CHƯƠng trình dự kiến tham dự HỘi thảo quốc tế TẠi tp hcm thời gian: từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 12 năm 2011 Thành phần: 24 cán bộ, giảng viên của trường Đại học Thương mại


Thực trạng và một số vấn đề đặt ra cho ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay



tải về 1.63 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2018
Kích1.63 Mb.
#36868
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4. Thực trạng và một số vấn đề đặt ra cho ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay


Nhằm tìm hiểu hiện trạng tình hình ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay cũng như các nhân tố tác động đến quá trình ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc rút ra những khuyến nghị nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát về tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT tại 103 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thuộc ba loại hình sở hữu chính là công ty cổ phần (43 doanh nghiệp), công ty trách nhiệm hữu hạn (43 doanh nghiệp), và doanh nghiệp tư nhân (17 doanh nghiệp), tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (nơi tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của nước ta).

Có thể đánh giá chung về tình hình ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra cho việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian tới như sau:



Thứ nhất. Về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng TMĐT

Ứng dụng TMĐT đã trở thành nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều khẳng định ứng dụng TMĐT có tầm quan trọng và cần thiết.

Khoảng một nửa số doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về CNTT và TMĐT. Trên 70% nhân viên của các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng máy tính trong công việc. Đây là một điều kiện tốt để doanh nghiệp có thể ứng dụng hiệu quả TMĐT. Mục đích sử dụng Internet của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khá đa dạng, bao gồm hầu hết các khả năng của Internet. Gần 2/3 doanh nghiệp có mạng LAN, nhưng vẫn còn 3% số doanh nghiệp chưa kết nối Internet.

Thứ hai. Về tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

Hiện mới chỉ có 1/5 số doanh nghiệp đã hoặc đang có dự án hay chiến lược về phát triển và ứng dụng TMĐT. Khá đông các doanh nghiệp đã tham gia các sàn giao dịch TMĐT. Đây là một hướng đi đúng trong ứng dụng TMĐT ở Việt Nam hiện nay, khi số người sử dụng Internet trong giao thương còn ít.

Vẫn còn đến 30% số doanh nghiệp chưa có website riêng. Với các doanh nghiệp có website thì chủ yếu sử dụng để quảng bá, giới thiệu về doanh nghiệp và để giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, số doanh nghiệp sử dụng website để giao dịch TMĐT còn ít. Các website của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều hướng tới khách hàng là doanh nghiệp.

Trong giao dịch với các đối tác: gần 100% doanh nghiệp sử dụng email. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng chủ yếu email, fax và điện thoại để nhận đơn đặt hàng. Số doanh nghiệp sử dụng website để nhận đơn đặt hàng còn thấp (chỉ có 31,43% số doanh nghiệp sử dụng phương tiện này). Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm trong ứng dụng TMĐT. Hình thức giao hàng trực tuyến mới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ có 2,56%), thể hiện ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện còn ở mức rất thấp.

Chưa đầy 10% doanh nghiệp sử dụng thanh toán trực tuyến, cho thấy phương thức thanh toán trực tuyến còn nhiều trở ngại đối với doanh nghiệp.

Thứ ba. Về hiệu quả ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

80% số doanh nghiệp dành tỷ lệ trên 5% tổng chi phí hoạt động thường niên đầu tư cho TMĐT. Chỉ 20% doanh nghiệp đầu tư cho TMĐT trên 15%, nhưng lại có đến trên 60% số doanh nghiệp có doanh thu từ TMĐT trên tổng doanh thu trên 15% và có trên 60% tăng trưởng doanh thu qua kênh TMĐT so với năm trước. Có thể coi đây là một minh chứng cho hiệu quả của ứng dụng TMĐT.

Trong việc triển khai ứng dụng TMĐT hiện nay, không có trở ngại nào lớn đối với doanh nghiệp, nhưng mọi tiêu chí liên quan đều gặp trở ngại. Như vậy, để có thể ứng dụng TMĐT cần phải triển khai đồng thời nhiều biện pháp.

Bảng 1 dưới đây là kết quả cụ thể từ cuộc điều tra về tác dụng của chiến lược ứng dụng TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản:



Bảng 1. Tác dụng của ứng dụng TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay

(Mức 4 là mức hiệu quả cao nhất)


Mức

Mở rộng kênh tiếp xúc KH (%)

Thu hút KH mới (%)

Xây dựng hình ảnh DN (%)

Tăng doanh số (%)

Giảm chi phí (%)

Tăng hiệu quả hoạt động (%)

Tăng khả năng cạnh tranh (%)

0

3.23

0.00

3.23

6.45

3.23

6.45

3.23

1

9.68

12.90

9.68

9.68

6.45

6.45

16.13

2

19.35

9.68

3.23

29.03

41.94

19.35

12.90

3

25.81

32.26

35.48

12.90

22.58

35.48

22.58

4

41.94

38.71

41.94

32.26

19.35

22.58

35.48

Bảng trên cho thấy: Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp là 2 tiêu chí được các doanh nghiệp cho là có hiệu quả cao trong ứng dụng TMĐT. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản.

Tóm lại, những số liệu điều tra đã phản ánh đúng tình hình thực tế ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của triển khai ứng dụng TMĐT và đã từng phần ứng dụng TMĐT, nhưng để lựa chọn được một mô hình và bước đi phù hợp cho việc ứng dụng thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp cho việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện là vấn đề bức thiết.

5. Một số kiến nghị đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam

Trên thực tế, việc triển khai TMĐT cho doanh nghiệp rất khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn mà phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ đội ngũ, cơ sở vật chất, khả năng tài chính. Mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự lựa chọn cho mình các mô hình phù hợp để có thể ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả.



5.1. Lựa chọn mô hình TMĐT cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Để tham gia TMĐT phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn: dùng công cụ tìm kiếm; thiết kế website riêng; tham gia các site của Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ; đặc biệt là tham gia các sàn TMĐT B2B có uy tín.

Đánh giá theo từng kênh TMĐT khác nhau, chúng ta thấy:

- Dùng công cụ tìm kiếm để quảng bá cho hoạt động của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp có nhiều người truy cập, do đó có thể có thêm đối tác. Tuy nhiên, đây không phải là kênh có nhiều dữ liệu về nhà nhập khẩu và cũng không tạo nên vị thế nhà cung cấp uy tín cho doanh nghiệp. Mặt khác, kênh này không có hỗ trợ trực tuyến nên không là môi trường thuận lợi cho việc giao dịch.

- Thiết kế website riêng: Với website riêng, doanh nghiệp có thể có được một kênh xúc tiến thương mại quan trọng nhưng để thu hút được nhiều người sử dụng cần phải có nhiều biện pháp đi kèm. Mặt khác để tạo được một website hiệu quả doanh nghiệp còn cần phải có một đội ngũ CNTT tốt, chấp nhận chi phí để quảng bá và duy trì website, ... mặt khác, việc hỗ trợ kinh doanh trực tuyến qua website riêng cũng là một vấn đề không nhỏ.

- Tham gia các site của chính phủ, các tổ chức hỗ trợ, các danh bạ: Các site của các tổ chức hỗ trợ, của chính phủ có ưu điểm là có thể mang lại uy tín cho doanh nghiệp nhưng lại có nhược điểm là ít có sự hỗ trợ quảng bá và kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Tham gia các sàn TMĐT B2B uy tín: Sàn giao dịch TMĐT là môi trường giao thương mở, chi phí thấp, ít bị chi phối bởi quy mô doanh nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội mới so với thương mại truyền thống. Tham gia sàn giao dịch TMĐT là một hình thức xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường có hiệu quả với chi phí rất thấp. Một sàn TMĐT B2B uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp có được tất cả các yếu tố để thành công. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia: xu hướng các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT ngày càng phổ biến bởi có nhiều tiện ích: mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có; thu hút khách hàng mới; xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; tăng lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh, ...

Mô hình kinh doanh sàn TMĐT B2B đang phát triển tại Việt Nam. Ngoài đăng tải cơ hội kinh doanh mua bán hàng hóa và dịch vụ, các sàn giao dịch đã cung cấp các hỗ trợ khác như đấu giá, đấu thầu trực tuyến, các bản tin điện tử, tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, hầu như chưa có sàn nào có tiện ích hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, tiến hành đàm phán tiến tới giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và trợ giúp sau bán hàng.

Nhằm tận dụng các ưu điểm của phương thức sàn giao dịch TMĐT trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nói riêng cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT có uy tín trong nước cũng như trên thế giới thị trường.

TMĐT vừa có khả năng là một đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển nhanh trong bối cảnh hội nhập, nhưng cũng rất có thể trở thành một bãi lầy tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của doanh nghiệp. Để có thể ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả, doanh nghiệp trước hết cần nhận thức được vai trò của TMĐT, sau nữa, cần thực thi đồng bộ các giải pháp ứng dụng. Trong quá trình đó, có thể dựa vào chính mình nếu thấy đủ khả năng, còn tốt hơn cả là trong giai đoạn đầu nên sử dụng đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần cân nhắc giữa lợi ích sẽ nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.



5.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian tới

Thứ nhất. Đẩy mạnh định vị hình ảnh của doanh nghiệp và website của doanh nghiệp trên thị trường TMĐT mục tiêu

Định vị thị trường TMĐT đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào dành được cho tập khách hàng điện tử mục tiêu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, giải pháp có thể khả thi và phải phấn đấu đạt tới đối với các chào hàng điện tử trên website của doanh nghiệp trên mỗi loại thị trường TMĐT mục tiêu là: định vị theo mức đầy đủ, ổn định cơ cấu mặt hàng; hàng thật; hàng hiệu; cấu trúc dịch vụ và giá tương thích với loại hình tổ chức bán; ưu thế chất lượng/giá, theo bản sắc văn minh thương mại và hình ảnh tín nhiệm doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Theo hướng này, mỗi doanh nghiệp căn cứ vị thế hiện tại và mục tiêu đạt tới để quyết định khuyếch trương điểm khác biệt nào để phát triển định vị thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Để việc định vị trực tuyến trở nên sắc bén, các doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực vào một số hoạt động chính là: tạo ra một hình ảnh cụ thể cho cơ cấu mặt hàng bán và thương hiệu cửa hàng trong tâm trí khách hàng mục tiêu, lựa chọn vị thế mức độ thỏa mãn và cân đối với mục tiêu lợi nhuận, sự khác biệt và nổi trội trong cung ứng giá trị gia tăng cho khách hàng trên thị trường TMĐT mục tiêu. Các công cụ chính cần được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm bao gồm: cung cấp thông tin hữu ích, chính xác, phù hợp và cập nhật thường xuyên; hình thức thiết kế mang tính mỹ thuật cao và hỗ trợ quảng bá thương hiệu; dễ sử dụng; kết hợp được yếu tố nội dung và thương mại; thu hút lưu lượng giao dịch cao và được ghé thăm thường xuyên; tính tương tác cao; xử lý thông tin và đáp ứng nhanh yêu cầu người xem qua email; có chức năng phong phú: giao dịch và thanh toán trực tuyến; công bố chính sách thương mại, giá cả, dịch vụ rõ ràng; an toàn, bảo mật và thích ứng với các điều kiện kỹ thuật khác nhau.

Thứ hai. Một số giải pháp xây dựng website cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng của website TMĐT của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định các mục tiêu kinh doanh cho website, xác định cấu trúc và các chức năng cần thiết của hệ thống cần phải có và xác định các yêu cầu thông tin cần phải có để thực hiện các chức năng đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xem xét sẽ tự thiết kế hay đi thuê, và nếu đi thuê ngoài thì chi phí đầu tư và nâng cấp là bao nhiêu?

Sau khi xác định các chức năng của hệ thống, các nhà lập trình sẽ xác định cấu trúc logic và cấu trúc vật lý của website. Khi xây dựng website, phải xác định kiến trúc website. Kiến trúc hệ thống website bao gồm việc lựa chọn phần mềm, phần cứng và phân bổ các nhiệm vụ trong hệ thống thông tin nhằm đạt được các chức năng của hệ thống nêu trên. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nên lựa chọn kiến trúc của website là kiến trúc nhiều lớp: Gồm một web server liên kết với các lớp trung gian bao gồm các server ứng dụng thực hiện một nhiệm vụ nào đó, mỗi server ứng dụng sử dụng một hoặc nhiều máy chủ.

Một số giải pháp cụ thể:

1. Trên trang chủ chỉ nên đưa ra duy nhất một sản phẩm.

2. Bổ sung độ tín nhiệm vào nội dung giới thiệu và nâng cao lòng tin của mọi người với website.

3. Tập trung vào những khách ghé thăm, những khách hàng mới chứ không phải bản thân doanh nghiệp. .

4. Tạo ra tính cấp bách trong thông tin bán hàng và thuyết phục người đọc rằng họ cần mua ngay.

5. Nâng cao sự hấp dẫn của sản phẩm qua hình ảnh.

Ngoài ra, cần quan tâm xây dựng một kế hoạch chào hàng trực tuyến chi tiết và cập nhật theo từng đoạn thị trường điện tử mục tiêu mà doanh nghiệp đã xây dựng.



Thứ ba. Phát triển truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT

Để phát triển ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần nhận rõ tầm quan trọng và tác dụng to lớn của hoạt động truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT và cần có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm các công việc chuyên môn này nhằm xác lập được một giải pháp xúc tiến TMĐT hỗn hợp bao gồm nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện, phạm vi, tầm cỡ khác nhau được thực hiện theo chương trình, kế hoạch và có một ngân quỹ thích hợp.

Các mục tiêu của truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT phải xuất phát và phù hợp với mục tiêu chiến lược bán hàng trực tuyến và bán hàng hỗn hợp phù hợp với phương thức TMĐT B2B, từ đó sẽ phân công triển khai cho từng công cụ xúc tiến TMĐT theo liều lượng, thứ tự và cường độ phối hợp khác nhau. Trong điều kiện thị trường hiện tại và sắp tới, chiến lược truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nên tập trung vào các mục tiêu sau:

- Làm nổi bật những lợi ích khác biệt và nổi trội hoặc danh tiếng, tín nhiệm của mặt hàng và truyền thống của doanh nghiệp trong tổ chức bán hàng.

- Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, cơ sở bán hàng truyền thống với website trực thuộc với phổ hàng đồng bộ, có trọng điểm, duy trì thường xuyên, tính chân thực và hấp dẫn của giá đảm bảo chất lượng và dịch vụ khách hàng chu đáo.

Tuy nhiên, cần có sự kết hợp giữa chiến dịch marketing online với offline để ngân sách marketing được sử dụng tối ưu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Để quảng cáo có hiệu quả, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nên tập trung ứng dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến phối hợp với các công cụ quảng cáo truyền thống. Ví dụ, trong các quảng cáo trên báo, tạp chí, ... nên đưa địa chỉ website của doanh nghiệp vào đó. Quảng cáo banner là một trong các hình thức quảng cáo điện tử phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng có các dạng quảng cáo khác như quảng cáo trung gian, quảng cáo động, quảng cáo qua email, quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm, đăng ký vào các cổng thông tin TMĐT, ...

Kỹ thuật truyền thông marketing TMĐT đòi hỏi những kỹ năng và phương thức triển khai tương đối phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể tận dụng các nguồn lực thuê ngoài để đảm bảo tính hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.



Thứ tư. Hoàn thiện kênh marketing và logistics TMĐT

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, sản phẩm phục vụ chủ yếu là trong thị trường B2B, lựa chọn loại hình kênh tốt hơn cả cho các doanh nghiệp là sử dụng các nhà môi giới như các sàn giao dịch điện tử, cổng TMĐT, …; thông qua những sàn giao dịch này, các doanh nghiệp có thể tìm đến nhau dễ dàng hơn, đáng tin cậy và chi phí thấp hơn.

Để tạo mối liên hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và các thành viên kênh phân phối, các doanh nghiệp có thể sử dụng chính website của mình để quảng bá cho website của thành viên kênh bằng cách đặt banner, đường link, … trên website của doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và thành viên kênh thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) để cùng nhau xây dựng kế hoạch phân phối, thường xuyên trao đổi tình hình kinh doanh như doanh số bán hàng, mức dự trữ, thời điểm và số lượng nhập hàng, ... Điều này giúp thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thành viên kênh, từ đó tạo nên mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên sự tối ưu giữa các thành viên kênh.

Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên kênh thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: mức doanh số đạt được; mức độ phổ biến của website thành viên kênh: uy tín, tính chuyên nghiệp, tính cập nhật của website thành viên kênh, số lượng khách hàng đến với website, trở thành khách hàng trung thành mua sản phẩm của doanh nghiệp trên website thành viên kênh và tần suất quay lại mua hàng của khách hàng; mức độ hợp tác trong các chương trình xúc tiến hoặc huấn luyện của doanh nghiệp, thu thập thông tin khách hàng cho doanh nghiệp; ...



Thứ năm. Một số giải pháp khác cho ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2015

a) Tổ chức ứng dụng thương mại điện tử

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần có những quan niệm mới về cách thức tổ chức ứng dụng TMĐT của mình để đáp ứng những thay đổi to lớn trong môi trường kinh doanh của những năm tới. Những tiến bộ của công nghệ truyền thông tích hợp; sự cạnh tranh toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, xu thế về tốc độ và mức độ chiều theo ý khách hàng, tầm quan trọng ngày càng lớn của dịch vụ khách hàng và các giải pháp hoàn thiện nội dung phát triển ứng dụng TMĐT trên đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải tái cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh TMĐT của mình theo một số hướng chính:

- Tập trung vào các đơn vị kinh doanh chiến lược cốt lõi, các sở trường cốt lõi và loại bỏ các đơn vị phụ, đang suy thoái.

- Cần tích hợp cao các chức năng marketing thương mại hiện tại thành chức năng marketing TMĐT để đảm nhận nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mô hình tổ chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ứng dụng TMĐT là thành lập bộ phận marketing TMĐT bên cạnh bộ phận chuyên trách về CNTT và TMĐT hoặc kết hợp 2 bộ phận này để có bộ phận đủ mạnh trong triển khai ứng dụng TMĐT.

- Các doanh nghiệp cần thiết phải trang bị đúng, đủ các máy tính với phần mềm thích hợp cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc có nối mạng (LAN, WAN, INTERNET) và đào tạo đội ngũ khai thác tốt CNTT hiện đại cùng các phần mềm tương thích như CALIPLAN, GEOLINE, MEDIEC, ACDAD, … từng bước xây dựng các cơ sở dữ liệu về thị trường và đối thủ cạnh tranh, về hồ sơ khách hàng, về sản phẩm và giá, về phân phối và bán hàng, về quảng cáo và xúc tiến, về hiệu lực/chi phí và hiệu suất kinh doanh TMĐT đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giai đoạn 2015, 2020.

b) Ngân quỹ cho ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Các doanh nghiệp cần tạo lập một ngân quỹ hoạt động thỏa đáng cho phát triển ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp mình. Đây là một trong những quyết định khó khăn của các doanh nghiệp trong lý thuyết cũng như trên thực tế, vì không có công thức hay một quy định nào cho việc xác định ngân quỹ hoạt động ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp. Về nguyên lý, có thể sử dụng 4 phương pháp thông dụng sau: Phương pháp tùy khả năng, phần trăm trên doanh số, ngang bằng cạnh tranh và phương pháp mục tiêu - nhiệm vụ.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế và phù hợp trong những điều kiện nhất định. Theo chúng tôi, để hoạch định ngân quỹ ứng dụng TMĐT, doanh nghiệp sử dụng phương pháp phần trăm trên doanh số, còn trong phân bổ ngân quỹ cho các chương trình và công cụ marketing TMĐT thì phương pháp mục tiêu - nhiệm vụ là thích hợp nhất, bởi vì nó phù hợp với quy định hiện hành về chi phí hợp lý, hợp lệ được chi, và buộc các nhà quản lý phải giải trình rõ mối liên quan giữa số tiền chi ra; hiệu lực tác động và hiệu quả do các hoạt động phát triển chiến lược đem lại, do vậy nó có sức thuyết phục và hiện thực hơn.

5. Kết luận

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường là rất lớn, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Với những ưu điểm nổi trội của TMĐT, việc tham gia TMĐT để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển. Đối với lĩnh vực thuỷ sản, hiện doanh số chủ yếu là từ xuất khẩu, việc nhanh chóng ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lại càng cần thiết.

Triển khai ứng dụng TMĐT khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn, mà tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể triển khai ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đặc biệt là tăng sức cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp một mặt, phải gắn hoạt động TMĐT với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, mặt khác, cần tìm hiểu, quan sát các mô hình thành công và cân nhắc, tính toán những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình để tìm ra phương thức thích hợp. Từ đó xác định bước đi cho việc triển khai ứng dụng một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Những bước đi này bao gồm cả chiến lược hoạt động, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, thay đổi tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, cải tiến lề lối làm việc, … Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, từ kinh nghiệm của các nước đã ứng dụng TMĐT có hiệu quả, trong điều kiện nước ta hiện nay, khi số người dùng Internet trong hoạt động kinh doanh còn chưa nhiều, để có thể ứng dụng thành công TMĐT nhằm phát triển xuất khẩu mà cụ thể là, để có thể thuận tiện cho việc tìm đối tác của các nhà nhập khẩu, một chiến lược TMĐT phù hợp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay là: đầu tiên, nên tham gia vào một site TMĐT uy tín, sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng website riêng để tạo thương hiệu, đồng thời sử dụng quảng bá qua công cụ tìm kiếm khi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai TMĐT và có đội ngũ nhân lực TMĐT tốt. TMĐT được phát triển trên nền tảng CNTT, vì vậy việc có được các kỹ năng kinh doanh trực tuyến cũng là việc mà các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT cần quan tâm đầu tư cùng với việc đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như quản lý tài nguyên doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng, ...

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Công thương, 2009, Báo cáo thương mại điện tử.

[2] Brian A. Wong, 2008, Empowering SMEs Worldwide: The Alibaba Story, WSIS follow-up and implementation: Action Line Facilitation meeting "E-business“.

[3] Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010.

[4] Faramarz Damanpour, E-business and E-comerce Evulation: Perspective and Strategy, NXB James Madíon University, USA, 2007.

[5] http://www.forbes.com/2009/


BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI TRONG XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU

Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Tóm tắt

Nghiên cứu này phác thảo một vài ý tưởng về xây dựng danh mục đầu tư mà trong danh mục đó có tính đến sự chịu đựng rủi ro không cân xứng của nhà đầu tư. Điều này vẫn thường được nhắc đến liên quan đến tài chính hành vi. Nghiên cứu này được phát triển từ những khám phá thực nghiệm về mức chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư. Mức chấp nhận này được xác định bằng cách sử dụng “mô hình lựa chọn” của những danh mục đầu tư ngẫu nhiên và nghiên cứu này cũng biện luận rằng sự tối ưu hóa danh mục có thể cần phải xem xét đến bảo hiểm danh mục nếu nó có thể làm cực đại hóa hữu dụng của nhà đầu tư.

Hơn nữa, bài nghiên cứu này chỉ ra một điểm là, khi chi phí bảo hiểm đóng vai trò như một gánh nặng trên sự sinh lợi, thì lúc đó giá trị của bảo hiểm sẽ làm cho nhà đầu tư gánh chịu mức độ rủi ro lớn hơn. Và khi ta tính tổng giá trị bảo hiểm thì phải bù đắp được tổng rủi ro nằm bên dưới đường cong giá trị mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Ở mức độ cá nhân, hàm giá trị sẽ cung cấp tính hữu dụng tốt hơn cho nhà đầu tư.

Cuối cùng nghiên cứu này cũng phác thảo tiến trình “phân chia rủi ro” đề quản lí rủi ro trong một danh mục có nhiều loại tài sản khác nhau và một lần nữa đặt ra câu hỏi liên quan đến việc tối ưu hóa danh mục đầu tư có nên xem xét đến mức chịu đựng rủi ro không cân xứng của nhà đầu tư hay không.



Abstract

This study makes an outline of some ideas on portfolio construction which calculates a disproportionate risk of investors. This is often related to financial behavior. This study was developed from experimental findings on the risk tolerance of investors. This tolerance is determined by using the "model selection" of the random portfolio and this study also argues that the portfolio optimization may need to consider the insurance portfolio if it can maximize the usefulness for investors.

Furthermore, this study indicates that if the costs of insurance act as a burden on the profitability, the value of the insurance will make investors bear the highest risk level. And when we calculate the total value of insurance, we must talk about the total risk lies below the value curve that investors have to suffer. From the individual point of view, the function value will provide usefulness for investors.

Finally, this study also outlines the process of "risk sharing" to manage risk in a portfolio with many different types of assets and once again ask the questions relating to the portfolio optimization investment such as should we consider the risk tolerance of investors symmetrical or not.

  1. Giới thiệu:

Sự biến động của chỉ số VN-Index đã khiến không ít các nhà đầu tư phải bàng hoàng. Hiện tượng bất thường này xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư, mà với những giả định của thị trường hiệu quả thì chúng ta không thể giải thích được. Đến lúc này, chúng ta nên xem xét đến các quan điểm trong lý thuyết tài chính hành vi.

Như chúng ta đã từng biết, danh mục đầu tư tối ưu là một trong những nội dung quan trọng của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại với những giả định cho rằng: nhà đầu tư là những người hành động hợp lý. Họ luôn lựa chọn cho mình một danh mục đầu tư sao cho tối đa hóa mức sinh lợi có thể ở mức rủi ro chấp nhận được và sở thích về rủi ro của nhà đầu tư là cân xứng. Ngược lại, lý thuyết tài chính hành vi đã chỉ ra rằng sở thích về rủi ro của nhà đầu tư là không cân xứng. Họ sẵn sàng chấp nhận mức tỷ suất sinh lợi thấp cho khoản đầu tư có rủi ro cao để tránh phải đối mặt với mất mát. Từ những phát hiện quan trọng về sở thích rủi ro và cách thức ra quyết định khi thực hiện các lựa chọn của nhà đầu tư đã làm nảy sinh một số vấn đề:



  • Liệu rằng sự không cân xứng trong khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư sẽ tác động như thế nào đến hình dáng đường hữu dụng của họ?

  • Nếu có, thì phải chăng: hình dáng đường hữu dụng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giống như hàm giá trị mà Kahneman và Tversky đã đề xuất trong “lý thuyết triển vọng”?

  • Và cuối cùng, khi xác định được hình dáng “thật sự” của đường hữu dụng thì danh mục đầu tư tối ưu sẽ được xây dựng như thế nào?

Chính vì lẽ đó, mục tiêu của bài viết này nhằm nghiên cứu, làm rõ hình dáng của đường cong hữu dụng và ứng dụng những phát hiện này vào xây dựng danh mục đầu tư tối ưu phù hợp với điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam

2. “Hàm giá trị” trong “Lý thuyết triển vọng”của Kahneman và Tversky (1979):

Kahneman và Tversky đã thực hiện một thử nghiệm dài để khám phá tâm lý của niềm tin và sự lựa chọn thuộc về trực giác. Bằng nhiều thí nghiệm, Kahneman và Tversky đã chứng minh được việc thua lỗ sẽ gây hậu quả tâm lý nặng nề hơn niềm vui mang lại do thành công dù là được hoặc mất cùng một món tiền. Có thể nói rằng công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất của họ là “Lý thuyết triển vọng” được công nhận là một phần trong giải thường Nobel kinh tế năm 2002 của Kahneman. Lý thuyết này được xem là một sự tiến bộ của thuyết hữu dụng cổ điển trong kinh tế học. Về bản chất, “Lý thuyết triển vọng” đề ra một khuôn khổ để giải thích làm thế nào mà con người đưa ra quyết định. Lý thuyết này đề ra hai giai đoạn cho tiến trình đưa ra quyết định. Đó là giai đoạn “biên tập thông tin” và “định giá thông tin”. Trong các giai đoạn này họ sẽ tiếp nhận và định giá thông tin theo giá trị tương đối một cách chủ quan.


Group 700

Trong đó: pj : xác suất mục tiêu của kết quả j



xj : số tiền tuyệt đối của kết quả j

(pj) : mức độ quan trọng của mỗi pj

v(xj) : giá trị của mỗi xj



Tổng của những giá trị này hình thành nên hàm giá trị và nó được biết đến như là sự biến đổi của đường cong hữu dụng, có hình dáng như sau:

Hình dáng trên cho chúng ta thấy hàm giá trị có 3 đặc điểm chủ yếu:


1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương