Chương XXI: VĂn hoá VẬt chất và VĂn hoá tinh thần di sản tự nhiên và văn hoá


Những người được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2000



tải về 0.74 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.74 Mb.
#12309
1   2   3   4   5   6   7   8

6.2. Những người được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2000

+ Thái văn A: Sinh năm 1942, quê thôn Liên Hoá, xã Trung Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1962. Ba năm công tác chiến đấu trên đảo Cồn Cỏ, cùng đồng đội bắn rơi 20 máy bay Mỹ, bị thương không rời đài quan sát, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Ngày1-1-1967, thượng sỹ quan sát viên đảo Cồn Cỏ Thái Văn A được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

+ Nguyễn ngọc Ánh: Sinh năm 1944, quê xã Cam Mỹ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tám năm làm chủ nhiệm HTX Mỹ Phước, HTX Đại Phong xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, dù thời bình hay thời chiến anh có cống hiến nhiều trong việc thâm canh sản xuất, phát triển ngành nghề, góp phần đưa HTX Đại Phong thành lá cờ đầu trong các HTX nông nghiệp miền Bắc.
Với thành tích đặc biệt xuất sắc, Nguyễn Ngọc Ánh được Chủ tịch nước VN DCCH tặng danh hiệu Anh hùng Lao động nông nghiệp.

+Cao Lương Bằng: Sinh năm 1945, quê xã Thanh Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm1965. Từ tháng 2 năm 1966 đến khi được tuyên dương Anh hùng, Cao Lương Bằng đánh 23 trận, diệt 57 tên địch, bắn rơi 1 máy bay HU1A, thu 4 súng và chỉ huy trung đội, đại đội đánh nhiều trận, lập công xuất sắc.

Ngày 22-12-1969, thiếu uý đại đội trưởng Cao Lương Bằng được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Trịnh Xuân Bảng: Sinh năm 1945, quê xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1965. Là chiến sỹ đạc công gan dạ và dũng cảm, Trịnh xuân Bảng lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, năm 1968, anh chỉ huy tổ chiến đấu đánh đắm tại chỗ 2 tàu chiến trọng tải trên 10 ngàn tấn.

Ngày 20-12 1969, trung đội trưởng đặc côngTrịnh Xuân Bảng được Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.



+ Hà Văn Cách (Liệt sỹ): Sinh năm 1934, quê xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng năm 1960. Trong chiến đấu lập nhiều chiến công: chỉ huy trung đội dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay mỹ, phá bom nổ chậm bảo đảm giao thông. Ngày 8-11-1968 anh đã anh dũng hy sinh trong lúc phá bom thông đường.

Ngày 20-12 1994, liệt sỹ trung đội trưởng dân quân Hà Văn Cách được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Cao Thế Chiến (Liệt sỹ): Sinh năm 1926, quê xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1947. Hơn bảy năm chiến đấu chống Pháp ở chiến trường Bình Trị Thiên anh tham gia đánh 50 trận, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đầu năm 1954 địch bao vây tập kích vào cơ quan trung đoàn bộ, Cao Thế Chiến cùng đồng đội chiến đấu phá tan cuộc tập kích và anh dũng hy sinh.

Ngày 7-5-1956 liệt sỹ đại đội phó Cao Thế Chiến được Chủ tịch nước VNDCCH truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân



+ Trương Thị Diên: Sinh năm 1941, quê xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là chiến sỹ thi đua của 3 ngành: công an, giáo dục, y tế và hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì có nhiều thành tích trong công tác. Ngày 28-4-1965 mặc dù bị thương, Trương Thị Diên vẫn dũng cảm gửi con nhỏ xông vào giữa bom đạn để cứu chữa cho nhân dân và bộ đội bị thương trong trận oanh kích của máy bay địch.

Với các thành tích đặc biệt, Tương Thị Diên được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lao đông ngành y tế.



_

+ Phạm Bá Hạt: Sinh năm 1941, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1963. Anh đã tham gia chiến đấu 35 trận chống biệt kích vũ trang và máy bay địch, lập nhiều chiến công xuất sắc cũng như hoàn thành tốt công tác vận động quần chúng.

Ngày 1-1-1967 trung sỹ Phạm Bá Hạt được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



+ Lê Văn Hiến: Sinh năm 1904, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, tham gia công an năm 1963. Trong vai trò công an viên xã , đồng chí lập nhiều thành tích xuất sắc trong việc vận động quần chúng, trực tiếp tham gia chiến đấu, gương mẫu trong sản xuất chăn nuôi..., rất có uy tín trong xã viên và được mọi người yêu mến , tin tưởng. Với các thành tích xuất sắc, ngày 28-5-1970, đồng chí đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Nguyễn Thị Kim Huế: Sinh năm 1945, quê xã Phù Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Tham gia thanh niên xung phong, chiến đấu ở công trường Thống nhất, anh dũng kiên cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tiểu đội của chị luôn đạt ngày công cao, vượt kế hoạch từ 15% đến 39%, đảm bảo giao thông thông suốt, chưa bao giờ để tắc đường quá 4 giờ.

Với những thành tích đặc biệt, Nguyễn Thị Kim Huế được Chủ tịch nước VN DCCH tặng danh hiệu Anh hùng lao động ngành giao thông vận tải



+ Nguyễn Thị Khứu: Sinh năm 1932, quê xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Năm 1961, chị là người đầu tiên vận động thành lập đội nữ đánh cá biển mang tên đội Minh Khai, tham gia sản xuất chống Mỹ cứu nước. Đội phát triển mạnh nhất có lúc lên đến 12 thuyền và 72 chị em. Sản lượng đánh bắt cá của đội ngang với đội nam ngay cả trong bom đạn ác liệt.

Với thành tích đặc biệt, chị Nguyễn Thị Khứu được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lao động ngành thuỷ sản.



+ Phạm Văn Lái: Sinh năm1954, quê xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm1972. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Lái chiến đấu 2 trận ở thị xã Xuân Lộc, bị thương 3 lần không rời trận địa, tiêu diệt 21 tên địch.

Ngày 20-10-1976, trung sỹ Phạm văn Lái được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



+ Trần Thế Lại: Sinh năm 1933, Quê xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ( có tài liệu ghi : xã Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái?), nhập ngũ năm 1950. Trong kháng chiến chống Mỹ, anh chỉ huy đơn vị tập kích phá huỷ 10 máy bay Mỹ, trong đó có một số máy bay B52, 2 giàn ra đa và diệt nhiều lính Mỹ.
Ngày 20-12-1979, thiếu tá Trần Thế Lại được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

+ Nguyễn Văn Lanh: Sinh năm1966 ,quê xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1985. Tháng 3 năm 1988, anh nêu tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm chiến đấu giáp mặt với kẻ thù, góp phần chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngày 13-12-1989, trung sỹ Nguyễn Văn Lanh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


+ Phùng Hồng Lâm: Sinh năm 1930, quê tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1950. 39 năm hoạt động điệp báo, anh đã tỏ rõ là cán bộ có kinh nghiệm hoạt động và hoạt động có hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Ngày 13-12-1989, đại tá Phùng Hồng Lâm được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


+ Trương Văn Ly (Liệt sỹ): Sinh năm 1924, quê xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1945. Tham gia chiến đấu trên 100 trận ở chiến trường cực nam Trung bộ, chỉ huy đội quân cảm tử, diệt nhiều địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh hy sinh trong trận phục kích Cầu Cháy (1952).

Ngày 7-5-1956 đại đội trưởng Trương Văn Ly được Chủ tịch nước VNDCCH truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Trần Thị Lý: Sinh năm 1947, quê thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, vào dân quân năm 1964. Tham gia nhiều trận đánh máy bay, liên lạc chuyển đạt mệnh lệnh chiến đấu, tiếp tế vũ khí, giữ vững sản xuất, anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 1-1-1967 Trần Thị Lý được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Nguyễn Văn Mật: Sinh năm 19 40, quê xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1962. Được bổ sung ra đảo Cồn Cỏ, anh tham gia chiến đấu trên 100 trận , từng chỉ huy khẩu đội bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 1-1-1967 trung sỹ Nguyễn Văn Mật được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Nguyễn Hữu Ngoãn: Sinh năm 1945, quê xã Thanh Trạch ,huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1963. Tham gia chiến đấu hơn 60 trận, trận nào cũng nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bị thương nhiều lần không rời trận địa, cùng đồng đội bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
Ngày 1-11967 binh nhất Nguyễn Hữu Ngoãn được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

+ Hoàng Hữu Nờ: Sinh năm 1941 xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là trung uý cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình. Suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại, đồng chí được phân công làm nhiều công tác ở nhiều địa bàn ác liệt, đương đầu với gần 700 trận đánh phá của địch, và bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, đồng chí cũng gan dạ, dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với các thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31-12-1973, đồng chí được Chủ tịch nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Võ Xuân Nở: Sinh năm 1944, quê xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trach, tỉnh Quảng Bình. Có nhiều cải tiến, sáng kiến tăng năng suất lao động, giải phóng mặt đường đảm bảo giao thông thông suốt trong chiến tranh. Là người đầu tiên dũng cảm ôm, lăn bom nổ chậm, mở đầu phong trào ôm bom nổ chậm giải phóng mặt đường trên miền Bắc.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động và chiến đấu, Võ Xuân Nở được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lao động ngành giao thông vận tải.



+ Hồ Phòm: Sinh năm 1927, dân tộc Bru-Vân kiều, quê xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng năm 1955. Là chiến sỹ biên phòng người dân tộc, Hồ Phòm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng ở các địa bàn thuộc biên giới Việt- Lào trước sự phá hoại và đánh phá ác liệt của địch.

Ngày 25-8-1970, trung uý đồn phó đồn biên phòng Cha Lo Hồ Phòm được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Nguyễn Tri Phương: Sinh năm 1940, quê xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là một cán bộ công an xã, làm nhiệm vụ ở một địa bàn phức tạp và ác liệt, anh một lòng vì dân, vì cách mạng, dũng cảm kiên cường đảm bảo tốt công tác trị an, được dân mến dân thương, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Tháng 12-1966 Nguyễn Tri Phương được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng lao động ngành công an.



+ Trần Văn Phương (Liệt sỹ): Sinh năm 1983, quê xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1973. Đầu tháng 3 năm 1989, kẻ địch xâm phạm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Phương đang làm đảo phó. Anh đã anh dũng chỉ huy bộ đội chiến đấu bảo vệ lá cờ , bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc và anh dũng hy sinh.

Ngày 6-1-1989, thiếu uý liệt sỹ Trần Văn Phương được Chủ tịch Hội đông nhà nước nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Nguyễn Văn Số: Sinh năm 1931, quê xã Mai Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Năm 1962 vào đội đường dây, thuộc Ty bưu điện truyền thanh Quảng Bình. Hơn 50 lần làm việc dưới bom đạn địch, hàng nghìn quả bom rải quanh anh trong khi anh làm nhiệm vụ, nhưng anh vẫn anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững đường dây liên lạc, kịp thời phục công tác chỉ đạo sản xuất và chiến đấu.

Với những thành tích xuất sắc, Nguyễn văn Số được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ngành bưu điện truyền thanh.



+Nguyễn Thị Suốt: Sinh năm 1907, quê xã Bảo Ninh, thị xã đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Từ những ngày đầu của cuộc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, mẹ Suốt đã tích cực tham gia với một tinh thần quyết tâm bảo vệ quê hương ,bảo vệ đất nước Trong các ngày 7,8, 11- 2-1965 giặc Mỹ đã dùng hàng trăm máy bay bắn phá thị xã. Tuy tuổi già sức yếu, nhưng khi nghe yêu cầu tiếp đạn từ tàu hải quân của ta trên sông Nhật Lệ, bất chấp bom đạn Mỹ ác liệt, mẹ Suốt vẫn nhảy ra khỏi hầm chèo đò chở đạn tiếp tế cho bộ đội đánh giặc. Suốt ba ngày chiến đấu ác liệt, và sau đó, chiếc đò của mẹ như con thoi giữa dòng Nhật Lệ, khi tiếp đạn, lúc chở bộ đội, cán bộ qua sông làm nhiệm vụ, mặc bom rơi đạn nổ quanh mình, không sợ hãi, không mệt mỏi. Hành động anh hùng của mẹ được nhà thơ Tố Hữu khái quát trong bài thơ nổi tiếng Mẹ Suốt

Với những thành tích đặc biệt, mẹ Nguyễn Thị Suốt được Chủ tịch nước VNDCCH tặng danh hiệu Anh hùng Lao động ngành giao thông vận tải.

+ Nguyễn Văn Tấn (liệt sỹ): Sinh năm 1954, quê xã Thuận Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1972. Nguyễn văn Tấn tham gia chiến dịch 972 đánh hàng chục trận, tiêu diệt và kêu gọi đầu hàng nhiều tên địch., hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ngày6-4-1979 trong trận đánh địch phục kích trên đương 13, anh đã anh dũng hy sinh.

Ngày 25-1-1983, chuẩn uý Nguyễn Văn Tấn được Chủ tịch Hội đông Nhà nước nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Trần Chí Thành. Quê ở Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch.

Trần Chí Thành tham gia quân đội, lài xe vận chuyển cho bộ đội Trường Sơn. Trong một chuyến vận tải, đơn vị Trần Chí Thành bị máy bay của không quân Mỹ phát hiện và oanh kích, Trần Chí Thành đã dũng cảm bật đèn pha thu hút sự chú ý của máy bay vào xe của mình để bảo vệ cho đoàn xe an toàn.



+ Hồ Bá Thọ: Sinh ngày12-11-1942 tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, tham gia công an và trải qua các cương vị: nhân viên công an huyện Tuyên Hoá, phó đồn công an Đồng Hới, phó phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, công an Quảng Bình. Trong các cương vị công tác, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, dũng cảm, gan dạ lập nhiều chiến công trong chiến đấu. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 25-8-1970, đồng chí Hồ Bá Thọ được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.

+ Nguyễn Văn Tương: Sinh năm 1941, quê xã Hạ Trạch, huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, là công an viên từ năm 1964. Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng chí tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu hàng trăm trận , lập nhiều chiến công xuất sắc: rà phá thuỷ lôi, đảm bảo giao thông, bảo vệ vật tư sản xuất, chiến đấu...Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, ngày 25-8-1970, đồng chí Nguyễn Văn Tương vinh dự được Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

+ Lâm Uý (Liệt sỹ): Sinh năm 1926, quê xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sau Cách mạng tháng Tám, anh xung phong vào đội quân tình nguyện Nam tiến, chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên, đánh hơn 30 trận, diệt được hơn 100 tên, bắt sống 3 tên, thu 15 súng các loại, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Trận Xuân Bồ (tháng5-1950), địch tập trung một tiểu đoàn lính lê dương có máy bay, pháo binh yểm trợ, hòng tiêu diệt quân chủ lực và phá hoại mùa màng của ta. Trong khoảng 5 tiếng đồng hồ, đơn vị của Lâm Uý đã anh dũng chặn đánh, đẩy lui hơn 10 đợt tấn công của địch, diệt nhiều tên. Khi đạn gần hết, quân ta thương vong nhiều, Lâm Uý bình tĩnh động viên anh em tìm mọi cách diệt địch và nêu cao khẩu hiệu: dùng lưỡi lê báng súng quyết chiến đấu đến cùng! Anh đánh giáp lá cà, đâm chết 4 tên thì tên thứ 5 xông vào ôm chặt lấy anh. Mặc dù người nhỏ, sức yếu, Lâm Uý vẫn mưu mẹo quật ngã tên địch, một tay bóp bộ hạ, một tay bóp cổ và miệng cắn vào bụng nó. Bọn địch xả súng bắn vào anh. Anh cố sức ghì tên địch, cùng kéo nó lăn xuống sông. Khi được đồng đội vớt lên, anh vẫn còn ôm chặt tên Pháp.

Ngày 31-8-1955 liệt sỹ tiểu đội phó Lâm Uý được Chủ tịch nước VN DCCH truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.



+ Trần Phước Yên

Sinh năm 1947, quê xã Thạch Hoá, huyện Tuyên Hoá,tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1965. Từ 1965 đến 1972 anh tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường Tây Nguyên, cùng khẩu đội bắn rơi 35 máy bay Mỹ, trong đó anh bắn rơi 9 máy bay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến dấu.



Ngày 19-5-1972, tiểu đội phó Trần Phước Yên được Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Trong điều kiện lưu trử hiện nay, còn một số anh hùng dưới đây chưa có đủ tư liệu lịch sử cá nhân Nguyễn Bá Chung (Thủ Dầu Một), Nguyễn Viết Cừ, Nguyễn Xuân Giang, Phạm Dụng Hanh, Đinh Thị Thu Hiệp, Nguyễn Văn Huệ, Võ Xuân Khuể, Quách Xuân Kỳ, Ngô Mốc, Lê Văn Mục, Phạm Thị Nghèng, Trương Pháp, Nguyễn Đăng Sâm, Lê Trạm, Huỳnh Kim Trung (Thủ Dầu Một), Hoàng Trung Vinh,

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương