Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI


Kế toán tăng TSCĐ do XDCB



tải về 2.26 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22

1.4.1.3. Kế toán tăng TSCĐ do XDCB


Các ngân hàng khi tiến hành XDCB phải lập dự toán về XDCB gửi cấp chủ quản xét duyệt; chỉ được tiến hành XDCB khi đã được cấp trên cho phép; phải tôn trọng trình tự, lập các thủ tục và chấp hành các quy định của điều lệ XDCB của Nhà nước.

- Tại hội sở chính, khi duyệt dự toán phải căn cứ vào kế hoạch xây dựng, mua sắm và nhu cầu thực tế của các chi nhánh. Trình tự hạch toán quá trình duyệt dự toán trong trường hợp hội sở chính tạm ứng vốn hoặc không tạm ứng vốn được tiến hành như đối với mua sắm TSCĐ.

- Tại chi nhánh, khi thực hiện theo phương pháp tự làm:


Khi mua vật liệu nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng và giá trị vật liệu nhập kho, kế toán ghi:

Nợ: TK Vật liệu dùng cho XDCB (TK 3222)

Có: TK thích hợp

Khi phát sinh chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư và có liên quan tới công tác quản lý công trình, căn cứ vào chứng từ để ghi:

Nợ: TK chi khác về XDCB (TK 3229)

Có: TK thích hợp

Khi chi phí nhân công phát sinh, căn cứ vào chứng từ chi trả tiền công cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ: TK Chi phí nhân công (TK 3223)

Có: TK tiền mặt hoặc tài khoản thích hợp

Khi xuất vật liệu cho công trình XDCB, căn cứ vào chứng từ xuất kho, kế toán ghi:

Nợ: TK Chi phí công trình (TK 3221)

Có: TK Vật liệu dùng cho XDCB (TK 3222)

Khi phân bổ chi phí nhân công và chi phí khác cho công trình, kế toán lập phiếu chuyển khoản để ghi:

Nợ: TK chi phí công trình (TK 3221)

Có: TK chi phí nhân công (TK 3223) phân bổ số chi phí nhân công

Có: TK chi phí khác (TK 3229) số chi phí quản lý được phân bổ

Nếu trong quá trình xây dựng, ban quản lý công trình xin tạm ứng thì hạch toán tạm ứng và thanh toán tạm ứng như nghiệp vụ tạm ứng nội bộ.

Khi công trình XDCB hoàn thành, được duyệt quyết toán và thanh toán, tuỳ theo trước đây có được nhân tạm ứng vốn hay không để hạch toán nhập tài sản và thanh toán vốn với hội sở chính.

- Nếu công trình được xây dựng theo phương pháp giao thầu thì hầu hết các chi phí đều do đơn vị nhận thầu thực hiện nên kế toán không thực hiện các bút toán về chi phí XDCB.

Khi tạm ứng vốn cho đơn vị nhận thầu:

Nợ: TK Các khoản phải thu từ KH khác (TK 359)

Có: TK thích hợp (1011, tài khoản của người cung cấp)

Khi quyết toán công trình dược duyệt, thanh toán cho bên nhận thầu, kế toán ghi:

Nợ: TK chi phí công trình

Có: TK Các khoản phải thu từ KH khác (TK 359): Số đã tạm ứng

Có: TK thích hợp của đơn vị nhân thầu: Số tiền còn lại

Đồng thời hạch toán nhập tài sản, ghi:

Nợ TK TSCĐ thích hợp

Có TK chi phí công trình (TK 3221)

Nếu đã nhận cấp vốn của hội sở cũng sử dụng nguồn được tạm cấp để thanh toán và khi hạch toán nhập tài sản cũng chuyển vốn về hội sở chính.



1.4.1.4. TSCĐ tăng do sữa chữa nâng cấp

Việc sửa chữa, nâng cấp TSCĐ chỉ được hạch toán tăng nguyên giá chỉ khi xác định được nó thực sự nâng cao lợi ích kinh tế của tài sản. Khi sữa chữa, nâng cấp tài sản cũng phải lập, duyệt dự toán như quá trình mua sắm. Hạch toán quá trình sửa chữa nâng cấp được thực hiện tương tự như mua sắm TSCĐ mới, sau khi quyết toán được duyệt số chi phí này được ghi tăng nguyên giá của tài sản. Kế toán phải xác định lại thời gian và tỷ lệ khấu hao để phân bổ số khấu hao một cách hợp lý vào chi phí hoạt động của ngân hàng.


1.4.2. Hạch toán quá trình điều chuyển TSCĐ

Việc cấp TSCĐ của ngân hàng cấp trên cho đơn vị trực thuộc hoặc điều chuyển tài sản giữa các chi nhánh là điều chuyển nội bộ trong cùng một pháp nhân ngân hàng. Mọi trường hợp chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ giữa các chi nhánh đều phải có lệnh của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao giữa đơn vị giao với đơn vị nhận tài sản. Cùng với việc chuyển giao tài sản, các đơn vị phải thanh toán số vốn tương ứng theo nguyên giá và số hao mòn đã trích.

1.4.2.1. Tại bên giao tài sản

Khi chuyển giao, căn cứ vào nguyên giá, kế toán lập chứng từ hạch toán:

Nợ: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đi, điều chuyển vốn)

Có: TK TSCĐ

Đồng thời lập chứng từ chuyển giá trị phần hao mòn đã trích khấu hao:

Nợ: TK hao mòn TSCĐ

Có: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đi, điều chuyển vốn)

1.4.2.2. Tại bên nhận tài sản

Sau khi làm thủ tục tiếp nhận tài sản, căn cứ vào chứng từ chuyển tiền do đơn vị giao tài sản gửi đến sẽ hạc toán theo dõi nguyên giá và số hao mòn đã trích ở đơn vị giao tài sản.

Căn cứ biên bản giao tài sản và chứng từ chuyển tiền theo nguyên giá:

Nợ: TK TSCĐ

Có: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đến, điều chuyển vốn)

Đồng thời hạch toán tiếp nhận số khấu hao:

Nợ: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đến, điều chuyển vốn)

Có: TK hao mòn TSCĐ

Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ giữa các chi nhánh, các đơn vị đều phải báo cáo về cơ quan cấp chủ quản. Trong quá trình chuyển giao trong nội bộ thì các chi phí vận chuyển, bốc dỡ.... do chi nhánh nhận chịu và được hạch toán trực tiếp vào chi phí hoạt động, không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ.


1.4.3. Hạch toán thiếu, mất TSCĐ

Định kỳ hoặc đột xuất, các đơn vị ngân hàng tiến hành kiểm kê tài sản, trường hợp phát hiện thiếu mất TSCĐ nhưng chưa rõ lý do, kế toán ghi:

Nợ: TK Tham ô, thiếu mất tài sản chờ xử lý (TK3614) - Giá trị còn lại

Nợ: TK Hao mòn TSCĐ (TK 305) - Giá trị khấu hao đã trích

Có: TK TSCĐ (TK 301, 302) - Nguyên giá

Sau đó thành lập hội đồng xác định nguyên nhân và trách nhiệm người gây ra thiếu, mất tài sản để hạch toán xử lý giá trị còn lại.

- Nếu do khách quan không phải lỗi của chi nhánh, không phải bồi thường, chi nhánh sẽ chuyển phần giá trị còn lại về hội sở chính để sử dụng quỹ dự phòng tài chính bù đắp:

Nợ: TK Thanh toán nội bộ

Có: TK Tham ô, thiếu mất tài sản chờ xử lý (TK 3614)

- Nếu do lỗi của đơn vị thì đơn vị phải bù đắp từ số lợi nhuận sau thuế, nếu lỗi của cá nhân phải bồi thường thì cá nhân phải bồi thường:

Nợ: TK Các khoản phải bồi thường (TK 3615)

Nợ: TK Các khoản phải thu khác (TK 3619)

Có: TK Tham ô, thiếu mất tài sản chờ xử lý (TK 3614)


1.4.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ

1.4.4.1. Các quy định về trích khấu hao

Giá trị các TSCĐ phải trích khấu hao và được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng, việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho ngân hàng. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. Số tiền trích khấu hao TSCĐ hình thành từ nguồn vốn NSNN hàng tháng phải nộp NSNN. Thời gian khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm.

Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Phương pháp khấu hao do các ngân hàng xác định để áp dụng cho từng TSCĐ phải được sử dụng nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách sử dụng TSCĐ đó. Trong ngành ngân hàng thường áp dụng phổ biến theo phương pháp khấu hao đường thẳng và để đảm bảo sự thống nhất, ngân hàng cấp chủ quản quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản để áp dụng cho toàn hệ thống.

Với phương pháp khấu hao theo đường thẳng thì việc xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao như sau:

Nguyên giá Chi phí thanh lý Giá trị thu hồi khi

TSCĐ + (ước tính) - thanh lý (ước tính)

Mức KH hàng năm = -------------------------------------------------------------------

Số năm sử dụng (ước tính)

Mức hấu hao TSCĐ năm

Mức KH (tháng) = ------------------------------

12 tháng

Mức KH TSCĐA năm

Tỉ lệ khấu hao năm = -----------------------

NG TSCĐ


Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể về thời gian sử dụng hữu ích hoặc nguyên giá của TSCĐ thì ngân hàng phải điều chỉnh lại mức khấu hao. Khi đã xác định chắc chắn là thời gian sử dụng hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ trích khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, những điều chỉnh này phải được thuyết minh trong báo cáo tài chính.

TSCĐ tạm ngừng sử dụng trong thời gian sửa chữa vẫn phải trích khấu hao; những TSCĐ đã hết thời gian sử dụng và đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn sử được thì không được tiếp tục trích khấu hao nữa. Không trích khấu hao những TSCĐ không sử dụng được vì hư hỏng bất thường, bị đình chỉ sử dụng vì lý do sửa chữa, đang dự trữ.



1.4.4.2. Quy trình kế toán trích khấu hao TSCĐ

Hàng tháng, các chi nhánh căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ và tỉ lệ khấu hao, lập bảng kê trích khấu hao theo đúng mẫu quy định, lập chứng từ hạch toán:

Nợ TK Chi khấu hao cơ bản TSCĐ (TK 871)

Có TK Hao mòn TSCĐ (TK 3051, 3052, 3053)

Sau khi hoàn thành việc hạch toán, các chi nhánh phải gửi một liên bảng kê trích khấu hao về hội sở chính.

Tại hội sở khi nhận được bảng kê của chi nhánh phải kiểm tra sau đó tổng hợp, lập chứng từ thanh toán với kho bạc số đã trích khấu hao TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách:

Nợ: TK Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ (TK 602)

Có: TK thích hợp


1.4.5. Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ

TSCĐ được ghi giảm do thanh lý, nhượng bán và là những TSCĐ không cần sử dụng hoặc không phát huy hiệu quả kinh tế; những TSCĐ kém chất lượng, lạc hậu, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi nhánh ngân hàng phải phải lập hội đồng đánh giá thực trạng của TSCĐ thanh lý, nhượng bán; xác định giá trị thu hồi do bán tài sản và các chi phí cần thiết. Chi nhánh lập báo cáo gửi về hội sở và chỉ tiến hành thanh lý, nhượng bán tài sản khi đã được hội sở duyệt và thông báo bằng văn bản.

Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng với giá trị còn lại của TSCĐ. Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỳ.

Khi thanh lý thanh lý, nhượng bán, giám đốc chi nhánh ngân hàng phải tuân thủ quy định của tổng giám đốc và lập biên bản gửi về hội sở. Biên bản cần có đủ các nội dung:

- Thành phần hội đồng

- Nguyên giá của TSCĐ

- Nguồn hình thành tài sản

- Số khấu hao cơ bản đã trích

- Giá trị còn lại

- Lý do thanh lý, nhượng bán

- Giá trị thu hồi khi thanh lý, nhượng bán

- Chi phí thanh lý, nhượng bán

Các khoản khoản thu, chi thanh lý khi thanh lý, nhượng bán được hạch toán theo một trong hai cách sau.

- Trường hợp hạch toán thu chi về thanh lý qua tài khoản phải thu phải trả, sau đó xác định số chênh lệch để chuyển vào thu, chi hoạt động trong kỳ.

Khi phát sinh các khoản chi cho hoạt động thanh lý, nhượng bán:

Nợ: TK các khoản phải thu khác (TK 3619)

Có: TK thích hợp.

Khi phát sinh các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản:

Nợ: TK thích hợp

Có: TK các khoản phải trả khác (TK 469)

Khi hoàn thành việc thanh lý, nhượng bán, kết chuyển số chênh lệch thu, chi thanh lý, nhượng bán vào thu nhập, chi phí của ngân hàng:

Nếu chệnh lệch chi lớn hơn thu:

Nợ: TK các khoản phải trả khác (TK 469)

Nợ: TK chi phí khác (TK 89) - Số chênh lệch

Có: TK các khoản phải thu khác - (TK 3619)

Nếu chệnh lệch thu lớn hơn chi:

Nợ: TK các khoản phải trả khác (TK 469)

Có: TK các khoản phải thu khác (TK 3619)

Có: TK Thu nhập khác (TK 79)

- Trường hợp hạch toán các khoản thu, chi về thanh lý, nhượng bán trực tiếp vào thu nhập, chi phí:

Đối với các khoản chi thanh lý:

Nợ: TK chi phí khác

Có: TK thích hợp

Đối với các khoản thu thanh lý:

Nợ: TK thích hợp

Có: TK thu nhập khác

Sau khi thanh lý, căn cứ vào biên bản để hạch toán xuất TSCĐ ra khỏi sổ sách kế toán và hạch toán:

Nợ: TK hao mòn TSCĐ

Có: TK TSCĐ



Trường hợp TSCĐ chưa khấu hao hết đã thanh lý hoặc nhượng bán thì giá trị còn lại chưa trích khấu hao khi đã bù đắp từ nguồn thu do thanh lý, nhượng bán sẽ tuỳ theo nguyên nhân và hướng dẫn của ngân hàng chủ quản để xử lý. Nếu lỗi của cá nhân gây ra hư hỏng thì cá nhân phải bồi thường, nếu đơn vị ngân hàng gây ra hư hỏng thì phải bù đắp từ nguồn lợi nhuận được phân phối khi quyết toán để bù đắp. Trường hợp, do xác định thời gian và tỷ lệ khấu hao không hợp lý thì phải trích khấu hao cho đủ, ghi vào chi phí bất thường hoặc chuyển về hội sở chính để xử lý.
1.4.6. Kế toán khi đánh giá lại TSCĐ

Việc đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của Bộ Tài chính hoặc những yếu tố chắc chắn làm tăng, giản giá trị của TSCĐ. Riêng trường hợp giảm giá trị của TSCĐ phải có quyết định của Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi đánh giá lại, ngân hàng phải điều chỉnh lại thời gian khấu hao, mức và tỷ lệ khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp sau.



1.4.6.1. Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ

- Tại chi nhánh, căn cứ vào bảng kê và chứng từ để hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ:

Nợ: TK TSCĐ - Giá trị tăng thêm theo nguyên giá

Có: TK Thanh toán nội bộ

Đồng thời lập bảng kê trích bổ sung số đã trích khấu hao trong năm hiện hành:

Nợ: TK chi khấu hao TSCĐ

Có: TK hao mòn TSCĐ - Số khấu hao trích thêm

- Tại hội sở khi nhận được chuyển tiền của chi nhánh về tăng nguyên giá TSCĐ sẽ hạch toán tăng số vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ:

Nợ: TK TT nội bộ

Có: TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (TK 602)

Và lập chứng từ thanh toán với NSNN số tiền trích khấu hao tăng thêm tính trên số tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách.

Nợ: TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (TK 602)

Có: TK thích hợp



1.4.6.2. Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá của TSCĐ

- Tại chi nhánh, căn cứ vào bảng kê và chứng từ để hạch toán giảm nguyên giá TSCĐ.

Nợ: TK Thanh toán nội bộ

Có: TK TSCĐ - Giá trị nguyên giá giảm

Đồng thời lập bảng kê điều chỉnh giảm số đã trích khấu hao trong năm hiện hành:

Nợ: TK hao mòn TSCĐ

Có: TK chi khấu hao TSCĐ - Số khấu hao giảm bớt

- Tại hội sở khi nhận được chuyển tiền của chi nhánh về giảm nguyên giá TSCĐ sẽ hạch toán tăng số vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ:

Nợ: TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (TK 602)

Có: TK Thanh toán nội bộ

Và lập chứng từ đề nghị NSNN thanh toán số tiền trích khấu hao giảm bớt tính trên số tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách.


1.5. Quy trình kế toán tài sản cố định đi thuê

1.5.1. Tài sản cố định thuê tài chính

1.5.1.1. Chuẩn mực kế toán về TSCĐ đi thuê tài chính

Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Phần rủi ro gồm có tổn thất tiềm năng do không sử dụng công suất, công nghệ lạc hậu và thay đổi thu nhập do điều kiện kinh tế thay đổi. Phần lợi ích bao gồm dự tính hoạt động có lãi trong suất thời gian sử dụng tài sản và những gì thu được nhờ tăng giá trị hoặc việc chuyển thành tiền giá trị thanh lý.

TSCĐ thuê tài chính tuy không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, nhưng hình thành do ngân hàng đi thuê tài chính và được quyền sử dụng để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Quá trình quản lý, sử dụng và kế toán TSCĐ thuê tài chính ngoài việc vận dụng chuẩn mực kế toán đối với TSCĐ hữu hình và vô hình ra còn phải phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về thuê tài sản (chuẩn mực Việt Nam số 06 và chuẩn mực kế toán quốc tế số 17); các chuẩn mực kế toán về chi phí đi vay (chuẩn mực Việt Nam số 16 và chuẩn mực quốc tế số 23).

Bên thuê tài chính ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

Chính sách khấu hao tài sản thuê tài chính phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của ngân hàng đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.

Việc ghi nhận tài sản thuê tài chính trên báo cáo tài chính của ngân hàng phải trình bày các thông tin cơ bản sau:

- Giá trị còn lại của tài sản tại ngày lập báo cáo tài chính

- Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong kỳ

- Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm

- Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản

1.5.1.2. Quy trình kế toán tài sản thuê tài chính

a. Kế toán giai đoạn thuê tài chính

Khi có nhu cầu thuê TSCĐ dưới hình thức thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng lập tờ trình gửi hội sở chính để được phê duyệt. Sau khi được hội sở chính phê duyệt, chi nhánh tiến hành ký hợp đồng với bên cho thuê. Khi nhận tài sản, căn cứ vào hợp đồng và biên bản giao nhận tài sản để xác định giá nợ gốc phải trả theo giá trị hợp lý của tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tối thiểu:

Nợ: TK TSCĐ thuê tài chính (TK 303)

Có: TK các khoản chờ thanh toán khác (TK 4599)

Số lãi phải trả nếu tính cùng trong hợp đồng, thì căn cứ vào tổng số lãi phải trả kế toán ghi vào tài khoản chi phí chờ phân bổ để phân bổ dần vào chi phí hàng tháng:

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388) - Số lãi phải trả

Có: TK các khoản chờ thanh toán khác (TK 4599)

Nếu số lãi chưa tính vào nợ phải trả, thì hàng tháng khi thanh toán cho bên cho thuê, số lãi được hạch toán vào chi phí thuê tài sản.

Riêng số thuế GTGT phải trả cho TSCĐ thuê tài chính cũng được hạch toán như đối với thuế GTGT của TSCĐ thuộc sở hữu của ngân hàng.

b. Kế toán trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và phân bổ lãi phải trả

Hàng tháng, ngân hàng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của ngân hàng. Căn cứ vào bảng kê trích khấu hao, kế toán ghi:

Nợ: TK chi khấu hao cơ bản TSCĐ (TK 871)

Có: TK hao mòn TSCĐ thuê tài chính (TK 3053)

Đồng thời kế toán lập phiếu chuyển khoản để phân bổ số lãi phải trả hàng tháng vào chi phí tài chính của ngân hàng:

Nợ: TK chi thuê tài sản (TK 876)

Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)

Đến hạn trả nợ cho bên cho thuê tài sản, kế toán lập chứng từ trả tiền cho bên cho thuê:

Nợ: TK các khoản chờ thanh toán khác (TK 4599)

Có: TK thích hợp



c. Kế toán giai đoạn kết thúc hợp đồng thuê tài chính

Khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, căn cứ vào hợp đồng để xử lý tài sản theo các trường hợp sau đây.

- Trường hợp trả lại tài sản cho bên cho thuê, căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng và ban giào tài sản, kế toán lập phiếu chuyển khoản ghi:

Nợ: TK hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Có: TK TSCĐ thuê tài chính

- Trường hợp chuyển TSCĐ thuê tài chính thành sở hữu của ngân hàng đi thuê, căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng, kế toán lập phiếu chuyển khoản ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ thuộc sở hữu của ngân hàng:

+ Chuyển nguyên giá:

Nợ: TK TSCĐ hữu hình hoặc vô hình (TK 301, 302)

Có: TK TSCĐ thuê tài chính

Đồng thời chuyển số khấu hao:

Nợ: TK hao mòn TSCĐ thuê tài chính (TK 3053)

Có: TK hao mòn TSCĐ hữu hình hoặc vô hình (TK 3051 hoặc 3052)

Nếu trong hợp đồng quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì hai bên sẽ thoả thuận giá trị mà bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê khi mua lại tài sản. Ngân hàng mua lại tài sản, số tiền trả thêm được hạch toán tăng nguyên giá của TSCĐ để theo dõi trích khấu hao tiếp trong quá trình sử dụng. Căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:

Nợ: TK TSCĐ (TK 301 hoặc TK 302)

Có: TK thích hợp

1.5.2. Tài sản cố định thuê hoạt động

1.5.2.1. Những quy định trong chuẩn mực kế toán về TSCĐ thuê hoạt động

TSCĐ thuê hoạt động là những tài sản đi thuê theo thoả thuận với bên cho thuê để bên đi thuê được quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, khi kết thúc thời hạn thuê bên đi thuê trả lại tài sản cho bên cho thuê. Trong hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản.

Số thiền thuê được trả một lần hoặc nhiều lần và được ghi nhận là chi phí kinh doanh của ngân hàng. Số tiền phải trả về thuê tài sản phải được phan bổ vào chi phí theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời gian thuê tài sản mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

Ngân hàng đi thuê tài sản phải trình bày trên báo cáo tài chính các thông tin về thuê hoạt động sau:

- Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai cho hợp đồng theo các thời hạn: Từ một năm trở xuống, từ một đến 5 năm và trên 5 năm;

- Căn cứ xác định chi phí thuê tài sản phát sinh thêm.

Trường hợp ngân hàng xây dựng, lắp đặt thêm theo thoả thuận với bên cho thuê tài sản thì phần giá trị tăng thêm được ghi nhận như là TSCĐ của ngân hàng để tiến hành trích khấu hao trong các kỳ kế toán.

1.5.2.2. Quy trình kế toán thuê tài sản dưới hình thức thuê hoạt động

Căn cứ vào giá trị tài sản thuê theo hợp đồng và biên bản bàn giao tài sản, kế toán ghi:

Nhập: TK tài sản thuê ngoài (TK 993)

Nếu xây dựng lắp đặt thêm, căn cứ vào chứng từ có liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt để hạch toán tăng TSCĐ:

- Khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ: TK mua sắm TSCĐ

Có: TK thích hợp

- Khi hoàn thành, được quyết toán, thanh toán sẽ ghi:

Nợ: TK TSCĐ

Có: TK mua sắm TSCĐ

Nếu phải trả trước số tiền thuê cho bên cho thuê tài sản, cắn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)

Có: TK thích hợp

Định kỳ hàng tháng, kế toán lập phiếu chuyển khoản phân bổ số tiền thuê tài sản vào chi phí:

Nợ: TK chi thuê tài sản

Có: TK chi phí chờ phân bổ hoặc tài khoản thích hợp

Đồng thời tính và hạch toán số khấu hao TSCĐ phần giá trị lắp đặt thêm:

Nợ: TK chi khấu hao TSCĐ

Có: TK hao mòn TSCĐ

Khi hết hạn hợp đồng thuê, ngân hàng phải trích đủ số khấu hao trên giá trị phần lắp đặt thêm và thoả thuận với bên cho thuê về cách xử lý bộ phận tài sản xây dựng lắp đặt thêm này và xuất tài sản bàn giao trả bên cho thuê:

Xuất: TK tài sản thuê ngoài (TK 993)


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương