Chương XXI: VĂn hoá VẬt chất và VĂn hoá tinh thần di sản tự nhiên và văn hoá


Hò thuốc (Còn gọi là : Hò hôi lên, Hò đâm bồi, Hò Ba nương)



tải về 0.74 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.74 Mb.
#12309
1   2   3   4   5   6   7   8

4.1.2. Hò thuốc (Còn gọi là : Hò hôi lên, Hò đâm bồi, Hò Ba nương)

Là điệu hò rất phổ biến ở huyện Minh Hoá. Sở dĩ điệu hò có nhiều tên gọi, một mặt vì tính phổ biến của nó, mặt khác, những người đặt tên đã xuất phát từ các khía cạnh phong phú của điệu hò để gọi : từ lời (hôi lên là hôi lên...), từ công dụng (thuốc cá, đâm bồi), từ địa danh (Ba Nương). Hò thuốc là thể loại diễn xướng, ứng khẩu nhằm phục vụ kịp thời những công việc lao động sản xuất cụ thể, hoặc thể hiện các trạng thái tình cảm phong phú khác như than thân trách phận, đối đáp lứa đôi.... Nghệ thuật diễn xướng biểu hiện tính chất linh hoạt và nhạy bén của điệu hò. Câu hò chủ yếu là do các nghệ nhân ứng tác dưới thể thơ 6-8. Tuy nhiên để hình thức diễn xướng gắn với một nội dung cụ thể, phù hợp với cấu trúc và nghệ thuật của làn điệu, người diễn xướng phải ngắt câu bẻ chữ, thêm lời xố ngay trong quá trình ứng tác.


Câu: Nước trong veo vẻo trong trình

Thấy em có ngãi, có tình anh thương

Sẽ được xướng thành:



Nước trong veo vẻo (trình) trong trình

(Nhìn) thấy em có ngãi, có tình (thương) anh thương

Hôi lên... là... hôi lên

Hình thức giai điệu hò thuốc xây dựng trên các tứ thơ tức khẩu của nhân dân lao động phù hợp với phong cách, bản sắc ngữ âm địa phương. Âm chất ca xướng kết hợp giữa hát nói và hát ngâm kết hợp với nhiều nốt luyến láy mang nét địa phương rõ rệt. Theo các nhà nghiên cứu, về chất liệu, hò thuốc có ảnh hưởng tương đối các làn điệu dân ca Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh, đặc biệt là ví và hò . Hò thuốc có tiết tấu mạnh mẽ, nhưng giai điệu trữ tình nên được sử dụng rộng rãi trong nhân dân, trong nhiều cảnh huống đời sống, là sản phẩm quý giá về nghệ thuật sáng tạo của các thế hệ nhân dân Minh Hoá:



Hôi lên...là...hôi lên...

Không (ơ) đi (chớ) trong dạ (đành) không đành

Hôi lên...là...hôi lên...

Em ra đi mà mang tiếng (ơ) dỗ dành mà lấy anh

Hôi lên...là...hôi lên...

Ở đây (chớ) ai cho (ăn) em ăn

Hôi lên...là...hôi lên...

Chớ ai cho thời em mặc, chớ tối em nằm ai với ai

4.1.3. Hò đưa linh

Là lối hò chuyên dùng trong đám tang có phổ biến ở vùng đồng bằng và ven biển Quảng Bình. Hò đưa linh cóó giai điệu trầm buồn, tiết tấu kéo dài lê thê, gợi lòng thương nhớ đến người đã khuất. Lối diễn xướng ở hò đưa linh khác với hò khoan là cả cáicon đều cùng hò và không ngắt câu bằng lời xô. Lời điệu hò này được sáng tác theo lối thơ ngũ ngôn, câu cuối của khổ trước làm câu đầu cho khổ sau, mỗi khổ là một câu hò. Lời điệu hò như một thứ kinh cầu nguyện cho linh hồn của người quá cố. Hò đưa linh thường kết hợp với chèo cạn do một đội gồm từ 8 đến 12 người thực hiện một tổ hợp diễn xướng gồm múa, ngâm, hò...Ở vùng biển, hò đưa linh được dùng cả trong đám ma cá voi. Dưới đây là một câu trong điệu hò đưa linh:



Hò...là hò... đưa linh...

Là linh...yên sàng...

Tích phật...phò nguy...là thanh hải lãng

Kim tiêu...quy hoá...là tác nam thần

Hò... là hò đưa linh...là linh... yên sàng...

4.1.4. Hò bồng bồng

Đây là điệu hò ru em phổ biến rộng rãi ở nhiều miền quê Quảng Bình, đặc biệt phổ biến ở làng Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch). Tên điệu hò hình thành từ các chữ đệm khá độc đáo của điệu hò: Hò...he...hò hè...Bồng... bống...bồng...bồng... Nội dung lời ca của điệu hò thường được lấy từ vốn ca dao phong phú ở địa phương, hoặc do người ru trực tiếp ứng tác ra, do đó có thể là tình cảm trực tiếp của người mẹ/ chị gửi gắm đến cháu bé, hoặc những tâm trạng khác của người hò. Đây là một công việc được ưa thích, gắn với thiên chức và ngoài ra còn là một cơ hội cho người ru giải bày tâm trạng trong khoảnh khắc thư nhàn của chuỗi ngày làm việc vất vả. Sự cần thiết trực tiếp của điệu hò đối với cháu bé là giai điệu dịu êm, nhẹ nhàng được lồng vào những lời ru và những từ đệm độc đáo để ru trẻ vào giấc ngủ và cũng từ đó hình thành một làn điệu hò ru em phổ biến và giàu bản sắc Quảng Bình.



Hò...he...hò hè..

Bồng... bống...bồng...bồng...

Ai ơi, ai ởi, ai ời

Ai lên bóng liễu, ai ngồi ghế mây

Hò...he...hò hè..

Bồng... bống...bồng...bồng...

4.1.5. Hò đẩy thuyền

Hò đẩy thuyền là điệu hò rất phổ biến của ngư dân vùng biển (và một số vùng núi) Quảng Bình, thường sử dụng trong trường hợp lao động cụ thể là đẩy thuyền, kéo nôốc, kéo neo, kéo buồm...phục vụ lao động sản xuất, nên có rất nhiều biến thể tuỳ từng địa phương.

Nhìn chung, về diễn xướng, hò đẩy thuyền không có sự phân công giữa xướng với . Một người nào đó trong nhóm lao động (hoặc cả tập thể) đang đẩy thuyền xướng lên một câu hò, khi hết câu thì hô lên: Hê...hê...hê../ Hê hô la...Hò là... (Bố Trạch). Dô ta...hò dô ta...(Vùng Đồng Hới), Hò lơ...(Vùng Minh Hoá) .Nhóm lao động theo dõi câu hò và hưởng ứng đồng thời lời hô đó, để cùng thể hiện động tác đẩy thuyền nhịp nhàng, tạo hiệu quả lao động. Sau một đợt, một người khác trong nhóm đứng ra lĩnh xướng cho cả nhóm lao động hưởng ứng. Có thể xem các lời hô kết câu hò rất phong phú đó là một lối của điệu hò đẩy thuyền. Điệu hò này có giai điệu đơn giản, tiết tấu ngắn, chắc, khoẻ, cứ hai hay ba tiếng một nhịp, vừa đủ sức vươn của một sải tay, người lao động vừa hò, vừa thao tác (dậm vhân, đưa người) trong nhịp đệm câu hò có sức truyền cảm, cổ vũ, kích thích năng lực người lao động, đặc biệt khi người xướng có những câu hò vui nhộn, hóm hỉnh. Hò đẩy thuyền, như tên gọi của nó, thường kết thúc cùng lúc với công việc đẩy thuyền hoàn tât..Dưới đây là một số câu hò đẩy thuyền:

* Gió to rồi anh em ơi

Kéo buồm lướt sóng ra khơi tìm đàn

Hê hô la...hò là

Hoặc câu hò được cắt ra hai tiếng một:


Mong sao...

Hê hô la...hò là...

Biển lặng...

Hê hô la...hò là...

Trời yên...

Hê hô la...hò là...

Cánh buồm...

Hê hô la...hò là...

Được gió...

Hê hô la...hò là...

Đưa thuyền...

Hê hô la...hò là...

Ra khơi...

Hê hô la...hò là...

*Hò lơ...Kéo nôốc thì kéo cho lên

Đừng để nôốc kẹt phía trên ơi người...

Hò lơ...
*Dô ta...

Con thương cha...

Hò dô ta...

Nấu canh rau má

Hò dô ta....

Vợ thương chồng...

Hò dô ta...

4.1.6. Hò kéo lưới (Hò hụi)

Hò kéo lưới là điệu hò tập thể được dùng trong khi kéo lưới đánh bắt cá của ngư dân. Người hò chủ yếu là các ngư phủ có độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi.


Hò kéo lưới có tiết tấu mạnh, dồn dập, mang nhịp thở của người kéo lưới; là động lực cộng hưởng sức mạnh của từng thành viên đang lao động tại chỗ, nhằm tăng hiệu quả, năng suất lao động. Mặt khác điệu hò làm thư thái tinh thần người lao động, góp phần xua đi sự nặng nhọc, nhàm chán của một điều kiện lao động đặc thù nơi biển khơi.

Hò kéo lưới tuy không phong phú về giai điệu, đa dạng về nội dung, nhưng có cũng có giá trị sử dụng cao vì đó là sản phẩm do chính những ngư phủ sáng tạo ra ngay trong điều kiện lao động gian khổ để quay lại phục vụ công việc lao động của mình. Có nơi điệu hò này được sử dụng trong trong các buổi lễ chèo cạn.



4.1.7. Hò chằm (may) nón

Hò may nón phổ biến ở các xã Quảng Thuận, Quảng Thọ, Hoà Ninh (huyện Quảng Trạch) trước đây. Câu hò thường được soạn theo thể lục bát, lục bát biến thể, hoặc song thất lục bát, có tiết tấu êm dịu, giai điệu mượt mà, rất gần với các điệu hò ru em. Như tên gọi, điệu hò này thường được các chị, các mẹ sử dụng trong lúc ngồi may nón lá, đơn chiếc, nên thuần tự sự, không thấy sử dụng dưới hình thức đối đáp như trong các điệu hò lao động khác có tính tập thể, tập đoàn.

Trong mỗi công đoạn may nón đều có những câu hò tương ứng, tuy nhiên đó không phải là sự đúc rút kinh nghiệm sản xuất, mà chỉ để thể hiện tâm trạng là chính:

Vành nhỏ rồi lại vành to

Lá lành, lá rách xếp cho đẹp lòng.
Hoặc: Kim đâm trên lá

Cước cuốn vòng tre

Nắng mưa, mưa nắng nón che

Ngày đông tháng giá trưa hè chờ em.

4.1.8. Hò lĩa gỗ

Hò lĩa gỗ là điệu hò lao động có phổ biến ở hầu hết các vùng phía tây tỉnh Quảng Bình , theo đó cũng có nhiều biến thể về tên gọi : hò lỉa trâu, hò kéo gỗ. Đúng như tên gọi, điệu hò này chỉ một người hò và đối tượng hưởng ứng lại là con trâu kéo gỗ. Điệu hò này được người thợ rừng sáng tác và sử dụng để điều khiển trâu khi con trâu kéo gỗ lên dốc, thấm mệt, hoặc gặp chướng ngại vật dừng lại. Muốn thế, người thợ rừng phải có thời gian dài huấn luyện và thực tập cho trâu có phản xạ tích cực với các điệu hò.


Hò lỉa gỗ rất phóng khoáng, tự do, không bó hẹp trong một thể thức cố định nào. Câu hò thường kéo dài, ngân nga pha trộn trong những tiếng đưa đẩy theo một trường độ, cao độ tự do tuỳ ý thích của người sáng tạo trực tiếp và quan trọng hơn là phải phù hợp với độ "hưởng ứng" của chú trâu kéo gỗ. Lời ca có thể sử dụng các câu ca dao 6-8 chữ, 4 chữ hoặc tự do, daì ngắn theo sở thích của người hò. Kết thúc câu hò, để ra hiệu lệnh cho trâu tiếp tục kéo gỗ, người hò thường kết thúc bằng một khẩu lệnh ngắn gọn nhưng cũng không cố định, tuỳ từng địa phương: Hích lên!, Đi nào! hoặc Lên! Ngoài tác dụng thực tế, Hò lỉa gỗ còn đem đến một sự thú vị khi nghe âm vang giữa rừng núi cô tịch một điệu hò ấm áp, phá tan sự cô quạnh giữ rừng già.

* Ơ hà hê, hô hê...ơ ơ hà hê...

Trâu ơi kéo gỗ qua đồi

Về cho sơm sớm kẻo trời đổ mưa

Ơ hà hê, hô hê...ơ ơ hà hê...

Hích lên!

* Nặng lòng nặng dạ trâu ơi ơ...ơ...ơ...

Nặng tình nặng nghĩa đi thôi ta về

Đi nào!

* Ô ô ô ô ô ồ ô ố...

Cây táu, cây lim, cây sồi, cây mức

Cây nào đẹp nhất theo ta về làng

Bào gọt đàng hoàng dựng lên làm cột

Mái nhà không dột, mùa đông ấm yên

Mau kéo gỗ lên, qua đèo qua núi

Ơ...trâu ơi...

Lên!

4.1.9. Hát nhà trò

Hát nhà trò là một loại hình trong đại gia đình ca trù (hát cửa đình, hát nương ca, hát ả đào, hát nhà tơ, hát nhà trò...), có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc bộ, phát triển nhiều ở vùng Thanh - Nghệ. Ở Quảng Bình, hát nhà trò xuất hiện nhiều ở vùng phía bắc tỉnh. Hát nhà trò thường được sử dụng trong các dịp lễ tết. Một đội hát nhà trò thường có 4 đến 5 người, trong đó có 2 đến 3 đào nương ( trang phục và đạo cụ gồm áo dài, yếm thắm, đội khăn và quạt ), 1kép chơi đàn và ông chủ ( trang phục áo dài, khăn đóng, guốc mộc). Nhạc cụ sử dụng trong hát nhà trò không thể thiếu đàn đáy, trống chầu và phách. Hát nhà trò kết hợp với vũ đạo, một hình thức giao lưu văn nghệ trực tiếp nhằm mục đích giải trí mua vui hoặc ca ngợi công đức tổ tiên, những người có công, làm phong phú cho những đêm lễ hội, đình đám, hội hè.

+ Hát ví - đúm: Hát ví-đúm có phổ biến ở huyện Minh Hoá, là hai hình thức hát đối đáp giao duyên vào các dịp chợ phiên, chợ tết hoăc vào các ngày lễ định kỳ. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ rất trữ tình giành cho trai gái gặp gỡ giao duyên.

Hát ví- đúm ở Minh Hoá không khác gì nhau về giai điệu, nội dung và mục đích, chỉ khác là khi chỉ có một đôi nam nữ hát đối đáp nhau thì gọi là , còn khi có hai tốp nam nữ đối đáp tập thể với nhau thì gọi là đúm. Hát ví- đúm có thể sử dụng phù hợp các câu hát có sẵn hoặc người hát ứng tác tại chỗ, tuy không khắt khe về câu chữ, song hát lên phải hợp vần, hợp nghĩa khi đối nhau. Ví-đúm được chia ra thành các loại căn cứ vào các sắc thái tình cảm: ví-đúm thương, ví-đúm nhớ, ví-đúm đợi, ví-đúm chờ, ví-đúm lợm (ghẹo), ví-đúm đàn năm, ví-đúm châm biếm...Trang phục hát ví-đúm có thể là trang phục lễ hội, hoặc đồng phục khác màu cho mỗi bên

Từ các cuộc hát hò này mà nhiều đôi lứa nên vợ nên chồng:

Ra về nhớ bạn lăm căm

Nhớ nết bạn ở, nhớ dằm (nơi) bạn đi

Ra về nhớ bạn chơi vơi

Nhớ nết bạn ở, nhớ nơi bạn ngồi

4.1.10. Hát sắc bùa

Hát sắc bùa là một loại dân ca nghi lễ có mặt ở hầu khắp các địa phương tỉnh Quảng Bình. Tuy tồn tại có một số dị biệt nhỏ ở từng địa phương, nhưng hát sắc bùa vẫn giữ được nét chung thống nhất của nó từ giai điệu đến mục đích sử dụng là thường được tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán để chúc tụng ngày tết bình an thịnh vượng, mong một năm mới làm ăn sung túc, và xua đuổi tà ma ác quỷ.

Đội hát sắc bùa thường có từ 5-7 người (có nơi nhiều hơn) thường được ông cái (trưởng phường hát) tập trung vào cuối năm cũ để tập luyện. Đến ngày tết, đội hát với trang phục giản dị ngày tết kéo đến từng nhà dân trong thôn xóm để hát những lời chúc tụng trên nền nhạc của bộ bát âm:

Sắc bùa là sắc bùa he

Mồng năm ngày tết cháo chè bánh chưng

Chúc cho gia đình ông bà

Sang năm mới gặp nhiều may mắn

Vợ chồng hoà thuận, anh em sum vầy

Sắc bùa là sắc bùa he...

Đội hát được gia chủ thưởng xôi, rượu, thịt, hoặc một khoản tiền tượng trưng và hai bên đều rất vui vẻ hạnh phúc.



+ Đồng giao : Đồng giao là những bài hát của trẻ em gắn liền với các trò chơi con trẻ. Đó là những câu hát bắt vần lắm khi không cần logic, không cần nọi dung, để phục vụ những trò chơi dân gian vẫn lưu truyền từ nhiều đời nay. Đồng giao có mặt ở khắp mọi miền quê Quảng Bình. Đó là những tư duy sơ khai lộn xộn, nhưng vẫn có được sức sống dài lâu có lẽ do một mặt gắn với các trò chơi, mặt khác nó xâm nhập vào trí nhớ, vào thủa đầu đời nên khó quên chăng?

Thụt ống rộng rại

Rại rê rại riến

Đi kiếm khắp nơi

đi chơi khắp bạn

Đứng cột cây đa

Bẻ lẻ xoi gà

Xoi vịt

Tít lên tít xuống

đá ruộng bồ câu

+ Chuyện đàn: Là hình thức hát thơ, có mặt nhiều ở xã Hoá Tiến. Người sáng tạo đặt thơ hoặc sử dụng các bài ca dao có sẵn phùi hợp với nội dung định diễn đạt như: ca ngợi quê hương, con người, công đức tổ tiên, cha mẹ, hoặc than thân trách phận...rồi xướng lên theo hình thức nửa ngâm, nửa hát cho mọi người cùng nghe:



Nhờ ai nay mới có mình

Mẹ cha đội đức công trình biết bao

Ơn này sánh với trời cao

Trong lòng ta dám lúc nào chẳng quên.

+ Hát (hò) vân: Hát vân thực chất là một thể loại hò đối đáp nam nữ có ở vùng Trung Hoá, Thượng Hoá (huyện Minh Hoá). Thường được dùng trong các đêm trăng thanh gió mát, khi rảnh rỗi để nam nữ giải bày tâm trạng, thổ lộ tình cảm:



- Đôi ta chặt củi một rừng

Rút mây một cột xin đừng nghe ai

- Trăm năm em không nghe ai

Nghe lời trúc dặn nên mai đợi chờ.

4.1.11. Lằm Lào

Có ở các vùng dân tộc thuộc xã Dân Hoá (huyện Minh Hoá). Đây là một điệu dân ca Lào được lưu truyền sang do đồng bào cận cư với người Lào và chịu ảnh hưởng. Giai điệu của lằm Lào được hoà theo điệu trống và kèn phè vui tươi, rộn rã. Trang phục khi hát cũng được người dân ở đây sử dụng trang phục của người Lào.



4.1.12. Kàtơm - tà lênh (Dân tộc Chứt)

Nghĩa là con trâu đi cày. Làn điệu này thường dùng để hát đối đáp nam nữ trong lao động sản xuất, trong vui chơi ( cũng có thể hát một mình hoặc hát hai nam hai nữ), bắt đầu bằng điệp khúc là “Kàtơm - tà lênh” hai lần và sau đó là nội dung bài hát. Điệu dân ca này không chỉ tạo nên không khí vui nhộn, hăng say lao động sản xuất, trong các dịp cưới, lễ tết, hát ru mà thông qua đó các chàng trai, cô gái còn gửi gắm tâm tình cho nhau:"Kà tơm - Tà lênh, Kà tơm - tà lênh, bới chị mới, chiềng chiêng Kdang, Kói, Tihal Ktoi, bới chị mới, Kà Tơm - Tà lênh, Kà tơm - tà lênh che phướng linơ, pi co chô, che hel vấng tược . ..(Kà tơm - Tà lênh O nàng ơi, mang kdâng, mang Kói đi hái trầu, O có đi không, O này ơi (Kà tơm - Tà lênh)2 em cũng muốn đi, mà trầu có chỗ, em sợ, em hái không được...).

Nội dung bài hát có thể sáng tác tuỳ hứng theo hoàn cảnh, thường là những câu hát trao duyên kín đáo, tình tứ hoặc là những câu trêu ghẹo nhau nghịch ngợm, hóm hỉnh và có khi là những lời răn dạy dỗ con người. Kà tơm - tà lênh có vần điệu rất thô sơ giống như những điệu cổ sơ của các điệu hát ví và hát dặm ở miền Thanh - Nghệ.

4.1.13. Hát vè pa eo và vè tơm tá lêng (Dân tộc Chứt) Là điệu dân ca của người Mày và người Sách hát lúc đi rừng tìm ong, làm vòng bẫy, đi khe suối câu, chài, lưới cá, bắt Ká tơm (cua đá), đi phát rẫy làm nương, đi nằm chòi giữ nương rẫy, lúc ở nhà sau bữa ăn tối cùng nhau vui bát nước chè xanh đậm đặc hương vị bản rừng ...Nội dung chủ yếu của Vè pa eo và Vè tơm tá lêng : nói về sự giàu có của “bản rừng” quê mình, nói về các nghề làm ăn, nói về nơi cắt rốn chôn nhau v.v. .. . .

Vè pa eo và Vè tơm tá lêng được biểu hiện dưới hình thức một người hát, không hát tập thể, không kết hợp với nhạc cụ gì cả, hát để thư giãn khi lao động mệt nhọc, để tỏ tình yêu nam nữ khi đi phát rẫy, đi nằm chòi canh giữ nương rẫy, để mua vui cho nhau khi bữa ăn tối đã xong, mọi người đang cùng nhau bên siêu (ấm) nước chè xanh chát ngọt hương vị bản rừng giàu có...bằng những lời ví von ẩn dụ sâu sắc đối đáp giữa n÷



- Đi tìm con ká tơm, chị ơi

Bắt được bỏ vào ca dăng, chị ơi

Lấy trầu ăn trầu, chị ơi!

Như con chim rừng Lào

Như con chim phía Nam

- Đi tìm con ká tơm, hỡi anh!

Bắt được bỏ vào ca dăng, hỡi anh!

Lấy trầu ăn trầu, hỡi anh!

Đã chờ đợi nhau

Chờ đợi đến gặp nhau

Mang nặng, nắng nóng mấy cũng đi, hỡi anh!

4.1.14.Hát ru Sách- Mày

Hát ru của người Mày được mở đầu và kết bằng các từ lấy điệu là “ i i i. . .” và lời ru là những bài dân ca ngắn, mộc mạc , có âm điệu dịu dàng hợp với động tác địu con cho con ngủ. Hát ru người Sách được mở đầu bằng các từ lấy điệu là “ ư ư ha . . .” và thường kết bằng câu “Thương lắm bạn ới! ư ư ha . . .” với lời ru có thể là cả bài dân ca như bài “Hát ru con” hoặc những câu ca dao. Nội dung các lời Hát ru người Sách và người Mày là nói lên tình thương yêu cha con, mẹ con sâu nặng, ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, khuyên con, dạy cháu biết đoàn kết thương yêu nhau:



Con ngủ đi con

Cho mẹ đi tuốt lúa về làm ăn

Cho bố đi bắn con gấu về làm ăn . . .

Hát ru của người Mày và người Sách được hát vào lúc đĩu con lên rẫy hoặc lúc ở nhà ru cho con ngủ để bố mẹ đi làm việc. Cho nên nó chỉ do một người hát, không có nhạc cụ kèm theo.



4.1.15. Oát

Dân ca Vân Kiều, là loại hình hát đối đáp giao duyên giành riêng cho nam nữ khi đến tuổi trưởng thành, sử dụng trong những lúc đi sim, một hình thức sinh hoạt văn hoá, để gửi gắm tâm tình, qua đó, tìm ý trung nhân. Oát có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, nội dung được sáng tạo cho phù hợp tâm trạng:


- Em ơi, núi cao đất rộng

Anh tìm đến làng này

Chẳng biết có hái được hoa không...
- Con người có chân có tay

Núi nào mà đi không được

Suối nào mà lội chẳng qua

Chỉ sợ con bướm chê hoa

Con ong chê mật...

4.1.16. Hát Prơdoạc và hát Xơnớt

Dân ca Vân Kiều, là những bài hát vui trong các đám tiệc, đám cưới, trong các cuộc vui ồn ào, náo nhiệt, có tiết tấu nhanh, giai điệu vui nhộn gần gũi nhau. Các làn điệu này thường do một người hát, đám đông phụ hoạ, kèm vũ đạo.


4.1.17. Adâng con

Hát ru Vân Kiều, có giai điệu trầm bổng, ngọt ngào, tiết tấu nhẹ nhàng, đều đặn theo nhịp bước người mẹ địu con lên nương. Nội dung lời ru thể hiện sự âu yếm, dỗ dành con và cả niềm mơ ước vào tương lai tốt đẹp của con.



4.1.18. Roai trong, Roai tol

Dân ca Vân Kiều, là làn điệu phổ biến trong tầng lớp người già, âm hưởng trầm, nặng, lời lẽ cổ kính, kể lễ, oán trách...thường được sử dụng tự sự trong các đám lễ ma chay...



4.2. Nhạc cụ

Ở khắp các miền quê Quảng Bình, hệ thống các nhạc cụ sử dụng trong sinh hoạt âm nhạc truyền thống rất phong phú và đa dạng. Đa số các loại nhạc cụ truyền thống có mặt ở đây đều là các loại nhạc cụ truyền thống chung của dân tộc. Số các nhạc cụ mang tính đặc hữu của địa phương rất ít và thường phân bố ở vùng dân tộc ít người. Dưới đây, xin giới thiệu một số nhạc cụ trong hệ thống nhạc cụ đa dạng nói trên.



4.2.1. Nhóm gõ

+ Trống: Trống có nhiều loại: trống đại (cái - cao khoảng 1,2m, đường kính mặt khoảng 40-50cm), trống trung (cao khoảng 70cm, đường kính mặt khoảng 40-50cm), trống tiểu (con - cao khoảng 10-15 cm, đường kính mặt khoảng 20-30cm), thân thường làm bằng gỗ lim, hoặc mít, sơn son thếp vàng, mặt trống bằng da trâu khô; chơi bằng hai dùi gỗ đầu bọc vải hoặc không. Trống được chơi trong các dịp tế lễ, đình đám, biểu diễn văn nghệ ... và tuỳ tính chất của các cuộc phục vụ mà sử dụng các loại trống và giai điệu cho phù hợp. Nhìn chung, trống cái được giao cho những người cao tuổi, thông thạo các hình thức chơi trống sử dụng, vì nó đóng vai trò nhạc trưởng và hơn thế, có lúc là hiệu lệnh của thần linh. Còn trống con chỉ cần người hiểu biết âm nhạc sử dụng là được vì đây là hệ thống phụ hoạ.

+ Trống cơm: Người Nguồn dùng để phụ hoạ cho hát sắc bùa. Thân trống bằng gỗ mít đường kính 20cm, dài 55cm, mặt da thú, cố định bằng dây mâyTrước khi chơi, người ta

+ Chiêng đồng: Là dụng cụ âm nhạc phổ biến ở các dân tộc đa số cũng như thiểu số.. Chiêng được làm bằng đồng, hình tròn, mặt hơi lồi.Chiêng lớn thường cao 10-15cm, rộng 40-80cm. Lúc đánh, người ta sử dụng cả khuỷu và cùi tay, cũng có thể dùng dùi bằng gỗ, đầu đánh quấn thêm vải, tạo nên độ mềm khi đánh vào mặt chiêng, để âm thanh vang ngân hơn. Chiêng được dùng trong các cuộc sinh hoạt có tính tập thể như ma chay, hội hè, cưới xin. . . Tuỳ thuộc vào nội dung nghi lễ, buổi diễn, mà người ta sử dụng các âm điệu khác nhau của chiêng. Ví dụ như trong ma chay người ta dùng khuỷu và cùi tay đánh đều trên mặt chiêng tạo nên nên âm điệu trầm bổng vừa phải còn trong hội hè, lễ cưới người đánh dồn dập vào mặt chiêng tạo nên âm điệu vang xa . . . + Thanh la: Là nhạc cụ làm bằng đồng, có hai nửa hoàn toàn giống nhau như hai chiếc đĩa vừa hoặc lớn, phần đáy có dùi lỗ buộc dây cầm tay. Khi chơi, dùng hai tay gõ hai nửa nhạc cụ này vào nhau, giữ nhịp, phụ hoạ cho dàn nhạc, hoặc các buổi tế lễ. Âm thanh của thanh la rộn ràng.

+ Trắc: Là nhạc cụ thường dùng trong hát nhà trò, làm bằng ống tre đực dài khoảng 20cm từ mắt này đến mắt kia, đường kính khoảng 4cm-5cm. Dọc theo thân ống tre mở một rãnh hẹp làm cửa thoát âm. Cần trắc làm bằng thân tre đực dài 40-50cm gập hình chữ V có khả năng tự trả, nối vào giữa thân trắc. Nhạc công có thể vừa chơi đàn vùa sử dụng trắc, hoặc sử dụng độc lập bằng cách dùng chân đạp cần trắc gõ vào thân trắc theo nhịp.

+ Sênh (Sinh): Là nhạc cụ thường được sử dụng trong hát nhà trò, làm bằng gỗ dạ hương hoặc gõ. Sênh gồm có hai thanh gỗ, mỗi thanh dài khoảng 25cm, rộng 1cm, cao khoảng 1,5cm. Đào hát kẹp sênh vào giữa ngón trỏ và ngón giữa, vừa hát vừa múa, vừa lắc sênh phát ra âm thanh lách cách, phụ hoạ cho bài hát vừa sinh động, vừa đẹp mắt.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương