Dẫn nhập Triết học Phật giáo Bài 1: ba thời kỳ phật giáo tt. Thích Nhật Từ Người khai sáng đạo Phật



tải về 0.56 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#9520
1   2   3   4   5   6

VI. NHẬN THỨC TRONG NIẾT-BÀN

- Vbh. 373: Chuyển hóa nhận thức là đặc tính của bậc giác ngộ. Tất cả các bất thiện về nhận thức và tâm lý như tham lam (lobha / rāga), sân hận (dosa), quan điểm sai lầm (diṭṭhi) và vô minh (moha) đã hoàn toàn mất dạng trong bậc giác ngộ.

- S. V. 423: Kiến thức về sự nhận chân Niết-bàn = "bình minh của nhãn quan vô cấu và thanh tịnh về thế giới hiện tượng" (virajam vītamalaṃ dhamma cukkhuṃ upapādi), và "sự xuất hiện của mắt, của kiến thức, tuệ tri, trí tuệ và ánh sáng" (cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi).

- M. I. 10: Kiến thức về Niết-bàn = sự chứng đạt về thượng trí (nibbānassa sacchikiriyā ñāyassa adhigamo), một nhãn quan xuất hiện từ hiện tượng mà trước nay chưa từng được biết đến (pubbe ananussutesu dhammesu).

- M. I. 175: nhận thức của Niết-bàn = tuệ tri (aññā / ñāṇa / ñāya), kiến thức viên mãn (pariññā), kiến thức hay tuệ tri cao cấp (abhiññā), trí tuệ (paññā) hoặc tuệ giác (vipassanā) => kiến thức về bản chất thật của các hiện tượng như chúng đang là (yathābhūta-dassana/ñāṇa).

- Sn. 734: Trong Niết-bàn, hoạt động nhiễm trước của (viññāṇa) thức đã chấm dứt. => Không sanh khởi của đau khổ.

- Chuyển hóa thức thức (viññāṇa) thành trí tuệ (paññā / aññā / ñāṇa / ñāṇadassana).

- D. II. 63: Trong luân hồi, thức (viññāṇa) vào thai mẹ, tạo sự sanh khởi của tâm-vật-lý (nāma-rūpa). Trong Niết-bàn, thức không thể hình thành được hoặc an nghỉ (viññāṇaṃ attham agamā), => không có tiến trình nghiệp.

- Chuyển trí = giải thoát tâm khỏi các lậu hoặc (āsavehi cittāni vimucciṃsu). Khi tâm được thoát khỏi các lậu hoặc, nội dung của tâm sẽ trở thành tuệ giác (ñāṇa) hay trí tuệ (paññā), một loại kiến thức về sự được giải thoát: "trong giải thoát, tuệ tri sau đây phát sanh "ta đã giải thoát" (vimuttasmiṃ vimuttamhīti ñānaṃ hoti)."

- M. I. 292: Xá-lợi-phất (Sāriputta): thức phân biệt (viññāṇa) có thể hiểu được (pariññeyya), trong khi trí tuệ (paññā) thì cần phải vun trồng (bhāvetabba).

- Visṃ 369-70: Phật Âm (Buddhaghosa): trí tuệ là trạng thái chuyển hóa cao cấp của ý niệm hóa / tưởng (saññā) và thức phân biệt (viññāṇa).[175] Trí tuệ được định nghĩa là loại tuệ tri cao cấp toàn diện (abhiññā), kiến thức viên mãn (pariññā), kiến thức và nhãn quan (ñāṇa-dassana) và sự loại trừ hay xóa bỏ u mê (pahāṇa).

- Trí tuệ là kiến thức của sự nhìn sự vật như chúng đang là (yathābhūta-dassana), một phương tiện dẫn đến sự chấm dứt các lậu hoặc (āsavakkhaya) và chứng đạt giác ngộ (bodhi).

- Với thế giới nội tại, thức phân biệt của bậc giác ngộ không có hình thành (ajjhattaṃ asaṇthitaṃ).

- Bậc giác ngộ không còn chạy theo bốn cấp độ thiền của thế giới sắc thể (rūpajjhānāni), không còn bị sự thỏa mãn về bốn cảnh giới thiền này trói buộc và không bị các sợi dây thỏa mãn về chúng trói lại.

- Bậc giác ngộ không còn bị khuấy động và không vướng mắc vật gì (anupādāya na paritaseyya).

- S. IV. 72: Trong kiến thức Niết-bàn thế giới thực tại được nhìn thấy bằng những cái "đơn thuần" (matta // mātra) "trong những cái được thấy chỉ đơn thuần là sự thấy; trong những cái được nghe chỉ đơn thuần là sự nghe; trong những cái được tưởng tượng chỉ đơn thuần là sự tưởng tượng và trong những cái được nhận thức chỉ đơn thuần là sự nhận thức."

- M. IV. 23: Ở thiền thứ tư (catuttha-jhāna) => (i) bốn cấp độ thiền của thế giới vô sắc (arūpajjhānāni), (ii) năm thần thông (pañcābhiññā), và (iii) ba tuệ giác (tevijjā, tam minh) hay sáu tuệ giác hay lục thông (cha -abhiññā). => ứng dụng tâm vào tuệ tri về sự chấm dứt các dòng chảy lậu hoặc (āsavānaṃ khyaññāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ).

- Với cái thấy như vậy và cái biết như vậy (thus knowing and thus seeing), tâm của hành giả sẽ giải thoát khỏi các dòng chảy lậu hoặc của ái dục (kāmāsavo), của tái hiện hữu (bhavāsavo) và của vô minh (avijjāsavo).

- M. IV. 23: Kiến thức tuệ tri "đây là giải thoát" xuất hiện trong tâm trí của bậc giải thoát: "sanh đã tận, đời sống thánh thiện đã thành, việc cần làm đã làm và không còn trạng thái sanh tử nữa".

- D. III. 281; A. III. 19: "Sau khi diệt trừ tận gốc rễ của các lậu hoặc, hành giả bước vào và an trú sự giải thoát của tâm (ceto-vimuttiṃ) và giải thoát nhờ trí tuệ (paññā-vimuttiṃ), vốn thoát khỏi các lậu hoặc và có thể được chứng nghiệm ngay trong đời sống này."

VII. NIẾT-BÀN VÀ TRẠNG THÁIKHÔNG CÒN CẢM GIÁC VÀ NHẬN THỨC

- Bà-la-môn: Đánh đồng Niết-bàn với diệt thọ tưởng định (saññāvedayitanirodha, hay còn được viết tắt là nirodha-samāpatti).

- Sự vắng mặt trọn vẹn các cảm thọ và nhận thức không phải là Niết-bàn, mặc dù có vài sự giống nhau giữa hai trạng thái này.

- Trong Niết-bàn dòng chảy tham ái (taṇhā) đã vĩnh viễn khô cạn, trong khi trong trạng thái vắng mặt cảm giác và nhận thức, dòng tham ái chỉ tạm thời vắng bóng và còn tùy thuộc vào thời gian (time-bound) và điều kiện (condition-bound).

- Niết-bàn là sự diệt trừ trọn vẹn các dòng chảy tham ái (taṇhā), trong khi đối với trạng thái vắng mặt cảm thọ và nhận thức, tham ái còn chân đứng trong các cảm giác (vedanā) và nhận thức (saññā), và điều này kéo theo rằng tham ái tạm thời không hiện hữu trong sự vắng mặt của cảm giác và nhận thức nhưng khi cảm giác và nhận thức xuất hiện, tham ái vẫn còn hiện hữu.

- Trong diệt thọ tưởng: vắng mặt cảm giác và nhận thức chỉ có thể được kinh nghiệm bằng thân thể hay đó là kinh nghiệm của thân thể (kāyena sacchikaraṇīyā dhammā), trong khi Niết-bàn được cảm chứng bằng tâm trí tuệ (paññā).

- Trong diệt thọ tưởng: kinh nghiệm giác quan như hạnh phúc (sukha), đau khổ (dukkha), dễ chịu (manāpa) hay khó chịu (amanāpa) hoàn toàn tan biến, bởi do không còn sự tiếp xúc (phassa) đối với ý thức về thế giới ngoại tại.

- Người chứng đạt Niết-bàn vẫn phải trải qua thế giới cảm giác với sự chánh niệm (sati) và trí tuệ (paññā) về bản chất vô thường, vô ngã, vị ngọt và vị xuất ly của chúng, và do vậy, bậc giác ngộ trở nên bất động trước thế giới giác quan hay kinh nghiệm.

- Trong Niết-bàn tất cả các hoạt động của thân, tâm và lời vẫn tiếp tục diễn tiến với sự chánh niệm (sati), tỉnh giác (sampajañña) và trí tuệ (paññā) và hoàn toàn không có vướng mắc (ālaya) hay chấp trước (upādāna).
14. CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Thích Nhật Từ



Khái niệm con đường (magga // mārga)

- Niết-bàn có hiện hữu, con đường dẫn đến Niết-bàn cũng có hiện hữu và Như Lai hiện hữu với tư cách là người chỉ con đường Niết-bàn đó. Như Lai chỉ là bậc chỉ đường." (Ṃ ĪI. 6; MLS. ĪI. 56; Trung Bộ Kinh ĪI. 115f).

- Đường được Phật khám phá (pubbe ananussutesu dhammesu) chấm dứt toàn bộ khối đau khổ (dukkha-nirodha-gāminī-paṭipadā) và nguyên nhân của chúng (samudaya) là con đường thánh gồm tám yếu tố (ariya-aṭṭhaṇgika-magga // ārya-aṣṭāṇga-mārga).

- Khái niệm "thánh" (ariya // ārya) = cao thượng, cao quý, tôn quý, có thể đưa hành giả đến được đích giác ngộ (bodhi) hay giúp cho hành giả tự chuyển hóa mình từ tình trạng người phàm (puthujjana) thành một bậc tỉnh thức (Arahant).

- D. II. 290: Đây là con đường duy nhất (ekāyano aya'm maggo) dẫn đến sự thanh tịnh (suddhi) cho các chúng sanh, đạt đến trí tuệ cao siêu (abhiññā), sự giác ngộ trọn vẹn (sambodha) và giải thoát toàn triệt (nibbāna).

- S. V. 421: Con đường này được gọi là "trung đạo" (majjhimā paṭipadā) vượt lên trên khỏi hai cực đoan (ubho ante anupagamma) của lối sống khổ hạnh ép xác hay trừng phạt thân thể (attakilamathānuyoga) và quá tham đắm khoái lạc thân xác (kāma-sukhallikānuyoga).

- Con đường giải thoát = trung đạo của đời sống đạo đức (dhammacariya) hay đời sống cao thượng (brahmacariya), dẫn đến nhãn quan, trí tuệ, tuệ giác, an tịnh và giác ngộ.

- M. I. 301: Con đường (paṭipadā / magga) này bao gồm ba nhóm yếu tố (tayo kkhandhā) hay ba đào luyện cao thượng (tividhā sikkhā / tisso sikkhā), đó là, nhóm hành vi đạo đức (sīlakkhandhena), nhóm thực hành thiền định (samādhikkhandhena) và nhóm trí tuệ (paññākkhandhena).

- Tiếp đầu ngữ "chánh" (sammā // samyak) là các hợp phần của chân lý không thể phủ định mà còn dẫn đến sự chứng đạt giác ngộ viên mãn (sammā-sambuddhi).

1. QUAN ĐIỂM CHÂN CHÁNH (SAMMĀDIṭṭHI // SAMYAGDṛṣṭI)

- Tăng. I. 340: Quan trọng nhất của các động cơ thiện (kusalamūla), như mặt trời bình minh => kéo theo 7 chánh còn lại.

- A. I. 129: Từ đạo đức, = người có hai mắt (tầm nhìn) toàn hảo, có thể nhìn thấy rõ và phân biệt thiện (kusala), ác (akusala), trắng đen, đúng sai, lợi và bất lợi. Xem trắng là trắng, đen là đen.

- Thế gian (lokiya): tuệ tri về kết quả đạo đức của bố thí, rộng lượng, cúng dường, hy sinh, cũng như kết quả đạo đức của những hành động có chủ ý trong đời này và đời sau. => thu thập công đức (puñña-bhāgiya).

- Siêu thế (lokuttara): tuệ tri về bốn chân lý cao thượng, đánh giá cao về giá trị của trí tuệ (paññā), các tuệ căn quan trọng khác (paññindriya) và nói chung năng lực của tuệ giác (paññā-pala).

- D. II. 312: Tuệ tri về bốn chân lý thánh và mọi sự vật hiện tượng dưới bốn chân lý không thể phủ bác hay thay đổi này gồm khổ đau (dukkha), chấp thủ (upādāna) và 12 mắc xích duyên khởi tương thuộc (paṭicca-samuppāda).

- S. V. 144: Kiến thức về bản chất thật của mọi hiện hữu như chính chúng là (yathābhūta-dassana/ñāṇa).

- A. III. 438: Chánh kiến là sự nhận chân được bản chất không thường còn (anicca), không thực thể (anattā) và không thoả mãn (dukkha) của năm nhóm nhân tính (pañcakkhandha) và mọi sự vật hiện tượng (dhammā) trong đời này (loka).

- S. IV. 2: Người chánh kiến sẽ không bao giờ rơi vào một trong ba hình thái ngộ nhận bản ngã (sakkāya-diṭṭhi): "cái này là của tôi" (eta'm mama), "cái này là tôi" (eso ham asmi) và "cái này là bản ngã của tôi" (eso me attā).
2. TƯ DUY CHÂN CHÁNH(SAMMĀSA"NKAPPA // SAMYAKSAKALPA)

- A. III. 446: tư duy chân chánh (sammāsa"nkappa) = "tưởng chân chánh" (sammā-vitakka).

- A. III. 446: Trái ngược lại với tính tiêu cực của tư duy tà (ti-akusala-vitakka // tayo-akusalasa"nkappā), như là sự nghĩ về khoái lạc giác quan (kāma-vitakka / sa"nkappa), những suy nghĩ chứa đầy sân hận và ác cảm (byāpāda-vitakka / sa"nkappa), hay những tư duy mang tính ác độc, bạo động, huỷ diệt (vihi'msā-vitakka / sa"nkappa).

- Không kéo theo sự chấp thủ (ālaya/upādāna), về cảm xúc hay nhận thức, dù nhiều hay ít.

- Thế gian, có ba tư duy chân chánh (ti-kusala-vitakka / tisso-kusala-saññā): tư duy về sự xả bỏ (nekkhamma-vitakka / sa"nkappa), tư duy thoát khỏi sân hận (abyāpāda-vitakka / sa"nkappa), và tư duy không hảm hại (avihi'msā-vitakka / sa"nkappa).

- M.III. 73: Siêu thế, tư duy chân chánh là sự lý luận logic (takka), sự phản ánh (vitakka), là khái niệm (sa"nkappa), là sự tập trung trọn vẹn (appanāvyappanā), là sự ứng dụng của tâm (cetaso abhinīhāro) nói chung là các tư duy cao thượng, không có bóng dáng của lậu hoặc và nó không được sử dụng cho mục tiêu tích tụ công đức cho đời sau, mà chủ yếu là dẫn đến sự diệt trừ trọn vẹn các nguồn gốc bất thiện.



3. LỜI NÓI CHÂN CHÁNH (SAMMĀVĀCĀ // SAMYAGVĀK)

- Tư duy đúng => lời nói hay phán đoán (vācā) đúng (taccha / bhūṭa) và thích hợp (anukūla).

- Quan trọng giao lưu, tiếp xúc và quan hệ xã hội.

- M. I. 393-6: 2/6 loại phán đoán có giá trị. Liên hệ (i) chân lý / đúng (taccha / bhūta) hay phi chân lý / không đúng (ataccha / abhūta), (ii) liên hệ đến mục đích (atthasa'mhita) hay không liên hệ đến mục đích (anatthasa'mhita), (iii) được người nghe đồng ý (piya / manāpa) hay không đồng ý (apiya / amanāpa).

(1). Sai hướng đến mục đích -- không đồng ý -- không tuyên bố

(2). Đúng -- không hướng mục đích -- không đồng ý -- không tuyên bố

(3). Đúng -- hướng đến mục đích -- không đồng ý -- tuyên bố

(4). Sai không hướng mục đích -- đồng y 魭 không tuyên bố

(5). Đúng không hướng mục đích -- đồng ý -- không tuyên bố

(6). Đúng hướng đến mục đích -- đồng ý -- tuyên bố

- Ṃ III. 73: Tránh bốn loại tuyên bố sai lầm hay không có lợi (cattāro-anariyavohāra), đó là sự nói dối (musāvādo), nói lời chi rẽ (pisuṇā-vācā), nói lời hung dữ (pharusā-vācā) và nói lời vô ích (samphappalāpa).

- Ṃ I. 161: “Khi các vị tập hợp lại với nhau, có hai việc cần làm là, một là nói đúng với chánh pháp và hai là giữ sự im lặng của bậc thánh."

4. HÀNH VI CHÂN CHÁNH (SAMMĀKAMMANTA // SAMYAKKARMĀNTA)

- Hành vi (kamma // karma) như hệ quả của tâm (citta) là thai nghén, từ đó các chúng sanh được sanh ra (kamma-yoni).

- S. I. 62: Có sự chủ ý (cetanā) chỉ đạo, hành vi được thể hiện qua lời nói (vācā) và hành động (kamma). Hành động do đó là kẻ đã tạo dựng nên thế giới (loka), năm nhóm nhân tính tâm vật lý (kkhandha) và các kinh nghiệm giác quan.

- Ṃ I. 206: Có ba hình thái của hành vi (ti-kamma // trīṇi-karmāṇi): a) hành động thân (kāya-kamma // kāya-karma'm), b) hành động lời nói (vacī-kamma // vākharma'm), c) hành động tâm (mano-kamma // manokarma'm).

- Hành động thiện hay công đức (puñña/kusala-kamma // puṇya-karma), hành động ác hay phi công đức (apuñña/akusala-kamma // apuṇya-karma) và hành vi bất động (aniñjya-karma).

- Hành vi xấu ác của thân (micchā /akusala-kāyakamma) = giết hại (pāṇātipāta), trộm cướp (adinnādāna) và tình dục phi pháp (kāmesumicchācāra).

- Hành vi xấu ác của lời (micchā /akusala-vacīkamma) = nói sai sự thật (musāvāda), lời nói chia rẽ (pisuṇāvācā), lời nói hung dữ (pharusavācā) và hý luận (samphappalāpa).

- Hành vi xấu ác của tâm ý (micchā / akusala-manokamma) bao gồm sự tham lam (abhijjhā), sân hận (byāpāda) và quan điểm sai lầm (micchā-diṭṭhi).

- Phật giáo phê phán các hình thức phủ nhận trách nhiệm đạo đức và tự do ý chí. Chủ nghĩa số phận an bài (niyativāda) cũng như chủ nghĩa phi nhân, phi duyên (ahetuappaccayavāda / adhiccasamuppannavāda) = quan điểm sai lầm, có hại cho đạo đức nhân sinh và sự phát triển đạo đức xã hội.

- Tự do ý chí (cetanā) đóng vai trò quan trọng nhất trong đạo đức và kinh nghiẹm nhân sinh. Bản chất của hành vi chân chánh (sammā kammanta), có thể được xác định tùy thuộc vào tự do ý chỉ hay sự chủ ý (cetanā) của người thực hiện cũng như kết quả (vipāka) đạo đức mà nó mang lại.



5. LẬP NGHIỆP CHÂN CHÁNH

- Nghề nghiệp chân chánh (sammā-ājīva) phù hợp với luật pháp và đạo đức.

- Bao gồm các phương tiện sinh nhai không đem lại các kết quả xã hội tồi tệ, xấu xa, về phương diện đạo đức và nhận thức.

- A. III. 111: Không liên hệ đến lừa đảo, dối trá, luồn cúi, dấu diếm, bỏn xẻn, tham lam không đáy được xem là các phương tiện sinh nhai bất chánh (micchā ājiva).

- A. III. 208: các nghề buôn bán vũ khí (sattha vaṇijjā), buôn bán người (satta vaṇijjā), buôn bán động vật (ma'msa vaṇijjā), buôn bán rượu và các kích thích tố có hại cho sức khoẻ và tâm trí (majja vaṇijjā), và các chất độc nói chung (visa vaṇijjā), đều là các kế sanh nhai bất thiện mà người Phật tử cần phải xa lánh.

- Đạo Phật không khuyến khích quan điểm "tồn tại để thương mãi," => cạnh tranh ác độc và thủ đoạn.



6. NỖ LỰC CHÂN CHÁNH

- Nỗ lực chân chánh (sammā-vāyāma) = chấm dứt các quan niệm sai lầm (micchā diṭṭhi), tư duy sai lầm (micchā sa"nkhappa), lời nói bất thiện (micchā vācā), hành vi sai trái (micchā kamanta), nghề nghiệp xấu ác (micchā ājīva), ý thức sai lệch (micchā sati) thiền định tà vạy (micchā samādhi).

- D. II. 120: Nỗ lực hướng đến và hoàn thiện đời sống đạo đức (dhammacariya), đời sống thánh thiện (brahmacariya) hay đời sống không còn đau khổ.

- a) Nỗ lực ngăn ngừa (sa'mvara-padhāna) cảnh giác, cẩn trọng. Huấn luyện các quan năng cảm giác và làm chủ chúng.

- Không nắm bắt tướng chung và tướng riêng khi sáu giác quan tiếp xúc.

b) Nỗ lực từ bỏ (pahāna-padhāna) tư duy về khoái lạc giác quan (kāma-vitakka / sa"nkappa), tư duy đầy dẫy sân hận và hiềm thù (byāpāda-vitakka / sa"nkappa), và tư duy bạo động và sát hại (vihi'msā-vitakka / sa"nkappa).

c) Nỗ lực phát triển (bhāvanā-padhāna) là năng lực hay ý chí vun bồi các động cơ thiện chưa được phát khởi từ bảy yếu tố giác ngộ (satta-bojjha"nga // sapta-bodhya"ngāni), đó là, chánh niệm (sati-sambojjha"ngo // sṃrti-bodhya"ngā), phân biệt chánh tà (dhamma-vicayasam-bojjha"ngo // dharma-pravicaya-bodhya"ngā), nỗ lực (viriyasam-bojjha"ngo // vīrya-bodhya"ngā), hỷ (pītisam-bojjha"ngo // prīti-bodhya"ngā), khuynh an thân tâm (passadhisam-bojjha"ngo // prasrabdhi-bodhya"ngā), định (samādhisam-bojjha"ngo // samādhi-bodhya"ngā), và xả trước các biến cố trong đời (upekkhāsam-bojjha"ngo // upekṣā-bodhya"ngā).

d) Nỗ lực duy trì (anurakkhanā-padhāna) đối tượng thiền định có lợi ích và thiện ích (bhaddaka'm samādhi-nimitta'm) bằng sự nhận thức hay quán tưởng (saññā) các sự kiện thật ghê rợn, như đầu sọ hay thây ma.

- A. II. 16: Trọng tâm của những nỗ lực này được dựa trên sự ly tham (virāganissita), hướng đến sự chấm dứt (nirodhanissita) và kết thúc ở thiện ích (vossaggapariṇāmi).



7. CHÁNH NIỆM (SAMMĀSATI // SAMYAKSRTI)

- Sammāsati không chỉ đơn thuần là sự ý thức hay tập trung, mà là sự "ý thức và tập trung chân chánh," sự ý thức về đối tượng nội tại và ngoại tại một cách không chấp trước và vướng dính.

- Nó là tiến trình của quan sát và phản ánh (anupassanā) về thế giới của các kinh nghiệp giác quan và năm nhóm nhân tính không có liên hệ đến các hoạt lý luận, đánh giá và phân biệt.

- M I. 56: ý thức về các hoạt động của thân một cách không vướng mắc (kāyānupassanā, thân quán), về các cảm giác (vedanānupassanā, thọ quán), về tâm (cittānupassanā, tâm quán) và các ý niệm (dhammānupassanā, pháp quán).

- Ý thức hiện tại về thế giới của kinh nghiệm giác quan, dựa trên mấu chốt hiện tại, loại bỏ các khuynh hướng của chủ nghĩa quá khứ và chủ nghĩa tương lai.

- Đường duy nhất dẫn đến sự thanh tịnh của các chúng sanh, để vượt thoát khỏi các sợ hãi và lo âu, để chấm dứt khối đau khổ, để chứng đạt con đường hạnh phúc siêu tuyệt (nibbāna).

- Chánh niệm về thân (kāyānupassanā) bao gồm sự ý thức về hơi thở ra vào (ānāpāna-sati), về các tư thế của thân (caturriyāpathā), về cách hình thành thân (paṭikkūla-manasikāra), về hợp phần của thân (dhātu-manisikāra) về sự tan rã của thân (navasīvathikāya). => Không được xem là "cái này là của tôi" (eta'm mama), "cái này là tôi" (eso’ ham asmi) và "cái này là bản ngã của tôi" (eso me attā).

- Chánh niệm về cảm giác (vedanānupassanā) là để nhằm hiểu được bản chất sanh khởi (udaya) và hoại diệt (vaya) của các cảm giác, hạnh phúc, đau khổ và trung tính, để chặn đứng các phản ứng tình cảm vướng mắc vào chúng. Nhờ sự chánh niệm về chúng chỉ như là các cảm giác đơn thuần, chúng ta giải thoát khỏi chấp mắc (upādāna) hay tham dục (lobha/rāga) đối với các cảm giác hạnh phúc hay dễ chịu, hay sự đàn áp (dosa) đối với các cảm giác đau khổ hay khó chịu hoặc trạng thái vô minh (moha) trước những cảm giác trung tính.

- Chánh niệm về tư duy (cittānupassanā) là nhận thức về bản chất của tư duy và sự xuất hiện của chúng như chúng là. Đó là sự phản ánh khách quan đúng với bản chất thật của sự vật: xem tham dục (rāga) là tham dục, không tham (vīta-rāga) là không tham, sân (dosa) là sân, không sân (vīta-dosa) là không sân, si (moha) là si, vô si (vīta-moha) là vô si v.v. . .

- Chánh niệm về ý niệm trong tâm (dhammānupassanā) là sự nhận thức về tâm trong mối liên hệ với sự vắng mặt của năm trói buộc (pañca nīvaraṇāni, ngũ kiết sử), về sự xuất hiện của các trói buộc này cũng như sự tiếp nối và hoại diệt của chúng. Đó là sự chánh niệm về sự có mặt hay vắng mặt của ham muốn khoái lạc giác quan (kāmachanda // kāmachanda.h), hiềm hận (byāpāda // vyāpāda.h), hôn trầm và thùy miên (thīna-middha // styānamiddha.h), trạo cử(uddhaca-kukkucca // auddhatyakaukṛtya.h), và nghi hoặc (vicikicchā //vicikitsā).

- Vị ấy cũng chánh niệm về bảy yếu tố đưa đến giác ngộ (sati-sambojjha"ngo // sṃrti-bodhya"ngā) là, phân biệt chánh tà (dhamma-vicayasam-bojjha"ngo // dharma-pravicaya-bodhya"ngā), tinh tấn (viriyasam-bojjha"ngo // vīrya-bodhya"ngā), hỷ (pītisam-bojjha"ngo // prīti-bodhya"ngā), khuynh an thân và tâm (passadhisam-bojjha"ngo // prasrabdhi-bodhya"ngā), định (samādhisam-bojjha"ngo // samādhi-bodhya"ngā), và xả trước những biến cố của đời (upekkhāsam-bojjha"ngo // upekṣā-bodhya"ngā).
8. CHÁNH ĐỊNH (SAMMĀSAMĀDHI // SAMYAKSAMĀDHI)

- Chánh định (sammāsamādhi) quyết định sự chứng đạt hạnh phúc tối thượng (nibbāna), được định nghĩa là sự chuyên nhất của tâm (cittass ekaggatā) trong các đối tượng thiền quán.

- Tập trung của tâm về các chủ đề thiền định để làm cho tâm được định tĩnh, không giao động trước mọi cảnh vật. Chánh định được dùng đồng nghĩa với thuật ngữ an chỉ (samatha) hay phát triển về sự an chỉ (samatha-bhāvanā).

- Định thiện (kusala) và bất thiện (akusala) tùy theo mục tiêu của nó thuộc chân chánh (sammā) hay không chân chánh (micchā). Định trong các động cơ bất thiện được gọi là tà định (micchā samādhi), trong khi định về các trạng thái thiện của tâm được gọi là chánh định (sammā samādhi).

- Chuyên nhất của tâm không phải được ứng dụng vào mọi đối tượng, nhưng chỉ ứng dụng với cái thiện (kusala-cittass ekaggatā), vốn có thể giúp tâm trở nên định tĩnh, và chứng đạt trí tuệ và giác ngộ.

- Chánh định sẽ tiếp tục phát triển và dẫn đến sự chứng đắc trí tuệ viên mãn (sammā-ñāṇa) và giải thoát toàn triệt (sammā-vimutti).



- Định sơ khởi (parikamma-samādhi), hay còn gọi là sự chuyên nhất của tâm về các đối tượng thiền định. Định phát triển định thẳng tiến (upacarā-samādhi), ở đây năm triền cái (pañca nīvaraṇāni) được xoá sạch. Định trọn vẹn (appanā-samādhi), trạng thái thanh tịnh tâm tuyệt đối.

1A. III. 148.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Giới thiệu Trưởng Lão Tăng Kệ & Trưởng Lão Ni Kệ
Khoa3 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Khoa3 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Bài 31: (tr. 135) 梧桐兩株 梧桐兩株,枝高葉大。霜降後,葉漸黃。西風吹來,落葉滿階。 Phiên âm: Ngô đồng lưỡng chu
HOC%20KY%204%20-%20KHOA%20X-TU%20XA -> Chuyện Tiền Thân Đức Phật (I) Jàtaka Mục lục chưƠng mộT [01] phẩm apannaka

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương