ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


II. THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KHOẢNG SẢN Ở CƠ SỞ



tải về 2.49 Mb.
trang25/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

II. THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KHOẢNG SẢN Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm chung


- Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

Thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản ở cơ sở là việc xem xét tại chỗ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đối với việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản ở cơ sở.

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

- Đối tượng thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoáng sản tại cơ sở là các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã, phường, thị trấn quản lý.

Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản


2. Nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản ở cơ sở


Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng cán bộ công chức địa chính xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các đối tượng hoạt động khoáng sản tại địa phương nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trong thì phải báo cáo với cấp trên. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện và chính quyền cơ sở tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản tại địa bàn xã, khi tiến hành kiểm tra thì thực hiện theo các nội dung sau:

- Nội dung thanh tra, kiểm tra đối với giấy phép hoạt động khoáng sản:

Giấy phép hoạt động khoáng sản gồm Giấy phép thăm dò ,Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và giấy phép chế biến khoáng sản. Khi kiểm tra cấn chú ý các nội dung sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;

+ Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

+ Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;

+ Thời hạn khai thác khoáng sản;

+ Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

- Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ giấy phép khai thác khoáng sản, gồm.

+ Nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;

+ Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh lao động:

+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+ Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.

+ Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.

- Kiểm tra việc bảo đảm quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

+ Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

+ Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.

Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và phải được người đại diện của cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường cùng ký. Nếu không ký thì ghi rõ lý do vào biên bản.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan để xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.


3. Trình tự thủ tục thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản


Khi có yêu cầu về quản lý nhà nước hoặc nếu phát hiện thấy có hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, thì sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện trình tự, thủ tục kiểm tra tài khoáng sản:

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thống nhất kế hoạch kiểm tra;

- Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra;

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra biết trước ba (03) ngày về kế hoạch làm việc của Đoàn Kiểm tra;

- Tiến hành thực hiện kiểm tra, thanh tra.

- Kết thúc thanh tra, kiểm tra


4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản


4.1. Vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (bao gồm lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh giá tiềm năng khoáng sản); khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm mà không phải là tội phạm nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.



4.2. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản ở cơ sở.

a. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản.

- Đối tượng bị xử phạt là Tổ chức, cá nhân trong nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

- Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm.

- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

+ Mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây: cảnh cáo; phạt tiền.

+ Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tước giấy phép; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

+ Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng; buộc nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc san lấp công trình; thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định; buộc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; buộc thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản; buộc lập thiết kế mỏ; bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định.

b. Hành vi vi phạm và mức xử phạt thuộc thẩm quyền của UBND xã.

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Ngoài ra còn buộc đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy định đối với hành vi vi phạm đó.

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch thăm dò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Buộc thông báo kế hoạch thăm dò theo quy định đối với hành vi vi phạm này;

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch khai thác, không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gây ra do hành vi vi phạm theo quy định

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với việc không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Ngoài ra còn bị tước giấy phép chế biến khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định ở trên khi có tình tiết tăng nặng theo quy định.

- Phạt tiền từ 400.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò khoáng sản.



c. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sảncủa chính quyền cơ sở

- Theo quy định tại Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12, ngày 02/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

- Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12, ngày 02/04/2008 của UBTV Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

- Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt.

- Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 54

và Điều 58 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Khi áp dụng hình thức tịch thu khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

- Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Bài 4: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ


Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương