ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


BÀI 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI



tải về 2.49 Mb.
trang2/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

BÀI 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1.Một số khái niệm


- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

- Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.

- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai nhằm duy trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trật tự pháp luật quy định.

Như vậy quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai: đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai; trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng theo chủ trương của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất.


2. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai liên quan đến cấp xã


- Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004;

- Nghị định số 181/2004/NĐ -CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 16/11/2004;

- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Quyết định số 216/2005/QĐ -TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

- Quy định Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ -BTNMT ngày 16/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2006) về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMTngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng.

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

- Các văn bản hướng dẫn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và một số các văn bản quy phạm pháp luật khác.


3. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai


Theo Hiến pháp, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Điều 7 Luật Đất đai năm 2003, đã qui định trách nhiệm, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, và chính quyền địa phương trong quản lý đất đai; trong đó xác định:

- Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.

- HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát thi hành pháp luật đất đai tại địa phương.

- UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định.

Như vậy HĐND và UBND cấp xã là cơ quan có trách nhiệm quản lý đất đai tại địa phương theo sự phân cấp.


II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI


Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Theo quy định tại Khoản 1 điều 6 chương I của Luật Đất đai 2003, nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thống kê, kiểm kê đất đai;

- Quản lý tài chính về đất đai;

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật đất đai tại địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai.

III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất


* Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây.

+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất ;

+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất nông nghiệp;

+ Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

+ Được quyền khiếu tố về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

* Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

+ Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

+ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

+ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết hạn sử dụng đất.

2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất


- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn và hộ gia đình, cá nhân khác;

+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ;

+ Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

+ Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; Nếu không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

+ Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư, tặng cho nhà trình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

+ Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất, khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai năm 2003 quy định:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

+ Được bán, để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua, người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất;

+ Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

+ Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 1/7/2004

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê trong thời hạn đã trả tiền thuê đất, trừ quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn và hộ gia đình, cá nhân khác.

Trong trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp.

Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê khác

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất còn có các quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Trường hợp chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì có một số các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê;

+ Trường hợp chọn hình thức thuê đất thì có một số các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê.

- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

Khi tham gia sử dụng đất các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

+ Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp; bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước sử dụng đất


- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

+ Không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

+ Riêng tổ chức kinh tế được giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì có quyền bán tài sản; thế chấp; bảo lãnh; góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục giao đất không thu tiền sử dụng đất.



- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất:

+ Trường hợp tiền sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có các quyền và nghĩa vụ sau:

. Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;

. Cho thuê quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;

. Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư, tặng cho nhà trình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để vay vốn theo quy định của pháp luật;

. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp tiền sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước có các quyền và nghĩa vụ như sau:

. Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

. Không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

. Tổ chức kinh tế nếu xây dựng công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì có quyền bán tài sản, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.



- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

. Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

. Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

. Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất;

. Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng;

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày1/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất.

+ Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất.

+ Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê không thuộc trường hợp thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

+ Trường hợp tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì các tổ chức này có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

+ Trường hợp tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức này có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Trường hợp tiền sử dụng đất đã trả cho việc chuyển mục đích sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà tổ chức kinh tế sử dụng đất chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp tiền sử dụng đất đã trả cho việc chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà tổ chức kinh tế sử dụng đất chọn hình thức thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, trừ trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày1/7/2004 đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm.

+ Trường hợp tiền sử dụng đất đã trả cho việc chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.


4. Điều kiện, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất


4.1 Điều kiện chung

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền tuỳ theo từng đối tượng sử dụng đất cụ thể và phải có các điều kiện sau:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng



4.2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất hoặc do nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, các thủ tục về chuyển đổi quyền sử dụng đất được quy định đơn giản và dễ thực hiện, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người muốn chuyển đổi.

Điều 147 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được chia thành hai trường hợp:

- Trường hợp chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì các hộ gia đình, cá nhân tự thoả thuận và nhau bằng văn bản, nộp văn bản thoả thuận kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 đến UBND cấp xã nơi có đất, UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi chung cho toàn xã rồi chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình UBND cùng cấp quyết định; UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký giấy chứng nhận đối với các thửa đất chuyển đổi và gửi cho phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Trường hợp việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp nộp một bộ hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về đất quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003; trong thời gian không quá 2 ngày UBND cấp xã có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trong thời hạn không quá 3 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trích sao hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.



4.3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

* Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có các điều kiện sau:

. Mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

. Được UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

. Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

Đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà người sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 16/11/2004 nhưng trong quyết định xét duyệt dự án hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chưa xác định thời hạn sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có hiệu lực.

* Hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện:

+ Hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai.

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng chưa có điều kiện chuyển ra khái phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

* Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước

+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất: người sử dụng đất phải lập hồ sơ, trong đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng nhận của công chứng nhà nước; nếu là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất.

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xã có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

4.4. Thừa kế quyền sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

+ Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật;

+ Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng đó thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

Trình tự, thủ tục thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất gồm: Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật;(trong trường hợp tặng, cho là văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định của tổ chức có chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước); giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất đất quy định tại các khoản1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trong trường hợp tặng, cho là văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định của tổ chức có chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước;

Trường hợp người được nhận thừa kế là người duy nhất thì hồ sơ thừa kế gồm đơn đề nghị và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:thẩm tra hồ sơ; thực hiện các thủ tục theo qui định. Trường hợp bên nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho bên nhận quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, người nhận quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ .

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xã có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.5. Cho thuê, cho thuê lại; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Để thực hiện các quyền cho thuê, cho thuê lại; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải lập hồ sơ đăng ký; trong đó. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất có chứng nhận của công chứng nhà nước; nếu là hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất.

Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhận sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký theo qui định của pháp luật.


Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương