Chương XXI: VĂn hoá VẬt chất và VĂn hoá tinh thần di sản tự nhiên và văn hoá



tải về 0.74 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.74 Mb.
#12309
1   2   3   4   5   6   7   8

4.2.2. Nhóm dây

+ Đàn bầu: Là loại đàn quen thuộc của dân tộc. Đàn có hộp đàn làm bằng gỗ ghép ba mặt có chiều dài khoảng 1-1,2m, rộng khoảng10cm, cao khoảng 10cm; bầu đàn bằng vỏ quả bầu nhỏ khô; cần đàn bằng tre vót mảnh và dây đàn bằng tơ hoặc cước (nay bằng dây kim loại). Khi chơi, đàn đặt nằm ngang trên giá, vuông góc với người chơi. Đàn chỉ có một dây, người chơi dùng một tay gảy que gảy lên dây, tay còn lại nắn vuốt cần đàn có gắn quả bầu để điều chỉnh âm thanh. Đàn có âm thanh da diết, trau chuốt, thích hợp với độc tấu, đệm hoặc hoà nhạc.

+ Đàn nguyệt: Làm bằng gỗ, thùng đàn hình tròn, cần đàn dài, trên mắc hai dây

+ Đàn tranh: Làm bằng gỗ, thùng vung có hai dây

+ Đàn nhị:

+ Đàn đáy: Thùng đàn hình chữ nhật (hoặc hình thang) đứng , không có đáy, cạnh 20cm, dày 10cm. Cần đàn dài, khoảng 65cm chia thành 9 phím, trên mắc 2 dây bằng sợi tơ. Phím, cần và hộp đàn có thể tháo rời, tiện cho việc di chuyển lưu diễn. Đàn đáy thường do kép chơi, ở Quảng Bình thường được dùng đệm cho hát ca trù, nhà trò. Đàn đáy có âm sắc đặc thù và khả năng diễn tả phong phú và tinh tế.



+ Đàn ống (tờ rơ bon): Ở người Chứt có đàn ống giành cho đàn ông và đàn ống giành cho đàn bà. Cả hai loại đàn này đều làm bằng ống lồ ô, một đầu có mắt (của nó) bịt kín và một đầu không. Hai đàn đều cấu tạo có một dây nối từ trục đàn đến thùng đàn. Đàn nam giới có cần kéo. Theo Mạc Đường loại đàn ống đó của người Chứt gợi lên hình ảnh nguyên thuỷ của đàn nhị (1) .Loại đàn ống dùng cho phụ nữ lại là thanh gỗ gắn ở đầu đàn để nâng dây đàn lên. Khi chơi, nghệ nhân dùng ngón tay gảy dây đàn.

4.2.3.Nhóm hơi

+ Sáo (pi): của người Chứt được làm bằng đoạn thân cây trúc dài khoảng hơn 30cm, hai đầu cắt rỗng. Trên thân sáo có 6 lỗ, một đầu sáo ngắn lưỡi gà dùng để thổi. Khi thổi, nghệ nhân dùng nghệ thuật điều khiển sáu ngón tay đặt trên các lỗ sáo, để tạo thành âm điệu cần thiết.

Đàn ống và sáo được diễn xướng lúc cưới xin, dịp tết và còn dùng cho các cặn trai gái thổi để trao duyên, gửi gắm tâm tình. Điều đặc biệt là nội dung các bản nhạc của đàn và sáo đều phổ nhạc theo điệu Kà Tơm - tà lênh.



+ Tù và (cà vá): Của người Chứt, là một ống nứa nhỏ bằng ngón chân người lớn, chiều dài khoảng 40 cm, hai đầu để rỗng. Phía thổi tù và có khoét vạt và gắn vào đó một lưỡi gà. Khi thổi, một đầu ống tù và ngậm vào miệng (đầu có gắn lưỡi gà) và người thổi dùng hai bàn tay bịt đầu kia; hai bàn tay có nhiệm vụ điều khiển âm thanh theo ý muốn. Tù và thường được sử dụng như tín hiệu để gọi nhau trong rừng hoặc là tín hiệu của Pự Cavel tập hợp các thành viên trong làng . . .

+ Kèn toóc: Làm bằng một đoạn thân cây hóp rỗng (một loại tre nhỏ) có chiều dài khoảng 20cm, một đầu khứa rãnh để lắp lưỡi gà. Cắt một đoạn thân cây toóc (gốc cây lúa) làm lưỡi gà hình con ve, phơi khô, lắp vào đầu ống hóp được khía rãnh. Người chơi dùng miệng thổi vào ống hóp phía lưỡi gà. Kèn do một số nghệ nhân giọng tốt thổi trong các cuộc hò đưa linh. Kèn có nhiều ở các miền quê huyện Bố Trạch và một số nơi khác. Tuy nhiên ngày nay không còn nữa.

+ Ống Pìa: Là dụng cụ âm thanh của người Chứt. Nó được dùng trong các lễ cúng cơm mới, đầu xuân, nhất là cúng gọi hồn, chữa bệnh tật của các thầy cúng. Dụng cụ âm thanh này, bao gồm 2 ống lồ ô dài khoảng 60 cm. Khi chơi, thầy cúng kéo đi kéo lại hai ống lồ ô đó làm cho nó cọ xát vào nhau, tạo nên âm thanh réo rắt đều.

Tóm lại, nhạc cụ của người Chứt tuy còn đơn giản về kết cấu nhưng tương đối đa dạng về mặt loại hình (chắc chắn còn một vài nhạc cụ khác mà chúng tôi chưa biết đến). Nó góp phần làm cho nền âm nhạc các dân tộc nước ta càng thêm phong phú. Hiện nay, do sự tác động của nhiều phương tiện thông tin đại chúng lên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như đài, loa phóng thanh, ti vi . . . nên các nhạch cụ bị mai một lại càng bị mai một hơn, một số loại chỉ còn tồn tại trong tiềm thức của đồng bào.

Nhạc cụ Vân Kiều: Hơi: kèn Amam, Taranl, Khèn khui, kèn pi. Dây: đàn Achung, Pơlửa, Ting tung, Gõ: Thanh la, chiêng núm, các loại trống. Gõ-hơi: kel

5. SÂN KHẤU:



5.1. Hát Kiều

Phổ biến ở các vùng Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá. Hát Kiều là loại hình hát biểu diễn nơi đình làng, sân nhà rộng rãi. Các nghệ nhân dân gian trích đoạn Truyện Kiều để hát - diễn, kèm vũ điệu, nhằm chuyển tải một phần tích truyện, thực chất là một loại hình kịch hát, tuy nhiên vẫn được gọi là hát Kiều.. Điệu hát Kiều có phần gần gũi với hát chèo, tuy giai điệu và làn điệu không phong phú bằng. Các nhà nghiên cứu cho rằng hát Kiều là một "biến thể" của hát chèo trong quá trình giao lưu, giao thoa văn hoá. Hát Kiều được tổ chức thành từng đội, được tập luyện có quy củ, có bài bản. Các nhân vật chính của hát Kiều đều do chính những người dân thủ vai, trình diễn. Diễn viên hát-diễn theo kịch bản được sắp sẵn, có nội dung dựa vào các trích đoạn Truyện Kiều như: "Gia đình Kiều gặp nạn", "Hoạn Thư đánh ghen", " Cuộc chiến giã Từ Hải Và Hồ Tôn Hiến"... Trong đêm diễn thường có hai đến ba cảnh diễn, tuỳ yêu cầu của người xem, hoặc thoả thuận giữa hai bên.

Một "đoàn Kiều" có từ 12 đến 16 người, đa số là nam, do vậy các vai nữ thường do nam thủ diễn. Tuy nhiên, về sau, các quy định này không còn chặt chẽ nữa, do vậy rất nhiều người nữ tham gia "đoàn Kiều". Trang phục có áo dài, mão cánh chuồn, hia... Thuý Vân áo xanh, Thuý Kiều áo đỏ, cả hai cùng mặc quần đen, vấn khăn đỏ; Kim Trọng mặc quần áo đồng màu đen hoặc trắng, chít khăn đỏ...Các tích diễn được thể hiện qua các hình thức hát-nói-múa, với các đạo cụ như: quạt, khăn... trên nền phụ hoạ của dàn nhạc gồm các nhạc cụ: sáo, đàn ống, đàn bầu, trống, phách, xập xoã...Diễn viên phải biểu đạt được trạng thái tâm lý, sắc thái tình cảm, hình tượng, tính cách nhân vật.

Hát Kiều mục đích chính là để mua vui cho dân chúng, thường được tổ chức trong các dịp hội hè, năm mới, làm nhà mới, đám cưới, sinh con...



5.2. Diễn tuồng

Tuồng là một thể loại sân khấu được du nhập vào Quảng Bình từ miền Nam và nam Trung bộ. Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là các vùng phía nam tỉnh (Lệ Thuỷ, Quảng Ninh) lại không tiếp nhận loại hình nghệ thuật này. Do tính hấp dẫn của thể loại, của cốt chuyện và sự đẹp mắt của trang phục, đạo cụ, nên tuổng đã nhận được sự hưởng ứng của công chúng và do đó có một thời kỳ phát triển rất rộng rãi khắp mọi miền quê các huyện Bố Trạch ( các xã Phú Trạch, Cự Nẫm, Hưng Trạch), Quảng Trạch. Riêng vùng Bắc huyện Quảng Trạch, có thời hầu như xã nào cũng thành lập một phường tuồng luyện tập và lưu diễn những lúc nông nhàn, hội lễ phục vụ nhân dân trong thôn xóm và trong vùng.

Các kỹ thuật, hình thức biểu diễn của tuồng về cơ bản là được tiếp nhận và bảo lưu, tuy nhiên, một số làn điệu, vũ đạo, âm nhạc cũng đã được cải biến, giản lược cho thích hợp với trình độ biểu diễn của một gánh hát nghiệp dư nơi thôn dã. Các tích diễn thường được các nghệ nhân dân gian soạn lại từ các truyện cổ nổi tiếng trong kho tàng văn học dân tộc, hoặc của Trung Quốc: Lưu Bình Dương Lễ, Trương Viên, Phạm Công Cúc Hoa, Lục súc tranh công, Truyện Kiều, Phàn Lê Huê...Có những vở diễn kéo dài nhiều đêm mà vẫn thu hút đông người xem. Để diễn được các vở này, các đội tuồng thường sử dụng biện pháp trao đổi , mượn vai, mượn nhạc công của nhau.

Các đêm diễn thường được tổ chức vào các dịp nông nhàn, hội hè, tết lễ và đây là nơi lý tưởng để nguời nông dân thưởng thức nghệ thuật, đồng thời gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu.

6. NHÂN VẬT

6.1. Danh nhân

+ Dương Văn An (1514 - ?)

Tự: Tĩnh Phủ, sinh năm 1514 tại làng Tuy Lộc (nay là xã Lộc Thuỷ), huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Thân thế và cuộc đời của ông cho đến trước lúc đi thi, chưa có tài liệu nào ghi chép lại ngoài những dòng ngắn ngủi trong bài tựa sách Ô Châu cận lục do ông nhuận sắc và chủ biên: " Tôi là học trò, sinh trưởng ở đất này, thấm nhuần giáo hoá đã lâu, thi dậu Tiến sỹ năm Đinh Mùi (1547)". Như vậy, ông đã trải qua một cuộc đời tuổi thơ và theo đường nho học tại quê nhà, một vùng quê chẳng những trù phú về lúa gạo và các sản phẩm thủ công, giàu có về đời sống tinh thần, mà còn có truyền thống hiếu học và có nhiều người đỗ đạt khá.Chính truyền thống khoa cử đã hun đúc ý chí học hành góp phần quan trọng giúp ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân năm 30 tuổi, ở vào niên hiệu Vĩnh Định 1 đời Mạc Phúc Nguyên (1547), được bổ làm quan. Chức quan cao nhất của ông trước khi mất là Thượng thư ( không rõ bộ nào), tước Sùng Nham Hầu.Ông là một vị quan có nhân cách, có lòng yêu quê hương đất nước và kính trọng tổ tiên.

Năm 1553, trong lúc làm quan Lại Khoa Đô Cấp Sự Trung ở Đông Kinh, ông phải đình gian về quê cư tang cho cha (hoặc mẹ?) mất tại quê nhà. Suốt ba năm chịu tang, có thời gian rảnh rỗi, ông đọc hai tập sách của hai học trò cùng làng viết về hai phủ Triệu Phong và Tân Bình. Thấy sách viết còn hạn chế, ông "khảo thêm các sách sử, tham chước những truyền miệng, chỗ rườm rà thì bỏ bớt, chỗ sơ lược thì bổ sung, đặt tên là Ô Châu Cận Lục."(Lời tựa sách Ô Châu Cận Lục).Dương Văn An đã nhuận sắc triệt để hai tập sách trên đến mức người đương thời cũng như người đời sau đều coi Ô Châu Cận Lục là tác phẩm của riêng ông. Là cuốn sách địa lý quan trọng đầu tiên viết về vùng đất Bình Trị Thiên ngày nay, Ô Châu Cận Lục được xem là tác phẩm địa phương chí có giá trị. Các học giả đương thời hoặc đời sau như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Quốc Sử Quán triều Nguyễn, các nhà ngiên cứu ngày nay khi nghiên cứu về mảnh đất này đều trích dẫn Ô Châu Cận Lục và xem đây là nguồn tư liệu gốc quí giá. Ngoài ra Ô Châu Cận Lục còn được xem là tác phẩm đầu tiên của văn học thành văn Quảng Bình bởi cảm hứng văn chương thấm đẫm trong từng trang địa chí: Cao ngất kia dãy Hoành Sơn, màu thu một vẻ; thanh u ấy hang Linh Động, hoa xuân bốn mùa. Ngọn Mã Yên cao ngất, kỳ hình át tận chín tầng mây; núi Thần Đinh nguy nga, hùng khí đè bốn trăm châu cõi.

Dương Văn An mất khi nào không rõ, tuy nhiên ông sẽ sống mãi trong lòng quê hương cùng Ô Châu Cận Lục và nhân cách của ông.

+ Võ Trọng Bình (1808-1899)

Ông sinh năm 1808 tại làng Mỹ Lộc , huyện Phong Phú (nay là huyện Lệ Thuỷ), tỉnh Quảng Bình, thi đỗ Hương Tiến ( Cử nhân) năm Minh Mạng thứ 15 ( Giáp ngọ- 1834). Ngay sau khi thi đỗ, ông được triều đình bổ đi làm quan Tri huyện tại tỉnh Quảng Nam.

Con đường quan hoạn của Võ Trọng Bình khá hanh thông. Nhờ mẫn cán trong công vụ và đặc biệt là nổi tiếng về liêm chính ,công bằng, nên ông luôn được triều đình tin dùng. Một ít năm sau đó, Võ Trọng Bình được điều về làm Giám sát Ngự sử ở Triều, rồi thăng Án sát sứ tỉnh Thái Nguyên. Năm 1848 khi Võ Trọng Bình đang giữ chức Phủ Doãn tỉnh Thừa Thiên, ông được vua Tự Đức (vừa mới lên ngôi) ban tặng cho một bức Đại hạng tự kim có 4 chữ: Liêm, Bình, Cần, Cán. Đây là một ân thưởng cao quý do vua ban tặng ba năm một lần, không phải vị quan nào cũng có.

Sau đó Võ Trọng Bình tuần tự giữ các chức quan trọng: Tuần Vũ tỉnh Hưng Yên, Tổng Đốc Ninh -Thái chuyên kinh lược quân vụ các đạo Ninh-Thái-Lạng-Bình, Hiệp biện Đại học sỹ sung chức Hiệp thống Bắc kỳ quân vụ, Tổng đốc các tỉnh Ngệ An, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang. Đến năm 1883 các tỉnh do ông trị nhậm bị thất thủ trước quân Pháp, ông bị cách chức và triệu hồi về triều. Đến năm 1884 lại được phục chức, rồi thăng Thượng thư Bộ Hộ. Ông hồi hưu và mất tai quê năm Thành Thái thứ 10 (1899), thọ 91 tuổi, được truy tặng Hiệp tá Đại học sỹ.

Làm quan 50 năm trong trào ngoài quận, Võ Trọng Bình ở đâu cũng có nhiều công tích.Là vị quan có bản tính cứng rắn, tiết nghĩa và hành xử nghiêm minh, chính trực, ông nổi tiếng về khả năng hành chính. Ông từng dâng sớ đòi thay đổi và hạch tội quan lại tham nhũng, đồi tệ, miễn tội cho kẻ phạm tội đã ăn năn đầu thú, giảm thuế công điền cho một số tỉnh gặp khó khăn...., được vua khen và cho thi hành. Ông còn có khả năng trị thuỷ, làm nông nghiệp: đề nghị cho đào sông Lợi Nông (Thừa Thiên), khơi sông Thiên Đức (Ninh Thái), đắp đê ngăn mặn , chỉnh trị thiên nhiên làm thuỷ lợi ở những nơi ông trị nhậm. Ngoài ra ông còn là vị quan có nhiều quân công trong lúc được cử đi dẹp yên phỉ đảng.

Tuy làm quan lâu năm và luôn được triều đình tin dùng, nhưng ông vẫ giữ đức tính thanh liêm. Truyền rằng, khi vua Hàm Nghi xuất bôn, có gửi cho ông một số đài (loại hòm to) đựng đầy vàng bạc. Người Pháp biết chuyện, điều tra, nhưng ông không khai báo điều gì. Sau này khi vua Hàm Nghi bị lưu đày sang Châu Phi , ông đem số vàng này bỏ xuống đáy sâu phá Hạc Hải. Người đời tôn xưng ông là vị quan thanh liêm và lưu truyền câu ca: Thanh liêm có Võ Trọng Bình

+ Lưu Văn Bình (1802-)

Tự Như Hành, người làng Cao Lao, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đậu Phó bảng khoa Quý Mão (năm 1853), đời Tự Đức.

Ông xuất thân từ một dòng họ không chỉ nổi tiếng trong vùng mà cho cả tỉnh Quảng Bình: dòng họ Lưu Văn ở Cao Lao. Phó bảng Lưu Văn Bình là thân sinh của Lưu Đức Xưng, một học giả Toản tu từng viết sách Quảng Bình đăng khoa lục, Hội điểm và đặc biệt là đồng soạn giả với Cao Xuân Dục trong việc soạn bộ sách nổi tiếng Đại Nam nhất thống chí. Hậu duệ của Lưu Trọng Bình còn có những tên tuổi nổi tiếng khác: nhà thơ Lưu Trọng Lai, nhà thơ Lưu Trọng Lư... Theo truyền ngôn, thuở nhỏ, Lưu Trọng Bình rất thông minh và hiếu học. Và về sau này, ông cũng một đời chỉ vui cùng với văn chương, sách vở là chính, cho dù có bận rộn chốn quan trường. Thời gian trị nhậm huyện Nghi Xuân (Tri huyện), ông chăm lo việc giáo dục, mở trường rèn cặp chữ thánh hiền, sỹ tử trong huyện tìm đến học ông có đến vài trăm người,Tuy nhiên, Lưu Văn Bình không vì thế mà sao nhãng công việc chốn công đường. Khi thăng Tri phủ Thuận An, ông tận tuỵ, mẫn cán với công việc, sống thanh bạch Do vậy và luôn luôn gần gũi, bình dị với dân. Do vậy, khi vua triệu ông về triều làm việc, nhân dân phủ Thuận An dâng sớ xin vua cho ông tại vị giúp dân. Vua y cho và phải đến 6 năm sau đó Lưu Văn Bình mới về kinh nhận chức Hình bộ Viên ngoại lang. Đến năm 60 tuổi, Lưu Văn Bình cáo bệnh hồi hưu và mất ở quê, được tặng Hàn lâm viện Thị độc đại học sỹ.Trong tài liệu Cao Lao hương phả có một đoạn viết về ông như sau:

Lưu Bình một bậc danh nho

Thi đình tấn sỹ sắc cho bảng nhì

Vì bài chia tỉnh vua nghi

Sau ra Tri phủ bắc kỳ dạy dân

Làm quan hết mực thanh cần

Huân đào tiết nghĩa không thân nước ngoài

+ Hoàng Đại Bỉnh (1871-)

Hoàng Đại Bỉnh sinh năm Tân Mùi (1871) tại xã Xuân Lai, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Ông thi đậu Cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) và 4 năm sau, tại kỳ thi Đình khoa Tân sử năm Thành Thái thứ 18(1901) ông đậu Phó bảng.

Tài liệu viết về ông không còn lưu lại nhiều, hoặc giả chưa sưu tầm lại được. Tuy nhiên, qua một số tài liệu ít ỏi còn lưu lại, ta thấy ông là là một vị đai khoa có con đường quan hoạn khá hanh thông. Theo Võ Khắc Văn trong bài Nhân vật Quảng Bình thì trước ônglàm Hành tẩu Cơ mật, bổ Tri huyện Nam Đàn, Nghệ An. Mẹ mất, ông về quê cư tang 3 năm (đình gian), sau lại được triều đình bổ nhiệm lại Hành tẩu Viện Cơ mật, thăng Chủ sự rồi Viên ngoại phủ Phù Chánh. Một thời gian sau ông được thăng bổ Án sát tỉnh Khánh Hoà. Năm 1922 ông được thăng Thị lang Bộ binh, năm 1923 thăng Tham tri Bộ Hình, đến năm1925 thăng bổ Tuần vũ tỉnh Khánh Hoà. Đến năm 1927 ông được thăng Thượng Thư. Sau đó hồi hưu và mất tại Huế năm 1929, linh cửu về táng tại quê nhà.



+ Nguyễn Danh Cả (?-?)

Sách Ô châu cận lục của Dương văn An và Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều Ngyễn chép là Nguyễn Danh Khả. Ông người làng Tuy Lộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Không rõ năm sinh, năm mất và hành trạng của ông. Chỉ biết khi giặc Minh vào xâm lược nước ta, ông theo phò Lê Thái Tổ kháng chiến, có công đánh giặc được phong chức Trung Lương Đại Phu. Theo truyền ngôn, ông được Lê Thái Tổ ban bài văn khen ngợi.

+ Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700 )

Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Thành, huý Cảnh (Kính), ra đời năm1650 tại xã Chương Tín ( nay là xã Vạn Ninh), huyện Phong Lộc ( nay là huyện Quảng Ninh) khi thân phụ ông là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Dật đang đồn trú tại cửa Nhật Lệ,phò chúa Nguyễn ( xem mục Nguyễn Hữu Dật) .

Theo truyền ngôn, thủa nhỏ, Cảnh rất hiếu động, thích mạo hiểm, ham thích võ thuật và múa kiếm. Các tài liệu biên chép về ông khá gián đoạn. Đến nay chưa tìm thấy tài liệu nào nói đến việc học hành khoa cử, cũng như những quân công của Nguyễn Hữu Cảnh giai đoạn trước năm 1692 để được thăng đến chức Cai cơ.

Từ tháng 8-1692, Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử làm Thống binh đi chinh phạt Chiêm Thành do vua nước này không chịu triều cống. Bằng sự chỉ huy tài tình của ông, quân chúa Nguyễn đại thắng, vua Chiêm là Bà Tranh cùng một số tướng lĩnh và hoàng thân bị bắt. Cùng với những chiến công dẹp loạn sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh được thăng chức Chưởng cơ, trấn thủ dinh Bình Khương, tỉnh Khánh Hoà.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử làm Thống suất đến kinh lược đất Chân Lạp, một vùng đất mới, hoang vu, có nhiều thế lực nhòm ngó, giành giật. Nguyễn Hữu Cảnh vào chọn đặt đại bản doanh tại châu Đại Phố (cù lao Phố), nơi đô thị sầm uất do một người Trung Quốc là Trần Thượng Xuyên khẩn hoang xây dựng từ gần 20 năm trước (1679). Nguyễn Hữu Cảnh bắt đầu công cuộc khai khẩn vùng đất này bằng cách quy tụ dân cư tại chỗ thành từng nhóm, khuyến khích họ khai khẩn đất đai, đổi đất Đông Phổ (Giản Phổ) thành phủ Gia Định, điều chỉnh hành chính toàn bộ vùng đất Sài Côn (Sài Gòn, Chợ Lớn, Long An),Đồng Nai, lập thành từng đơn vị hành chính, quân sự, đặt các chức Lưu thủ, Cai bạ,Ký lục, Cai cơ, Đội ...ở mỗi Dinh, để đảm bảo cuộc sống yên ổn của nhân dân. Theo lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Cảnh, nhân dân các tỉnh phía bắc, trong đó chiếm số đông là nhân dân tỉnh Quảng Bình, quê hương ông kéo vào lập nghiệp ở vùng đất mới.

Ngày 9-5-1700 Nguyễn Hữu Cảnh trút hơi thở cuối cùng ở Rạch Gầm, tỉnh Định Tường, vì thọ bệnh trong khi đang làm Thống suất giúp Triều đình đánh dẹp bọn phản tặc, hưởng thọ 51 tuổi. Phần mộ của ông được cát táng tại Thác Ro, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Với công lao to lớn đóng góp vào công cuộc khai khẩn, di dân, cải lập nền hành chính, trong công cuộc mở cõi vào phương Nam, Nguyễn Hữu Cảnh được truy phong công nghiệp qua nhiều triều đại: Tráng Hoàn hầu (đời Chúa Nguyễn Phúc Chu), Khai Quốc Công thần Tráng Võ tướng quân Vĩnh An Hầu (đời Minh Mệnh), Thống suất Lễ Thành Phủ Quan bậc Thượng đẳng thần (đời Thiệu Trị), Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh ( đời Tự Đức). Các triều đại nhà Nguyễn đều thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở nơi thờ các bậc khai quốc công thần; ban sắc, cấp tiền bạc cho các ban quý tế tu bổ đền thờ ông ở các địa phương. Là bậc khai quốc công thần, nhưng điều làm cho ông trở nên bất tử là với công lao khai khẩn của mình, từ sau khi ông tạ thế, Nguyễn Hữu Cảnh được nhân dân khắp miền lục tỉnh, tại chánh quán Quảng Bình, và cả miền đất Nam Vang đều lập bàn thờ, hàng năm đều tổ chức tế lễ, rước thần long trọng (riêng tỉnh An Giang có 19 đền thờ ông), và nhiều địa danh như tên làng xã, cù lao, sông ngòi, đường phố, trường học...ở những địa phương này đã được mang tên ông.

+ Nguyễn Duy Cần (1817- ? )

Ông người làng Lý Hoà, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, về sau đổi tên là Huân. Nguyễn Hữu Cần thi đậu Cử nhân năm Tân Sửu (1841), và ngay khoa sau, khoa Nhâm Dần năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) ,ông đậu Tiến sỹ, lúc ông tròn 25 tuổi.

Sách vở ghi chép lại công lao và hành trạng của ông lưu lại không nhiều. Chỉ biết rằng, sau khi thi đỗ Tiến sỹ, Nguyễn Duy Cần được Triều đình sung chức Giáo Tập Tôn Học Đường, chuyên dạy con vua và các ông hoàng, bà chúa trong hoàng cung. Về sau ông lại được sung chức Tế Tửu Quốc Tử Giám. Gần 60 tuổi, được thăng Tham Tri. Một thời gian sau, Nguyễn Duy Cần hồi hưu và mất tại quê nhà năm nào không rõ.

Nguyễn Duy Cần sinh được 5 người con, trong đó có 1 người đỗ Tiến Sỹ, 1 người đỗ Hoàng Giáp, 2 người đỗ Phó Bảng và 1 người đỗ Cử Nhân. Do đó, cả gia đình ông được nhân dân trong tỉnh tôn vinh và coi đó là một tấm gương sáng về học tập, giáo dục và khoa bảng.

+ Nguyễn Trọng Cẩn (1897-1947)

Tự : Hoài Nam, sinh năm 1897 ở làng Hậu Lộc (Xưa là Lộc Điền), Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình.Là một nhà thơ - nhà giáo - nhà báo nổi tiếng đương thời, nhưng ông không phải là người xuất thân từ một gia đình có truyền thống khoa cử, giàu có, hoặc quan lại chức sắc.Thân sinh Nguyễn Trọng Cẩn - ông Nguyễn Hữu Bang, một nhà nông nổi tiếng nghèo khó ở làng Hậu Lộc, quanh năm túng thiếu, cần mẫn cày sâu cuốc bẫm nhưng vẫn không đủ điều kiện cho con ăn học như những đứa trẻ khác trong làng. Cậu bé Nguyễn Hữu Hối ( tên thời nhỏ của Nguyễn Trọng Cẩn) do hiếu học, đành phải cắp sách theo bạn đến ngồi ngoài mái hiên lớp học mà nghe giảng bài. Bù lại, đã có sẵn tư chất " thần đồng", mặc dù phải học nhờ, học "mót" , nhưng ông nhanh chóng trở thành một hiện tượng lạ ở địa phương về trí thông minh hiếm có của mình. Ông thường thuộc bài tại chỗ, ngoài hiên lớp học khi nghe thầy giảng hoặc nghe bạn đọc bài.

Nguyễn Trọng Cẩn lớn lên trong cảnh đất nước đã rơi vào tay thực dân Pháp, việc khoa cử không còn là con đường tiến thân của kẻ sĩ và bản thân ông " ta thấy người đi ta cũng đi", dù:

Tâm huyết đã hao vì nước cũ

Nhiệt thành còn nuối đến làng thi

(Bài Tự thán)

Đường thi cử không hanh thông, ông vào Huế hoạt động văn chương: viết văn, làm thơ, viết báo với bút danh Hoài Nam. Tại đây, văn tài của ông ngày càng phát triển và nhờ đó ông có mối quảng giao với các bậc anh tài ở đất thần kinh:Ưng Uý, Trần văn Lý, Ưng Bình Thúc Dạ, Hường Vi, tiến sỹ Lê Xuân Trường, Song Xuyên Võ Trọng Cẩn, Hà Lộ...

Văn thơ của ông giai đoạn đầu đượm màu bất đắe chí của một con người mang những trắc ẩn trước thời cuộc. Tuy nhiên, về sau, một luồng sinh khí mới đã tràn ngập trong thơ ông từ khi ông bắt gặp Cách mạng:



Trời Nam Việt tưng bừng cảnh mới

Tết xuân này khác với xuân xưa

Sao vàng cờ đỏ tung đưa...

Non xanh nước biếc nhởn nhơ một màu.

(Bài mừng tết độc lập đầu tiên)

Sự nghiệp văn chương của ông đã để nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, trong đó có các tác phẩm chính sau đây: Tiếng cuốc canh khuya (Tập thơ), Phú Lý Đình, Văn tế trận vong chiến sỹ' và rất nhiều bài khảo luận về văn hoá dân tộc in trên các báo, tạp chí: Thần kinh, Trường an .

+ Vũ Xuân Cẩn (?-? )

Ông người làng Hoà Luật, huyện Lệ Thuỷ. Không rõ năm sinh, năm mất của ông.Thời chúa Nguyễn, ông đã đậu Cống sỹ, nhưng không ra làm quan. Đầu niên hiệu Gia Long, ông thọ Hàn Lâm Viện và làm đến chức Hình Bộ Thượng Thư, Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Bình Phú Tổng Đốc

Năm đầu Thiệu Trị, ông được thăng Ngự tiền Đại thần, Đông các Đại học sĩ, quản lý Lại bộ sự vụ kiêm sung hoàng thân sư bảo, quản lãnh Quốc Tử Giám, sung Sử quán Tổng Tài

Năm Tự Đức thứ năm (1852) , ông được gia chức Thái Bảo và được vua ban cho Ngự chế thi chương.
Trong quá trình làm quan, ông đã có nhiều tấu trình có giá trị về cải cách điền địa, cải cách hành chính được vua chấp thuận và khen thưởng. Chính vì vậy, vì lý do sức khoẻ và tuổi tác, nhiều lần ông cáo quan về hưu, nhưng không được y cho.

Ông mất tại nhà, thọ 81 tuổi. Khi mất, đánh giá cao công lao to lớn của ông lúc đang taj nhiệm, vua đích thân ngự đến ban gấm, đoạn, lụa và tiền; lại sai quan đến tế. Chính vua tự tay sắc soạn cho thần đạo bia ghi bốn chữ Tứ triều nguyên lão tức là vị nhuyên lão bốn triều vua.. Năm 1858, ông được liệt tự vào miếu Hiền lương.



+ Phạm Chân (1804 - ?)

Ông sinh năm 1804 tại làng Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ, Phạm Chân đã nổi tiếng học giỏi, hay chữ khắp vùng. Ở vùng Quảng Trạch đến nay vẫn còn lưu truyền giai thoại về một câu đối rất chỉnh mà dân gian cho rằng vế đối là của Phạm Chân:



Trò Nam ra học Bắc về thực là đông

Năm Đinh đến nhà Nhâm ;làm nên mới Quý.

Theo giai thoại thì vào năm Đinh Dậu (1837), có một đoàn sĩ tử đi luyện học ở ngoài Bắc về trọ lại trong nhà Phủ Nhâm. Ông này muốn thử tài đám nho sinh bèn ra vế đối trên. Người ứng đối tài tình vế đối hắc búa này không ai khác chính là Phạm Chân, vị nho sinh nhỏ nhất trong đoàn. Nghe xong vế đối, Phủ Nhâm nhận xét Phạm Chân thi cử sẽ đỗ đạt hanh thông.

Đó là giai thoại, thực hư thế nào về tác giả vế đối tài tình trên thì chưa ai chứng thực. Tuy nhiên, khoa thi năm Đinh Dậu (1837), Phạm Chân đỗ Cử Nhân, và một năm sau đó, năm Mậu Tuất, ông đỗ tiếp học vị Tiến sỹ, thì đó là điều mà sử sách đã ghi chép.

Sau khi đỗ Tiến sỹ, Phạm Chân được bổ Nội Các Thừa Chỉ , sau làm Tri phủ, thăng chức Lang Trung. Năm Tự Đức thứ nhất được cử làm Án Sát Sứ tỉnh Lạng Sơn. Sau khi chiến công đốc suất binh lính và nhân dân sở tại đánh tan bọn thổ phỉ phiến loạn, giữ vững thành trì, Phạm Chân được đổi lĩnh Án Sát Sứ tỉnh Thanh Hoá, rồi đốc học tỉnh Quảng Ngãi. Về sau, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông xin đi hiệu lực (đánh giặc), trấn thủ thành Vĩnh Long và sau là thành Gia Định. Khi đồn Chí Hoà thất thủ, một số tướng lĩnh bị thương, tử trận, tình thế không thuận lợi, Phạm Chân phải tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Ông được phong nguyên hàm và đưa vào thờ ở miếu Trung Nghĩa. Tại xã Cảnh Dương, tên tuổi của ông được nhân dân tạc vào bia đá, lưu danh muôn thuở:



Nhớ ngày xưa có quan Phạm Tổ Trai (biệt hiệu của ông)

Trải năm khoa điệp chính tú tài

Giữ giáp bản cử nhân khoa Đinh dậu

Trên Ngao đầu mấy trận xung phong

Danh giá ấy Quảng Bình treo giải nhất

Danh thơm thơm nức tạc đá vàng

Bia đá để nghìn thu...


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương