ChuyêN ĐỀ 1: quản lý nhà NƯỚc tài nguyên và MÔi trưỜng ở XÃ


Bài 3: THỐNG KÊ - KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI



tải về 2.49 Mb.
trang21/28
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích2.49 Mb.
#6483
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28

Bài 3: THỐNG KÊ - KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

I. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

1. Các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai


Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ bao gồm:

- Diện tích đất theo mục đích sử dụng và người sử dụng, người quản lý đất theo quy định của Luật đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và được cụ thể hóa tại thông tư này;

- Số lượng người sử dụng đất theo các mục đích sử dụng đất.

Các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai này được áp dụng thống nhất đối với các cấp hành chính và vùng địa lý tự nhiên - kinh tế; trường hợp các tỉnh cần có các chỉ tiêu chi tiết hơn phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương thì được phép bổ sung nhưng kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường phải tuân theo các chỉ tiêu được quy định tại Thông tư 08/2007/TT-BTNMT



1.1. Chỉ tiêu diện tích đất theo mục đích sử dụng

1.1.1. Tổng diện tích đất tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất thuộc phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính đã được xác định theo Chỉ thị 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã và theo những quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của Nhà nước.

Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Đất mặt nước ven biển ngoài đường triều kiệt trung bình trong nhiều năm mà đang được sử dụng thì được thống kê riêng trong kiểm kê đất đai.

1.1.2. Diện tích đất theo mục đích sử dụng

Diện tích đất theo mục đích sử dụng được xác định và thể hiện như sau:



- Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính;

- Mục đích sử dụng đất có tên gọi và mã (ký hiệu) duy nhất;

- Theo yêu cầu của quản lý, mục đích sử dụng đất được phân chia từ khái quát đến chi tiết, được phân lớp và giải thích cách xác định trong Bảng 1: Mục đích sử dụng đất. (quy định trong thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất)

2. Chỉ tiêu đất khu dân cư nông thôn và đất đô thị


- Đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã.

Ranh giới của khu dân cư nông thôn được xác định theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, các điểm dân cư tương tự hiện có.

Đối với trường hợp dân cư sinh sống dọc theo kênh, mương, đường giao thông hoặc dân cư ở riêng lẻ thì chỉ thống kê diện tích thửa đất có nhà ở và vườn, ao gắn liền với nhà ở; trường hợp dân cư sinh sống riêng lẻ mà không xác định được phạm vi ranh giới thửa đất ở và vườn, ao gắn liền thì chỉ thống kê diện tích đất ở đã được công nhận, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Đất đô thị bao gồm các loại đất nằm trong phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn.


II. NỘI DUNG THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Biểu thống kê, kiểm kê đất đai và việc lập biểu


Việc thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện trên các biểu mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bao gồm:

1.1. Biểu 01-TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp

Biểu này chỉ áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các mục đích sử dụng đất chi tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;



1.2. Biểu 02-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các mục đích sử dụng đất chi tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;



1.3. Biểu 03-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các mục đích sử dụng đất chủ yếu thuộc các nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;



1.4. Biểu 04-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê người sử dụng đất

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp về số lượng người sử dụng đất vào một số mục đích chủ yếu;



1.5. Biểu 05-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu này áp dụng ở cấp xã để thu thập, tổng hợp số liệu về tăng, giảm diện tích đất theo các mục đích sử dụng từ thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai kỳ trước đến thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai kỳ này trên cơ sở số liệu từ hồ sơ địa chính trong kỳ thống kê đất đai (có kiểm tra thực địa đối với các trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện); trên cơ sở số liệu điều tra thực địa, đối chiếu với hồ sơ địa chính trong kỳ kiểm kê đất đai;



1.6. Biểu 06-TKĐĐ: Phân tích tình hình tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu này áp dụng cho thống kê và kiểm kê đất đai, đối với cấp huyện được tổng hợp từ Biểu 05-TKĐĐ của các xã trực thuộc, đối với cấp tỉnh được tổng hợp từ Biểu 06-TKĐĐ của các huyện trực thuộc, đối với cả nước được tổng hợp từ Biểu 06-TKĐĐ của các tỉnh.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm in kết quả của Biểu 06-TKĐĐ cho từng xã trực thuộc (chỉ in biểu rút gọn đối với các mục đích sử dụng đất có trên địa bàn xã đó);

1.7. Biểu 07-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp số liệu từ Biểu 03-TKĐĐ của các đơn vị hành chính trực thuộc;



1.8. Biểu 08-TKĐĐ: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất

Biểu này áp dụng cho thống kê và kiểm kê đất đai; mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất tính cơ cấu theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 03-TKĐĐ;



1.9. Biểu 09-TKĐĐ: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tính toán sự tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu 06-TKĐĐ;



1.10. Biểu 10-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo mục đích được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện

Biểu này áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai; diện tích đất trong biểu được tổng hợp đối với các trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới. Mục đích sử dụng đất trong biểu được tổng hợp theo mục đích sử dụng được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất;



1.1.1. Biểu 11-TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào mục đích phụ

Biểu này áp dụng trong kiểm kê đất đai; diện tích trong biểu được tổng hợp đối với các trường hợp đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng) có sử dụng kết hợp vào mục đích phụ (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp) đã được ghi trên hồ sơ địa chính.


2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất


- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp và vùng địa lý tự nhiên - kinh tế.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm (05) năm một lần gắn với kiểm kê đất đai; nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải bảo đảm phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo và có đầy đủ cơ sở pháp lý.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có cùng tỷ lệ với tỷ lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Căn cứ vào quy mô diện tích tự nhiên, quy mô diện tích đất theo mục đích sử dụng để chọn tỷ lệ bản đồ hợp lý, thuận tiện cho công tác quản lý đất đai của địa phương.



- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo quy định của Quy phạm, Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

3. Thẩm quyền xác nhận biểu thống kê đất đai và công bố kết quả thống kê đất đai


- Biểu thống kê đất đai của cấp xã do cán bộ địa chính lập và ký, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký xác nhận và ký báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Biểu thống kê đất đai của cấp huyện và cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ trưởng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký tên, đóng dấu; Thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp ký xác nhận (trường hợp không có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thì chỉ Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận).

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Biểu thống kê đất đai của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và của cả nước do cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ trưởng cơ quan chuyên môn ký tên, đóng dấu; Thủ trưởng cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất đai ký xác nhận.

Kết quả thống kê đất đai của cả nước được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xét duyệt, công bố.


III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Trình tự thực hiện thống kê đất đai


- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện thống kê đất đai tại địa phương vào nửa đầu tháng 11 hàng năm.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống kê đất đai trên địa bàn huyện vào nửa đầu tháng 12 hàng năm.

- Từ ngày 01 tháng 01 hàng năm (trừ năm kiểm kê đất đai), Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện thống kê đất đai và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm đó; việc thống kê đất đai được thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính thì căn cứ vào hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai và sổ theo dõi biến động đất đai) và số liệu thống kê đất đai kỳ trước để thu thập và tổng hợp số liệu thống kê;

+ Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại tiết a của điểm này thì căn cứ vào các tài liệu quản lý đất đai hiện có và số liệu thống kê đất đai kỳ trước để thu thập và tổng hợp thống kê;

+ Việc thống kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, và Biểu 10-TKĐĐ.



- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của địa phương và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ; đồng thời in Biểu 06-TKĐĐ đối với địa bàn từng xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.



- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của địa phương và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp tỉnh được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ.



- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế, cả nước và gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 3 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ.


2. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất


- Thủ trưởng cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai mười tám (18) tháng phải tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm kê đất đai trình Bộ trưởng để trình Chính phủ;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai chín (09) tháng phải tổ chức xây dựng dự án kiểm kê đất đai trình Bộ trưởng để trình Chính phủ phê duyệt;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai sáu (06) tháng phải xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức tập huấn;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai ba (03) tháng phải chỉ đạo việc chuẩn bị bản đồ nền của các tỉnh, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước;

+ Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các tỉnh.



- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai năm (05) tháng phải xây phương án kiểm kê đất đai của các cấp hành chính tại địa phương;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai ba (03) tháng phải xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tập huấn;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai một (01) tháng phải chuẩn bị các biểu mẫu kiểm kê và bản đồ nền của cấp huyện, cấp xã;

+ Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc.

- Trước thời điểm kiểm kê đất đai hai (02) tháng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện.

+ Trong thời gian một (01) tháng trước thời điểm kiểm kê đất đai, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai kiểm kê đất đai trên địa bàn xã.

Từ ngày 01 tháng 01, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 30 tháng 4 năm đó; việc kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính thì căn cứ vào hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai) và số liệu kiểm kê kỳ trước, số liệu thống kê của các năm giữa hai kỳ kiểm kê, đối soát với thực địa để thu thập và tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

+ Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại tiết a của điểm này thì căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu về quản lý đất đai hiện có, bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tư liệu ảnh hàng không, ảnh viễn thám, các tài liệu bản đồ khác để điều tra, khoanh vẽ, đo diện tích trên bản đồ và số liệu kiểm kê đất đai kỳ trước để thực hiện kiểm kê diện tích đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

+ Việc kiểm kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.



- Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; nộp báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ; đồng thời in Biểu 06-TKĐĐ đối với địa bàn từng xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.



- Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện; nộp báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm nhất vào ngày 15 tháng 8 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp tỉnh được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.



- Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng lãnh thổ và cả nước; xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.



IV. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ LẬP CÁC BIỂU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

1. Phương pháp thống kê trực tiếp


Phương pháp thống kê trực tiếp là phương pháp hình thành nên các số liệu về thống kê đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai.

Như vậy điều kiện để thống kê trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính, các căn cứ và cơ sỏ để thực hiện thhống kê là các bản đồ và hồ sơ địa chính được hình thành ở cấp cơ sở, nên công việc thống kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.



1.1. Phương pháp thu thập số liệu hồ sơ địa chính

1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu từ sổ mục kê



Ở các xã đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các dữ liệu phục vụ thống kê đất coi như đã có đầy đủ. Cơ sở để thực hiện thống kê là Sổ mục kê đất đai đã được kiểm tra và nghiệm thu. Căn cứ vào nội dung các trang sổ mục kê đất đai, tiến hành lập các biểu trung gian và tổng hợp thành số liệu phù hợp với các thông tin theo yêu cầu trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai.

* Điều kiện thực hiện 

Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp từ sổ mục kê áp dụng cho những đơn vị hành chính cấp xã đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính (hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính), lập hồ sơ địa chính theo kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc kết quả dồn điền đổi thửa để khắc phục tình trạng manh mún đất đai.



* Trình tự thực hiện :

- Kiểm tra tài liệu.

Kiểm tra đối soát giữa sổ mục kê và bản đồ địa chính, nếu bản đồ địa chính thành lập trước thời điểm thống kê một thời gian mà có một số biến động sảy ra hoặc bản đồ có phần chưa phù hợp với thực địa thì phải tiến hành chỉnh sửa sau đó mới đưa số liệu vào để thực hiện việc thống kê.



- Lập các biểu trung gian.

Căn cứ vào dữ liệu trong sổ mục kê, trước hết phải tổng hợp số liệu có trên từng trang sổ mục kê và sau đó tổng hợp số liệu trong phạm vi toàn xã thông qua các biểu trung gian sau:



+ Tổng hợp diện tích trên từng trang sổ mục kê

Biểu 01: Tổng hợp diện tích trên từng trang sổ mục kê

Trang sổ mục kê số: Đơn vị tính : m2

Loại mục đích SD

Tổng DT


GDC

UBS

TKT



Số hộ

DT(ha)

SốT C

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

LUC




























LUK

























































Cộng




























Biểu 3 - 1

+ Tổng hợp diện tích toàn xã: căn cứ vào số liệu tổng hợp ở các biểu " tổng hợp diện tích trên từng trang sổ mục kê" để tổng hợp diện tích trong phạm vi toàn xã theo mục đích và đối tượng sử dụng, quản lý.

Biểu 02: Tổng hợp diện tích theo mục đích và đối tượng sử dụng, quản lý đất

Mục đích sử dụng đất : ............ Đơn vị tính: ha

Trang số

Tổng diện tích

GDC

UBS

TKT



Số hộ

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Trang 1




























Trang 2

























































Cộng




























Biểu 3 - 2

- Đưa số liệu vào biểu thồng kê: căn cứ vào số liệu ở các biểu "Tổng hợp diện tích theo mục đích và đối tượng sử dụng, quản lý đất", tiến hành ghi số liệu vào các biểu 01-TKĐĐ; 02-TKĐĐ; 03-TKĐĐ và các biểu khác theo đúng nguyên tắc lập biểu.

Trường hợp các xã chỉnh lý bản đồ nhưng vẫn sử dụng sổ mục kê cũ thì thay việc tổng hợp các biểu trung gian bằng việc tổng hợp lại phần cuối các trang sổ mục kê. Căn cứ vào kết quả tổng hợp cuối các trang sổ mục kê, tiến hành tổng hợp diện tích chung cho toàn xã . Đồng thời chuyển đổi từ chỉ tiêu cũ sang chỉ tiêu mới và đưa số liệu tổng hợp vào các biểu thống kê theo đúng nguyên tắc lập biểu.



1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu từ kết quả đăng ký biến động đất đai thường xuyên

Phương pháp thu thập số liệu từ kết quả đăng ký biến động đất đai thường xuyên là cách thức tổng hợp số liệu về diện tích các loại đất biến động xảy ra giữa hai kỳ báo cáo của từng đối tượng sử dụng, quản lý để lạp các biểu báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo định kỳ hàng năm. Căn cứ trực tiếp để thống kê diện tích biến động về đất đai là sổ theo dõi biến động về đất đai của xã.

* Điều kiện thực hiện

Phương pháp này được thực hiện đối với các đơn vị hành chính xã đã thực hiện việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và thực hiện tốt công tác quản lý biến động đai thường xuyên, vào sổ theo dõi biến động.



* Căn cứ thực hiện

Căn cứ thực hiện phương pháp này là dựa vào sổ theo dõi biến động đất đai giữa hai kỳ báo cáo (Từ 01/01/năm trước đến 01/01/năm báo cáo) và các biểu thống kê, kiểm kê kỳ trước.



* Trình tự tiến hành

- Kiểm tra tài liệu: rà soát, kiểm tra tất cả các trường hợp biến động xảy ra trong năm thống kê nhằm khắc phục những sai sót (nếu có) về nội dung ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, bổ sung các trường hợp biến động mà chủ sử dụng đất chưa làm thủ tục đăng ký.

- Lập biểu thống kê diện tích biến động (biểu trung gian)

+ Căn cứ để lập biểu thống kê diện tích biến động là dựa vào sổ theo dõi biến động đất đai trong khoảng thời gian từ 01/01/năm trước đến ngày 01/01/năm báo cáo và dựa vào các biểu thống kê, kiểm kê kỳ trước.

+ Cách ghi biểu: từ cột 1 đến cột 4 căn cứ số liệu trong sổ theo dõi biến động đất đai. Cụ thể|

Cột 1 ghi loại đối tượng sử dụng, quản lý đất có biến động trong kỳ báo cáo;

Cột 2 ghi loại đất có biến động tương ứng với từng loại đối tượng sử dụng, quản lý;

Cột 3 ghi diện tích từng trường hợp tăng tương ứng với loại đất của từng loại đối tượng có biến động;

Cột 4 ghi diện tích từng trường hợp giảm tương ứng với loại đất của từng loại đối tượng có biến động;

Cột 5 ghi cân đối tăng giảm từng trường hợp biến động (lấy diện tích tăng trừ diện tích giảm, nếu diện tích tăng lớn hơn diện tích giảm. Hoặc ngược lại);

Cột 6 ghi diện tích có đầu kỳ báo cáo (số liệu lấy ở các biểu 01- TKĐĐ; biểu 02- TKĐĐ; biểu 03- TKĐĐ);

Cột 7 Ghi diện tích có cuối kỳ báo cáo. Cột 7 bằng số liệu cột 6 cộng hoặc trừ số liệu cột 5.


    Thống kê diện tích biến động đất đai

    Từ 01/01/...đến 01/01/...

    Đơn vị tính: m2

Đối tượng có biến động

Loại đất biến động

Diện tích tăng

(+)


Diện tích giảm

(-)


Cân đối tăng, giảm (+; -)

Diện tích có đầu kỳ báo cáo


Diện tích có cuối kỳ báo cáo


1

2

3

4

5

6

7

GDC

LUC

+ 2000

- 1000
















+ 3000

- 2000
















+ 5000

- 3000

+2000

215.000

217.000




LUK

0

- 2000

-2000

20000

18000




BHK

+ 2000

0

+2000

30000

32000




TSN

+ 3000

0

- 3000

25000

22000

UBS

BCS

0

-5000

-5000







Cộng




+9.000

-9.000

0

290.000

290.000

Biểu 3 - 3

- Lập các biểu thống kê

Trên cơ sở số liệu ở cột 7 của biểu thống kê diện tích biến động trong kỳ, tiến hành ghi các số liệu diện tích mới này vào các ô tương ứng của biểu 01-TKĐĐ (đối với đất nông nghiệp) và biểu biểu 02-TKĐĐ(đối với đất phi nghiệp). Các chỉ tiêu không biến động ghi theo các ô tương ứng của biểu cũ (biểu thống kê, kiểm kê kỳ trước). Sau khi ghi đủ số liệu vào các ô chỉ tiêu cấu thành, tiến hành cộng chỉ tiêu tổng hợp và cân đối biểu sẽ được biểu 01-TKĐĐ, biểu 02-TKĐĐ của năm báo cáo. Sau đó chuyển số liệu từ biểu 01-TKĐĐ và biểu 02-TKĐĐ mới sang biểu 03-TKĐĐ theo các chỉ tiêu tương ứng, chỉ tiêu đất chưa sử dụng lấy ở cột 7 của biểu thống kê diện tích biến động (nếu có biến động), trường hợp không biến động thì lấy số liệu ở biểu 03-TKĐĐ cũ để chuyển sang biểu 03-TKĐĐ mới và cân đối biểu. Tổng hợp số đối tượng sử dụng đất trên các trang sổ mục kê để vào biểu 04-TKĐĐ.



1.2. Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa

Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa là cách thu thập số liệu dựa vào khảo sát thực địa, có đối chiếu với hồ sơ địa chính để xác định tổng diện tích các thửa đất theo từng mục đích sử dụng đối với từng loại đối tượng sử dụng, quản lý đất để điền vào các biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ.

Phương pháp này áp dụng trong các kỳ kiểm kê đất đai nhằm xác định diện tích theo đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai. Trình tự tiến hành như sau:

- Xác định khoảnh đất là việc xác định đường bao trên bản đồ địa chính đối với những thửa đất liền nhau có cùng mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, quản lý. Việc xác định khoảnh đất trong kiểm kê đất đai vừa là cơ sở để tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, quản lý đất; vừa làm cơ sở để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đây cũng là một nội dung của công tác kiểm kê đất đai.

- Tổng hợp khoanh đất

Trên cơ sở các khoảnh đất đã được xác định trên bản đồ địa chính, tiến hành lập bảng tổng hợp khoảnh đất theo từng mục đích và đối tượng sử dụng đất, kết hợp với thu thập số liệu về người sử dụng, quản lý như sau:



Biểu 01: Tổng hợp diện tích khoảnh đất theo mục đích sử dụng

(Loại mục đích.....)

Số thứ tự tờ bản đồ ...... Xã...... Huyện...... Tỉnh.........

Stt khoanh đất

Số thứ tự thửa đất

Tổng DT

(m2)



GDC

UBS

TKT



Số hộ

DT

(ha)


Số TC

DT

(ha)


Số TC

DT

(ha)


Số TC

DT

(ha)



































....































Cộng




























Biểu 3 -4

- Tổng hợp diện tích theo mục đích và theo đối tượng sử dụng, quản lý đất

Trên cơ sở diện tích đất theo mục đích theo mục đích và theo đối tượng sử dụng quản lý sử dụng đất đã được tổng hợp theo từng khoảnh đất trên từng tờ bản đồ, tiến hành tổng hợp diện tích theo mục đích và theo đối tượng sử dụng, quản lý đất cho toàn xã như sau:

Biểu 02: Tổng hợp diện tích theo mục đích theo đối tượng sử dụng, quản lý đất

(Loại mục đích sử dụng đất.....)



Xã...... Huyện...... Tỉnh.........

Số thứ tự tờ bản đồ

Tổng DT

(m2)



GDC

UBS

TKT



Số hộ

DT

(ha)


Số TC

DT

(ha)


Số TC

DT

(ha)


Số TC

DT

(ha)
































...


























































Cộng




























Biểu 3 -5

Lấy kết quả tổng hợp từ biểu "Tổng hợp diện tích theo mục đích theo đối tượng sử dụng, quản lý đất" để đưa vào các biểu biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ và 03-TKĐĐ (phương pháp thực hiện tương tự như phương pháp tổng hợp số liệu từ sổ mục kê).


2. Phương pháp gián tiếp


Phương pháp thống kê gián tiếp là phương pháp dựa vào các nguồn số liệu trung gian sẵn có để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai.

* Điều kiện thực hiện: phương pháp này chỉ áp dụng tạm thời ở các đơn vị tống kê chưa có điều kiện đo đạc lập bản đồ địa chính, nhưng vẫn phải lập các biểu báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của nhà nước.

* Nguồn số liệu tổng hợp:

Các nguồn số liệu có thể sử dụng làm căn cứ tính toán tổng hợp gồm:

- Các biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của kỳ báo cáo trước. Nguồn số liệu này thường được làm căn cứ gốc để tính toán. Trên cơ sở số liệu gốc, căn cứ vào các số liệu biến động của từng loại đất để chỉnh lý số liệu gốc thành số liệu của kỳ báo cáo.

- Nguồn số liệu bổ sung để chỉnh lý

Tuỳ điều kiện cụ thể ở địa phương mà nguồn số liệu có thể bổ sung để chỉnh lý gồm: số liệu giao đất, giao rừng; số liệu thống kê, kiểm kê rừng; số liệu thu thuế sử dụng đất; số liệu giao đất ở, các loại đất phi nông nghiệp khác; số liệu về diện tích đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; các nguồn số liệu khác có liên quan có liên quan đến quỹ đất đai các loại.

* Nguyên tắc khai thác thông tin từ các nguồn số liệu: phương pháp thống kê gián tiếp phải sử thông tin từ nhiều nguồn số liệu khác nhau. Nguyên tắc chung trong việc khai thác thông tin từ các nguồn số liệu này là:

- Phải kiểm tra hoàn thiện số liệu để loại bỏ các số liệu bất hợp lý, các số liệu không đủ độ tin cậy, các số liệu mâu thuẫn giữa các nguồn số liệu khác nhau.

- Ưu tiên sử dụng các nguồ số liệu có chất lượng cao, có độ tin cậy và được đa số các ngành tin dùng.

- Phải khống chế và cân đối các loại đất đai trong vùng bằng tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính vẫn sử dụng từ trước đến nay, hoặc diện tích tính được dựa trên bản đồ địa giới hành chính.

* Tổng hợp số liệu: Sau khi thu thập được các nguồn số liệu về biến động diện tích các loại đất đai trong kỳ, tiến hành lập biểu thống kê diện tích biến động và tính toán diện tích đất đai các loại của kỳ báo cáo.




Каталог: sites -> sonoivu.caobang.gov.vn -> files
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> SỞ NỘi vụ Số: /QĐ- snv dự thảo CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BÁo cáo sáng kiếN

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương