có mãnh lực trổ quả chắc chắn, nghiệp có công suất mạnh hơn các nghiệp thông thường. Trọng nghiệp thiện là tám thiền chứng, trọng nghiệp ác là năm tội vô gián.

2. Tập quán nghiệp/ thường nghiệp (Bahukakamma hay āciṇṇakamma), là nghiệp quen làm, thường làm, trở thành tập quán, nghiệp này cũng có thiện có ác, tạo ra quả bằng cách thường cận y duyên.

3. Cận tử nghiệp (Āsannakamma), là loại nghiệp được hình thành trước lúc chết, do bất chợt bị chi phối bởi cảnh tượng tốt hoặc xấu lúc sắp lâm chung rồi khởi tâm thiện hay bất thiện để tạo quả tái sanh.

4. Khinh tác nghiệp (Katattākamma), là nghiệp tạo tình cờ trong bình nhật với tư niệm yếu ớt, không chủ ý lắm, nghiệp này ít khi trổ quả, không quan trọng như trọng nghiệp, thường nghiệp và cận tử nghiệp.

Bốn loại nghiệp theo thời gian trổ quả (Pākakālavasena):

1. Hiện báo nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīyakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả dị thục trong đời hiện tại, sau khi làm. Nghiệp này chính do tâm đổng lực thiện hoặc bất thiện, sát na thứ nhất. Nếu sát na đổng lực này quá đời hiện tại sẽ là vô hiệu nghiệp.

2. Sanh báo nghiệp (Upapajjavedanīyakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả dị thục trong đời sống kế kiếp đây. Nghiệp này chính do đổng lực thiện hoặc bất thiện, sát na thứ bảy. Nếu qua đời kế tục thì sẽ là vô hiệu nghiệp.

3. Hậu báo nghiệp (Aparāpariyavedanīyakamma), là nghiệp có khả năng tạo quả dị thục trong những đời sống sau nữa, mãi cho đến khi viên tịch níp-bàn mới là vô hiệu. Chính là đổng lực thiện hay bất thiện, năm sát na giữa.

4. Vô hiệu nghiệp (Ahosikamma), là nghiệp không còn khả năng trổ quả, tức là sự mất hiệu lực của hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp.

IV. GIẢI QUYẾT CÁC VẤN NẠN CON NGƯỜI (Ariyasaccāni) D.III.277, S.V.421, Vbh.99, Vin.I.9

1. Khổ thánh đế (Dukkhaṃ ariyasaccaṃ). Như sanh già bệnh chết, oán hội ngộ, ái biệt ly, cầu biết đắc, tóm lại ngũ thủ uẩn là khổ.

2. Khổ tập thánh đế (Dukkhasamudayo ariya-saccaṃ). Gồm tham ái (dục ái, hữu ái và phi hữu ái), sân hận, si mê, chấp thủ.

3. Khổ diệt thánh đế (Dukkhanirodho ariya-saccaṃ) trạng thái đoạn diệt hoàn toàn khát ái, không còn thủ truớc, vô nhiễm, an tịnh và giải thoát.

4. Khổ diệt đạo lộ thánh đế (Dukkhanirodha-gāminīpaṭipadā ariyasaccaṃ) gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

13. QUAN NIỆM GIẢI THOÁT

NIẾT-BÀN: BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU GIÁC NGỘ

Thích Nhật Từ



I. KHÁI NIỆM NIẾT-BÀN

a) Từ nguyên

- Về từ nguyên, thuật ngữ Bắc phạn nirvāṇa, tương đương với từ nibbāna trong Pali, bắt nguồn từ tiếp đầu ngữ nis/nir vốn có nghĩa là "sự phủ định" và từ căn , có nghĩa là "rĩ chảy." Do vậy nibbāna / nirvāṇa dòng chảy đã chấm dứt, hay trở nên thanh lương."

- Trong ẩn dụ giải thoát, nibbāna // nirvāṇa được sánh ví với trạng thái bị dập tắt của ngọn lửa, do nhiên liệu của hiện hữu đã hết sạch (abhava/vibhava).

- Niết-bàn không phải là trạng thái diệt tận vĩnh viễn, lại càng không phải là một cảnh giới siêu nhiên hay thiên đường của các tôn giáo khác. Niết-bàn # Phạm Thiên hay tiểu ngã (Brahman / ātman) như được trình bày trong kinh điển Áo Nghĩa Thư (Upaniṣads), hay là Thượng đế của các tôn giáo hữu thần.

- Niết-bàn đơn thuần là trạng thái chấm dứt khổ đau (anto dukkhassa)[Ud. 80] một cách vĩnh viễn (akāliko).


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Giới thiệu Trưởng Lão Tăng Kệ & Trưởng Lão Ni Kệ
Khoa3 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Khoa3 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Bài 31: (tr. 135) 梧桐兩株 梧桐兩株,枝高葉大。霜降後,葉漸黃。西風吹來,落葉滿階。 Phiên âm: Ngô đồng lưỡng chu
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Chuyện Tiền Thân Đức Phật (I) Jàtaka Mục lục chưƠng mộT [01] phẩm apannaka

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương