ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


Quy định về thẩm định, nội dung thẩm định và xét duyệt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất



tải về 2.49 Mb.
trang9/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28

3.8. Quy định về thẩm định, nội dung thẩm định và xét duyệt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

* Cơ quan xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 26 - Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước (cấp quốc gia) do Chính phủ trình.

2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.

Trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thẩm định và được thông qua hội đồng nhân dân cùng cấp.

“ Đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt” - Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP".



* Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 9 như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã không thuộc khu vực phát triển đô thị.

5. Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

6. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất:

- Cơ sở pháp l‎ý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;

- Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;

- Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.

7. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất:

- Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;

- Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nước;

- Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

8. Trường hợp đặc biệt phải chuyển đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

II. LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CẤP XÃ

1. Khảo sát lập dự án


1.1. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã

Chuẩn bị là chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để triển khai công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Sản phẩm của công tác chuẩn bị là: dự án lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu và các tài liệu điều tra ban đầu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, các điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và các tài liệu khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ gồm:

+ Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.

+ Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và của huyện.

+ Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ điều tra ban đầu

+ Rà soát các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ cho chính xác làm cơ sở để xây dựng dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.

1.2. Xây dựng dự án

Xây dựng dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc đề xuất công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Cần phải Tiến hành các hoạt động:

+ Xác định căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án.

+ Đánh giá khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý; sử dụng đất đai của xã.

+ Xác định các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu của xã.

+ Xác định trình tự nội dung công việc, phương pháp thực hiện và xác định sản phẩm của dự án

1.3. Lập dự toán kinh phí dự án

Việc xác định tổng dự toán của dự án và dự toán chi tiết cho từng hạng mục của dự án.



1.4. Hội thảo

Sau khi xây dựng dự án và lập dự toán kinh phí xong phải nhân sao tài liệu tổ chức hội thảo, tiếp thu ý kiến đóng góp, chỉnh sửa trước khi trình thẩm định và xét duyệt.



1.5. Thẩm định và xét duyệt dự án

Sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu, dự án sẽ được trình đến các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt Dự án đầu tư.

Cấp có thẩm quyền sẽ lập Hội đồng thẩm định và xét duyệt.


2. Thực hiện dự án


2.1. Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ

Điều tra cơ bản là quá trình điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

Yêu cầu của điều tra cơ bản là: tài liệu, số liệu điều tra phải đầy đủ, kịp thời, chính xác và đảm bảo tính hệ thống.

Trình tự, nội dung thực hiện:



* Công tác nội nghiệp

Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra: mục đích nghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra để khi tập hợp số liệu thuận tiện cho việc nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch.

Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ:

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thuỷ văn, nguồn nước…

- Các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn…

- Cảnh quan môi trường: đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí,…

- Kinh tế - xã hội

+ Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số, lao động, việc làm, mức sống.

+ Thực trạng phân bố và mức độ phát triển các khu dân cư

- Tình hình quản lý đất đai.

- Hiện trạng sử dụng đất: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư.

- Biến động của đất đai của thời kỳ trước trong vòng 5 năm, 10 năm.

- Tiềm năng đất đai, chất lượng đất đai: bản đồ đánh giá đất, bản đồ phân hạng đất thích nghi,…

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch của các ngành đã được xét duyệt có liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước.

- Định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã.

Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được.

Xác định những nội dung, địa bàn cần điều tra khảo sát thực địa.

Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

* Công tác ngoại nghiệp (khảo sát thực địa)

Mục đích khảo sát thực địa để: chỉnh lý, bổ sung tài liệu, số liệu, bản đồ cho phù hợp và thực tế, đảm bảo tính chính xác của tài liệu, số liệu đã điều tra.

Mặt khác, thông qua khảo sát thực địa, có thể khái quát được đặc điểm, phân bố của các loại đất, sự phù hợp, có hiệu quả cao hay thấp của việc sử dụng đất hiện tại để chuẩn bị cho một phương án hợp lý, hiệu quả hơn về quản lý sử dụng đất trong tương lai.

- Nội dung của khảo sát thực địa

- Điều tra bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.

- Chỉnh lý bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.



* Tổng hợp xử lý các loại tài liệu, chuẩn xác hoá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

- Tổng hợp, lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

- Chuẩn hoá các tài liệu số liệu, bản đồ đã thu thập và điều tra bổ sung

- Xác định cơ sở pháp lý của các số liệu, bản đồ.



* Lập báo cáo đánh giá thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

* Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra.

* Đánh giá, nghiệm thu kết quả điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.

2.3. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.

Mục đích là phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng kinh tế xã hội đối với việc sử dụng đất đai. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai qua các thời kỳ, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch của kỳ trước để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Sản phẩm của bước 3 là báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các sơ đồ, bản đồ chuyên đề về thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

* Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

- Vị trí địa lý: các lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai.

- Đặc điểm địa hình địa mạo: những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sử dụng đất đai, trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Về khí hậu - thời tiết: nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm, gió, giông, bão, lũ, lụt, sương muối, sương mù, v.v... ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sử dụng đất đai.

- Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước: hệ thống lưu vực, mạng lưới thuỷ văn, chế độ thuỷ văn, nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước, khả năng thoát nước, khả năng giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản…

- Tài nguyên đất: nguồn gốc phát sinh, đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng, khả năng thích nghi sử dụng, mức độ khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xói mòn, ô nhiễm, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên rừng: khái quát chung về tài nguyên rừng, các loại rừng, đặc điểm, thảm thực vật, động vật rừng, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên khoáng sản: các loại khoáng sản vị trí phân bố, trữ lượng, khả năng khai thác sử dụng…

- Tài nguyên biển, ven biển: chiều dài bờ biển, các ngư trường, vòng vịnh, nguồn lợi biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử văn hoá dân tộc, tôn giáo, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống, ngành nghề truyền thống khả năng khai thác và phát triển...

- Đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường sinh thái. Điều kiện cảnh quan thiên nhiên, khả năng khai thác tiềm năng du lịch. Tình hình môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm, các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

+ Ngành nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi, diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính, số lượng gia súc gia cầm, thuỷ sản, lâm sản…

+ Ngành công nghiệp: số lượng cơ sở, ngành nghề, sản lượng, loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng

+ Ngành dịch vụ: số lượng cơ sở, hình thức kinh doanh, loại hình dịch vụ, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng.

+ Mức sống và thu nhập bình quân đầu người

- Đặc điểm về dân số và lao động :

Hiện trạng, cơ cấu dân số và lao động, tỷ lệ tăng dân số (tăng tự nhiên, tăng cơ học) đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư, lao động. Chất lượng lao động, tình trạng thừa thiếu lao động. Vấn đề định canh, định cư, tập quán sinh hoạt sản xuất.

- Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư:

Số lượng, quy mô diện tích, số dân, số hộ, đặc điểm phân bố, phân loại theo khả năng phát triển các điểm dân cư, mức độ phù hợp và sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

Xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, các công trình y tế, du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, thực trạng phát triển số lượng công trình, khả năng khai thác sử dụng, mức độ thiếu đủ về diện tích so với tiêu chuẩn quy định, sự phù hợp về vị trí v.v...



* Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất

- Đánh giá trình hình quản lý đất đai:

Phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung:

+ Việc thực hiện các văn bản Quy phạm Pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

+ Việc xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

+ Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

+ Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ điạ chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai.

+ Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai.

+ Việc quản lý phát triển thị trường, quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

+ Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Thực hiện phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Pháp luật về đất đai.

+ Việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

+ Việc phối hợp quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

- Phân tích đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:

+ Đánh giá diện tích các loại đất, cơ cấu sử dụng các loại đất, mức độ thích hợp so và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các loại đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai, những mâu thuẫn trong sử dụng đất. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất như thoái hoá đất, ô nhiễm đất, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục; những kinh nghiệm về sử dụng đất.

+ Trình hình biến dộng đất đai, xu thế biến động đất đai, nguyên nhân biến động đất đai và các giải pháp khắc phục.

+ Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.



. Tỉ lệ sử dụng đất : được tính bằng công thức sau

S - Sc


Đ = x 100 (%)

S

Trong đó :



Đ : Tỉ lệ sử dụng đất (%)

S : Tổng diện tích tự nhiên (ha).

Sc : Diện tích đất chưa sử dụng (ha)

Đ càng lớn càng tốt vì Đ lớn chứng tỏ đất được sử dụng đầy đủ hơn.



. Tỉ lệ sử dụng các loại đất :

Si

K = x 100

S

Trong đó :



K : Tỉ lệ sử dụng một loại đất (%)

Si : Diện tích loại đất sử dụng cho mục đích i (ha)

S : Tổng diện tích tự nhiên (ha).

K thể hiện cơ cấu sử dụng đất cho một mục đích sử dụng.

K chỉ ra một ngành kinh tế chủ yếu của một đơn vị sử dụng đất.

. Hệ số sử dụng đất :

d

H =

D

Trong đó :



H : Hệ số sử dụng đất (lần)

. Đối với đất nông nghiệp

d : Diện tích gieo trồng (ha)

D : Diện tích canh tác (ha)

H chỉ ra trình độ canh tác của nhân dân, H càng lớn hệ số quay vòng càng nhiều và hiệu quả sử dụng đất càng lớn.



. Đối với đất xây dựng:

d : Diện tích sàn

D : Diện tích khu đất

H càng lớn khả năng tiết kiệm đất càng cao, hiệu quả sử dụng đất càng cao trong xây dựng



. Độ che phủ đất :

Sr + Sq


P = x 100

S

Trong đó :



P : Độ che phủ đất (%)

Sr : Diện tích đất lâm nghiệp có rừng (ha)

Sq : Diện tích đất cây lâu năm (ha)

P xác định hiệu quả môi trường khi sử dụng đất, P càng lớn hiệu quả môi trường càng cao.

- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất :

Đánh giá khái quát chung về tiềm năng đất đai theo các ngành chủ đạo, các mục đích đặc thù.

Đánh giá về diện tích, vị trí phân bố, khả năng mở rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng của từng loại đất.

- Nhóm đất nông nghiệp: đánh giá tính thích nghi, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: đánh giá tính phù hợp hoặc không phù hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để xây dựng các khu hành chính, các công trình công nghiệp, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, quốc phòng an ninh,…

- Nhóm đất chưa sử dụng: đánh giá tiềm năng khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.



* Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

Phân tích đánh giá kết quả (số lượng, chất lượng) thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch kỳ trước.

- Đánh giá kết quả về chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.

- Đánh giá chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.

- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng, biến động đất đai, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, những nguyên nhân tồn tại yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Đánh giá kết quả về chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.

- Đánh giá chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.

- Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất, việc xử lý tình trạng quy hoạch treo.

- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng biến động đất đai, thực hiện kế hoạch sử dụng đất những nguyên nhân tồn tại yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất



* Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất

* Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng

* Xây dựng các báo cáo phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai

* Xử lý và hoàn thiện bản đồ chuyên đề đã có (bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng …).

* Hội thảo

* Đánh giá, nghiệm thu.

2.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Mục tiêu: xác định phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả toàn bộ quỹ đất đến năm định hình quy hoạch; xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phù hợp, đáp ứng nhu cầu về đất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn xã trong kỳ quy hoạch. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, các biện pháp sử dụng, bảo vệ , cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Sản phẩm của bước 4 là báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất (kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ thu nhỏ, các bảng biểu số liệu); bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tổng hợp.

Trình tự, nội dung được thực hiện như sau:



* Thu thập thông tin về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong kỳ quy hoạch.

Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực, các chỉ tiêu về dân số, lao động làm cơ sở để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.



* Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

* Tổng hợp dự kiến nhu cầu sử dụng đất

- Tổng hợp dự kiến nhu cầu sử dụng đất của các bộ, ngành trung ương, của tỉnh, huyện trên địa bàn xã và các ngành, lĩnh vực, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở địa phương.

- Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch theo các mục đích sử dụng.

+ Lựa chọn và thống nhất định mức sử dụng đất cụ thể theo điều kiện thực tế của xã trên cơ sở định mức sử dụng đất đã được ban hành cho các mục đích

+ Xác định nhu cầu đất cho các mục đích sử dụng đất: nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và đất nông nghiệp khác); đất phi nông nghiệp: đất ở; đất chuyên dùng (đất trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quốc phòng- an ninh; các loại đất phi nông nghiệp khác). Xác định nhu cầu khai thác đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.



* Dự báo nhu cầu sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp:

Dự báo nhu cầu sử dụng đất khu dân cư­ nông thôn

Đất khu dân cư­ nông thôn là đất đ­ược xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn. Đất của một hộ gia đình ở nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ đời sống ở gia đình.

Căn cứ dự báo nhu cầu đất khu dân cư­ nông thôn:

- Số hộ gia đình tồn đọng ch­ưa có đất ở

- Số hộ gia đình mới phát sinh trong quy hoạch

- Số hộ giải toả do Nhà nước thu hồi đất.

- Số hộ có khả năng tự dãn, số hộ có khả năng thừa kế đất ở.

- Định mức đất ở cho mỗi hộ gia đình

- Diện tích đất giành để xây dựng các công trình công cộng ở nông thôn (đường đi, điện, cấp thoát nước, cây xanh, nhà trẻ, khu văn hoá v.v...).

Dự báo nhu cầu đất khu dân cư­ nông thôn đư­ợc tiến hành nh­ư sau :

+ Dự báo dân số năm định hình quy hoạch:

Nt = N0 ( 1 + k +p)t

Trong đó :

Ntl : Số dân năm định hình quy hoạch

N0: Số dân hiện tại

k : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm (%).

p: Tỷ lệ dân số di chuyển theo cơ học bình quân hàng năm (%). Nếu tỷ lệ dân số di chuyển tăng (+); Nếu tỷ lệ dân số di chuyển giảm (- )

t : Số năm quy hoạch.

Số năm quy hoạch theo quy định của khoản 1 điều 24 Luật Đất đai năm 2003 là 10 năm.

+ Tính số dân tăng lên trong kỳ quy hoạch:

Ntl = Nt - No

Trong đó : Ntl : Số dân tăng lên trong quy hoạch

+ Tính số hộ tăng lên trong kỳ quy hoạch

Htl = Ntl/no

Trong đó: Htl : số hộ tăng lên (hộ)

n0: bình quân số ng­ười cho một hộ

+ Tính số hộ có nhu cầu đất ở mới trong quy hoạch

Hnc = Htd + Htl + Hg - Hx - Hk

Trong đó: Hnc: Số hộ có nhu cầu đất ở trong kỳ quy hoạch

Htd: Số hộ tồn đọng ch­ưa có đất ở

Hg: Số hộ giải toả do Nhà nước thu hồi đất

Hx : Số hộ có khả năng tự dãn

Hk : Số hộ có khả năng thừa kế (hộ).

+ Tính diện tích đất ở mới trong kỳ quy hoạch

Sm = Hnc x D

Trong đó: Sm: diện tích đất ở mới trong quy hoạch

D: định mức đất ở mới cho một hộ (m2/hộ)

Định mức đất ở cho mỗi hộ gia đình do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá 400 m2

+ Tính diện tích đất công cộng trong khu dân cư nông thôn dựa vào một số chỉ tiêu xây dựng như sau:

Đất để xây dựng các công trình công cộng: 8-10 m2/người

Đất giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật 6-10 m2/người

Đất trồng cây xanh công cộng: 2-3 m2/người

+ Diện tích quy hoạch điểm dân cư bao gồm diện tích đất ở và diện tích đất công cộng.

Dự báo nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan, các công trình sự nghiệp, ytế, giáo dục.

Các công trình công cộng dự báo nhu cầu diện tích đất căn cứ vào chỉ tiêu định mức của Nhà nước quy định về quỹ đất đai của địa ph­ương để điều chỉnh.

Các công trình công cộng dự báo nhu cầu diện tích đất căn cứ vào chỉ tiêu định mức sử dụng đất quy định trong TCVN và quỹ đất đai của địa phương để điều chỉnh trong khoảng cho phép.

. Trụ sở UBND: nơi làm việc của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội trong xã. Quy mô phụ thuộc vào đặc điểm của từng vùng, số dân của xã diện tích: 1200- 1500m2.

. Khu văn hoá thể thao: nhà văn hoá: 2000m2, phòng truyền thống: 200-250m2, thư viện: 200m2 , sân bãi thể thao diện tích từ 4.000-5.000m2.

. Trường học: xác định theo quy mô, số lượng lớp học hay số lượng học sinh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 3978 diện tích và phân khu trường học như sau:

Diện tích trường học tính theo số lớp học và số học sinh


Số lớp học

5

9

12

18

24

27

>30

Số lượng học sinh

200

360-430

530-680

720-860

900-1000

1080-1300

1440-1700

Diện tích đất

0,5

1,2

1,5

2,0

2,8

3,0

3,7

Cần đảm bảo diện tích cây xanh có tỷ lệ 40-50% diện tích toàn khu (bao gồm diện tích thảm cỏ, dải cây ngăn cách và điểm bảo vệ

Tiêu chuẩn này cho phép tăng hoặc giảm 10% đối với những nơi đất rộng hoặc đất hẹp.



. Trạm y tế: căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể có phải điều trị tại chỗ hay không, căn cứ vào số dân nhiều hay ít diện tích: 500-700 m2, nếu có kết hợp với vườn cây thuốc nam diện tích từ 1.200-1.500m2.

Dự báo các loại đất phi nông nghiệp khác.

+ Đối với các công trình đường dài (giao thông, thuỷ lợi, đường ống, điện....) Diện tích được xác định căn cứ vào thiết kế của ngành, tuỳ theo vị trí phân bố của tuyến, bề rộng tuyến (kể cả chiều rộng hành lang an toàn bảo vệ), chiều dài tuyến công trình.

+ Đất sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: dự báo nhu cầu đất cho các khu công nghiệp được xác định căn cứ vào quy hoạch của ngành, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cần kiểm tra định mức sử dụng đất theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước hiện hành, điều chỉnh cân đối chung quỹ đất phát triển công nghiệp và đất cho các mục đích sử dụng khác.

+ Các loại đất khác còn lại: căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng loại đất và chức năng phục vụ của nó mà xác định diện tích cho phù hợp trên nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm.



* Dự báo nhu cầu sử dụng nhóm đất đất nông nghiệp.

Hiện trạng hiện nay đất nông nghiệp luôn có xu h­ướng giảm do :

- Chuyển sang làm đất ở

- Chuyển sang mục đích chuyên dùng

- Đất nông nghiệp bị suy thoái. Do trước đây sử dụng không hợp lý nên bị xói mòn, bạc mầu, ô nhiễm, bị bác hoá.

Vì vậy khi dự báo nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp phải xem xét thận trọng việc chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác, phải khai thác tiềm năng, thế mạnh đất nông nghiệp để có một cơ cấu đất hợp lý, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh khai hoang, phục hoá đ­a vào sản xuất nông nghiệp bù vào diện tích chuyển sang mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đêi sống cho lao động nông nghiệp.

- Diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp được dự báo theo công thức sau:

Snq = Snh - Snc + Snk

Trong đó: Snq: Diện tích đất nông nghiệp trong quy hoạch (ha)

Snh : Diện tích đất nông nghiệp hiện có (ha)

Snc: Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác (ha)

Snk: Diện tích đất nông nghiệp do khai hoang phục hoá (ha)

- Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp được dự báo căn cứ vào khả năng thích nghi của đất, nhu cầu tăng diện tích của từng loại cây đặc biệt là những loại cây trồng, gia súc chính và tiềm năng phát triển ngành nông lâm nghiệp.

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất theo hệ thống biểu nhu cầu sử dụng đất.

- Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho các nhu cầu đất của các ngành các lĩnh vực, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

+ Khả năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

+ Khả năng chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất.

+ Khả năng chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ từng loại đất.



* Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

Phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của xã.

- Xác định vị trí, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng so và hiện trạng sử dụng đất.

- Xác định vị trí diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng giưã các loại đất.

- Xác định vị trí diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.

- Xác định vị trí, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích.

Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo từng phương án quy hoạch.

Xử lý chồng chéo những bất hợp lý, điều chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất.



* Lập hệ thống bảng biểu số liệu, phân tích, sơ đồ, biểu đồ

* Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất và nội dung bản đồ theo quy định tại quy phạm và ký hiệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ địa chính của xã đối với xới xã đã có bản đồ địa chính. Đối với xã chưa có bản đồ địa chính thì xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ đã sử dụng để lập sổ mục kê đất đai hoặc bản đồ khác phù hợp nhất hiện có tại địa phương.

- Xây dựng bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở kết quả tổng hợp từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng các biểu đồ minh hoạ về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển đất đai.

* Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

- Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm.

- Phân bổ, cân đối quỹ đất đai cho từng kỳ kế hoạch.

+ Phân chia chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng trong từng kỳ kế hoạch.

+ Xác định vị trí, diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất trong từng kỳ kế hoạch.

+ Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án trong từng kỳ kế hoạch.

+ Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào mục đích sử dụng trong từng kỳ kế hoạch.

+ Cân đối quỹ đất cho từng kỳ kế hoạch sử dụng đất chi tiết, trong kỳ kế hoạch sử dụng đất chi tiết.



* Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Các biện pháp sử dụng, bảo vệ cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu quả theo phương án quy hoạch.

+ Biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, chua phèn; trồng cây chắn sóng, chắn cát; chống ô nhiễm môi trường đất; nâng cao độ phì của đất; khôi phục mặt bằng sử dụng đất.

+ Biện pháp sử dụng đất tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu, phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị sử dụng đất.

+ Khai hoang, phục hoá, lấn biển đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững

+ Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ của rừng.

+ Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.

- Các giải pháp kinh tế:

+ Huy động các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình dự án.

+ Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tỏi định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình dự án.

- Các giải pháp hành chính:

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.

+ Kiểm soát chặt chẽ trình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch.

Thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi.

- Các giải pháp khác:

+ Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp và nhu cầu thị trường.

+ Tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng mục đích phi nông nghiệp.

+ Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ chức tốt việc định canh định cư; ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng.

+ Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, có liên quan tới sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.



* Xây dựng báo cáo phương án quy hoạch sử dụng đất

* Hội thảo

* Đánh giá, nghiệm thu

2.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu

Mục tiêu xây dựng kế hoach sử dụng đất kỳ đầu phù hợp và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của kỳ kế hoạch 5 năm, quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Sản phẩm của bước 5 là: báo cáo chuyên đề về kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu; biểu bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ kèm theo báo cáo. Trình tự và nội dung của bước 5 được thực hiện như sau:



* Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trong kỳ kế hoạch.

- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế: Các chỉ tiêu tổng hợp; Các chỉ tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực.

- Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã: Tổng dân số; Tổng số lao động.

* Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến từng năm

Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng

Xác định diện tích và cụ thể hoá đến từng năm các loại đất trong kỳ kế hoạch chi tiết kỳ đầu:

- Nhóm đất nông nghiệp

+ Đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất lâm nghiệp

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác

- Nhóm đất phi nông nghiệp

+ Đất ở


+ Đất chuyên dùng: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đất phi nông nghiệp khác.

- Nhóm đất chưa sử dụng.

Kế hoạch diện tích đất cần phải thu hồi trong kỳ kế hoạch.

Xác định và cụ thể hoá đến từng năm diện tích đất phải thu hồi trong kỳ kế hoạch.

- Nhóm đất nông nghiệp

+ Đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất lâm nghiệp

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác

- Nhóm đất phi nông nghiệp

+ Đất ở

+ Đất chuyên dùng: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng.



+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đất phi nông nghiệp khác.

Kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Xác định và cụ thể hoá đến từng năm diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch.

- Nhóm đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp.

- Nhóm đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất chuyển sang có thu tiền sử dụng đất.

- Nhóm đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở

Kế hoạch đưa diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích sử dụng.

Xác định và cụ thể hoá diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:

- Chuyển vào nhóm đất nông nghiệp

- Chuyển vào nhóm đất phi nông nghiệp

* Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

* Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

Theo các nội dung của các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.



* Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ

* Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

* Hội thảo

* Đánh giá, nghiệm thu

2.5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá, nghiệm thu

- Công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

III. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CẤP XÃ

1. Căn cứ điều chỉnh


* Căn cứ điều chỉnh

Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

- Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

- Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình.

- Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.



* Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết

- Điều tra, phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

- Xây dựng các phương án điều chỉnh phân bổ quỹ đất trong thời gian còn lại của kỳ quy hoạch sử dụng đất, nội dung điều chỉnh bao gồm:

+ Bổ sung, điều chỉnh hoặc huỷ bỏ các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch, kế hoạch.

+ Thay đổi cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp, thay đổi vị trí diện tích các khu đất đã khoanh định theo chức năng trong nhóm đất phi nông nghiệp, thay đổi chỉ tiêu đất chưa sử dụng vào sử dụng.

+ Thay đổi tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhanh hơn hoặc chậm hơn từ 3 năm trở lên so và kế hoạch sử dụng đất đã đất đã được xét duyệt.

+ Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết hợp lý.

- Xây dựng bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết được lựa chọn.

2. Khảo sát lập dự án


- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã.

- Xây dựng dự án.

- Lập dự toán kinh phí dự án.

- Hội thảo.

- Thẩm định và xét duyệt dự án.

3. Thực hiện dự án


3.1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu và bản đồ; đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu, bản đồ có liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

- Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng báo cáo đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra.

- Đánh giá, nghiệm thu.



3.2. Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo phương án điều chỉnh.

- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; các giải. pháp tổ chức thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

- Hội thảo.

- Đánh giá, nghiệm thu.

3.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

- Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

- Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối đến từng năm.

- Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

- Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất.

- Hội thảo.

- Đánh giá, nghiệm thu.

3.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

- Đánh giá, nghiệm thu.

- Công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.


IV. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CẤP XÃ

1. Khảo sát lập dự án


- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã.

- Xây dựng dự án.

- Lập dự toán kinh phí dự án.

- Hội thảo.

- Thẩm định và xét duyệt dự án.

2. Thực hiện dự án


2.1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu và bản đồ; đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu, bản đồ liên quan phục vụ lập kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu tác động đên việc sử dụng đất

-  Phân tích, đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Xây dựng báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra

- Đánh giá, nghiệm thu.

2.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất

- Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

- Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối đến từng năm

- Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất

- Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ

- Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất

- Hội thảo

- Đánh giá, nghiệm thu.

2.3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu kế hoạch sử dụng đất

- Thông qua và xét duyệt kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá, nghiệm thu

- Công bố kế hoạch sử dụng đất.

V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ

1. Căn cứ điều chỉnh


* Căn cứ điều chỉnh

Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc khi có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.



* Nội dung thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chi tiết

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã.

- Xác định phần chỉ tiêu chưa thực hiện đối với diện tích đất được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã.

- Xác định tổng chỉ tiêu trong phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các chỉ tiêu cần điều chỉnh.

- Xác định các chỉ tiêu có khả năng thực hiện để bố trí trong thời gian còn lại của kì kế hoạch; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện thì điều chỉnh cho kỳ kế hoạch sau hoặc công bố huỷ bỏ.

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất của phương án điều chỉnh cho từng năm còn lại của kì kế hoạch.

- Điều chỉnh dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp vào mục đích công ích của xã và các chi phí cho quản lý đất đai tại xã.

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chi tiết.


2. Khảo sát lập dự án


- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp xã.

- Xây dựng dự án.

- Lập dự toán kinh phí dự án.

- Hội thảo.

- Thẩm định và xét duyệt dự án.

3. Thực hiện dự án


3.1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu và bản đồ; đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

- Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu, bản đồ có liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

- Phân tích, đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

- Xây dựng báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

- Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra

- Đánh giá, nghiệm thu.

3.2. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất

- Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ kế hoạch sử dụng đất.

- Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất đến từng năm.

- Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất.

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

- Xây dựng báo cáo điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.

- Hội thảo.

- Đánh giá, nghiệm thu.

3.3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất

- Thông qua và xét duyệt kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá, nghiệm thu

- Công bố kế hoạch sử dụng đất.

VI. CÔNG BỐ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


* Tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công bố

- Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.



* Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Được quy định tại Điều 28 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 27 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau:

+ Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ ban nhân dân.

+ Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện suốt thời gian kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.

2. Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


- Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Khi phát hiện những trường hợp sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chính về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời để xảy ra trình trạng sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Địa chính xã tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hàng năm Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm báo cáo kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất của địa phương đến ngày 31/12 lên Uỷ ban nhân dân huyện trước ngày 15/1 năm sau.

- Báo cáo kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch sử dụng đất.

- Báo cáo kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch.


3. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


3.1. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lưu trữ

- Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số);

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số);

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số);

- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân dân, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.



3.2. Số lượng và nơi lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lưu trữ một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; một (01) bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường; một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện; một (01) bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có quy hoạch.

Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lưu trữ một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, một (01) bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân xã.


Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương