ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN



tải về 2.49 Mb.
trang17/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Một số quy định chung


1.1. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 121 của Nghị định số 181/ 2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nguyên tắc chung: thời gian thực hiện thủ tục đăng ký là thời gian làm việc hành chính, không kể thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể cho từng loại thủ tục, từng cơ quan giải quyết.

- Khung thời gian tối đa:

+ Cấp Giấy chứng nhận lần đầu: 50 ngày;

+ Cấp lại, cấp bổ sung tài sản: 30 ngày;

+ Đăng ký biến động: 15 ngày;

+ Đăng ký thế chấp: 01 ngày

+ Cấp Giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá, đấu thầu dự án: 15 ngày:

+ Chuyển thuê đất sang giao đất có thu tiền: 8 ngày;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất (đăng ký 18 ngày; phải xin phép là 30 ngày);

+ Gia hạn sử dụng đất: 20 ngày;

+ Tách thửa, hợp thửa: 15 ngày.



- Các trường hợp được tăng thêm thời hạn

+ Đối với địa phương thuộc khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai có thể được tăng thêm nhưng không qúa mười lăm (15) ngày làm việc đối với mỗi trường hợp.

+ Trường hợp phải trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính khi thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính có thể được tăng thêm nhưng không qúa hai mươi (20) ngày làm việc đối với mỗi trường hợp.

1.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký

- Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở Tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư



- Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường

+ Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường.

+ Đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận; cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất). Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày , Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra xác nhận vào đơn; thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính); công bố công khai kết quả đăng ký; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao y bản chính (đóng dấu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) đối với Giấy chứng nhận có nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng để gửi cho cơ quan có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của từng ngành.



1.3. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

1.3.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 49 của Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể:



- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai 2003 (quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

- Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;

1.3.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà

1.3.2.1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước

Đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có một trong các loại giấy tờ sau:



- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI “về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”;

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ hợp pháp mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ hợp pháp về nhà ở thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.

1.3.2.2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở (hộ gia đình, cá nhân) nhưng không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại mục 1.3.2.1 thì phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.



1.3.3. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

1.3.3.1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư

Đối với Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, để được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng phải có một trong các loại giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

- Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân;

- Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ hợp pháp, mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành) có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy hợp pháp về quyền sở hữu công trình xây dựng thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, không có tranh chấp về quyền sở hữu và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trường hợp công trình được xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.

1.3.3.2. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất

Đối với trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.



1.3.4. Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được chứng nhận quyền sở hữu rừng nếu vốn để trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng, được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và phải có một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ hợp pháp nêu trên, trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp về quyền sở hữu rừng;

- Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ hợp pháp về sở hữu tài sản, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất.

1.4. Thẩm quyền được cấp Giấy chứng nhận

* Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở; cộng đồng dân cư

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sử dụng đất tại Việt Nam



* Uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:



- Người sử dụng đất đó có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản lý khu công nghệ cao, Ban quản lý khu kinh tế; có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; có kết quả hoà giải tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận; có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sát nhập tổ chức; có văn bản về việc chia tách hoặc sát nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; có thoả thuận về xử lý quyền sử dụng đất đó thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; có quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, có bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án.

- Người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất khi hợp thửa, tách thửa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất trước khi hợp thửa, tách thửa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



- Người sử dụng đất được cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 5 Điều 41 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

- Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy định tại khoản 6 Điều 41 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

* Điều kiện ủy quyền cấp Giấy chứng nhận

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường khi có các điều kiện sau:



- Đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận.

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận


2.1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại xã

2.1.1. Trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Trình tự thực hiện

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc nộp tại Uỷ ban nhân dân xã.

- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã:

Trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.

Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện xác nhận phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;

+ Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (thời hạn công khai là 15 ngày); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;

+ Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất.



- Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện:

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả (đối với trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện);

+ Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

+ Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;

+ Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã để trao cho người được cấp Giấy chứng nhận.

2.1.2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Một trong các loại giấy tờ theo quy định liên quan đến quyền sở hữu về nhà ở hoặc công trình xây dựng hoặc rừng sản xuất là rừng trồng.

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ chứng minh quyển sở hữu đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

* Trình tự thực hiện.

- Chủ sở hữu tài sản nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc nộp tại Uỷ ban nhân dân xã (đối với trường hợp người sử dụng đất, là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã)

- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã

Trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản;

+ Kiểm tra, xác nhận vào sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng;

+ Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (thời hạn công khai là 15 ngày); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;

+ Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.



- Trách nhiệm của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện:

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả (đối với trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện);

+ Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Chú ý: Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

+ Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận;

+ Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã để trao cho người được cấp Giấy chứng nhận.

2.1.3. Trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

- Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản là nhà ở;

- Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định 88 đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

* Trình tự thực hiện

(Trình tự thực hiện trong trường hợp này tương tự như đối với trường hợp quy định tại mục 2.1.1 và mục 2.1.2).


2.1.4. Trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 (nếu có);

- Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây theo quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 10 của Nghị định 88/2009/NĐ-CP;

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Trình tự thực hiện

(Trình tự thực hiện trong trường hợp này tương tự như đối với trường hợp quy định tại mục 2.1.1 và mục 2.1.2).



2.2. Thủ tục cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận

2.2.1. Thủ tục cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận

* Trường hợp cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận

- Việc cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị ố, nhòe, rách, hư hỏng hoặc do đo đạc lại.

- Người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 mà có yêu cầu xác nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp.

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận;

- Giấy chứng nhận đã cấp

- Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản (đối với trường hợp xác nhận bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)

* Trình tự thực hiện

- Người có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận nộp đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kèm theo Giấy chứng nhận đã cấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.

- Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp mà có yêu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với hoặc trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 mà có yêu cầu xác nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện theo quy định tại mục 2.1.2.

2.2.2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

- Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an xã nơi mất giấy;

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã.

* Trình tự thực hiện

- Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


3.1. Khái niệm

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.

3.2. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.

- Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

- Giấy chứng nhận được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì Giấy chứng nhận được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký.

3.3. Nội dung Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận gồm những nội dung chính sau:



- Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất";

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận

3.4. Mẫu Giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận (GCN) là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất làm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:

+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";

+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

- Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT- BTNMT.


Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương