ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


Bài 4: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG MIỀN NÚI – DÂN TỘC



tải về 2.49 Mb.
trang5/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

Bài 4: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG MIỀN NÚI – DÂN TỘC

I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG CÁC XÃ MIỀN NÚI – DÂN TỘC

1. Khu vực miền núi – dân tộc Việt Nam


Vùng núi nước ta có 14 tỉnh hoàn toàn thuộc khu vực miền núi và 23 tỉnh có huyện, xã là vùng đồi núi. Số dân chiến khoảng 1/3 dân số cả nước, trong đó chiến tỷ lệ lớn là đồng bào dân tộc ít người; những người đang phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng trong quá trình phát triển. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của các dân tộc, song quá trình phát triển còn rất chậm, đặc trưng bởi sự nghèo đói, dân số tăng nhanh, suy thoái môi trường, phân hóa xã hội và phụ thuộc kinh tế. Đặc trưng cơ bản vùng núi là địa hình núi cao, suối sâu, địa hình cắt xẻ mạnh, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và môi trường tự nhiên bị phân hóa mạnh. Một số dạng tài nguyên quan trọng nhất là: tài nguyên rừng, khoáng sản, đất đai và tiềm năng du lịch. Đây cũng là những trở ngại lớn cho việc canh tác, phát triển giao thông, thông tin và tiếp nhận tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

Vùng núi nước ta là mái nhà chung của đất nước, cũng là nguồn phát sinh của nhiều vấn đề môi. Quá trình di cư, chuyển cư lên miền núi, dân số tăng, mật độ dân số ngày càng cao; đó là nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề suy thoái môi trường.

Sự phân hóa dân tộc, dân số vùng miền núi là một nguyên nhân nữa của sự phát triển chậm. Rất nhiều nhóm dân cư trong nông thôn miền núi nghèo, đói, ít học. Tỷ lệ người biết chữ tương đối cao ở một số nhóm dân tộc như Kinh, Tày, Mường, Thái; nhưng vẫn còn rất thấp ở những nhóm dân tộc khác. Ở đây không những có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc mà còn có khoảng cách về giới. Có đến 10 dân tộc, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ đến trường chiếm từ 70% trở lên. Với trình độ học vấn như vậy, nên việc tiếp thu khoa học tiên tiến, khả năng quy hoạch, tổ chức sản xuất hợp lý là rất hạn chế. Lao động ở vùng nông thôn miền núi nói chung vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất thấp.

2. Vai trò, chức năng của môi trường


Theo khái niệm mới của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 ở điều 3 “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Từ khái niệm về môi trường trong Luật bảo vệ môi trường có thể thấy theo chức năng môi trường phân thành các loại sau:

- Môi trường tự nhiên.

- Môi trường xã hội.

- Môi trường nhân tạo.

* Môi trường là không gian sống của con người

Không gian cho sự tồn tại của con người và sinh vật đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn nhất định về yếu tố hoá học, sinh học, vật lý và cảnh quan xã hội.

Chức năng không gian sống có thể phân thành các dạng sau:

- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian;

- Chức năng vận tải: theo 3 tuyến đường bộ đường thuỷ và đường hàng không;

- Chức năng sản xuất: gồm mặt bằng và các phương tiện cho sản xuất;

- Chức năng giải trí của con người;

* Môi trường là nguồn tài nguyên của con người

Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu, năng lượng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Một số dạng tài nguyên chủ yếu:

- Tài nguyên đất;

- Tài nguyên nước;

- Tài nguyên khoáng sản;

- Tài nguyên sinh vật;

- Tài nguyên rừng;

- Tài nguyên khí hậu.



* Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hoá chất thải

Trong môi trường, nhờ các quá trình phân huỷ của vi sinh vật hay các quá trình biến đổi lý hoá (pha loãng, phản ứng hoá học hấp thụ), sinh hoá có thể biến đổi chất thải thành dạng ban đầu theo các chu trình sinh địa hoá. Nhưng sự làm sạch này phải nằm trong một giới hạn nhất định của môi trường (ngưỡng môi trường). Ứng dụng tính chất này trong việc xử lý chất thải - tính chất tự cân bằng của môi trường.



* Môi trường lưu trữ và cung cấp thông tin

- Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của sinh vật trong đó có cả lịch sử tiến hoá của loài người.

- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính báo hiệu sớm.

- Cung cấp và lưu trữ các nguồn gen, các cảnh quan, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.


3. Dân số, tài nguyên và môi trường các xã miền núi – dân tộc


Việt Nam vừa có vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển rộng lớn; từ đó dẫn tới sự đa dạng của môi trường tự nhiên, sinh thái và các vấn đề xã hội. Khoảng 80% dân số đất nước sống ở vùng nông thôn. Nông thôn, miền núi, biển và hải đảo cũng là những nơi có tốc độ tăng dân số hàng năm cao nhất. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia biển, một quốc gia nông nghiệp và một Việt Nam núi rừng. Chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt với quá nhiều vấn đề môi trường thuộc các lĩnh vực nông thôn, miền núi, biển và ven bờ. Đây là các lĩnh vực môi trường bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ và là tổng thể những vấn đề môi trường đặc trưng nhất của Việt Nam.

Đối với vùng miền núi – dân tộc, rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Năm 1943 nước ta có khoảng 14.325.000 ha rừng với độ che phủ 43,70%. Đến năm 1990 chỉ còn lại 9.175.600 ha với độ che phủ 28% diện tích đất trong cả nước. Cho đến năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong công tác phục hồi rừng và trồng rừng, độ che phủ đã lên tới 33,20% với tổng diện tích 10.915.292 ha (Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, 2001). Tính đến cuối năm 2009, toàn quốc có gần 13,259 triệu ha rừng (hơn 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,919 triệu ha rừng trồng). Độ che phủ rừng tăng mạnh từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009, năm 2010 đạt khoảng 39,5%, bình quân tăng mỗi năm tăng 0,5%. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, đây là kết quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta, bởi thực tế ở nhiều nước trên thế giới độ che phủ rừng đang suy giảm.

Dù cho diện tích rừng che phủ có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn ngày càng giảm sút, còn xa mức ổn định và chưa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường. Những quan trắc nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất là xu thế chung đối với các vùng nông thôn miền núi. Hiện tượng thiếu đất canh tác đang rất phổ biến, ảnh hưởng đến an toàn lương thực và đe dọa sự phát triển bền vững ở vùng núi.

Khoảng 50% diện tích đất có các sườn dốc trên 20 độ. Đất đai bị xói mòn mạnh, ước lượng hàng năm đất mất đi từ 150-350 tấn/ha. Phần lớn đất bị phong hóa mạnh, nghèo chất dinh dưỡng, suy thoái mạnh, các chất vi lượng hạn chế đối với cây trồng và thậm chí cả đối với người, gây nên bệnh bướu cổ - một bệnh đặc thù ở địa phương do thiếu iốt. Ước tính có tới 48% phụ nữ và 23% nam giới ở các vùng cao phía bắc có dấu hiệu của bệnh bướu cổ.


Nhiều báo cáo cho rằng, bên cạnh chương trình phân bố lại dân cư từ năm 1960 bằng cách đưa trên 2 triệu người chuyển cư lên vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên thì nạn di cư tự do cũng làm tăng mật độ dân số miền núi lên 75 người/km2 (quá cao khi diện tích đất trồng có hạn) tạo nên cạnh tranh đất đai (bình quân đất nông nghiệp trên đầu người dưới 1000 m2), đẩy một bộ phận dân lùi sâu vào rừng và hậu quả là rừng lại tiếp tục bị tàn phá. Rừng hiện nay nghèo, ít cây gỗ quí, cây có giá trị kinh tế cao trở nên khan hiếm và tốc độ chặt phá rừng không thể kiểm soát nổi. Mất rừng dẫn đến mất dần đa dạng sinh học, các loài thực vật, đồng thời cũng mất đi nơi sinh cư (habitat) cho hàng nghìn loài động vật rừng.

Thoái hóa đất trồng là một vấn đề ở vùng núi do xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Độ mầu mỡ của đất trên khắp vùng núi cao bị giảm sút. Năng suất lúa nương thấp. Có thể nói, sự gia tăng dân số, nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã gây ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong nông nghiệp vùng cao. Trên thực tế, trừ người Kinh, còn lại tất cả các dân tộc khác đều canh tác nương rẫy với năng suất lúa nương thấp. Khai thác các mỏ khoáng sản, trong đó có vàng ở qui mô nhỏ không chỉ lãng phí tài nguyên, còn gây thêm các khó khăn cho quản lý môi trường. Các chất thải rắn và nước thải từ khai mỏ đã ảnh hưởng vào môi trường nước sông, suối miền núi một lượng nhất định các chất gây ô nhiễm; trong đó có asen, các hợp chất gốc xianua và một số kim loại nặng khác. Ngoài ra, các sự cố nứt đất, lũ quét, lũ bùn đá đã xảy ra với tần xuất nhiều hơn ở vùng núi nước ta đã đưa đến những hậu quả môi trường và kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Nhiều đoạn sông suối bị nông hóa, lấp đầy, xói mòn đất gia tăng, sụt và trượt lở tăng, tăng độ đục của các dòng sông gây ảnh hưởng nặng nề tới các hệ sinh thái ven bờ và nghề cá biển.


II. QUẢN LÝ MỘT SỐ HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH

1. Hệ sinh thái nông nghiệp khu vực miền núi – dân tộc


Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái, vì mục đích thỏa mãn nhu cầu trên nhiều mặt ngày càng tăng của con người.

Trong hệ sinh thái nông nghiệp thành phần chủ yếu là thực vật (đồng cỏ) hay cây trồng. Thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời , đất và chất dinh dưỡng từ đất tổng hợp nên chất hữu cơ, tạo thành năng suất sơ cấp của hệ sinh thái nông nghiệp. Chất hữu cơ này một phần chô động vật (kể cả con người) hay vi sinh vật sử dụng để tạo ra năng suất sơ cấp.

Một số loại cây trồng chính vùng trung du miền núi Bắc Bộ:

Lúa (lúa nước, lúa nương), sắn, chè và lạc là những cây trồng chủ lực của vùng. Hệ thống nông nghiệp thay đổi theo địa hình bao gồm lúa nước, lạc và đậu tương ở vùng thấp hoặc lúa nương, sắn, chè, cây ăn quả trên vùng đất dốc. Một hình thức sử dụng đất khác rất phổ biến ở vùng trung du miền núi Đông Bắc là chăn nuôi các loài gia súc của địa phương, các mảnh rừng nằm liền với đất ruộng trên các sườn đồi và đỉnh đồi và các cây mọc rải rác trên cánh đồng. Tại các vùng trung du cây ngô được trồng nhiều, ở đây có những bãi chăn thả trâu bò, những đồi cọ. Vùng miền núi trung du Đông Bắc là nơi có sự đa dạng cao cây ăn quả, đặc biệt cây có múi như cam sành Hà Giang, quýt đỏ Lạng Sơn, bưởi Đoan Hùng, chuối Phú hộ, v.v.

Trong hệ sinh thái nông nghiệp, dòng năng lượng bức xạ mặt trời chuyển đổi qua hoạt động chức năng của vi sinh vật chỉ theo một chiều không quay vòng trở lại.

Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, con người luôn tìm mọi cách để có năng xuất cao. Tuy nhiên, trong thực tiễn của hoạt động sản xuất, con người cũng cố gắng làm già hóa một số quá trình nhưng không làm thoát ly mục tiêu để đạt được năng xuất cao và tăng tính ổn định.

- Độc canh thay bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho hệ sinh thái nông nghiệp thêm phong phú, mặc dù sự phong phú này theo mùa vụ, thời gian ngắn.

- Việc sử dụng phân bón hữu cơ để tăng hoạt tính sinh học của đất, việc trồng chọt kết hợp với chăn nuôi để tăng tính phức tạp trong chuỗi thức ăn.

- Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quần thể để nâng cao năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp như sử dụng cây họ đậu, dung các giống chống chịu sâu bệnh, dung biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật.

Hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng muốn tăng năng suất cao nên xu hướng chung là phải đơn giản, chuyên canh, độc canh, sử dụng các giống có năng suất cao, đồng nhất về di truyền. Làm như vậy hệ sinh thái nông nghiệp thường ít có tính ổn định.


2. Hệ sinh thái rừng


Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người có nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng dưới các hình thức khác nhau. Chính những tác động này đã dẫn đến quá trình diễn thế thứ sinh của hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Do vậy, những quần thể rừng thứ sinh hình thành dưới tác động của con người được gọi là kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Tác động của con người đến rừng có thể có ba hình thức sau đây :

- Đốt rừng làm rẫy trồng cây nông nghiệp.

- Khai thác lâm sản làm thay đổi tổ thành loài cây, phá vỡ cấu trúc hình thái quần thể ban đầu.

- Chiến tranh, chất độc hoá học v.v…

Nếu tác động phá hoại của con người không được ngăn chặn mà vẫn tiếp tục đốt rừng làm rẫy và khai thác lâm sản quá mức lặp lại nhiều lần thì không chỉ thành phần thực vật bị xáo trộn mà đất rừng cũng bị thoái hoá, cằn cỗi làm cho rừng không thể tồn tại được và biến thành trảng cây bụi, trảng cỏ. Những hệ sinh thái này không chỉ chịu sự tác động trực tiếp của con người mà còn chịu tác động của điều kiện thổ nhưỡng thoái hoá.

2.1. Các nguyên lý quản lý rừng bền vững

Nguyên lý thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Theo định nghĩa thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”. Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.

Nguyên lý thứ hai là: trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường.

Nguyên lý thứ ba là: sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại.

Nguyên lý thứ tư: là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.

2.2. Những chính sách quản lý rừng bền vững của Việt Nam

Trong khoảng 10 năm trở lại đây quản lý rừng bền vững được Nhà nước cũng như các ngành hết sức quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong các văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các quy chế, quy trình, quy phạm của ngành.



Các văn bản của Nhà nước

* Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004

Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các vấn đề về quản lý rừng bền vững, đã được đề cập đến như: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương;

* Luật Bảo vệ môi trường

Trong Luật Bảo vệ môi trường, vấn đề quản lý rừng bền vững được hết sức quan tâm. Cụ thể:

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái.

- Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ và giống, loài sinh vật; không làm mất cân bằng sinh thái.

- Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của rừng, bảo vệ các vùng đầu nguồn sông,suối.

- Việc sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân địa phương được giao trách nhiệm quản lý hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên nói trên.

- Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm cấm các hành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái (9);

- Cấm khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý, hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ và cấm sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

* Luật Đất đai

Trong Luật Đất đai, đất lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đất nông nghiệp mà không để mục đất lâm nghiệp riêng như trước đây và được phân loại như sau:

Đất rừng sản xuất;

Đất rừng phòng hộ;

Đất rừng đặc dụng;

Cách phân loại này làm cho đất lâm nghiệp bị hòa đồng với các loại đất khác nên trong Luật ít có những quy định riêng, mang tính đặc thù cho đất lâm nghiệp. Đây là một hạn chế của luật này vì đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong quỹ đất của quốc gia và nó có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

- Về nguyên tắc sử dụng đất: việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh….

Về các văn bản dưới luật.

- Nghị định số 139/2004-NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. Trong đó quy định 16 loài thực vật (nhóm IA), 56 loài động vật (nhóm IB) nghiêm cấm khai thác sử dụng và 26 loài thực vật (nhóm IIA), 51 loài động vật (nhóm IIB) hạn chế khai thác sử dụng.

- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Trong đó quy định về phân loại, về tổ chức quản lý; về bảo vệ, xây dựng và sử dụng các loại rừng nói trên. Riêng đối với rừng sản xuất quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng, điều kiện đưa rừng vào sản xuất kinh doanh, đối tượng rừng đưa vào khai thác, các thủ tục tiến hành khai thác.

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam đến năm 2010. Trong đó nêu lên những nguyên tắc, phương pháp, hành động của chiến lược như: quy hoạch; xây dựng khung pháp lý; tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; đổi mới hệ thống tổ chức quản lý; đổi mới cơ chế thiết lập, đầu tư và cung cấp tài chính, đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác thông tin-giáo dục-truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường hợp tác quốc tế.



2.3. Những chủ trương lớn của Nhà nước

* Thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Đây là dự án lớn của quốc gia, được khởi động từ năm 1998 và kết thúc vào năm 2010. Theo quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án có 3 mục tiêu phù hợp với quản lý rừng bền vững, cụ thể: Một là về môi trường: đến năm 2010 độ che phủ tăng lên 43%, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Hai là về xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh… Ba là về kinh tế: cung cấp gỗ làm nguyên liệu để chế biến, đáp ứng nhu cầu gỗ củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng và xuất khẩu, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng…



* Giảm lượng khai thác rừng tự nhiên.

Để nâng cao chất lượng rừng, Nhà nước có chủ trương thực hiện một giải pháp tình thế là hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên được thực hiện từ năm 1990, giải pháp này bao gồm:

- Giảm số lâm trường khai thác rừng tự nhiên từ 265 lâm trường (năm 1993) xuống còn 114 lâm trường (năm 2004);

- Giảm số tiểu khu khai thác từ 562 tiểu khu (năm 1993) xuống còn 179 tiểu khu (năm 2004);

- Giảm diện tích khai thác từ 31.000 ha (năm 1993) xuống còn 6.706ha (năm 2004);

- Giảm trữ lượng từ 1.081.000 m3 (năm 1990) xuống còn 200.000 m3 (năm 2004), 150.000 m3 (năm 2005);

- Trữ lượng 150.000 m3/năm sẽ còn được duy trì ít nhất trong thời gian 3 năm, thậm chí có thể đến năm 2010.

Nhìn chung các văn bản của Nhà nước là tương đối đầy đủ để bảo đảm quản lý bảo vệ rừng theo hướng bền vững, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường sinh thái, phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi - dân tộc Việt Nam.



Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương