ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


Bài 3: CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH



tải về 2.49 Mb.
trang15/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   28

Bài 3: CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1. Mục đích


Trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ranh giới, hình thể thửa đất có sự thay đổi. Chỉnh lý bản đồ địa chính là đảm bảo cho hình thể có trên bản đồ luôn phù hợp với hình thể có ngoài thực địa, vì thế phải theo dõi và chỉnh lý kịp thời, thường xuyên.

2. Yêu cầu


Yêu cầu của chỉnh lý bản đồ địa chính là phải chỉnh lý kịp thời và thường xuyên.

Tài liệu phục vụ cho chỉnh lý bao gồm: bản đồ gốc, bản đồ can, các loại sổ mục kê, sổ địa chính, biểu thống kê đất đai.

Đối với các bản đồ đo vẽ từ lâu, công tác chỉnh lý không thường xuyên thì trước khi chỉnh lý phải kiểm tra đánh giá chất lượng tài liệu. Qua kiểm tra nếu thay đổi hình thể nhỏ hơn 30%, các điểm chi tiết không lệch quá 0,5mm trên bản đồ gốc hoặc không quá 1mm trên bản can thì mới được chỉnh lý.

Các dụng cụ dùng để đo và chỉnh lý gồm thước dây, Êke, thước đo độ, thước tỷ lệ, tẩy chì, bút mực đỏ.


II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHI TIẾT

1. Khái niệm điểm chi tiết


Điểm chi tiết của các địa vật là những điểm đặc trưng cơ bản cho các địa vật được đo từ thực địa lên bản đồ. Ví dụ như các góc nhà, góc ruộng, các điểm ngã ba, ngã tư....

2. Phương pháp giao hội cạnh (giao cung)

Phương pháp giao hội cạnh còn được gọi là phương pháp giao cung, phương pháp này thường dùng để bổ sung một số điểm chi tiết hoặc đo vẽ trong khu dân cư (hình 17).



Giả sử có ba điểm A, B, C ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ cần bổ sung điểm D từ thực địa lên bản vẽ ta tiến hành như sau:

Dùng thước dây đo khoảng cách ở thực địa từ A đến D; từ B đến D; từ C đến D. Trên bản vẽ căn cứ vào các điểm a, b, c lấy làm tâm quay các cung có bán kính lần lượt bằng khoảng cách AD; BD; CD đã thu theo tỷ lệ bản đồ. Ba cung cắt nhau tại một điểm trên bản vẽ đó là điểm d. Tương tự như vậy căn cứ từ ba điểm đã biết đo đến một điểm cần xác định, dựa vào tỷ lệ bản đồ quay các cung ta được điểm cần xác định lên bản vẽ.

3. Phương pháp đường thẳng hàng


Phương pháp đường thẳng hàng áp dụng xác định những điểm chi tiết mới phát sinh mà cùng nằm trên một đường thẳng đã được đưa lên bản vẽ (hình 18).

Giả sử có thửa đất ABCD ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ là abcd, nay thửa đất đó được chia làm hai phần (hình 18a). Như vậy ngoài thực địa mới phát sinh hai điểm I, II. Điểm I nằm trên đoạn thẳng AB; điểm II nằm trên đoạn thẳng CD. Để đưa điểm I, II từ thực địa lên bản vẽ, tiến hành như sau:


Dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách từ A đến I; đo kiểm tra từ I đến B. Đo khoảng cách từ C đến II; đo kiểm tra từ II đến D. Trên bản vẽ lấy a làm tâm bấm một đoạn bằng AI đo được ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ lên ab; đo kiểm tra 1b trên bản đồ so với IB ngoài thực địa.

Tương tự như vậy ta bấm được điểm 2 lên bản vẽ, nối 1 với 2 ta được thửa đất abcd thành hai thửa (hình 18b).


III. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TẠI THỰC ĐỊA LÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH


Để chỉnh lý biến động thì tài liệu phải có: Bản đồ gốc, bản đồ can, các loại sổ sách mục kê, sổ địa chính, biểu bảng thống kê, bản đồ dùng để chỉnh lý phải được kiểm tra đánh giá chất lượng, sai số xác định vị trí điểm kiểm tra trên bản đồ gốc  0,5 mm; trên bản đồ can  1 mm.

1. Xác định vị trí điểm biến động tại thực địa


Khi chỉnh lý bản đồ thường dùng các phương pháp giao cung (giao hội cạnh); phương pháp đường thẳng hàng. Chọn các điểm làm gốc phải là những điểm rõ nét có trên bản đồ địa chính và tương ứng của chúng ở ngoài thực địa (các góc thửa đất).

Phương pháp giao cung: đo từ 3 điểm đã biết có trên bản đồ tới điểm cần xác định để đưa điểm đó lên bản đồ (hình 17).

Phương pháp đường thẳng hàng: Các điểm cần xác định nằm trên đường thẳng đã biết đã biết, nên chỉ cần đo chiều dài các đoạn nằm trên đường thẳng đó (hình 18).

Khi chỉnh lý bản đồ đối với trường hợp thửa ở thực địa bị thay đổi thì sau khi mang bản đồ ra thực địa đối chiếu, đánh dấu thửa thay đổi, xem xét sự thay đổi để dùng phương pháp chỉnh lý nào cho thích hợp.


2. Chuyển nội dung biến động lên bản đồ địa chính


Sau khi đã đo được khoảng cách của các đoạn thẳng có liên quan cần phải đưa lên bản đồ. Căn cứ vào khoảng cách đo được và tỷ lệ bản đồ địa chính dùng thước tỷ lệ, com pa, thước thẳng tiến hành đưa các đoạn thẳng lên bản đồ.

3. Ví dụ

Theo hình vẽ 19 thửa ABCD ở thực địa được phân thành 2 thửa, nhưng trên bản đồ địa chính vẫn chỉ là một thửa, do đó cần phải đo bổ sung 3 điểm chi tiết I, II, III từ thực địa để đưa lên bản vẽ.



Trong đó điểm I, III chỉnh lý bằng phương pháp đường thẳng hàng, còn điểm II chỉnh lý bằng phương pháp giao cung.



Cụ thể: dùng thước dây đo đoạn AI, ID, CIII, IIIB và các đoạn AII, DII và CII. Căn cứ vào khoảng cách các đoạn đo được ở thực địa và dựa vào tỷ lệ bản đồ tiến hành thu các đoạn AI đưa lên ad đánh dấu được điểm 1, thu đoạn CIII đưa lên CB được điểm 3, lấy a làm tâm quay một cung có bán kính bằng AII thu nhỏ, lấy d làm tâm quay một cung bằng DII thu nhỏ, lấy c làm tâm quay một cung bằng CII thu nhỏ. Ba cung này cắt nhau tại một điểm được điểm 2. Nếu 3 cung cắt nhau tạo thành tam giác sai số thì cạnh lớn nhất của tam giác sai nhỏ hơn hoặc bằng 0,5mm thì lấy điểm giữa của tam giác làm điểm 2.

Sau khi chỉnh lý xong lên bản đồ cần phải tính lại diện tích cho các thửa mới, ghi lại số thửa, vào số sách có liên quan.


IV. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TỪ BẢN ĐỒ RA THỰC ĐỊA

1. Xác định biến động trên bản đồ địa chính


Đối với trường hợp do lý do cần thay đổi theo một thiết kế cho trước như thiết kế kênh mương, đường, chia đất thổ cư. Đối với những trường hợp này được thiết kế sẵn trên bản đồ, từ bản đồ chuyển các điểm thiết kế đó ra thực địa .

Phương pháp chuyển các điểm thiết kế ra thực địa thường dùng phương pháp giao cung, phương pháp thẳng hàng. Chú ý ở đây biết khoảng cách trên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cần tính khoảng cách tương ứng chuyển ra thực địa theo công thức L=l.M


2. Chuyển biến động từ bản đồ ra thực địa


Căn cứ vào các khoảng cách đo được trên bản đồ đã tính ra tương ứng với thực địa theo tỷ lệ của bản đồ, ra thực địa dùng thước dây và các phương pháp giao cung hoặc đường thẳng hàng để bố trí các điểm.

3. Ví dụ

Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 có thửa đất hình chữ nhật abcd tương ứng với ngoài thực địa ABCD có diện tích 500m2 (chiều dài AB = 25m; chiều rộng AD = 20m), cần tách một thửa đất có diện tích 150m2. Trước tiên đo chiều dài, chiều rộng thửa đất trên bản đồ,dựa vào tỷ lệ bản đồ tính khoảng cách tương ứng nằm ngang ở thực địa, sau đó lấy chiều dài hay chiều rộng làm chuẩn để tính cạnh của thửa đất mới cần tách. Nếu gọi cạnh thửa đất mới cần cấp là L1 thì L1 bằng diện tích thửa đất mới chia cho chiều dài hoặc chiều rộng của thửa ABCD.



Cụ thể nếu lấy chiều dài làm chuẩn thì chiều rộng l1 bằng diện tích của thửa đất mới chia cho chiều dài, còn nếu lấy chiều rộng làm chuẩn thì lấy diện tích của thửa đất mới chia cho chiều rộng.


Trường hợp 1: Khi lấy chiều dài cạnh AB làm chuẩn thì:



Ngoài thực địa trên cạnh AD từ A dùng thước dây đo một đoạn bằng 6m đóng cọc được điểm I, trên cạnh BC từ B đo một đoạn bằng 6m đóng cọc được điểm II. Nối I với II được bờ I-II.

Trường hợp 2: khi lấy chiều rộng cạnh AD làm chuẩn thì:


V. ĐO VÀ VẼ TRÍCH THỬA

1. Mục đích


Trong thực tế hiện nay công tác đo trích thửa được sử dụng nhiều trong công tác địa chính nhất là phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đo trích thửa là thể hiện riêng từng thửa lên tờ giấy trích đo. Tuỳ theo kích thước thửa thực tế mà qui định tỷ lệ trích đo là bao nhiêu cho thích hợp. Thường tỷ lệ trích đo thửa là 1: 500 hoặc 1: 200.


2. Phương pháp đo và vẽ trích thửa


Trích đo là tiến hành đo bằng thước dây tất cả các cạnh của thửa cần trích đo tại thực địa, đo đến cm.

Khi chuyển vẽ thửa lên tờ trích đo lấy các góc của thửa trên bản đồ địa chính để dựng hình, lấy cạnh đo trực tiếp bằng thước dây ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ.

Trên tờ trích đo phải ghi đầy đủ hướng bắc, chiều dài các cạnh đến cm, ghi chú các đặc điểm giáp biên của thửa trích đó, như giáp thửa nào, nếu là thổ cư ghi rõ tên chủ hộ (hình 22).



VI. MỐC RANH GIỚI

1. Cắm mốc ranh giới


Ranh giới của xã, phường, thị trấn có thể là ranh giới cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Vì vậy khi cắm mốc ranh phải chọn ranh giới cấp cao nhất để cắm mốc theo cấp đó. Các mốc ranh giới được làm bằng bê tông, có tên, có số thứ tự. Mốc ranh giới sau khi cắm xong ở thực địa, có sơ đồ ghi lại và có ít nhất là 3 khoảng cách từ mốc ranh giới đó đến các điểm địa vật cố định, ổn định và lâu dài, ghi tên địa vật có điểm đó cụ thể (hình 23).


2. Phục hồi mốc ranh giới bị mất


Đối với những trường hợp mốc ranh giới bị mất, cần phải phục vụ hồi, tiến hành như sau, dựa trên sơ đồ mốc ranh giới đã cắm trước dây, căn cứ vào các địa vật cố định đã được ghi tên trên sơ đồ, dùng thước dây đo các cung từ các điểm đó, tìm điểm cắt nhau đo từ 3 điểm đến theo khoảng cách đã ghi trên sơ đồ, được điểm mốc ranh giới. Dùng mốc mới chôn tại điểm vừa xác định.

3. Quản lý bản đồ địa chính


Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản phục vụ cho ngành quản lý đất đai trong các công tác như đăng ký thống kê đất đai, quy hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra – kiểm tra đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Vì vậy bản đồ địa chính phải được quản lý chặt chẽ, có hệ thống. Đối với cấp xã bản đồ địa chính là các bản sao, để bảo quản lâu dài phải có tủ đựng bản đồ. Bản đồ phải được sắp xếp theo thứ tự phân mảnh, theo khu vực. Các tờ bản đồ nên đánh từ số nào đến số nào để thuận tiện khi tra cứu.
PHẦN THỰC HÀNH

Để phục vụ cho phần thực hành cho môn học sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính yêu cầu:

1- VỀ DỤNG CỤ

- Thước dây vải 30m

- Thước nhựa thẳng dài 30cm

- Bộ que dấu (6 que)

- Bút chì, bút mực đỏ

2- TỔ NHÓM THỰC HÀNH

Một nhóm có từ 3 đến 4 học viên, mỗi nhóm được trang bị 1 thước dây, 1 thước nhựa thẳng, 1 bộ que dấu, 1 bút chì và 1 bút mực đỏ.



3- GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Chuẩn bị sẵn một số bài tập thực hành. Hướng dẫn cụ thể chi tiết, thao tác làm mẫu.



4- HỌC VIÊN THỰC HÀNH

Học viên làm theo các công việc do giáo viên hướng dẫn và yêu cầu.


CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Dùng thước dây đo chiều dài 3 đến 5 đoạn thẳng, tính kết quả đo và đánh giá độ chính xác.

Bài tập 2 : Sử dụng thước tỷ lệ thẳng để tính khoảng cách từ thực địa đưa lên bản đồ và tính từ bản đồ ra thực địa từ 5 đến 10 đoạn thẳng.

Bài tập 3: Tính diện tích 10 đến 15 thửa đất có trên bản đồ theo phương pháp phân thửa ra các hình tam giác và phương pháp đếm ô khi theo tỷ lệ 1/1000; 1/2000; 1/5000 và 1/10000.

Bài tập 4: Định hướng tờ bản đồ địa chính theo hướng đã biết hoặc theo địa vật.

Bài tập 5: Đo và vẽ trích thửa từ 5 đến 10 thửa theo tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000 và 1/5000.

Bài tập 6: Chuyển các thửa đất có biến động ngoài thực lên bản đồ địa chính (chỉnh lý từ 5 đến 10 thửa) theo các số liệu khác nhau.

Bài tập 7: Chuyển các thửa đất có biến động trên bản đồ địa chính ra thực địa (chỉnh lý từ 3 đến 5 thửa ) theo các số liệu khác nhau.




Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương