ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


CHUYÊN ĐỀ 2: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT; GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT



tải về 2.49 Mb.
trang8/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28

CHUYÊN ĐỀ 2: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT; GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT



Bài 1: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Khái niệm, ý nghĩa của quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất


1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch là việc tổ chức, sắp xếp một hiện tượng kinh tế xã hội theo một trật tự hợp lý trong một khoảng thời gian.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai). Việc tổ chức sử dụng đất đai chính là một hiện tượng kinh tế xã hội.

Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức quản lý và sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc bố trí, sắp xếp toàn bộ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, đáp ứng nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Hệ thống biện pháp của nhà nước bao gồm: biện pháp kỹ thuật, biện pháp kinh tế, biện pháp pháp chế và một số biện pháp khác nhằm xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất.

- Tính đầy đủ trong quy hoạch: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định.

- Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích đất phù hợp và yêu cầu và mục đích sử dụng

- Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến.

- Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.

Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững, mang lại lợi ích cao nhất thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.

Việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà còn lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ QHSDĐ được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập QHSDĐ chi tiết của mình. Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh - văn hoá - xã hội.

Mặt khác QHSDĐ còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế việc chồng chéo gây lãng phí sử dụng đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp.

Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực: tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất và gây ra những hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là giai đoạn của nền kinh tế đang chuyển dịch sang kinh tế thị trường.

- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết là quy hoạch sử dụng đất cấp xã; yêu cầu quy hoạch phải thể hiện nội dung quy hoạch cụ thể chi tiết đến từng thửa đất.



1.2. Khái niệm, ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống công việc dự định làm về bố trí sử dụng đất đai trong một khoảng thời gian và mục tiêu, cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Như vậy kế hoạch sử dụng đất là những bước đi để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất cấp xã còn được gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết.

Kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất cho từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.


2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất


- Luật Đất đai năm 2003 quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Mục 2, Chương IIvới 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30)

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, hướng dẫn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Chương III với 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (có hiệu lực từ ngày 01/10/2009).

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT);

- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005) và có hiệu lực từ ngày 01/5/2010.

- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.


3. Những quy định chung về quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất


3.1. Nguyên tắc của quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 21 - Luật Đất đai năm 2003 việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phù hợp và chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp và quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp và quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.

- Quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Dân chủ và công khai.

- Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.



3.2. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 22 - Luật Đất đai năm 2003.



* Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất

- Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường.

- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.

- Định mức sử dụng đất.

- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.



* Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xét duyệt.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước.

- Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.



3.3. Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 23 - Luật Đất đai năm 2003.



* Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai.

- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, các dự án.

- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất .

* Nội dung lập kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho các nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, quốc phòng an ninh.

- Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp.

- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích để sử dụng vào các mục đích khác.

- Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến từng năm.

- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

* Theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho cấp như sau:

- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;

- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, bao gồm: đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã; đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý; đất sông suối; đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác;

- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã;

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã;

- Giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3.4. Cơ quan lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

Điều 25 - Luật Đất đai năm 2003 quy định cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

- Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.

Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

- Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

* Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 8 như sau:

1. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất khu bảo tồn thiên nhiên và phân bổ đến từng tỉnh, thành phố trên cơ sở quy hoạch của ngành;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, thành phố;

c) Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất các công trình có tầm quan trọng quốc gia phân bổ đến từng tỉnh trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển của Bộ, ngành mình;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất theo lĩnh vực của từng Bộ, ngành tại địa phương;

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất quy định tại điểm a, b, c, d khoản này và phân bổ đến từng tỉnh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

3. Đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

* Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT hướng dẫn việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp tại khoản 2 Điều 2 như sau:

Việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới được thực hiện trong thời gian tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp.

Cấp trên trực tiếp phải xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.5. Trình tự, nội dung lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Trình tự lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã được quy định tại Điều 15,16,17 Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009.

* Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã

1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã:

a) Việc điều tra, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu của xã để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu được thực hiện theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;

b) Thu thập các thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được xét duyệt;

c) Thu thập thông tin, dữ liệu về bản đồ địa chính và các loại bản đồ khác của xã;

d) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đối khí hậu tác động đến việc sử dụng đất của xã theo quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

a) Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất đối với giai đoạn mười (10) năm trước gồm:

- Nhóm đất nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác;

- Nhóm đất phi nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất đô thị; đất khu dân cư nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác;

- Nhóm đất chưa sử dụng, đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

- Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

c) Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.

4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:

a) Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của xã; trong đó làm rõ nhu cầu sử dụng đất phục vụ các mục tiêu công ích và chính sách xã hội;

b) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ;

c) Xác định khả năng đáp ứng về đất đai cho nhu cầu sử dụng đất đã được xác định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể: diện tích đất lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác;

đ) Đối với mỗi mục đích sử dụng đất quy định tại điểm b và điểm d khoản này cần xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch;

e) Xác định diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã;

g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;

h) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội:

a) Đánh giá hiệu quả thu, chi từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phương án quy hoạch sử dụng đất; đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã; tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;

b) Đánh giá việc giải quyết quỹ đất ở, khả năng giải quyết đất sản xuất nông nghiệp, mức độ thu nhập đối với xã vùng nông thôn không thuộc khu vực phát triển đô thị;

Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đối với các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

c) Đánh giá việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã; đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân tộc đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số.

6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu:

a) Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;

b) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đã được xác định tại điểm a khoản này được phân bổ cụ thể đến từng năm;

c) Xác định danh mục các công trình, dự án có tầm quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

7. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này và các giải pháp để xác định ranh giới ngoài thực địa đối với diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cấp quốc gia do cấp trên phân bổ xuống.

SƠ ĐỒ: TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CÁC CẤP


1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội



2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất




7. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

5. Đánh giá tác động của phương án

quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường

4. Xây dựng phương án

quy hoạch sử dụng đất





3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn
ề sử dụng đất

(Các nội dung trên sẽ được cập nhật và xử lý để bổ sung, hoàn thiện Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp)



* Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã

1. Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu:

a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã phục vụ cho việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;

b) Thu thập các thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;

c) Thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã.

2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước:

a) Đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, gồm:

- Chỉ tiêu do cấp huyện phân bổ;

- Chỉ tiêu do cấp xã xác định.

b) Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối:

a) Xác định tổng chỉ tiêu sử dụng đất cần thực hiện cho kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối theo nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 13 của Thông tư này;

b) Tổng hợp các chỉ tiêu quy định tại điểm a khoản này mà có khả năng thực hiện để bố trí trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

Xác định các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện, các chỉ tiêu cần điều chỉnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Đất đai thì phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;

c) Chỉ tiêu sử dụng đất của kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối được phân bổ cụ thể đến từng năm;

d) Xác định danh mục các công trình, dự án có tầm quan trọng cấp xã trong kỳ kế hoạch.

4. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này.

* Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:

a) Điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của xã đã được xét duyệt;

b) Xây dựng phương án điều chỉnh phân bổ quỹ đất trong thời gian còn lại của kỳ quy hoạch sử dụng đất đối với các mục đích sử dụng đất quy định các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Thông tư này;

c) Xây dựng bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

2. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này;

b) Xác định phần chỉ tiêu chưa thực hiện đối với diện tích đất được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất;

c) Tổng hợp chỉ tiêu trong phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy định tại điểm b khoản này và các chỉ tiêu khác cần điều chỉnh;

d) Xác định các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản này mà có khả năng thực hiện để bố trí trong thời gian còn lại của kỳ kế hoạch; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện thì điều chỉnh cho kỳ kế hoạch sau hoặc công bố huỷ bỏ;

đ) Chỉ tiêu sử dụng đất của phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất được phân bổ cụ thể cho từng năm còn lại của kỳ kế hoạch;

e) Xác định danh mục các công trình, dự án có tầm quan trọng cấp xã trong thời gian còn lại của kỳ kế hoạch;

g) Đề xuất các giải pháp quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này.

3.6. Kỳ quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

- Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là mười năm.

- Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm.

3.7. Phương pháp lập dự toán

Dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí (chi phí trong đơn giá và chi phí ngoài đơn giá) để hoàn thành các công việc theo Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005.

- Chi phí trong đơn giá được xác định trên cơ sở đơn giá dự toán và quy mô diện tích đối với cả nước hoặc điều chỉnh theo các hệ số quy định trong định mức; đơn giá dự toán được tính trên cơ sở Định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT- BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 và cơ cấu chi phí theo quy định.

- Chi phí ngoài đơn giá được xác định theo tỷ lệ % trên chi phí trong đơn giá và phải lập dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện; quyết toán theo chứng từ chi thực tế hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội (qui mô diện tích, mật độ dân số, số đơn vị hành chính trực thuộc, loại đô thị, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế...) của địa bàn cần lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đơn giá được ban hành và các mức chi phí ngoài đơn giá nêu trên, đơn vị lập dự toán kinh phí dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương pháp lập dự toán (chi tiết tham khảo Thông tư số 06/2010/TT- BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 ).



Phương pháp lập dự toán
TT
Khoản mục chi phí
Kết quả

1

Đơn giá dự toán:

A = A.1+A.2

1.1

Chi phí trực tiếp

A.1= a+b+c+d+e

A

Chi phí nhân công:

(Đơn giá ngày công x Số công lao động)


theo chế độ theo định mức

a

B

Chi phí vật liệu:

(Đơn giá vật liệu x Định mức vật liệu)



b

C

Chi phí công cụ, dụng cụ:

(Đơn giá công cụ-dụng cụ x số ca sử dụng theo định mức)

Số tháng sử dụng theo định mức x 26 ca


c

D

Chi phí khấu hao thiết bị:

(Nguyên giá x Số ca sử dụng theo định mức)



(Số năm sử dụng từng loại thiết bị) x (250 ca hoặc 400 ca)

d

E

Chi phí năng lượng vận hành thiết bị


(Đơn giá Nhà nước qui định x Định mức tiêu hao)

e

1.2

Chi phí chung

A.2




Quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt c¶ n­íc, vïng

Ngo¹i nghiÖp

Néi nghiÖp

25% A.1

20% A.1




Quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt c¸c cÊp tØnh, huyÖn, x·

Ngo¹i nghiÖp

Néi nghiÖp

20% A.1

15% A.1

2

Chi phí trong đơn giá

B




Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước


(Đơn giá dự toán x qui mô diện tích)

B = A x DT




Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các vùng và cấp tỉnh, huyện, xã

(Đơn giá dự toán x hệ số điều chỉnh theo định mức)

B = A x hệ số K

3

Chi phí khác ngoài đơn giá

C = g+h+i+k

3.1

Chi phÝ kh¶o s¸t lËp, thÈm ®Þnh vµ xÐt duyÖt dù ¸n

¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t­

g = %B

3.1

Chi phÝ thÈm ®Þnh, xÐt duyÖt s¶n phÈm dù ¸n

¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t­

h = %B

3.3

Chi phÝ c«ng bè

¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t­

i = %B

3.4

Chi phÝ qu¶n lý dù ¸n ®Çu t­

¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t­

k = %B

4

Tổng dự toán


D= (B + C)

Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương